Độc đáo lễ hội đền Ngọc Hoa Độc đáo lễ hội đền Ngọc Hoa Đền Ngọc Hoa ở thôn Văn Tảo, xã Thanh An (Thanh Hà) là một trong những di tích lịch sử cấp quốc gia độc đáo của huyện Thanh Hà, Tỉnh Hải Dương. Tượng Ngọc Hoa trong đền Có dịp về thăm đền vào đúng dịp lễ hội, có thể tìm hiểu sâu về những câu chuyện có sức sống ngàn năm ở đây. Mối tình huyền thoại Mối tình về nàng Ngọc Hoa và chàng Phạm Tải cũng là câu chuyện huyền thoại của ngôi đền thiêng: Ngọc Linh Từ (đền Ngọc Hoa). Sách xưa kể lại vào thế kỷ thứ VI, Ngọc Hoa là con gái của tướng Trần Công - người có công giúp vua dẹp loạn ở thôn Văn Tảo. Nàng được mệnh danh là tuyệt thế giai nhân, 300 mỹ nữ đẹp nhất kinh thành lúc ấy không ai sánh bằng. Ngày đó, có một người sa cơ lỡ bước tên là Phạm Tải đến ăn xin. Thấy người ăn mày khôi ngô tuấn tú, Ngọc Hoa động lòng thương cảm. Hai người dần tâm đầu ý hợp, yêu mến nhau. Cha Ngọc Hoa thấy vậy đã giúp Phạm Tải sính lễ tổ chức đám cưới linh đình. Trong làng có tên Biện Điền, con trai nhà giàu có đã đến ướm hỏi Ngọc Hoa trước đó nhưng nàng từ chối. Hắn giận nên cho người đến giết Trần Công và cướp nàng Ngọc Hoa. Đám sai nha trên đường đi cướp thì bị một trận cuồng phong quật ngã đầy đồng. Biện Điền đành lập mưu tâu cống Ngọc Hoa lên vua Trang Vương. Vua lệnh cho Ngọc Hoa đến để xem mặt. Nàng đã phải tự làm xấu mặt mày, tóc tai rũ rượi, áo quần xộc xệch để không bị vua chọn. Nàng cũng tâu là gái đã có chồng. Thế nhưng vua Trang Vương ép buộc nên Phạm Tải phải chọn cái chết. Nhớ thương chồng, nàng khóc lóc thảm thiết để tang chồng 3 năm rồi gieo mình xuống giếng tự vẫn. Trước khi mất, Ngọc Hoa đã đem của cải của gia đình phát cho dân làng. Nhiều tiết mục văn nghệ được biểu diễn tại lễ hội Sau khi Ngọc Hoa mất, người làng đã hư cấu nên câu chuyện có tính nhân văn hơn là tình cảm chung thủy của Ngọc Hoa đối với chồng đã động đến trời đất. Diêm Vương đã sai mây vàng đưa vợ chồng Phạm Tải, Ngọc Hoa về triều còn Trang Vương bị bắt bỏ vào vạc dầu. Câu chuyện có tính chất hoang đường nhưng khẳng định chân lý cái thiện sẽ chiến thắng cái ác và đề cao giá trị nhân phẩm của con người. Đến thế kỷ 18 xuất hiện truyện thơ nôm khuyết danh Phạm Tải-Ngọc Hoa gồm 928 câu thơ, chủ yếu là thơ lục bát. Câu chuyện được truyền qua nhiều đời, ca ngợi mối tình chung thủy hiếm có của Ngọc Hoa đối với chồng. Thương tiếc người con gái tiết hạnh, người dân trong làng lập miếu thờ nàng. Sau đó nhân dân địa phương góp công cải tạo, nâng cấp dần thành đền. Năm 1994 ngôi đền được công nhận là di tích lịch sử cấp quốc gia. Đền có quần thể nhiều ngôi nhà với kiến trúc đẹp, có sân thượng, tả vu, hữu vu và hậu cung. Gian ngoài đền Ngọc Hoa có kiến trúc độc đáo, mái cong lượn, cột dựng trên các phiến đá. Bức tượng Ngọc Hoa được tạc khá tinh xảo với khuôn mặt tròn, mắt sáng, mũi cao, toát lên vẻ đoan trang, thanh thoát của mỹ nữ. Theo nhiều người dân ở đây, bức tượng được làm bằng đồng có từ lâu đời không ai còn nhớ rõ nguồn gốc. Truyện thơ nôm Phạm Tải - Ngọc Hoa đã được lưu truyền qua nhiều đời và từng được chuyển thành kịch, chèo, tuồng. Linh đình lễ hội Nhân dân rước lễ vào đền Ngọc Hoa kéo dài hàng km Để tưởng nhớ tướng Trần Công và người con gái tuyệt sắc giai nhân Ngọc Hoa có tình yêu chung thủy với chồng là Phạm Tải đã có công cứu độ, hằng năm, người dân ở đây tổ chức lễ hội vào ngày mất của Ngọc Hoa, chính là ngày 6.2 âm lịch. Nhân dân xã Thanh An tổ chức lễ hội từ ngày mùng 4 đến ngày mùng 6 hằng năm (tức 9-11 dương lịch năm nay). Phần lễ, các thôn, cụm dân cư sẽ làm gần 100 mâm cỗ chay để rước quanh làng, đến nghĩa trang liệt sĩ rồi lên đền vào sáng mùng 4. Lễ rước kéo dài hàng km. Các mâm lễ này được đặt thờ tại đền đến ngày mùng 6 hạ xuống để chia cho mọi người. Các mâm lễ được nhân dân trang trí rất đẹp, trang trọng. Ngày mùng 6, dân làng tập trung làm cỗ mặn tại đền, cùng nhau bàn bạc trùng tu, tôn tạo lại di tích. Đây cũng là dịp để khách thập phương, người con xa quê hương trở về. Anh Hoàng Văn Hiếu ở Kinh Môn là một trong những du khách nhiều năm đến thăm đền cho biết: "Cứ vào ngày này, tôi và gia đình lại đến đây thắp hương. Chúng tôi biết đến câu chuyện huyền thoại về mối tình Phạm Tải-Ngọc Hoa từ lâu". Phần lễ chuẩn bị chu đáo bao nhiêu thì phần hội cũng được tổ chức linh đình bấy nhiêu. Các trò chơi dân gian như đi cầu thùm, bắt vịt trên cạn, cờ tướng, đập niêu, thi nấu cơm, nấu xôi, kéo co đều được tổ chức trong 3 ngày diễn ra lễ hội. Các thôn sẽ cử người tham gia các trò chơi. Ông Nguyễn Huy Thức, một người dân ở thôn Văn Tảo cho biết: “Lễ hội được tổ chức từ lâu đời và đã trở thành truyền thống của người dân ở đây. Cứ vào các ngày 4-6 tháng 2 âm lịch, nhiều người con xa quê đều về thắp hương đền Ngọc Hoa để cầu bình an”. Lễ hội thu hút hàng nghìn người đến vãn cảnh, dâng hương. Theo ông Nguyễn Đắc Chiếm, Chủ tịch UBND xã Thanh An, khoảng 4 năm trở lại đây quần thể di tích đã được trùng tu, tôn tạo lại nhưng vẫn bảo tồn những nét xưa cũ, tôn vinh giá trị văn hóa truyền thống của địa phương. Năm nay, lễ hội diễn ra vào những ngày cuối tuần nên nhân dân thập phương về đông hơn mọi năm. MINH NGUYỆT Nguồn: Báo Hải Dương Đền Ngọc Hoa ở thôn Văn Tảo, xã Thanh An (Thanh Hà) là một trong những di tích lịch sử cấp quốc gia độc đáo của huyện Thanh Hà, Tỉnh Hải Dương. Tượng Ngọc Hoa trong đềnCó dịp về thăm đền vào đúng dịp lễ hội, có thể tìm hiểu sâu về những câu chuyện có sức sống ngàn năm ở đây.Mối tình huyền thoạiMối tình về nàng Ngọc Hoa và chàng Phạm Tải cũng là câu chuyện huyền thoại của ngôi đền thiêng: Ngọc Linh Từ (đền Ngọc Hoa). Sách xưa kể lại vào thế kỷ thứ VI, Ngọc Hoa là con gái của tướng Trần Công - người có công giúp vua dẹp loạn ở thôn Văn Tảo. Nàng được mệnh danh là tuyệt thế giai nhân, 300 mỹ nữ đẹp nhất kinh thành lúc ấy không ai sánh bằng.Ngày đó, có một người sa cơ lỡ bước tên là Phạm Tải đến ăn xin. Thấy người ăn mày khôi ngô tuấn tú, Ngọc Hoa động lòng thương cảm. Hai người dần tâm đầu ý hợp, yêu mến nhau. Cha Ngọc Hoa thấy vậy đã giúp Phạm Tải sính lễ tổ chức đám cưới linh đình.Trong làng có tên Biện Điền, con trai nhà giàu có đã đến ướm hỏi Ngọc Hoa trước đó nhưng nàng từ chối. Hắn giận nên cho người đến giết Trần Công và cướp nàng Ngọc Hoa. Đám sai nha trên đường đi cướp thì bị một trận cuồng phong quật ngã đầy đồng. Biện Điền đành lập mưu tâu cống Ngọc Hoa lên vua Trang Vương. Vua lệnh cho Ngọc Hoa đến để xem mặt. Nàng đã phải tự làm xấu mặt mày, tóc tai rũ rượi, áo quần xộc xệch để không bị vua chọn. Nàng cũng tâu là gái đã có chồng. Thế nhưng vua Trang Vương ép buộc nên Phạm Tải phải chọn cái chết. Nhớ thương chồng, nàng khóc lóc thảm thiết để tang chồng 3 năm rồi gieo mình xuống giếng tự vẫn. Trước khi mất, Ngọc Hoa đã đem của cải của gia đình phát cho dân làng. Nhiều tiết mục văn nghệ được biểu diễn tại lễ hộiSau khi Ngọc Hoa mất, người làng đã hư cấu nên câu chuyện có tính nhân văn hơn là tình cảm chung thủy của Ngọc Hoa đối với chồng đã động đến trời đất. Diêm Vương đã sai mây vàng đưa vợ chồng Phạm Tải, Ngọc Hoa về triều còn Trang Vương bị bắt bỏ vào vạc dầu. Câu chuyện có tính chất hoang đường nhưng khẳng định chân lý cái thiện sẽ chiến thắng cái ác và đề cao giá trị nhân phẩm của con người. Đến thế kỷ 18 xuất hiện truyện thơ nôm khuyết danh Phạm Tải-Ngọc Hoa gồm 928 câu thơ, chủ yếu là thơ lục bát. Câu chuyện được truyền qua nhiều đời, ca ngợi mối tình chung thủy hiếm có của Ngọc Hoa đối với chồng.Thương tiếc người con gái tiết hạnh, người dân trong làng lập miếu thờ nàng. Sau đó nhân dân địa phương góp công cải tạo, nâng cấp dần thành đền. Năm 1994 ngôi đền được công nhận là di tích lịch sử cấp quốc gia.Đền có quần thể nhiều ngôi nhà với kiến trúc đẹp, có sân thượng, tả vu, hữu vu và hậu cung. Gian ngoài đền Ngọc Hoa có kiến trúc độc đáo, mái cong lượn, cột dựng trên các phiến đá. Bức tượng Ngọc Hoa được tạc khá tinh xảo với khuôn mặt tròn, mắt sáng, mũi cao, toát lên vẻ đoan trang, thanh thoát của mỹ nữ. Theo nhiều người dân ở đây, bức tượng được làm bằng đồng có từ lâu đời không ai còn nhớ rõ nguồn gốc. Truyện thơ nôm Phạm Tải - Ngọc Hoa đã được lưu truyền qua nhiều đời và từng được chuyển thành kịch, chèo, tuồng.Linh đình lễ hội Nhân dân rước lễ vào đền Ngọc Hoa kéo dài hàng kmĐể tưởng nhớ tướng Trần Công và người con gái tuyệt sắc giai nhân Ngọc Hoa có tình yêu chung thủy với chồng là Phạm Tải đã có công cứu độ, hằng năm, người dân ở đây tổ chức lễ hội vào ngày mất của Ngọc Hoa, chính là ngày 6.2 âm lịch. Nhân dân xã Thanh An tổ chức lễ hội từ ngày mùng 4 đến ngày mùng 6 hằng năm (tức 9-11 dương lịch năm nay). Phần lễ, các thôn, cụm dân cư sẽ làm gần 100 mâm cỗ chay để rước quanh làng, đến nghĩa trang liệt sĩ rồi lên đền vào sáng mùng 4. Lễ rước kéo dài hàng km. Các mâm lễ này được đặt thờ tại đền đến ngày mùng 6 hạ xuống để chia cho mọi người. Các mâm lễ được nhân dân trang trí rất đẹp, trang trọng. Ngày mùng 6, dân làng tập trung làm cỗ mặn tại đền, cùng nhau bàn bạc trùng tu, tôn tạo lại di tích. Đây cũng là dịp để khách thập phương, người con xa quê hương trở về.Anh Hoàng Văn Hiếu ở Kinh Môn là một trong những du khách nhiều năm đến thăm đền cho biết: "Cứ vào ngày này, tôi và gia đình lại đến đây thắp hương. Chúng tôi biết đến câu chuyện huyền thoại về mối tình Phạm Tải-Ngọc Hoa từ lâu".Phần lễ chuẩn bị chu đáo bao nhiêu thì phần hội cũng được tổ chức linh đình bấy nhiêu. Các trò chơi dân gian như đi cầu thùm, bắt vịt trên cạn, cờ tướng, đập niêu, thi nấu cơm, nấu xôi, kéo co đều được tổ chức trong 3 ngày diễn ra lễ hội. Các thôn sẽ cử người tham gia các trò chơi. Ông Nguyễn Huy Thức, một người dân ở thôn Văn Tảo cho biết: “Lễ hội được tổ chức từ lâu đời và đã trở thành truyền thống của người dân ở đây. Cứ vào các ngày 4-6 tháng 2 âm lịch, nhiều người con xa quê đều về thắp hương đền Ngọc Hoa để cầu bình an”. Lễ hội thu hút hàng nghìn người đến vãn cảnh, dâng hương.Theo ông Nguyễn Đắc Chiếm, Chủ tịch UBND xã Thanh An, khoảng 4 năm trở lại đây quần thể di tích đã được trùng tu, tôn tạo lại nhưng vẫn bảo tồn những nét xưa cũ, tôn vinh giá trị văn hóa truyền thống của địa phương. Năm nay, lễ hội diễn ra vào những ngày cuối tuần nên nhân dân thập phương về đông hơn mọi năm.MINH NGUYỆT Nguồn: Báo Hải Dương Trở về đầu trang đền Ngọc Hoa Phạm Tải Trần Công thờ phụng chuyện tình Thanh An Thanh Miện Hải Dương 0 Tổng số: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10