Di tích lịch sử văn hóa đình Đông, Kiến Thiết (Tiên Lãng): “Địa chỉ đỏ” trên quê ngoại Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm Di tích lịch sử văn hóa đình Đông, Kiến Thiết (Tiên Lãng): “Địa chỉ đỏ” trên quê ngoại Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm Những ngày tháng 11, hòa chung không khí tri ân ngày Nhà giáo Việt Nam, du khách thập phương nô nức tìm về Di tích văn hóa lịch sử đình Đông, xã Kiến Thiết (Tiên Lãng) để thắp nén hương thơm dâng lên tiến sĩ Thượng thư Bộ hộ Nhữ Văn Lan nhân kỷ niệm 495 năm ngày mất của ngài và chứng kiến lễ ra mắt “Quỹ khuyến học Nhữ Văn Lan”. Vị quan thanh liêm, người thầy mẫu mực Tiến sĩ Thượng thư Bộ hộ Nhữ Văn Lan (1443- 1523) trong một gia đình nhà nho nghèo tại làng An Tử Hạ, Tổng Hán Nam, huyện Tiên Minh, phủ Nam Sách, Trấn Hải Dương, nay là thôn Nam Tử, xã Kiến Thiết, huyện Tiên Lãng, TP. Hải Phòng. Ông nổi tiếng khắp vùng nhờ thông minh, học giỏi. Năm 20 tuổi, ông thi đỗ Nhị giáp đồng Tiến sĩ tại Khoa thi năm Quý Mùi, niên hiệu Quang Thuận (1463) đời vua Lê Thánh Tông. Ngay sau khi thi đỗ Tiến sĩ, Nhữ Văn Lan ra làm quan dưới triều Lê, là nhà khoa bảng lớn đầu tiên của huyện Tiên Minh thời Lê thế kỷ 15, người mở đầu cho truyền thống hiếu học và đỗ đạt cao của người dân huyện Tiên Minh xưa. Qua 40 năm làm quan, ông được sử sách ghi nhận là một vị quan thanh liêm, chính trực, giúp triều đình giữ nghiêm kỷ cương phép nước, đóng góp nhiều công lao vào sự hưng thịnh của vương triều Lê thời bấy giờ, được vua Lê Thánh Tông phong tới chức Thượng thư bộ Hộ. Năm 1503, tiến sĩ thượng thư Nhữ Văn Lan hồi hưu tại quê nhà.Đình Đông là địa điểm du lịch tâm linh nhiều người tìm đến khi tham quan huyện Tiên Lãng 20 năm sống trên mảnh đất quê nhà, ông tiếp tục mang tài năng của mình mở lớp dạy học và giúp dân phát triển nghề nông nghiệp, thủy lợi… góp phần xây dựng quê hương. Con cháu nội, ngoại tiến sĩ Nhữ Văn Lan hầu hết là những người hiển đạt trong đường khoa cử dưới các triều đại phong kiến sau này. Hậu duệ họ Nhữ của tiến sĩ Nhữ Văn Lan sau di cư về làng Hoạch Trạch, phủ Bình Giang, trấn Hải Dương (nay là xã Thái Học, huyện Bình Giang, tỉnh Hải Dương) với nhiều đời nối đường khoa bảng. Ông cũng là người có công giáo dưỡng cháu ngoại Văn Đạt (Trạng trình Nguyễn Bỉnh Khiêm) từ thuở nhỏ, sau này trở thành danh nhân văn hóa lớn của đất nước. Trong gia phả của họ Nguyễn (hậu duệ của Nguyễn Bỉnh Khiêm) ở thôn An Tử Hạ còn ghi lại: "Phu nhân hồi An Tử Hạ, Ỷ phụ thân giáo dưỡng Đạt nhi tam tuế", cho thấy tiến sĩ Nhữ Văn Lan và con gái Nhữ Thị Thục là người có công nuôi dạy và hình thành nhân cách Nguyễn Bỉnh Khiêm khi còn nhỏ. Xây dựng Quỹ Khuyến học mang tên tiến sĩ Nhữ Văn Lan Khi ông qua đời, trải qua nhiều triều đại đến đời vua Tự Đức triều Nguyễn sắc phong ông làm Thành Hoàng làng An Tử Hạ, được tạc tượng và thờ ở đình. Ghi nhận công lao của ông, huyện Tiên Lãng đã lấy tên ông đặt cho tuyến phố chính của thị trấn Tiên Lãng và là tên của ngôi Trường THPT Nhữ Văn Lan. Sau 495 năm ngày mất của ông, được sự ủng hộ của chính quyền địa phương, từ nguồn kinh phí xã hội hóa một ngôi đình bề thế nguy nga được trùng tu xây dựng trên khuôn viên đất của tiến sĩ Nhữ Văn Lan. Tại đây, hàng năm đều diễn ra các hoạt động văn hóa, biểu dương khen thưởng học sinh giỏi của xã trước thềm năm học mới, tri ân người có công. Ông Nhữ Sơn Hải- Bí thư Đảng ủy xã Kiến Thiết, huyện Tiên Lãng tự hào khẳng định: Phát huy những giá trị của di tích lịch sử đình Đông- nơi thờ tiến sĩ Thượng thư Bộ hộ Nhữ Văn Lan, địa phương xác định đây là “địa chỉ đỏ” giáo dục truyền thống hiếu học đối với con em xã Kiến Thiết và niềm tự hào của người dân địa phương. Đại diện Ban Xây dựng đình Đông cùng lãnh đạo Đảng ủy xã Kiến Thiết (áo trắng thứ 2 từ phải qua trái) Để kịp thời động viên thành tích học tập của các em học sinh trên địa bàn huyện Tiên Lãng cũng như đóng góp cho công tác giáo dục huyện nhà; nhân kỷ niệm 495 năm Ngày mất của ông tức ngày 19-10 năm Mậu Tuất (vào ngày 25-11-2018), Ban kiến thiết xây dựng đình Đông- UBND xã Kiến Thiết, huyện Tiên Lãng tổ chức ra mắt Quỹ khuyến học mang tên tiến sĩ Nhữ Văn Lan. Bà Nhữ Thị Liên- Phó Ban xây dựng đình Đông, người khởi sướng ý tưởng xây dựng quỹ cho biết: Đến nay, trước ngày ra mắt quỹ, Ban kiến thiết đình Đông tiếp nhận nhiều nhà hảo tâm đã ủng hộ và đóng góp bằng hiện vật, tiền mặt để gây dựng quỹ. Trong ngày ra mắt “Quỹ khuyến học Nhữ Văn Lan”, Ban xây dựng đình Đông sẽ trao 10 suất quà, mỗi suất trị giá 3 triệu đồng tiền mặt cho 10 quỹ khuyến học trên địa bàn huyện Tiên Lãng, đồng thời mỗi học sinh khi tới dâng hương tại di tích sẽ được tặng 1 cuốn sách và cây bút từ “Tủ sách thiện nguyện”. Có thể thấy, việc Ban xây dựng đình Đông cùng chính quyền xã Kiến Thiết, huyện Tiên Lãng ra mắt Quỹ khuyến học mang tên tiến sĩ Nhữ Văn Lan thể hiện sự ghi nhận của thế hệ hậu sinh đối với những đóng góp, công lao của bậc tiền nhân- tiến sĩ Thượng thư Bộ hộ Nhữ Văn Lan. TRUNG KIÊN Nguồn: An ninh Hải Phòng Những ngày tháng 11, hòa chung không khí tri ân ngày Nhà giáo Việt Nam, du khách thập phương nô nức tìm về Di tích văn hóa lịch sử đình Đông, xã Kiến Thiết (Tiên Lãng) để thắp nén hương thơm dâng lên tiến sĩ Thượng thư Bộ hộ Nhữ Văn Lan nhân kỷ niệm 495 năm ngày mất của ngài và chứng kiến lễ ra mắt “Quỹ khuyến học Nhữ Văn Lan”. Vị quan thanh liêm, người thầy mẫu mực Tiến sĩ Thượng thư Bộ hộ Nhữ Văn Lan (1443- 1523) trong một gia đình nhà nho nghèo tại làng An Tử Hạ, Tổng Hán Nam, huyện Tiên Minh, phủ Nam Sách, Trấn Hải Dương, nay là thôn Nam Tử, xã Kiến Thiết, huyện Tiên Lãng, TP. Hải Phòng.Ông nổi tiếng khắp vùng nhờ thông minh, học giỏi. Năm 20 tuổi, ông thi đỗ Nhị giáp đồng Tiến sĩ tại Khoa thi năm Quý Mùi, niên hiệu Quang Thuận (1463) đời vua Lê Thánh Tông. Ngay sau khi thi đỗ Tiến sĩ, Nhữ Văn Lan ra làm quan dưới triều Lê, là nhà khoa bảng lớn đầu tiên của huyện Tiên Minh thời Lê thế kỷ 15, người mở đầu cho truyền thống hiếu học và đỗ đạt cao của người dân huyện Tiên Minh xưa. Qua 40 năm làm quan, ông được sử sách ghi nhận là một vị quan thanh liêm, chính trực, giúp triều đình giữ nghiêm kỷ cương phép nước, đóng góp nhiều công lao vào sự hưng thịnh của vương triều Lê thời bấy giờ, được vua Lê Thánh Tông phong tới chức Thượng thư bộ Hộ. Năm 1503, tiến sĩ thượng thư Nhữ Văn Lan hồi hưu tại quê nhà.Đình Đông là địa điểm du lịch tâm linh nhiều người tìm đến khi tham quan huyện Tiên Lãng20 năm sống trên mảnh đất quê nhà, ông tiếp tục mang tài năng của mình mở lớp dạy học và giúp dân phát triển nghề nông nghiệp, thủy lợi… góp phần xây dựng quê hương. Con cháu nội, ngoại tiến sĩ Nhữ Văn Lan hầu hết là những người hiển đạt trong đường khoa cử dưới các triều đại phong kiến sau này. Hậu duệ họ Nhữ của tiến sĩ Nhữ Văn Lan sau di cư về làng Hoạch Trạch, phủ Bình Giang, trấn Hải Dương (nay là xã Thái Học, huyện Bình Giang, tỉnh Hải Dương) với nhiều đời nối đường khoa bảng.Ông cũng là người có công giáo dưỡng cháu ngoại Văn Đạt (Trạng trình Nguyễn Bỉnh Khiêm) từ thuở nhỏ, sau này trở thành danh nhân văn hóa lớn của đất nước. Trong gia phả của họ Nguyễn (hậu duệ của Nguyễn Bỉnh Khiêm) ở thôn An Tử Hạ còn ghi lại: "Phu nhân hồi An Tử Hạ, Ỷ phụ thân giáo dưỡng Đạt nhi tam tuế", cho thấy tiến sĩ Nhữ Văn Lan và con gái Nhữ Thị Thục là người có công nuôi dạy và hình thành nhân cách Nguyễn Bỉnh Khiêm khi còn nhỏ.Xây dựng Quỹ Khuyến học mang tên tiến sĩ Nhữ Văn Lan Khi ông qua đời, trải qua nhiều triều đại đến đời vua Tự Đức triều Nguyễn sắc phong ông làm Thành Hoàng làng An Tử Hạ, được tạc tượng và thờ ở đình. Ghi nhận công lao của ông, huyện Tiên Lãng đã lấy tên ông đặt cho tuyến phố chính của thị trấn Tiên Lãng và là tên của ngôi Trường THPT Nhữ Văn Lan. Sau 495 năm ngày mất của ông, được sự ủng hộ của chính quyền địa phương, từ nguồn kinh phí xã hội hóa một ngôi đình bề thế nguy nga được trùng tu xây dựng trên khuôn viên đất của tiến sĩ Nhữ Văn Lan. Tại đây, hàng năm đều diễn ra các hoạt động văn hóa, biểu dương khen thưởng học sinh giỏi của xã trước thềm năm học mới, tri ân người có công.Ông Nhữ Sơn Hải- Bí thư Đảng ủy xã Kiến Thiết, huyện Tiên Lãng tự hào khẳng định: Phát huy những giá trị của di tích lịch sử đình Đông- nơi thờ tiến sĩ Thượng thư Bộ hộ Nhữ Văn Lan, địa phương xác định đây là “địa chỉ đỏ” giáo dục truyền thống hiếu học đối với con em xã Kiến Thiết và niềm tự hào của người dân địa phương. Đại diện Ban Xây dựng đình Đông cùng lãnh đạo Đảng ủy xã Kiến Thiết (áo trắng thứ 2 từ phải qua trái) Để kịp thời động viên thành tích học tập của các em học sinh trên địa bàn huyện Tiên Lãng cũng như đóng góp cho công tác giáo dục huyện nhà; nhân kỷ niệm 495 năm Ngày mất của ông tức ngày 19-10 năm Mậu Tuất (vào ngày 25-11-2018), Ban kiến thiết xây dựng đình Đông- UBND xã Kiến Thiết, huyện Tiên Lãng tổ chức ra mắt Quỹ khuyến học mang tên tiến sĩ Nhữ Văn Lan.Bà Nhữ Thị Liên- Phó Ban xây dựng đình Đông, người khởi sướng ý tưởng xây dựng quỹ cho biết: Đến nay, trước ngày ra mắt quỹ, Ban kiến thiết đình Đông tiếp nhận nhiều nhà hảo tâm đã ủng hộ và đóng góp bằng hiện vật, tiền mặt để gây dựng quỹ. Trong ngày ra mắt “Quỹ khuyến học Nhữ Văn Lan”, Ban xây dựng đình Đông sẽ trao 10 suất quà, mỗi suất trị giá 3 triệu đồng tiền mặt cho 10 quỹ khuyến học trên địa bàn huyện Tiên Lãng, đồng thời mỗi học sinh khi tới dâng hương tại di tích sẽ được tặng 1 cuốn sách và cây bút từ “Tủ sách thiện nguyện”. Có thể thấy, việc Ban xây dựng đình Đông cùng chính quyền xã Kiến Thiết, huyện Tiên Lãng ra mắt Quỹ khuyến học mang tên tiến sĩ Nhữ Văn Lan thể hiện sự ghi nhận của thế hệ hậu sinh đối với những đóng góp, công lao của bậc tiền nhân- tiến sĩ Thượng thư Bộ hộ Nhữ Văn Lan. TRUNG KIÊNNguồn: An ninh Hải Phòng Trở về đầu trang Đình Đông Kiến Thiết Tiên Lãng tiến sĩ Nhữ Văn Lan trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm 1.5 Tổng số:14 lượt 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10