Đình làng Thượng Đình và đình làng Hạ Đình Đình làng Thượng Đình và đình làng Hạ Đình Thượng Đình và Hạ Đình là 2 trong số 7 làng Mọc nổi danh ở đất Thanh Trì xưa, được chia làm 2 xã là Nhân Mục Cựu và Nhân Mục Môn, lấy đường Lai Kinh (đường Thiên lý từ phía Tây, tức Quốc lộ 6 hiện nay) làm ranh giới. Từ xa xưa, hai làng Thượng Đình và Hạ Đình là một khối thống nhất, có chung hai ngôi đình: đình Thượng (sát chùa Tam Huyền) thờ Đức Thánh Từ Vinh và đình Hạ (khu vực Nhà máy Cao su Sao vàng hiện nay), thờ Đông Hải đại vương Đoàn Thượng - thế lực quân sự cuối thời Lý. Về sau, khối dân phía cuối làng tách ra thành làng riêng, gọi là Hạ Đình, có đình riêng, thành hoàng riêng. Theo tài khoản @Minh Xuân nhóm Đền Miếu Việt trang FaceBook Đình làng Thượng Đình, Thanh Xuân, Hà Nội, nay lại nằm ở trên đất của làng Hạ Đình. Gian thờ buộc phải đặt trên tầng 2. Đình thờ Đông Hải Tam vị Đại vương (không phải Đoàn Thượng). Câu đối trong đình: Đông Hải đại vương, lẫm liệt uy nghi lưu vạn cổ Quân thần tướng lĩnh, thanh linh hiển hách tại thiên thu. Câu khác: Thần quyền vô vận hội, thế kỷ trường thử giang sơn Thánh đức bất tang thương, chí kim ngưỡng như nhật nguyệt. Đình Thượng Đình Ảnh Đền Miếu Việt Theo tài khoản @Minh Xuân nhóm Đền Miếu Việt trang FaceBook Đình làng Hạ Đình, Thanh Xuân, Hà Nội thờ 2 vị thiên thần giúp vua Hùng đánh giặc, có tên phong là Hùng Lược và Cương Lược Đại vương. Đình còn lưu giữ rất nhiều bia đá. Đình Hạ Đình. Ảnh Đền Miếu Việt Đầu thế kỷ XIX, làng Thượng Đình cùng với làng Hạ Đình nằm trong một xã mang tên Nhân Mục Cựu thuộc tổng Khương Đình huyện Thanh Trì, phủ Thường Tín, trấn Sơn Nam Thượng; từ năm 1831, thuộc tỉnh Hà Nội. Khoảng giữa thập kỷ 70 của thế kỷ XIX, Thượng Đình tách thành xã độc lập, sang thế kỷ XX, lại nhập với Hạ Đình thành xã Nhân Mục Cựu. Nói đến các làng Mọc trước hết là nói đến vùng đất cổ, có kinh tế trù phú nhờ làm ruộng, buôn bán ở sát kinh đô “Tiền làng Mọc, thóc Mễ Trì”. Các làng Mọc còn là đất có nhiều người đỗ đạt làm quan ‘Quan Kẻ Mọc, thóc Mễ Trì”. Theo các nguồn tài liệu, thì 2 làng có 11 Tiến sĩ: - Làng Thượng Đình có 4 Tiến sĩ : Đỗ Lệnh Danh (1667 - 1747), đỗ năm 1710), Đỗ Lệnh Thiện (1760 - ?), cháu Đỗ Lệnh Danh, đỗ năm……, Nguyễn Huy Ngọc (1716 - ?), đỗ năm 1748, Nguyễn Quý Ban (1746 - ?), con Nguyễn Huy Ngọc, đỗ năm 1787. Ngoàira, còn nhiều người đỗ Hương cống thời Lê. Thời Nguyễn, làng có ít nhất 8 người đỗ Cử nhân. - Làng Hạ Đình có 7 Tiến sĩ : Lê Đình Dự (1600 - ?), đỗ năm 1643, Lê Đình Lại (1626 - ?), con Lê Đình Dự, đỗ năm 1646, Trương Thời (1701 - ?), đỗ năm 1721, Lê Hoàng Tuyên (1692 - 1778), đỗ năm 1724, Lê Đình Diên ((1824 - ?), đỗ năm 1849, Nguyễn Khuê (1857 - ?) , đỗ năm 1889., Lê Đình Xán (1866 - ?), Phó bảng năm 1901). Hai làng Thượng - Hạ Đình còn có 5 người đỗ Tiến sĩ võ dưới thời Cảnh Hưng (1740 - 1787) là Lê Thế Quýnh (đỗ 1752), Lê Thế Trâm (1763) Lê Thế Siêu, Lê Thế Định- con của Lê Thế Quýnh, Lê Đình Cẩn đều đỗ 1776. Ngoài các tiến sĩ, làng Hạ Đình còn có 14 người đỗ Hương cống, trong đó họ Trương có 8 người (có 5 anh em ruột của đời thứ 3), họ Nguyễn có 3 người. Thời Nguyễn cả hai làng có 19 Cử nhân. Trong số các hương cống của hai làng Mọc Cựu và Mọc Thượng, nổi tiếng có Đặng Trần Côn, tác giả của cuốn “Chinh phụ ngâm” nổi tiếng. Cử nhân Lê Đức Hoạt (1890 - 1950) là đồng tác giả của cuốn Lịch thế kỷ, sau Cách mạng Tháng Tám, ông được Hồ Chủ tịch giao soạn thảo các bức thư gửi viên Tư lệnh quân Tưởng Giới Thạch. Năm 1915, xã Nhân Mục Cựu thuộc huyện Hoàn Long, tỉnh Hà Đông, đến năm 1942 thuộc Đại lý đặc biệt Hà Nội. Sau Cách mạng Tháng Tám, Thượng Đình cùng với Hạ Đinh nằm trong một xã mang tên Thượng Đình. Trong kháng chiến chống Pháp, xã này nhập với xã Tam Kim (Kim Lũ, Kim Giang và Kim Văn) thành xã Kim Đình huyện Thanh Trì. Tháng 5 - 1956, xã Thượng Đình được nhập vào xã Nhân Chính (quận VII). Năm 1961, hai làng Thượng Đình và Hạ Đình lại được nhập vào xã Tam Khương, sau đổi thành Khương Đình) thuộc huyện Thanh Trì, gọi chung là thôn Hạ Đình, riêng xóm Tó và xóm Bồ của làng Thượng vẫn thuộc xã Nhân Chính. Vào đầu thập kỷ 60, phần lớn thổ cư và đồng ruộng của làng Thượng Đình được thu lại để xây dựng các nhà máy xí nghiệp và khu nhà ở cho cán bộ công nhân viên của cụm công nghiệp Thượng Đình (nay đã trở thành phường Thượng Đình). Đầu năm 1997, thôn Hạ Đình (gồm cả phần thổ cư của Thượng Đình) được tách khỏi xã Khương Đình để trở thành phường Hạ Đình thuộc quận Thanh Xuân. Làng Thượng Đình xưa có bốn xóm: Tó, Bồ, Đình và Chùa. Xóm Tó và xóm Bồ hiện nay thuộc địa phận phường Nhân Chính. Trai đinh của làng sinh hoạt trong tám giáp : Ngõ Tó, Ngõ Tiên, Nội Ngô, Nội Đậu, Trung Nhất, Trung Nhị, Tiệc, Ngõ. Năm 1928, làng có 677 nhân khẩu. Chùa Tam Huyền (Sùng Phúc tự) của làng được dựng vào nửa sau thời Lý (đầu thế kỷ XII); được trùng tu lớn vào các năm 1614 và 1747. Chếch về phía tay phải lăng Từ Vinh xưa là Văn chỉ của làng, cũng là Văn chỉ hàng tổng. Hội làng Thượng Đình từ mồng 7 đến ngày 10 tháng Giêng, có lệ thi xôi gà giữa các giáp của hai làng Thượng Đình và Hạ Đình vào ngày mồng 10. Dân làng, trai thanh gái lịch nô nức đi xem rước cỗ: Mồng mười Đình Thượng thi xôi, Em đi xem hội đôi môi thắm hồng. Xóm Tó làng Thượng Đình là quê gốc của nhà cách mạng Nguyễn Thị Minh Khai. Xóm này từ năm 1961 cắt về xã Nhân Chính (nay là phường), vì thế nhiều sách thường chép bà quê ở xã Nhân Chính. Tiến sĩ Bùi Xuân Đính Ảnh Đền Miếu Việt Nguồn: Hà Nội Mới Thượng Đình và Hạ Đình là 2 trong số 7 làng Mọc nổi danh ở đất Thanh Trì xưa, được chia làm 2 xã là Nhân Mục Cựu và Nhân Mục Môn, lấy đường Lai Kinh (đường Thiên lý từ phía Tây, tức Quốc lộ 6 hiện nay) làm ranh giới. Từ xa xưa, hai làng Thượng Đình và Hạ Đình là một khối thống nhất, có chung hai ngôi đình: đình Thượng (sát chùa Tam Huyền) thờ Đức Thánh Từ Vinh và đình Hạ (khu vực Nhà máy Cao su Sao vàng hiện nay), thờ Đông Hải đại vương Đoàn Thượng - thế lực quân sự cuối thời Lý. Về sau, khối dân phía cuối làng tách ra thành làng riêng, gọi là Hạ Đình, có đình riêng, thành hoàng riêng. Theo tài khoản @Minh Xuân nhóm Đền Miếu Việt trang FaceBook Đình làng Thượng Đình, Thanh Xuân, Hà Nội, nay lại nằm ở trên đất của làng Hạ Đình. Gian thờ buộc phải đặt trên tầng 2. Đình thờ Đông Hải Tam vị Đại vương (không phải Đoàn Thượng). Câu đối trong đình: Đông Hải đại vương, lẫm liệt uy nghi lưu vạn cổ Quân thần tướng lĩnh, thanh linh hiển hách tại thiên thu. Câu khác: Thần quyền vô vận hội, thế kỷ trường thử giang sơn Thánh đức bất tang thương, chí kim ngưỡng như nhật nguyệt. Đình Thượng Đình Ảnh Đền Miếu Việt Theo tài khoản @Minh Xuân nhóm Đền Miếu Việt trang FaceBook Đình làng Hạ Đình, Thanh Xuân, Hà Nội thờ 2 vị thiên thần giúp vua Hùng đánh giặc, có tên phong là Hùng Lược và Cương Lược Đại vương. Đình còn lưu giữ rất nhiều bia đá. Đình Hạ Đình. Ảnh Đền Miếu Việt Đầu thế kỷ XIX, làng Thượng Đình cùng với làng Hạ Đình nằm trong một xã mang tên Nhân Mục Cựu thuộc tổng Khương Đình huyện Thanh Trì, phủ Thường Tín, trấn Sơn Nam Thượng; từ năm 1831, thuộc tỉnh Hà Nội. Khoảng giữa thập kỷ 70 của thế kỷ XIX, Thượng Đình tách thành xã độc lập, sang thế kỷ XX, lại nhập với Hạ Đình thành xã Nhân Mục Cựu. Nói đến các làng Mọc trước hết là nói đến vùng đất cổ, có kinh tế trù phú nhờ làm ruộng, buôn bán ở sát kinh đô “Tiền làng Mọc, thóc Mễ Trì”. Các làng Mọc còn là đất có nhiều người đỗ đạt làm quan ‘Quan Kẻ Mọc, thóc Mễ Trì”. Theo các nguồn tài liệu, thì 2 làng có 11 Tiến sĩ: - Làng Thượng Đình có 4 Tiến sĩ : Đỗ Lệnh Danh (1667 - 1747), đỗ năm 1710), Đỗ Lệnh Thiện (1760 - ?), cháu Đỗ Lệnh Danh, đỗ năm……, Nguyễn Huy Ngọc (1716 - ?), đỗ năm 1748, Nguyễn Quý Ban (1746 - ?), con Nguyễn Huy Ngọc, đỗ năm 1787. Ngoàira, còn nhiều người đỗ Hương cống thời Lê. Thời Nguyễn, làng có ít nhất 8 người đỗ Cử nhân. - Làng Hạ Đình có 7 Tiến sĩ : Lê Đình Dự (1600 - ?), đỗ năm 1643, Lê Đình Lại (1626 - ?), con Lê Đình Dự, đỗ năm 1646, Trương Thời (1701 - ?), đỗ năm 1721, Lê Hoàng Tuyên (1692 - 1778), đỗ năm 1724, Lê Đình Diên ((1824 - ?), đỗ năm 1849, Nguyễn Khuê (1857 - ?) , đỗ năm 1889., Lê Đình Xán (1866 - ?), Phó bảng năm 1901). Hai làng Thượng - Hạ Đình còn có 5 người đỗ Tiến sĩ võ dưới thời Cảnh Hưng (1740 - 1787) là Lê Thế Quýnh (đỗ 1752), Lê Thế Trâm (1763) Lê Thế Siêu, Lê Thế Định- con của Lê Thế Quýnh, Lê Đình Cẩn đều đỗ 1776. Ngoài các tiến sĩ, làng Hạ Đình còn có 14 người đỗ Hương cống, trong đó họ Trương có 8 người (có 5 anh em ruột của đời thứ 3), họ Nguyễn có 3 người. Thời Nguyễn cả hai làng có 19 Cử nhân. Trong số các hương cống của hai làng Mọc Cựu và Mọc Thượng, nổi tiếng có Đặng Trần Côn, tác giả của cuốn “Chinh phụ ngâm” nổi tiếng. Cử nhân Lê Đức Hoạt (1890 - 1950) là đồng tác giả của cuốn Lịch thế kỷ, sau Cách mạng Tháng Tám, ông được Hồ Chủ tịch giao soạn thảo các bức thư gửi viên Tư lệnh quân Tưởng Giới Thạch. Năm 1915, xã Nhân Mục Cựu thuộc huyện Hoàn Long, tỉnh Hà Đông, đến năm 1942 thuộc Đại lý đặc biệt Hà Nội. Sau Cách mạng Tháng Tám, Thượng Đình cùng với Hạ Đinh nằm trong một xã mang tên Thượng Đình. Trong kháng chiến chống Pháp, xã này nhập với xã Tam Kim (Kim Lũ, Kim Giang và Kim Văn) thành xã Kim Đình huyện Thanh Trì. Tháng 5 - 1956, xã Thượng Đình được nhập vào xã Nhân Chính (quận VII). Năm 1961, hai làng Thượng Đình và Hạ Đình lại được nhập vào xã Tam Khương, sau đổi thành Khương Đình) thuộc huyện Thanh Trì, gọi chung là thôn Hạ Đình, riêng xóm Tó và xóm Bồ của làng Thượng vẫn thuộc xã Nhân Chính. Vào đầu thập kỷ 60, phần lớn thổ cư và đồng ruộng của làng Thượng Đình được thu lại để xây dựng các nhà máy xí nghiệp và khu nhà ở cho cán bộ công nhân viên của cụm công nghiệp Thượng Đình (nay đã trở thành phường Thượng Đình). Đầu năm 1997, thôn Hạ Đình (gồm cả phần thổ cư của Thượng Đình) được tách khỏi xã Khương Đình để trở thành phường Hạ Đình thuộc quận Thanh Xuân. Làng Thượng Đình xưa có bốn xóm: Tó, Bồ, Đình và Chùa. Xóm Tó và xóm Bồ hiện nay thuộc địa phận phường Nhân Chính. Trai đinh của làng sinh hoạt trong tám giáp : Ngõ Tó, Ngõ Tiên, Nội Ngô, Nội Đậu, Trung Nhất, Trung Nhị, Tiệc, Ngõ. Năm 1928, làng có 677 nhân khẩu. Chùa Tam Huyền (Sùng Phúc tự) của làng được dựng vào nửa sau thời Lý (đầu thế kỷ XII); được trùng tu lớn vào các năm 1614 và 1747. Chếch về phía tay phải lăng Từ Vinh xưa là Văn chỉ của làng, cũng là Văn chỉ hàng tổng. Hội làng Thượng Đình từ mồng 7 đến ngày 10 tháng Giêng, có lệ thi xôi gà giữa các giáp của hai làng Thượng Đình và Hạ Đình vào ngày mồng 10. Dân làng, trai thanh gái lịch nô nức đi xem rước cỗ: Mồng mười Đình Thượng thi xôi, Em đi xem hội đôi môi thắm hồng. Xóm Tó làng Thượng Đình là quê gốc của nhà cách mạng Nguyễn Thị Minh Khai. Xóm này từ năm 1961 cắt về xã Nhân Chính (nay là phường), vì thế nhiều sách thường chép bà quê ở xã Nhân Chính. Tiến sĩ Bùi Xuân ĐínhẢnh Đền Miếu ViệtNguồn: Hà Nội Mới Trở về đầu trang Đình làng Thượng Đình đình làng Hạ Đình Thượng Đình quận Thanh Xuân thành phố Hà Nội 0 Tổng số: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10