Bắc Giang có nhiều nơi thờ Mẫu chủ yếu trong các chùa, đền, điện... Trong số các ngôi đền thờ Mẫu, được quan tâm và chú ý nhiều hơn là đền Suối Mỡ ở xã Nghĩa Phương, huyện Lục Nam.
Tài liệu xưa ghi chép lại, đền Suối Mỡ là nơi thờ Thánh Mẫu
Thượng Ngàn, từng được sắc phong của các triều vua là: “Thần thông quảng đại
càn, thập nhị tôn nàng Vực Mỡ”. Đó là công chúa Quế Mỵ Nương con gái vua Hùng Định
Vương có công giúp dân mở suối, mang lại nguồn nước, lương thực cho dân và 12
thị nữ theo hầu Bà.
“Tháng Tám giỗ Cha, tháng Ba giỗ Mẹ”, hàng năm vào ngày 30-3
và 1-4 âm lịch, nhân dân các dân tộc vùng chân núi sườn Tây Yên Tử, huyện Lục
Nam (Bắc Giang) lại nô nức trẩy hội Suối Mỡ. Lễ hội tưởng nhớ vị nữ thần Mỵ
Nương Quế Hoa được suy tôn là Thánh Mẫu Thượng Ngàn đã có công khai phá đất
đai, khơi dòng suối mát, dạy dân cày cấy để có cuộc sống ấm no.
Đền Suối Mỡ.
Theo các tài liệu xưa ghi chép lại, đền Suối Mỡ thờ Thánh Mẫu
Thượng Ngàn từng được sắc phong: “Thần thông quảng đại càn, thập nhị tôn nàng Vực
Mỡ”. Mẫu Thượng Ngàn được thờ ở Suối Mỡ là Mỵ Nương Quế Hoa, con Vua Hùng Định
Vương và Hoàng hậu An Nương. Hoàng hậu sinh ra nàng bên gốc quế rồi mất.
Lớn lên, Quế Hoa luôn nhớ thương mẹ nên đã đi vào rừng sâu để
tìm dấu vết người mẹ hiền. Tới khu thung lũng là xã Nghĩa Phương ngày nay, vùng
đất phẳng phiu rộng rãi nhưng cây cỏ héo tàn, xơ xác do thường xuyên hạn hán,
Quế Hoa nghĩ rằng phải tìm nước về cho người dân sinh sống.
Sau nhiều ngày đường vất vả, công chúa bắt gặp hồ nước mênh
mông, đang băn khoăn tìm cách mở đường đưa dòng nước mát về nơi khô hạn, thì được
một cụ già râu tóc bạc phơ cho quyển sách luyện phép lạ cứu đời. Quế Mỵ Nương
bèn lập một hành cung làm nơi tu luyện và đã thành công. Nàng xoè năm ngón tay ấn
xuống tạo thành sức mạnh kỳ lạ khiến núi nứt ra, đá ầm ầm xô chuyển, nước từ
các khe ào ào dốc xuống vùng đất thấp rồi chảy thành dòng êm ả.
Từ đó cây cối mọc lên, chim chóc kéo tới, đời sống nhân dân
ngày càng no ấm. Khi đó, Mỵ Nương Quế Hoa cùng 12 thị nữ bay về trời trên đám
mây ngũ sắc. Để tưởng nhớ công ơn bà, dân bản lập bàn thờ tại nơi bà đưa nước
nguồn về và gọi là đền Suối Mỡ. Đời sau đều tôn là Thánh Mẫu Thượng Ngàn.
Để tưởng nhớ công
chúa Quế Mỵ Nương, người dân nơi đây đã xây dựng một quần thể di tích bên dòng Suối
Mỡ tôn thờ Nàng và suy tôn là Thánh Mẫu Thượng Ngàn. Suối Mỡ được thiên nhiên
ban tặng quanh năm nước chảy rì rào không ngớt, bắt nguồn từ khu vực Đá Vách và
Hố Chuối rồi xuôi dòng qua năm bậc thác mẹ, thác con nối tiếp chảy dài.
Tương truyền đó chính là dấu năm ngón tay của nàng công chúa
Quế Mỵ Nương. Dọc theo con suối thiêng được nhân dân xây dựng một quần thể di
tích: Đền Hạ, đền Trung và đền Thượng để ghi nhớ và tôn thờ bậc Thánh Mẫu. Dấu
tích cũ cho biết, quần thể di tích có niên đại từ thời Lê – Mạc và đã được tu sửa,
tôn tạo qua nhiều giai đoạn.
Đền Hạ nằm kề bên dòng Suối Mỡ, ngày nay cơ bản kiến trúc
ngôi đền là của thời Nguyễn. Từ cổng tam môn đến một số cấu kiện kiến trúc được
tu sửa tôn tạo lại dưới thời Nguyễn và sau này. Trong đền bài trí theo đạo thờ
Mẫu gồm hàng Thánh Mẫu tới hàng Quan, hàng chầu, ông Hoàng, các Cô, Cậu và Đức
Thánh Trần.
Cổng đền Hạ nhìn từ ngoài vào
Cung thờ bên trong khuôn viên đền Hạ
Cung thờ bên trong khuôn viên đền Hạ
Ban thờ Ông Quan Trần Triều
Ban thờ Tam Tòa Thánh Mẫu
Ban thờ Bà Chúa Sơn Trang
Đền Trung cũng nằm bên bờ Suối Mỡ cách đền Hạ khoảng 2km, bố
cục kiểu chữ đinh, kết cấu vì kèo đơn giản. Trong đền cũng được bài trí tượng
Thánh Mẫu và các tượng thờ khác theo đạo thờ Mẫu.
Cây cầu Bán Nguyệt dẫn vào đền Trung
Khuôn viên khu vực thờ Thánh Mẫu cây rợp bóng xanh mát
Ban thờ Tam Tòa Thánh Mẫu
Cung thờ Cô Chín tại lầu Cô
Cung thờ Cô Bé tại lầu Cô
Ban thờ Tam Tòa Thánh Mẫu đặt chính giữa lầu Cô
Cung thờ Cậu Bé tại lầu Cậu
Bao
quanh 3 cung thờ của đền Trung là 5 con suối. Đây là đoạn suối đẹp nhất
mà mọi du khách đều ngưỡng mộ, mang lại cảm giác sơn thủy, hoang sơ,
trải nghiệm tuyệt vời cho du khách.
Con suối cạnh đền Trung
\
Đền Thượng (đền Vực Mỡ) cách đền Trung khoảng 2,5km. Ngôi đền
được tu sửa khang trang. Khu đền chính gồm hai động đá to và một số hốc đá nhỏ
bao quanh. Trong đền được bài trí tượng thờ theo đạo thờ Mẫu. Ngoài ra, bên dòng
Suối Mỡ còn có các di tích Bãi Quần Ngựa, Đền Trần, khu Ba Dinh Bảy Nền, chùa
Hòn Trứng, đình Xoan và chùa Hồ Bấc có giá trị lịch sử văn hóa.
Ban thờ Trần Triều hiển thánh
Ban thờ Tam tòa Thánh Mẫu
Ban thờ Mẫu Cửu Trùng Thiên tại đền Thượng
Sau khi đi hết cây cầu, ta sẽ nhìn thấy con đường dẫn lên đền Trần Triều
Khi đi qua cầu, ta có thể nhìn thấy nơi thờ Cậu Bé Lệch trước khi được chuyển vào phối thờ tại đền Trần
Ban thờ Đức Đại Vương Trần Triều
Tranh Cậu Bé Lệch trong cung thờ Cậu
Lễ hội đền Suối Mỡ mở vào hai ngày 30 tháng 3 và mùng 1
tháng 4 âm lịch hàng năm. Xưa kia vào ngày hội chính dân làng Dùm rước kiệu
Thánh về đền Hạ tế lễ bái vọng lên đền Thượng, dân làng Quỷnh rước kiệu Thánh về
đền Trung tế lễ. Trong ngày hội, dân làng mở đấu vật, cờ bỏi, đánh đu, chọi gà,
bắn cung, võ dân tộc... Buổi tối nhà đền tổ chức hát chầu văn.
Đặc biệt trong nghi thức thờ Mẫu ở đền Suối Mỡ còn có lệ hầu
bóng được diễn ra trong các dịp đầu năm và trong ngày lễ hội. Khách về lễ Mẫu
và hầu bóng chủ yếu là khách thập phương từ Quảng Ninh, Hải Dương, Hà Nội, Hải
Phòng, Lạng Sơn...
Biểu hiện rõ nhất trong tín ngưỡng thờ Mẫu ở đền Suối Mỡ là
tục giã bánh dày vắt cặp đôi để dâng thờ Thánh Mẫu trong ngày hội. Tục này diễn
ra rất nhộn nhịp, người ta vừa giã bánh vừa nói vui: “Của bà thì méo/ Của tôi
thì tròn/ Giã trật hai hòn/ Thờ Cô Tích Mễ”. Đây là nét văn hóa dân gian độc
đáo thể hiện rõ tín ngưỡng nông nghiệp và tín ngưỡng phồn thực của người dân địa
phương.
Cô Tích Mễ tức bà Chúa Kho, chúa Gạo, chúa Lẫm là vị nữ thần
nông nghiệp cổ xưa. Trong đền Hạ đặt ban thờ Chầu Bà là phân thân của Mẫu Thượng
Ngàn, là người giữ của, ban phát lương thực hay cũng chính là Cô Tích Mễ.
Sau hàng Quan là hàng Chầu Bà, dưới hàng Chầu Bà là hàng Cô,
gồm 12 Cô, hàng Cậu rồi đến ông Hoàng. Cùng với việc thờ Thánh Mẫu Thượng Ngàn,
quần thể di tích đền Suối Mỡ còn thờ các thần linh Mẫu Nhiên Thần và Mẫu Nhân
Thần.
Mẫu Nhiên Thần gắn với lực lượng của tự nhiên là đất và nước.
Biểu hiện rõ nhất là đạo Tứ Phủ tượng trưng cho bốn miền vũ trụ của trời đất gắn
liền với đời sống người nông dân được hội tụ ở bốn vị Thánh Mẫu:
Mẫu Thượng Thiên sáng tạo ra vạn vật trong vũ trụ, tạo mưa
thuận gió hòa, tạo nguồn sinh lực, hạnh phúc. Mẫu khoác áo đỏ, bài vị, đồ lễ
cúng có màu đỏ. Mẫu Thượng Ngàn: cai quản núi rừng, người giữ của cải mang lại
cuộc sống ấm no, hạnh phúc chính là sự phân thân từ công chúa Quế Mỵ Nương.
Mẫu Thoải: cai quản miền sông nước, mang lại nguồn nước cho
việc sản xuất nông nghiệp. Mẫu Địa: gắn với ý thức mong muốn về đất đai để sản
xuất. Đi cùng đạo Tứ Phủ có Tam Tòa Thánh Mẫu. Xưa kia nhân dân địa phương thờ
ba vị: Mẫu Thượng Thiên, Mẫu Thoải và Mẫu Địa. Khi kinh tế phát triển xu hướng
thương mại trong xã hội nhiều hơn, người ta lại bỏ Mẫu Địa và đưa Mẫu Thượng
Ngàn vào thờ.
Mẫu Nhân Thần: là những nhân vật lịch sử, người có công với
đất nước. Đó là các ông Hoàng, bà Chúa, ông Hoàng đệ nhất, ông Hoàng đệ nhị,
ông Hoàng Sáu, ông Hoàng Bảy, ông Hoàng Mười... Sau hàng Mẫu là ngũ vị Tôn Ông
- những người thực hiện ý đồ của Mẫu sáng tạo là những vị thần có công với dân
với nước
Năm 2015, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch công nhận Lễ hội
Suối Mỡ là Di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia.
Suối Mỡ quanh năm nước chảy rì rào bắt nguồn từ khu vực Đá
Vách và Hố Chuối rồi xuôi dòng qua năm bậc thác mẹ, thác con nối tiếp. Tương
truyền đó chính là dấu năm ngón tay của nàng công chúa Mỵ Nương. Dọc theo con
suối thiêng, nhân dân xây dựng một quần thể di tích gồm: Đền Hạ, đền Trung và đền
Thượng. Dấu tích cũ cho biết, quần thể di tích có niên đại từ thời Lê – Mạc và
đã được tu sửa, tôn tạo qua nhiều giai đoạn. Đến với lễ hội Suối Mỡ là đến với
vẻ đẹp sơn thuỷ hữu tình.
Với quãng đường 7 km, du khách có thể chiêm ngưỡng toàn cảnh
nơi đây với nước suối trong lành và cây lá xanh tươi cùng hệ thống công trình:
Đền Hạ, Đền Trung, Đền Thượng, Bãi Quần Ngựa, Đền Trần, Khu Ba Dinh Bẩy Nền,
Chùa Hòn Trứng, Đình Xoan và chùa Hồ Bấc…
Đền Thượng nằm ở lưng chừng núi Vực Mỡ. Từ đây có thể bao
quát cả khu đền Trung, Đền Hạ và một phần thung lũng xã Nghĩa Phương. Đền vốn
được tạo ra từ mái đá của sườn núi. Mặt nhìn xuống Suối Mỡ chảy từ thác Thùm
Thùm. Từ đây trở xuống Suối Mỡ rộng dần và có nhiều thác lớn nhỏ. Đền Trung ở
chân núi Vực Mỡ thuộc hữu ngạn suối này, có không gian rộng rãi thoáng mát. Nước
suối trong mát chảy dài xuống Đền Hạ. Đền Hạ quy mô lớn hơn nằm ở giữa thung
lũng. Trong ngày hội, đây là nơi tập trung khách thập phương các nơi về lễ đền.
Lễ hội đền Suối Mỡ là ngày hội văn hoá của nhân dân các dân
tộc thuộc nhiều làng, xã dưới chân núi thuộc sườn tây Yên Tử (Lục Nam). Các
làng Dùm, làng Quỷnh thuộc xã Nghĩa Phương từ thượng cổ tới nay, vào ngày hội đều
có lễ rước sắc, bài vị và lễ vật về đền Suối Mỡ. Ngoài ra, hội đền còn tổ chức
thi bắn cung, võ dân tộc, đấu vật, cờ bỏi, đánh đu, chọi gà... Một nét văn hoá
độc đáo và đặc sắc không thể thiếu trong lễ hội Suối Mỡ, gắn với nhân vật thờ
chính ở ngôi đền là nghi lễ hầu Thánh trong ngày lễ hội. Những năm gần đây được
sự quan tâm và chỉ đạo của ngành văn hoá, lễ hội Suối Mỡ còn tổ chức liên hoan
nghi lễ chầu văn, nhằm tôn vinh bảo tồn nét đẹp văn hoá thờ Mẫu.
Đồng Ngọc Dưỡng - Ngọc Dưỡng - Thùy Nhung