Di tích lịch sử đình, đền, chùa Văn Tiến: Điểm nhấn trong hành trình du lịch tâm linh Di tích lịch sử đình, đền, chùa Văn Tiến: Điểm nhấn trong hành trình du lịch tâm linh Từ trung tâm thành phố Yên Bái, theo đường mang tên Quốc Mẫu Âu Cơ chừng 5 km tới ngã tư đầu cầu Văn Phú rẽ trái 1 km là tới Di tích lịch sử đình, đền, chùa Văn Tiến. Đây là quần thể di tích hội đủ cả ba thiết chế văn hóa gắn với lịch sử mảnh đất Văn Quỳ - Văn Tiến xưa (nay thuộc xã Văn Phú - thành phố Yên Bái ) và được công nhận là Di tích lịch sử cấp tỉnh năm 2016. Ngày 17/02/2016, UBND tỉnh Yên Bái ban hành Quyết định số 237/QĐ-UBND công nhận đình, đền và chùa Văn Tiến, xã Văn Tiến, thành phố Yên Bái, tỉnh Yên Bái là Di tích lịch sử - văn hóa cấp tỉnh. Thôn Văn Quỳ, xã Văn Tiến trước đây là địa danh có lịch sử lâu đời bên tả ngạn sông Hồng. Thời Hùng Vương thuộc bộ Tân Hưng, nước Văn Lang; thời Lê thuộc huyện Trấn Yên, phủ Quy Hóa. Năm 2008, thành phố Yên Bái mở rộng địa giới, Văn Tiến trở thành 1 trong 17 đơn vị hành chính của thành phố, nay sáp nhập với xã liền kề thành xã Văn Phú. Thôn Văn Quỳ là mảnh đất ven sông Hồng, từ lâu đã có các chòm xóm dân cư quần tụ, hình thành nên không gian đặc trưng của làng quê Việt với mái đình bến nước, cây đa cùng những thiết chế văn hóa tâm linh như đình, đền, chùa, miếu... Đình, đền, chùa Văn Tiến cũng được dựng lên trong quá trình khai sơn, lập làng của người dân Văn Quỳ từ hàng trăm năm trước. Di tích lịch sử bao gồm ba thiết chế đình, đền, chùa Văn Tiến tọa lạc ở vị trí đẹp, tựa lưng vào Gò Kíp, phía trước có đầm sen trải rộng, mỗi độ hạ sang lại ngan ngát hương thơm; trong khuôn viên bốn mùa xanh mát bóng cổ thụ với quần thể 3 cây đa trên 200 tuổi. Đình làng Văn Quỳ còn có tên gọi là đình Thạch Linh. Đình thờ Thành hoàng làng có hiệu là Trịnh Nguyên (tên húy là cụ Ngô - một tướng quân được cử đi dẹp giặc phương Bắc, đã nuôi quân đánh giặc ở khu vực này và khai phá mở mang vùng đất Văn Quỳ). Đình từng được sắc phong, do chiến tranh, lũ lụt... đã bị thất lạc. Đình làng Văn Quỳ, từng là nơi hoạt động của Ủy ban Kháng chiến, lãnh đạo vận chuyển lương thực, thực phẩm qua sông Hồng vào Chiến khu Vần và tổ chức lực lượng phá đường sắt khu vực ga Văn Phú, cắt đường vận chuyển của thực dân Pháp... Trong các cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và chống chiến tranh phá hoại của đế quốc Mỹ, đình làng Văn Quỳ luôn là nơi lưu giữ dấu ấn lịch sử quê hương và ký ức tự hào của người dân Văn Tiến. Di tích lịch sử cấp tỉnh đình, đền, chùa Văn Tiến có diện tích trên 1.370 m2, được bảo tồn tương đối nguyên vẹn cả về kiến trúc cũng như cảnh quan, tạo nên điểm nhấn trong hành trình du lịch tâm linh của thành phố Yên Bái. Có vị trí đắc địa, không gian lý tưởng, thuận tiện giao thông... quần thể di tích này chỉ rộng hơn 1.300 m2 nên việc khôi phục đình làng trên nền xưa đất cũ; xây dựng đại điện để không gian thờ tự được rộng rãi hơn đáp ứng nhu cầu tâm linh và tôn tạo cảnh quan di tích xứng tầm với giá trị lịch sử vốn có của quần thể này luôn là tâm nguyện của nhân dân và phật tử trong và ngoài tỉnh, tạo điểm đến hấp dẫn trong hành trình du lịch tâm linh của thành phố Yên Bái. Thanh Tửu Nguồn: Báo Yên Bái Từ trung tâm thành phố Yên Bái, theo đường mang tên Quốc Mẫu Âu Cơ chừng 5 km tới ngã tư đầu cầu Văn Phú rẽ trái 1 km là tới Di tích lịch sử đình, đền, chùa Văn Tiến. Đây là quần thể di tích hội đủ cả ba thiết chế văn hóa gắn với lịch sử mảnh đất Văn Quỳ - Văn Tiến xưa (nay thuộc xã Văn Phú - thành phố Yên Bái ) và được công nhận là Di tích lịch sử cấp tỉnh năm 2016. Ngày 17/02/2016, UBND tỉnh Yên Bái ban hành Quyết định số 237/QĐ-UBND công nhận đình, đền và chùa Văn Tiến, xã Văn Tiến, thành phố Yên Bái, tỉnh Yên Bái là Di tích lịch sử - văn hóa cấp tỉnh.Thôn Văn Quỳ, xã Văn Tiến trước đây là địa danh có lịch sử lâu đời bên tả ngạn sông Hồng. Thời Hùng Vương thuộc bộ Tân Hưng, nước Văn Lang; thời Lê thuộc huyện Trấn Yên, phủ Quy Hóa. Năm 2008, thành phố Yên Bái mở rộng địa giới, Văn Tiến trở thành 1 trong 17 đơn vị hành chính của thành phố, nay sáp nhập với xã liền kề thành xã Văn Phú. Thôn Văn Quỳ là mảnh đất ven sông Hồng, từ lâu đã có các chòm xóm dân cư quần tụ, hình thành nên không gian đặc trưng của làng quê Việt với mái đình bến nước, cây đa cùng những thiết chế văn hóa tâm linh như đình, đền, chùa, miếu... Đình, đền, chùa Văn Tiến cũng được dựng lên trong quá trình khai sơn, lập làng của người dân Văn Quỳ từ hàng trăm năm trước. Di tích lịch sử bao gồm ba thiết chế đình, đền, chùa Văn Tiến tọa lạc ở vị trí đẹp, tựa lưng vào Gò Kíp, phía trước có đầm sen trải rộng, mỗi độ hạ sang lại ngan ngát hương thơm; trong khuôn viên bốn mùa xanh mát bóng cổ thụ với quần thể 3 cây đa trên 200 tuổi.Đình làng Văn Quỳ còn có tên gọi là đình Thạch Linh. Đình thờ Thành hoàng làng có hiệu là Trịnh Nguyên (tên húy là cụ Ngô - một tướng quân được cử đi dẹp giặc phương Bắc, đã nuôi quân đánh giặc ở khu vực này và khai phá mở mang vùng đất Văn Quỳ). Đình từng được sắc phong, do chiến tranh, lũ lụt... đã bị thất lạc. Đình làng Văn Quỳ, từng là nơi hoạt động của Ủy ban Kháng chiến, lãnh đạo vận chuyển lương thực, thực phẩm qua sông Hồng vào Chiến khu Vần và tổ chức lực lượng phá đường sắt khu vực ga Văn Phú, cắt đường vận chuyển của thực dân Pháp...Trong các cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và chống chiến tranh phá hoại của đế quốc Mỹ, đình làng Văn Quỳ luôn là nơi lưu giữ dấu ấn lịch sử quê hương và ký ức tự hào của người dân Văn Tiến. Di tích lịch sử cấp tỉnh đình, đền, chùa Văn Tiến có diện tích trên 1.370 m2, được bảo tồn tương đối nguyên vẹn cả về kiến trúc cũng như cảnh quan, tạo nên điểm nhấn trong hành trình du lịch tâm linh của thành phố Yên Bái.Có vị trí đắc địa, không gian lý tưởng, thuận tiện giao thông... quần thể di tích này chỉ rộng hơn 1.300 m2 nên việc khôi phục đình làng trên nền xưa đất cũ; xây dựng đại điện để không gian thờ tự được rộng rãi hơn đáp ứng nhu cầu tâm linh và tôn tạo cảnh quan di tích xứng tầm với giá trị lịch sử vốn có của quần thể này luôn là tâm nguyện của nhân dân và phật tử trong và ngoài tỉnh, tạo điểm đến hấp dẫn trong hành trình du lịch tâm linh của thành phố Yên Bái. Thanh TửuNguồn: Báo Yên Bái Trở về đầu trang Di tích lịch sử đình đền chùa Văn Tiến thành phố Yên Bái Yên Bái 0 Tổng số: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10