Đình Thượng Phúc thờ phụng các vị Thánh Hoàng “Đông Hải Đại Vương”, “Nam Hải Đại Vương” và “Bạch Y Tôn thần’’ Đình Thượng Phúc thờ phụng các vị Thánh Hoàng “Đông Hải Đại Vương”, “Nam Hải Đại Vương” và “Bạch Y Tôn thần’’ Nằm giữa quần thể cư dân, đình làng Thượng Phúc uy nghiêm, cổ kính, với cảnh quan cây xanh cổ thụ hơn 200 năm, là nơi phụng thờ vị Thánh Hoàng “Đông Hải Đại Vương”, “Nam Hải Đại Vương” và “Bạch Y Tôn thần’’. Ngôi đình là hồn cốt của làng Mỹ Lạc xưa, nay là thôn Thượng Phúc, xã Quang Trung, huyện Kiến Xương. Là một di sản có kiến trúc giàu tính mỹ thuật. Đình Thượng Phúc được xây dựng vào thời Lê Trung Hưng thế kỷ thứ 17. Cách đây 118 năm Đình được trùng tu lần thứ nhất và đến Hoàng triều Khải Định Kỷ Mùi năm 1919 đình được xây dựng lại to đẹp hơn. Normal 0 false false false EN-US X-NONE X-NONE /* Style Definitions */ table.MsoNormalTable {mso-style-name:"Table Normal"; mso-tstyle-rowband-size:0; mso-tstyle-colband-size:0; mso-style-noshow:yes; mso-style-priority:99; mso-style-parent:""; mso-padding-alt:0in 5.4pt 0in 5.4pt; mso-para-margin-top:0in; mso-para-margin-right:0in; mso-para-margin-bottom:10.0pt; mso-para-margin-left:0in; line-height:115%; mso-pagination:widow-orphan; font-size:14.0pt; font-family:"Times New Roman","serif";} Đình Thượng Phúc là một ngôi Đình cổ có quy mô lớn kiến trúc theo kiểu “Tiên nhất Hậu công” có gác Lầu trồng diêm ba tầng. Tiền thân của ngôi Đình có từ khá sớm, ban đầu là một ngôi miếu nhỏ ba gian sơ sài, Đình được xây dựng lại vào thời Lê Trung Hưng thế kỷ thứ 17. Hiện tại trong long cốt Đình có ghi năm tháng trùng tu “Thành Thái Quý Tỵ niên” (1893). Normal 0 false false false EN-US X-NONE X-NONE /* Style Definitions */ table.MsoNormalTable {mso-style-name:"Table Normal"; mso-tstyle-rowband-size:0; mso-tstyle-colband-size:0; mso-style-noshow:yes; mso-style-priority:99; mso-style-parent:""; mso-padding-alt:0in 5.4pt 0in 5.4pt; mso-para-margin-top:0in; mso-para-margin-right:0in; mso-para-margin-bottom:10.0pt; mso-para-margin-left:0in; line-height:115%; mso-pagination:widow-orphan; font-size:14.0pt; font-family:"Times New Roman","serif";} Toà hậu cung xây theo kiểu chồng diêm cổ các ba tầng cao hơn 10m, bờ nóc đắp ngạc long ngậm đại bờ, đao trang trí hình tượng song loan, cổ lâu đắp nổi phù điêu nội dung tứ linh và dây hoa lá cách điệu. Toà trung đường 3 gian cuốn vòm mái lợp ngói, toà ống muống cuốn vòm, hệ thống cột dạng bổ trụ đắp gờ chỉ và hình các con dơi.Toà bái đường 5 gian, được xây theo kiểu hồi văn năm đấu, khung kiến trúc kiểu lòng thuyền tứ trụ, chất liệu toàn gỗ lim chạm trổ tinh xảo các đề tài Tứ Linh xen với Tứ Quý. Hơn 200 năm nay, đình làng Thượng Phúc vẫn trường tồn với thời gian… Hiện đình còn lưu giữ được 3 bức đại tự, 1 cuốn thư cổ và 7 đạo sắc phong các triều đại vua phong kiến xưa. Trải qua nhiều lần thẩm định và xét duyệt, năm 1991, đình Thượng Phúc được công nhận là Di tích lịch sử văn hóa cấp Quốc gia. Và từ đó cho đến nay, đình đã trải qua nhiều lần tu sửa, tôn tạo to đẹp như ngày nay. Ngoài giá trị là một di sản có kiến trúc nghệ thuật, đình còn là căn cứ kháng chiến, nơi tập hợp, giác ngộ phong trào cách mạng của quần chúng nhân dân của làng Mỹ Lạc xưa. Normal 0 false false false EN-US X-NONE X-NONE /* Style Definitions */ table.MsoNormalTable {mso-style-name:"Table Normal"; mso-tstyle-rowband-size:0; mso-tstyle-colband-size:0; mso-style-noshow:yes; mso-style-priority:99; mso-style-parent:""; mso-padding-alt:0in 5.4pt 0in 5.4pt; mso-para-margin-top:0in; mso-para-margin-right:0in; mso-para-margin-bottom:10.0pt; mso-para-margin-left:0in; line-height:115%; mso-pagination:widow-orphan; font-size:14.0pt; font-family:"Times New Roman","serif";} Phong trào cách mạng của làng Thượng Phúc có từ rất sớm, năm 1936 do ảnh hưởng từ Lai Vi, Kênh Son (xã Quang Hưng) truyền sang, các đồng chí Trần Xuân Lựu, Lê Huy đã thành lập các tổ chức như hội truyền bá Quốc ngữ, hội Hiếu, Hội bóng đá, bóng chuyền… để giác ngộ cách mạng thanh niên. Đình Thượng Phúc là địa điểm liên lạc, hội họp bí mật và cất giấu tài liệu của Đảng, có thời hậu cung của đình trở thành nơi in ấn tài liệu cách mạng. Tháng 12/ 1941 hội nghị Đảng bộ tỉnh đã họp tại đình nhằm củng cố tổ chức cách mạng, đẩy mạnh phong trào cách mạng của quần chúng nhân dân. Trong vòng 10 năm từ 1936 đến 1945 đình Thượng Phúc là cơ sở cách mạng đáng tin cậy của Đảng, phong trào cách mạng của làng được duy trì và Thượng Phúc là một trong những làng vinh dự được Nhà nước khen thưởng tặng Kỷ niệm chương và Bằng có công với nước. Quá trình lập làng, giữ đất của người dân nơi đây gắn liền với lịch sử đình làng Thượng Phúc. Hình ảnh ngôi đình làng sẽ còn mãi trong ký ức của mỗi người dân qua nhiều thế hệ. Bởi nó, không chỉ ẩn chứa những giá trị văn hóa, mà còn là những "chứng nhân" của nhiều giai đoạn lịch sử. Đình Thượng Phúc được công nhận di tích lịch sử cấp quốc gia theo quyết định số 1214/QĐ ngày 30 tháng 10 năm 1990. Lễ hội và mái đình làng vì thế trở thành nhịp cầu nối của tinh thần đoàn kết trong xóm ngoài làng, trở thành nét văn hóa đặc trưng đan kết quá khứ với thực tại, giúp dân làng Thượng Phúc giữ gìn nếp sống cộng đồng vừa hài hòa vừa có sắc màu độc đáo riêng. Đình làng sẽ không bao giờ phai mờ trong ký ức của mỗi con người mỗi vùng quê vì hình ảnh "Cây đa, bến nước, sân đình" đã gắn liền với tuổi thơ và cả lúc tuổi già. Ngày nay, họ sinh sống, hăng say lao động sản xuất, nâng cao chất lượng cuộc sống và lưu giữ mái đình làng Thượng Phúc cho con cháu muôn đời sau./. Phương Thúy Nguồn: Đài Phát thanh và Truyền hình Thái Bình Nằm giữa quần thể cư dân, đình làng Thượng Phúc uy nghiêm, cổ kính, với cảnh quan cây xanh cổ thụ hơn 200 năm, là nơi phụng thờ vị Thánh Hoàng “Đông Hải Đại Vương”, “Nam Hải Đại Vương” và “Bạch Y Tôn thần’’. Ngôi đình là hồn cốt của làng Mỹ Lạc xưa, nay là thôn Thượng Phúc, xã Quang Trung, huyện Kiến Xương. Là một di sản có kiến trúc giàu tính mỹ thuật. Đình Thượng Phúc được xây dựng vào thời Lê Trung Hưng thế kỷ thứ 17. Cách đây 118 năm Đình được trùng tu lần thứ nhất và đến Hoàng triều Khải Định Kỷ Mùi năm 1919 đình được xây dựng lại to đẹp hơn. Đình Thượng Phúc là một ngôi Đình cổ có quy mô lớn kiến trúc theo kiểu “Tiên nhất Hậu công” có gác Lầu trồng diêm ba tầng. Tiền thân của ngôi Đình có từ khá sớm, ban đầu là một ngôi miếu nhỏ ba gian sơ sài, Đình được xây dựng lại vào thời Lê Trung Hưng thế kỷ thứ 17. Hiện tại trong long cốt Đình có ghi năm tháng trùng tu “Thành Thái Quý Tỵ niên” (1893). Toà hậu cung xây theo kiểu chồng diêm cổ các ba tầng cao hơn 10m, bờ nóc đắp ngạc long ngậm đại bờ, đao trang trí hình tượng song loan, cổ lâu đắp nổi phù điêu nội dung tứ linh và dây hoa lá cách điệu. Toà trung đường 3 gian cuốn vòm mái lợp ngói, toà ống muống cuốn vòm, hệ thống cột dạng bổ trụ đắp gờ chỉ và hình các con dơi.Toà bái đường 5 gian, được xây theo kiểu hồi văn năm đấu, khung kiến trúc kiểu lòng thuyền tứ trụ, chất liệu toàn gỗ lim chạm trổ tinh xảo các đề tài Tứ Linh xen với Tứ Quý. Hơn 200 năm nay, đình làng Thượng Phúc vẫn trường tồn với thời gian… Hiện đình còn lưu giữ được 3 bức đại tự, 1 cuốn thư cổ và 7 đạo sắc phong các triều đại vua phong kiến xưa. Trải qua nhiều lần thẩm định và xét duyệt, năm 1991, đình Thượng Phúc được công nhận là Di tích lịch sử văn hóa cấp Quốc gia. Và từ đó cho đến nay, đình đã trải qua nhiều lần tu sửa, tôn tạo to đẹp như ngày nay. Ngoài giá trị là một di sản có kiến trúc nghệ thuật, đình còn là căn cứ kháng chiến, nơi tập hợp, giác ngộ phong trào cách mạng của quần chúng nhân dân của làng Mỹ Lạc xưa. Phong trào cách mạng của làng Thượng Phúc có từ rất sớm, năm 1936 do ảnh hưởng từ Lai Vi, Kênh Son (xã Quang Hưng) truyền sang, các đồng chí Trần Xuân Lựu, Lê Huy đã thành lập các tổ chức như hội truyền bá Quốc ngữ, hội Hiếu, Hội bóng đá, bóng chuyền… để giác ngộ cách mạng thanh niên. Đình Thượng Phúc là địa điểm liên lạc, hội họp bí mật và cất giấu tài liệu của Đảng, có thời hậu cung của đình trở thành nơi in ấn tài liệu cách mạng. Tháng 12/ 1941 hội nghị Đảng bộ tỉnh đã họp tại đình nhằm củng cố tổ chức cách mạng, đẩy mạnh phong trào cách mạng của quần chúng nhân dân. Trong vòng 10 năm từ 1936 đến 1945 đình Thượng Phúc là cơ sở cách mạng đáng tin cậy của Đảng, phong trào cách mạng của làng được duy trì và Thượng Phúc là một trong những làng vinh dự được Nhà nước khen thưởng tặng Kỷ niệm chương và Bằng có công với nước. Quá trình lập làng, giữ đất của người dân nơi đây gắn liền với lịch sử đình làng Thượng Phúc. Hình ảnh ngôi đình làng sẽ còn mãi trong ký ức của mỗi người dân qua nhiều thế hệ. Bởi nó, không chỉ ẩn chứa những giá trị văn hóa, mà còn là những "chứng nhân" của nhiều giai đoạn lịch sử.Đình Thượng Phúc được công nhận di tích lịch sử cấp quốc gia theo quyết định số 1214/QĐ ngày 30 tháng 10 năm 1990. Lễ hội và mái đình làng vì thế trở thành nhịp cầu nối của tinh thần đoàn kết trong xóm ngoài làng, trở thành nét văn hóa đặc trưng đan kết quá khứ với thực tại, giúp dân làng Thượng Phúc giữ gìn nếp sống cộng đồng vừa hài hòa vừa có sắc màu độc đáo riêng. Đình làng sẽ không bao giờ phai mờ trong ký ức của mỗi con người mỗi vùng quê vì hình ảnh "Cây đa, bến nước, sân đình" đã gắn liền với tuổi thơ và cả lúc tuổi già. Ngày nay, họ sinh sống, hăng say lao động sản xuất, nâng cao chất lượng cuộc sống và lưu giữ mái đình làng Thượng Phúc cho con cháu muôn đời sau./.Phương Thúy Nguồn: Đài Phát thanh và Truyền hình Thái Bình Trở về đầu trang Đình Thượng Phúc thôn Thượng Phúc xã Quang Trung huyện Kiến Xương thờ phụng “Đông Hải Đại Vương” “Nam Hải Đại Vương” và “Bạch Y Tôn thần’’ 0 Tổng số: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10