Đình Thạc Gián - Thanh Khê di tích lịch sử thành phố Đà Nẵng Đình Thạc Gián - Thanh Khê di tích lịch sử thành phố Đà Nẵng Đình làng Thạc Gián được xây dựng từ rất lâu đời, thuở ban sơ ngôi đình làng được dựng lên bằng tranh tre, vào đời Minh Mạng, đình làng được làm lại bằng gỗ, mái lợp tranh. Theo nhiều tài liệu ghi chép, Làng Thạc Gián vốn ban đầu có tên là Thạc Giản và nhiều cách gọi khác như Thạch Giản, Thạch Gián là mảnh đất được khai phá sớm, vào khoảng nửa thế kỷ XV. Năm Tự Đức thứ bảy (1854), ngôi đình kiến tạo bằng gạch, mái lợp ngói âm dương và tiếp tục được tôn tạo vào năm Duy Tân thứ ba (1909), năm Khải Định nguyên niên (tức năm 1916) từ đóng góp của dân làng và đến năm 2009 được trùng tu một lần nữa từ nguồn ngân sách thành phố với kinh phí hơn 4 tỷ đồng. Đình Thạc Gián hiện tọa lạc tại tổ 5, Phường Chính gián, Quận Thanh Khê, Thành phố Đà Nẵng. Người đầu tiên được nhân dân ghi nhận công lao dẫn đoàn người từ Bắc vào đây khai canh là ông Huỳnh Văn Phước. Sau đó, các bậc tiền nhân của các Tộc: Nguyễn, Lê, Ngô, Phạm, Trương, Trần đã tiếp tục khai canh, khai cư xây dựng nên Làng Thạc Gián ngày càng trù phú và đông đúc. Trong quá khứ, Thạc Gián là một làng rộng. Cho đến đầu thế kỷ XIX, địa giới: Đông giáp làng Hải Châu và thẳng đến Vũng Rong; Tây giáp làng Xuân Đán, vịnh Đà Nẵng và Nam giáp các làng Bình Thuận, Liên Trì (nay thuộc phường Hòa Thuận Đông, Hòa Thuận Tây, quận Hải Châu). Mái đình lợp ngói âm dương, bờ nóc được trang trí hình “lưỡng long triều nguyệt” ghép bằng sành sứ, các bờ góc được trang trí hình rùa và phượng. Diềm mái hiên gắn đĩa men lam Huế. Đình có hai bộ phận kiến trúc chính là nhà chính điện và hậu tẩm nối liền phía sau. + Chính điện có mặt bằng rộng, có bốn bộ vì kèo theo kiểu thức nhà ba gian hai chái, với năm hàng chân cột, mỗi hàng sáu cột, kê bằng hai lớp đá tảng: lớp trên hình bát giác, lớp dưới hình quả bí. Hậu tẩm được xây dựng bằng gạch, vôi vữa theo lối vòm cuốn tạo lâu giả vươn cao. Hậu tẩm là nời thờ thần Thành hoàng làng và Phi vận tướng quân Nguyễn Phục. Đáng chú ý ở trước sân đình, hai bên bình phong có cặp voi phục được xây bằng gạch, vôi vữa chầu vào chính điện. Về phía Đông Bắc của đình là miếu âm linh, phía sau đình có một nhà hồi hương được xây dựng bằng gạch, vi kèo, đòn đông bằng gỗ, mái lợp ngói âm dương, nền lát gạch… Nơi đây, ngày xưa là nơi hội họp của các bậc kỳ lão, hương thân, chức sắc. Hai gian tả, hữu mọi người dự họp tùy theo thứ bậc, tuổi tác mà ngồi trước hoặc sau. Đây là nơi để các vị chủ tế, bồi tế, học trò gia lễ, các chấp sự…chuẩn bị lễ phục trước khi vào tế lễ. Sau khi tế lễ, nhà hồi hương còn được dùng làm nơi dân làng ăn cỗ. - Nhà trù: là gian nhà dùng làm bếp của đình làng. Nhà trù được xây kế tiếp về phía bên tả của nhà hồi hương. Nhà trù chỉ xây tường gạch, mái ngói. Giếng nước: giếng nước được đào bên cạnh nhà trù. Xưa kia, đây là giếng xây đầu tiên và duy nhất, rất sâu, nước giếng trong nên ngoài việc phục vụ cho đình làng thì bà con trong làng còn đến lấy nước về dùng trong các dịp lễ, tết hoặc ngày cúng kỵ của gia đình. Theo những người cao tuổi trong làng thì đây là một trong ba giếng cổ của tổng Bình Thới Hạ. Đó là các giếng Bộng (tại làng Bình Thuận – nay thuộc phường Bình Hiên, Quận Hải Châu); giếng chùa Từ Vân (nay thuộc phường Vĩnh Trung, Quận Thanh Khê). Trải qua nhiều biến cố lịch sử, đình Thạc Gián là một trong số ít những ngôi đình ở Đà Nẵng còn lưu giữ được những hiện vật hết sức có giá trị: 18 sắc phong và 38 chiếu, chỉ của các triều đại Hậu Lê và Triều Nguyễn, được hình thành với những nét kiến trúc đặc thù. Trong đó, sớm nhất là sắc năm Minh Mạng thứ 7 (1826) và muộn nhất là sắc phong năm Bảo Đại thứ 10 (1935). Trong quá khứ, đình Thạc Gián là nơi tổ chức và duy trì nhiều lễ hội truyền thống của dân làng, như lễ tế Thu nhị kỳ, lễ hội vào tiét Thanh minh, lễ giỗ tiền hiền, lễ hội tết Nguyên đán, hội thi đọc khánh chúc, diễn tuồng… và nhiều sinh hoạt dân gian khác. Đình Thạc Gián được Bộ Văn hoá Thể thao công nhận Di tích cấp quốc gia vào ngày 27/8/2007. Ngày 17/4/2011 (tức mùng 10 tháng 3 âm lịch), tại đình làng Thạc Gián, lần đầu tiên lễ hội đình làng đã được phục dựng lại và tổ chức với quy mô trọng thể. Năm 2013, UBND Quận Thanh Khê đã tổ chức lễ hội đình làng lần thứ 2 vào ngày 19/4. Lễ hội đình làng Thạc Gián được tổ chức cùng với lễ hội đình làng Hải Châu. Trong những ngày lễ hội diễn ra các hoạt động như thi viết thư pháp, cắm hoa, chưng quả, lễ cáo tiền hiền, hát bài chòi; thi viết chữ đẹp, đẩy gậy, vật tay; lễ tế trời đất cầu quốc thái dân an... Đình làng Thạc Gián hiện được trường THCS Nguyễn Duy Hiệu (Quận Thanh Khê) nhận chăm sóc di tích lịch sử. Trong những năm qua nhà trường đã tổ chức các hoạt động tuyên truyền, giới thiệu về di tích Đình Thạc Gián trong cán bộ, giáo viên và học sinh toàn trường, tổ chức cho học sinh chăm sóc di tích. Theo CTTĐT Thành phố Đà Nẵng Đình làng Thạc Gián được xây dựng từ rất lâu đời, thuở ban sơ ngôi đình làng được dựng lên bằng tranh tre, vào đời Minh Mạng, đình làng được làm lại bằng gỗ, mái lợp tranh. Theo nhiều tài liệu ghi chép, Làng Thạc Gián vốn ban đầu có tên là Thạc Giản và nhiều cách gọi khác như Thạch Giản, Thạch Gián là mảnh đất được khai phá sớm, vào khoảng nửa thế kỷ XV. Năm Tự Đức thứ bảy (1854), ngôi đình kiến tạo bằng gạch, mái lợp ngói âm dương và tiếp tục được tôn tạo vào năm Duy Tân thứ ba (1909), năm Khải Định nguyên niên (tức năm 1916) từ đóng góp của dân làng và đến năm 2009 được trùng tu một lần nữa từ nguồn ngân sách thành phố với kinh phí hơn 4 tỷ đồng. Đình Thạc Gián hiện tọa lạc tại tổ 5, Phường Chính gián, Quận Thanh Khê, Thành phố Đà Nẵng. Người đầu tiên được nhân dân ghi nhận công lao dẫn đoàn người từ Bắc vào đây khai canh là ông Huỳnh Văn Phước. Sau đó, các bậc tiền nhân của các Tộc: Nguyễn, Lê, Ngô, Phạm, Trương, Trần đã tiếp tục khai canh, khai cư xây dựng nên Làng Thạc Gián ngày càng trù phú và đông đúc.Trong quá khứ, Thạc Gián là một làng rộng. Cho đến đầu thế kỷ XIX, địa giới: Đông giáp làng Hải Châu và thẳng đến Vũng Rong; Tây giáp làng Xuân Đán, vịnh Đà Nẵng và Nam giáp các làng Bình Thuận, Liên Trì (nay thuộc phường Hòa Thuận Đông, Hòa Thuận Tây, quận Hải Châu). Mái đình lợp ngói âm dương, bờ nóc được trang trí hình “lưỡng long triều nguyệt” ghép bằng sành sứ, các bờ góc được trang trí hình rùa và phượng. Diềm mái hiên gắn đĩa men lam Huế. Đình có hai bộ phận kiến trúc chính là nhà chính điện và hậu tẩm nối liền phía sau.+ Chính điện có mặt bằng rộng, có bốn bộ vì kèo theo kiểu thức nhà ba gian hai chái, với năm hàng chân cột, mỗi hàng sáu cột, kê bằng hai lớp đá tảng: lớp trên hình bát giác, lớp dưới hình quả bí. Hậu tẩm được xây dựng bằng gạch, vôi vữa theo lối vòm cuốn tạo lâu giả vươn cao. Hậu tẩm là nời thờ thần Thành hoàng làng và Phi vận tướng quân Nguyễn Phục. Đáng chú ý ở trước sân đình, hai bên bình phong có cặp voi phục được xây bằng gạch, vôi vữa chầu vào chính điện. Về phía Đông Bắc của đình là miếu âm linh, phía sau đình có một nhà hồi hương được xây dựng bằng gạch, vi kèo, đòn đông bằng gỗ, mái lợp ngói âm dương, nền lát gạch… Nơi đây, ngày xưa là nơi hội họp của các bậc kỳ lão, hương thân, chức sắc. Hai gian tả, hữu mọi người dự họp tùy theo thứ bậc, tuổi tác mà ngồi trước hoặc sau. Đây là nơi để các vị chủ tế, bồi tế, học trò gia lễ, các chấp sự…chuẩn bị lễ phục trước khi vào tế lễ. Sau khi tế lễ, nhà hồi hương còn được dùng làm nơi dân làng ăn cỗ.- Nhà trù: là gian nhà dùng làm bếp của đình làng. Nhà trù được xây kế tiếp về phía bên tả của nhà hồi hương. Nhà trù chỉ xây tường gạch, mái ngói. Giếng nước: giếng nước được đào bên cạnh nhà trù. Xưa kia, đây là giếng xây đầu tiên và duy nhất, rất sâu, nước giếng trong nên ngoài việc phục vụ cho đình làng thì bà con trong làng còn đến lấy nước về dùng trong các dịp lễ, tết hoặc ngày cúng kỵ của gia đình. Theo những người cao tuổi trong làng thì đây là một trong ba giếng cổ của tổng Bình Thới Hạ. Đó là các giếng Bộng (tại làng Bình Thuận – nay thuộc phường Bình Hiên, Quận Hải Châu); giếng chùa Từ Vân (nay thuộc phường Vĩnh Trung, Quận Thanh Khê).Trải qua nhiều biến cố lịch sử, đình Thạc Gián là một trong số ít những ngôi đình ở Đà Nẵng còn lưu giữ được những hiện vật hết sức có giá trị: 18 sắc phong và 38 chiếu, chỉ của các triều đại Hậu Lê và Triều Nguyễn, được hình thành với những nét kiến trúc đặc thù. Trong đó, sớm nhất là sắc năm Minh Mạng thứ 7 (1826) và muộn nhất là sắc phong năm Bảo Đại thứ 10 (1935).Trong quá khứ, đình Thạc Gián là nơi tổ chức và duy trì nhiều lễ hội truyền thống của dân làng, như lễ tế Thu nhị kỳ, lễ hội vào tiét Thanh minh, lễ giỗ tiền hiền, lễ hội tết Nguyên đán, hội thi đọc khánh chúc, diễn tuồng… và nhiều sinh hoạt dân gian khác. Đình Thạc Gián được Bộ Văn hoá Thể thao công nhận Di tích cấp quốc gia vào ngày 27/8/2007. Ngày 17/4/2011 (tức mùng 10 tháng 3 âm lịch), tại đình làng Thạc Gián, lần đầu tiên lễ hội đình làng đã được phục dựng lại và tổ chức với quy mô trọng thể. Năm 2013, UBND Quận Thanh Khê đã tổ chức lễ hội đình làng lần thứ 2 vào ngày 19/4. Lễ hội đình làng Thạc Gián được tổ chức cùng với lễ hội đình làng Hải Châu. Trong những ngày lễ hội diễn ra các hoạt động như thi viết thư pháp, cắm hoa, chưng quả, lễ cáo tiền hiền, hát bài chòi; thi viết chữ đẹp, đẩy gậy, vật tay; lễ tế trời đất cầu quốc thái dân an...Đình làng Thạc Gián hiện được trường THCS Nguyễn Duy Hiệu (Quận Thanh Khê) nhận chăm sóc di tích lịch sử. Trong những năm qua nhà trường đã tổ chức các hoạt động tuyên truyền, giới thiệu về di tích Đình Thạc Gián trong cán bộ, giáo viên và học sinh toàn trường, tổ chức cho học sinh chăm sóc di tích.Theo CTTĐT Thành phố Đà Nẵng Trở về đầu trang Đình Thạc Gián Thanh Khê thành phố Đà Nẵng 4.333333 Tổng số:3 lượt 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10