Hà Nội: Chùa Tre gần 700 tuổi đang xuống cấp nghiêm trọng Hà Nội: Chùa Tre gần 700 tuổi đang xuống cấp nghiêm trọng Chùa Tre (còn gọi là Diễn Phúc tự) ở thôn Đại Nghiệp (xã Tân Dân, huyện Phú Xuyên, Hà Nội) được xây dựng vào năm Mậu Thìn (1328 - thời nhà Trần). Ngôi chùa hiện nay đang xuống cấp trầm trọng, mái ngói xô lệch và thủng nhiều chỗ, tường vôi bong tróc, ẩm mốc, cột kèo bị mối mọt. Chùa Tre có tên chữ là Diễn Phúc tự. Trụ trì chùa Tre, Thày Thích Đàm Vinh cho biết: "Căn cứ vào nội dung ghi trên tấm bia đá trước tiền đường, thì chùa Tre được dựng vào đời Khai Thái thứ 5, ngày mồng 7 tháng Giêng năm Mậu Thìn (1328), tức đời vua Trần Minh Tông". Hiện nay, chùa Tre đã bắt đầu xuống cấp. Mái ngói xô lệch và thủng nhiều chỗ, sân chùa cỏ mọc um tùm, tường vôi nhiều chỗ bong tróc, cột kèo mối mọt, ẩm mốc. Đến nay chùa Tre chưa được công nhận là di tích, cho dù đây là ngôi chùa cổ tồn tại từ thời nhà Trần. Tình trạng ngôi chùa Tre xuống cấp nghiêm trọng chờ sập: "Chùa Tre được xây dựng trước năm 1328 (vào thời nhà Trần), chùa xuống cấp nghiêm trọng khoảng 10 năm gần đây", trụ trì Thích Đàm Vinh cho biết. Hiện mái ngói của ngôi chùa đã hỏng, trụ bằng gỗ mục nát, rỗng bên trong, các hạng mục khác cũng xuống cấp trầm trọng. Nhiều chi tiết, hoa văn của ngôi chùa xuống cấp đến mức không nhận rõ hình dáng. Phần mái ngói bị vỡ nhìn thấy cả trời của ngôi chùa 700 năm tuổi. Nhà chùa phải dùng bạt đậy lên mái ngói để tránh nước mưa chảy vào khu vực thờ tự. Nhiều vị trí tường vôi đã nứt thành từng mảng lớn, nền gạch bong tróc. Tấm biển cảnh báo nguy hiểm được nhà chùa gắn tại nhiều nơi. Chùa Tre hiện còn nhiều bức tượng cổ rất đẹp, tiêu biểu là tượng Quan Âm Nam Hải có 18 tay, cao 2m, ngồi kiết già trên bệ sen. Dưới bệ sen là 4 đầu rồng quay về bốn góc, phần thân sơn vàng, phần bệ sen và đầu rồng sơn hồng. Nhiều tượng đá, bia đá cổ tại khuôn viên chùa như những chứng tích lịch sử cho ngôi chùa cổ. Các mảng gạch nung, trang trí hoa văn hình rồng yên ngựa, hoa cúc, người cưỡi ngựa... bên hồi tiền đường mang kiến trúc cổ. Chùa Tre còn lưu giữ được chiếc chuông cổ có niên đại hàng trăm năm. "Dù đã có tuổi đời hàng trăm năm tuổi, nhưng các giấy tờ liên quan của ngôi chùa đã bị mất. Do chưa được công nhận là di tích nên việc trùng tu ngôi chùa gặp khó khăn", trụ trì chùa Tre chia sẻ, Lê Phú/Báo Tin Tức Nguồn: Báo Tin Tức Chùa Tre (còn gọi là Diễn Phúc tự) ở thôn Đại Nghiệp (xã Tân Dân, huyện Phú Xuyên, Hà Nội) được xây dựng vào năm Mậu Thìn (1328 - thời nhà Trần). Ngôi chùa hiện nay đang xuống cấp trầm trọng, mái ngói xô lệch và thủng nhiều chỗ, tường vôi bong tróc, ẩm mốc, cột kèo bị mối mọt. Chùa Tre có tên chữ là Diễn Phúc tự. Trụ trì chùa Tre, Thày Thích Đàm Vinh cho biết: "Căn cứ vào nội dung ghi trên tấm bia đá trước tiền đường, thì chùa Tre được dựng vào đời Khai Thái thứ 5, ngày mồng 7 tháng Giêng năm Mậu Thìn (1328), tức đời vua Trần Minh Tông". Hiện nay, chùa Tre đã bắt đầu xuống cấp. Mái ngói xô lệch và thủng nhiều chỗ, sân chùa cỏ mọc um tùm, tường vôi nhiều chỗ bong tróc, cột kèo mối mọt, ẩm mốc. Đến nay chùa Tre chưa được công nhận là di tích, cho dù đây là ngôi chùa cổ tồn tại từ thời nhà Trần. Tình trạng ngôi chùa Tre xuống cấp nghiêm trọng chờ sập: "Chùa Tre được xây dựng trước năm 1328 (vào thời nhà Trần), chùa xuống cấp nghiêm trọng khoảng 10 năm gần đây", trụ trì Thích Đàm Vinh cho biết. Hiện mái ngói của ngôi chùa đã hỏng, trụ bằng gỗ mục nát, rỗng bên trong, các hạng mục khác cũng xuống cấp trầm trọng. Nhiều chi tiết, hoa văn của ngôi chùa xuống cấp đến mức không nhận rõ hình dáng. Phần mái ngói bị vỡ nhìn thấy cả trời của ngôi chùa 700 năm tuổi. Nhà chùa phải dùng bạt đậy lên mái ngói để tránh nước mưa chảy vào khu vực thờ tự. Nhiều vị trí tường vôi đã nứt thành từng mảng lớn, nền gạch bong tróc. Tấm biển cảnh báo nguy hiểm được nhà chùa gắn tại nhiều nơi. Chùa Tre hiện còn nhiều bức tượng cổ rất đẹp, tiêu biểu là tượng Quan Âm Nam Hải có 18 tay, cao 2m, ngồi kiết già trên bệ sen. Dưới bệ sen là 4 đầu rồng quay về bốn góc, phần thân sơn vàng, phần bệ sen và đầu rồng sơn hồng. Nhiều tượng đá, bia đá cổ tại khuôn viên chùa như những chứng tích lịch sử cho ngôi chùa cổ. Các mảng gạch nung, trang trí hoa văn hình rồng yên ngựa, hoa cúc, người cưỡi ngựa... bên hồi tiền đường mang kiến trúc cổ. Chùa Tre còn lưu giữ được chiếc chuông cổ có niên đại hàng trăm năm. "Dù đã có tuổi đời hàng trăm năm tuổi, nhưng các giấy tờ liên quan của ngôi chùa đã bị mất. Do chưa được công nhận là di tích nên việc trùng tu ngôi chùa gặp khó khăn", trụ trì chùa Tre chia sẻ,Lê Phú/Báo Tin Tức Nguồn: Báo Tin Tức Trở về đầu trang Chùa Tre chùa cổ 700 năm tuổi xuống cấp chờ sập 0 Tổng số: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10