Ngôi chùa cổ sở hữu đôi giếng mắt rồng, thờ phụng Thiền sư Từ Đạo Hạnh Ngôi chùa cổ sở hữu đôi giếng mắt rồng, thờ phụng Thiền sư Từ Đạo Hạnh Có một câu ca được người Nam Định lưu truyền: “Thứ nhất là hội Phủ Dầy/ Vui thì vui vậy, không tày chùa Bi”. Chùa Bi ở đây tức chùa Đại Bi tọa lạc ở giữa thôn Giáp Ba, thuộc thị trấn Nam Giang, huyện Nam Trực, tỉnh Nam Định. Ngôi cổ tự này đã được Nhà nước xếp hạng Di tích lịch sử cấp quốc gia đặc biệt từ năm 1964, ngoài thờ Phật thì còn thờ thiền sư Từ Đạo Hạnh, thiền sư Giác Hải, Đức Bồ Đề Đạt Ma và thờ Mẫu… Một góc chùa Đại Bi Theo văn bia chùa Đại Bi, chùa được khởi tạo từ thế kỉ 11 thời vua Lý Nhân Tông (1072-1127). Theo truyền thuyết, khu đất của chùa có thế đầu rồng, rất linh thiêng. Hai bên cửa chùa có hai giếng nước tròn quanh năm nước đầy ắp, trong vắt mà người dân nơi đây vẫn quen gọi là đôi giếng mắt rồng. Thời trước, đôi giếng mắt rồng này cung cấp nước ăn uống, sinh hoạt cho người dân vùng chợ Chùa (xã Nam Giang) khiến khu vực này dân cư khỏe mạnh, ăn lên làm ra... Chùa Đại Bi là ngôi chùa khá đặc biệt ở vùng châu thổ sông Hồng hiện tồn tại được các nhà sử học gọi là chùa tiền Phật hậu Thánh, thể hiện trên nhiều mặt như: bố cục mặt bằng, kiến trúc và việc thờ phụng; có tổng thể tương đối ổn định về quy chuẩn kiến trúc, tương đồng về nội dung tôn giáo. Chùa không chỉ thờ Phật mà còn thờ Thánh (mà đôi khi, yếu tố thờ Thánh còn nổi trội hơn cả thờ Phật). Người dân tới các ngôi chùa này nhiều khi để cầu Thánh ban phúc, mà nhẹ phần cầu Phật cứu độ. Các vị Thánh, hay còn gọi là Thiền sư của Phật giáo Việt Nam có công lao, hành trạng, tiểu sử mang đậm dấu ấn riêng của từng thời kỳ lịch sử, phản ánh sâu sắc, rõ nét sự biến đổi chính trị, kinh tế, xã hội, tư tưởng Việt Nam, đặc biệt là giai đoạn từ thế kỷ 10 đến thế kỷ 16 - 17 và kéo dài cho đến tận ngày nay…Khảo sát cho thấy, các vị Thánh được biết đến nhiều trong các ngôi chùa tiền Phật hậu Thánh là Thánh Từ Đạo Hạnh, Thánh Dương Không Lộ, Thánh Nguyễn Minh Không, Thánh Nguyễn Giác Hải và Thánh Bối (Nguyễn Nhũ), trong đó Thánh Từ Đạo Hạnh là nhà sư nổi tiếng thời Lý, thời đầu dựng nền độc lập tự chủ của nước ta, có tiểu sử, hành trạng và nhiều công lao đối với triều Lý và nhân dân. Toàn cảnh chùa Đại Bi Thánh Từ Đạo Hạnh là bậc cao tăng đắc pháp, có nhiều tài phép và thuật lạ, có công lao to lớn trong việc xây dựng, mở rộng quy mô cũng như tầm ảnh hưởng của chùa Thiên Phúc (Chùa Thầy), biến nơi đây thành một miền đất Phật, một trung tâm của Phật giáo đương thời. Ở xứ Đoài, Hà Nội và vùng lân cận có nhiều chùa kết hợp thờ Phật với thờ Thánh Từ Đạo Hạnh. Ở xứ Nam, bao gồm Nam Định, Ninh Bình, Thái Bình là vùng đồng bằng mới khai phá, phổ biến ở nhiều chùa phối thờ Phật với thờ Thánh Dương Không Lộ, Nguyễn Minh Không. Tuy nhiên chùa Đại Bi (Đại Bi tự), Nam Giang, Nam Trực, Nam Định là một di tích hiếm hoi ở vùng hạ lưu châu thổ sông Hồng thờ Thánh Từ Đạo Hạnh. Tương truyền, sau khi cha bị Diên Thành hầu mượn tay pháp sự Đại Điên hại chết, Thánh Từ Đạo Hạnh đã đưa mẹ là bà Tăng Thị Loan về đây lánh nạn và dựng chùa tu hành. Chùa Đại Bi thị trấn Nam Giang, huyện Nam Trực ngoài thờ Phật còn thờ Thánh Từ Đạo Hạnh. Qua các tư liệu Hán Nôm, thần tích thần sắc, truyền thuyết truyền miệng, văn bia, câu đối, văn chầu, bài hạnh, thư tịch..., các tư liệu dân gian, tiểu sử, sự sinh, mất, hành trạng sự nghiệp của Thánh Từ Đạo Hạnh : Thiền sư họ Từ, huý là Lộ; Cha là Từ, huý Vinh... quê ở làng Láng, làm chức Tăng Quan Đô Sát. Tuổi nhỏ có nhiều điểm khác thường, có cốt khí tiên phật, hào hiệp phóng khoáng, có chí lớn, phàm việc làm lời nói không ai đoán trước được. Ông kết bạn thân với nho sĩ Phí Sinh, đạo sĩ Lê Toàn Nghĩa và người kép hát là Vi Ất (có tài liệu nói là Phí Ất). Ban đêm ông miệt mài đọc sách, ban ngày đá cầu, thổi sáo, đánh bạc vui chơi. Cha ông bị Diên Thành hầu nhờ Đại Điên dùng phép thuật giết chết. Thánh đi trả thù không thành, tìm đường sang Tây Trúc học phép thuật, đường đi đến nước Kim Xỉ gian nan, bèn bỏ về núi Phật Tích tu luyện, đọc chú Đà La Ni mười vạn tám ngàn lần, hoàn thành đạo pháp, tìm Đại Điên trả thù. Từ đó rửa sạch oán thù, sư đi khắp nơi trong chốn tùng lâm tìm thầy ấn chứng. Thánh đã gặp Thiền sư Trí Huyền và Thiền sư Sùng Phạm để học hỏi, mở rộng kiến văn. Sau đó sư đầu thai làm con Sùng Hiền Hầu, về sau là vua Lý Thần Tông. Chùa Đại Bi tọa lạc trên một khu đất rộng bằng phẳng có kiến trúc độc đáo. Theo truyền thuyết, khu đất của chùa có thế đầu rồng. Hai bên cửa chùa có hai giếng nước tròn người dân nơi đây vẫn quen gọi là hai mắt rồng. Chùa nằm ở trung tâm thị trấn Nam Giang nên rất thuận tiện cho việc đi lại vãn cảnh và phát huy giá trị của di tích. Chạm khắc thế kỷ 17 – 18 tại cung thờ Thánh Từ Đạo Hạnh. Chạm khắc thời Hậu Lê tại Tam Quan. Hệ thống kiến trúc của chùa có nhiều nét độc đáo. Tam Quan (cổng chùa) không nằm chính giữa mà được xây dựng chếch về phía đông. Tuy đã trải qua nhiều lần trùng tu đến nay Tam quan vẫn còn giữ lại nhiều nét chạm khắc thời Hậu Lê (thế kỷ 17 - 18). Qua Tam quan là khoảng sân rộng, ta được chứng kiến một ngôi chùa có kiến trúc đẹp. Mái chùa trải rộng, hơi thấp; những đao góc cân xứng vút lên tạo cho kiến trúc chùa nhẹ nhàng, thanh thoát. Bộ cửa gỗ tại gian giữa tòa bái đường được chạm khắc hình rồng, hoa lá, vân mây cách điệu khá đẹp. Trong chùa bài trí các tượng phật như mọi ngôi chùa Việt Nam khác. Điều khác biệt ở chùa Đại Bi là phía phải Tam bảo có khám thờ Thánh tổ Từ Đạo Hạnh và Giác Hải Thiền sư là những người có nhiều công lao với phật pháp nước nhà. Ở lĩnh vực phật giáo các thiền sư được coi là những thánh tăng; trên lĩnh vực xã hội được coi là những thành hoàng làng, người có công lao truyền dạy nghề cho dân… Các pho tượng ở chùa Đại Bi được tạc rất hoàn mỹ. Ngoài ra còn nhiều đồ thờ và câu đối có giá trị về lịch sử và nghệ thuật. Sau chùa có gác chuông kiến trúc kiểu chuông diêm, 8 mái với các đầu đao vút cao mềm mại thanh thoát. Đây là công trình có giá trị nhất của chùa Đại Bi. Sau gác chuông là nhà thờ tổ, nơi thờ đức Bồ Đề Đạt Ma vị tổ thứ 28 và là vị sư tổ của phái thiền. Chùa Đại Bi còn có gian thờ Mẫu, một tín ngưỡng dân tộc mà người dân Việt Nam hằng thực hiện từ bao đời nay. Qua bao thăng trầm của lịch sử, sự khắc nhiệt của thiên nhiên và giặc dã, chùa Đại Bi vẫn được giữ gìn và thường xuyên tu bổ. Hiện nay chùa vẫn giữ được khá nhiều di vật có giá trị. Đó là một số chân cột đá tảng của những lần xây dựng trước đây ở Tam quan. Trong gian thờ Phật vẫn còn giữ lại một số bức chạm rồng, lá, mây tản… mang đậm phong cách thời Hậu Lê. Với lối kiến trúc nội công ngoại quốc, chùa Đại Bi có tới 60 gian phần lớn làm bằng gỗ lim. Toàn bộ di tích được bố cục cân đối chắc khỏe, Từ ngoài nhìn vào ta thấy chùa như được nâng cao dần trong kiến trúc và như được trải rộng ra, đồ sộ theo một trục chính khiến cho tổng thể công trình có thế vươn lên. Với hai dãy hành lang thấp dần, mộc mạc càng làm tôn thêm vẻ đẹp của chùa. Trải qua các triều đại, chùa Đại Bi đã có nhiều lần trùng tu, sửa chữa. Đến nay chùa vẫn còn giữ lại 10 tấm bia đá. Bia cổ nhất được khắc vào năm Vĩnh Trị thứ 4 đời vua Lê Hy Tông (1679) và một quả chuông đồng nặng trên 2 tấn đúc vào đời vua Minh Mệnh năm thứ 28 (1847). Nghề rèn Vân Chàng (Nam Giang) cũng đóng góp vào chùa một số di vật như cây đèn sắt, mặt hổ phù, một số đầu rối bằng gỗ được tiện khá độc đáo giúp cho phần lễ hội của chùa thêm phong phú và đặc sắc. Chân tảng đá tại cung thờ Thánh Từ Đạo Hạnh. Chùa Đại Bi còn lưu giữ được nhiều di vật, cổ vật, cổ thư rất có giá trị, tiêu biểu nhất là 10 tấm bia trong đó Văn bia cổ nhất khắc năm Kỉ Mùi (1679) đời Lê Hy Tông; 10 đạo sắc phong; Quả chuông lớn cao 2m đúc năm Minh Mạng thứ 18 (1838). Bia đá khắc vào năm Vĩnh Trị thứ tư đời vua Lê Hy Tông (1679). Mặc dù dân gian cho rằng chùa có từ thế kỉ 11 nhưng qua dấu vết khảo cổ học, các tư liệu Hán Nôm, phong cách kiến trúc, các nhà nghiên cứu cho rằng chùa Đại Bi được xây dựng vào thế kỷ XVII, thời Hậu Lê. Chùa Đại Bi được xây theo lối kiến trúc chùa trăm gian Chùa Đại Bi có lối kiến trúc nội công ngoại quốc, với 60 gian, phần lớn làm bằng gỗ lim. Toàn bộ di tích được bố cục cân đối chắc khỏe. Từ ngoài nhìn vào ta thấy chùa như được nâng cao trong kiến trúc và như được trải rộng ra, đồ sộ theo một trục chính khiến cho tổng thể công trình có thế vươn lên; hai dãy hành lang của chùa thấp dần, mộc mạc và vững chãi. Mái tam quan chùa không nằm chính giữa mà chếch hướng Đông Ngay ở chùa Đại Bi có thể nhận thấy vai trò của Thánh hết sức quan trọng trong đời sống người dân, thể hiện ở kiến trúc của chùa. Tam quan chùa cùng với nghi môn được xây dựng trên cùng trục ngang, không đối xứng. Tam quan luôn đóng kín, chỉ mở trong những ngày hội chùa; lối đi chính là nghi môn cho thấy dấu vết của đền thờ Thánh đậm nét hơn chùa thờ Phật. Tam quan không xây ở chính giữa mà chếch về phía Tây, thẳng với cung thờ Thánh Từ Đạo Hạnh, cho thấy đó mới là trục thần đạo của chùa, thể hiện vai trò tối linh của Thánh, các công trình khác xây dựng đối xứng qua trục thần đạo. Biểu hiện rõ nét nhất Thánh là vị thần tối linh qua lễ hội phụng thờ Thánh. Theo tư liệu điền dã của chúng tôi, việc thờ Thánh quan trọng hơn thờ Phật, hay nói cách khác, lễ Thánh là chính. Đến nay, tam quan vẫn giữ được nhiều nét chạm khắc tinh xảo, cổ kính thời Hậu Lê thế kỷ 17. Tuy đã trải qua nhiều lần trùng tu đến nay những nét chạm khắc đó trên mái Tam quan vẫn giữ được gần như nguyên vẹn. Gác chuông là công trình kiến trúc đặc sắc của cổ tự này Chùa Đại Bi mang nét kiến trúc thuần Việt với mái chùa trải rộng, hơi thấp, những đao góc cân xứng vút lên tạo nét dáng cổ kính mà nhẹ nhàng, thanh thoát. Bộ cửa gỗ tại gian giữa tòa bái đường được chạm khắc hình rồng, hoa lá, vân mây cách điệu khá đẹp. Phía bên phải tam bảo có khám thờ thiền sư Từ Đạo Hạnh và Giác Hải Thiền sư, hai vị thánh tổ phật pháp cao cường, tu hành đắc đạo; trên lĩnh vực xã hội được coi là những thành hoàng làng, người có công lao truyền dạy nghề cho dân… Mái vẩy gác chuông cổ với những nét chạm khắc tinh xảo mang nét văn hóa thuần Việt Sau chùa là gác chuông kiến trúc kiểu chồng diêm, 8 mái với các đầu đao vút cao mềm mại, thanh thoát. Sau gác chuông là nhà thờ tổ, nơi thờ đức Bồ Đề Đạt Ma vị tổ thứ 28 thiền tông và là vị sư tổ của phái thiền. Ngoài ra chùa Đại Bi còn có gian thờ Mẫu. Cận cảnh quả chuông cổ nặng 2 tấn đúc vào thế kỷ 19. Trải qua các triều đại, chùa Đại Bi đã có nhiều lần trùng tu, sửa chữa. Đến nay chùa vẫn còn giữ lại 10 tấm bia đá. Bia cổ nhất được khắc vào năm Vĩnh Trị thứ 4 đời vua Lê Hy Tông (1697) và một quả chuông đồng nặng trên hai tấn đúc vào đời vua Minh Mệnh năm thứ 28 (1847). Lễ hội truyền thống chùa Đại Bi diễn ra từ ngày 21 đến ngày 24 tháng Giêng âm lịch hàng năm, trong đó có nhiều nghi lễ nhà Phật hoà nhập với tín ngưỡng dân gian. Ngoài chiêm bái cảnh chùa, du khách còn được thưởng thức rất nhiều hoạt động văn hóa dân gian độc đáo như: Lễ rước thánh, kéo chữ, đấu vật, cờ người, tổ tôm điếm… Normal 0 false false false EN-US X-NONE X-NONE /* Style Definitions */ table.MsoNormalTable {mso-style-name:"Table Normal"; mso-tstyle-rowband-size:0; mso-tstyle-colband-size:0; mso-style-noshow:yes; mso-style-priority:99; mso-style-parent:""; mso-padding-alt:0in 5.4pt 0in 5.4pt; mso-para-margin-top:0in; mso-para-margin-right:0in; mso-para-margin-bottom:10.0pt; mso-para-margin-left:0in; line-height:115%; mso-pagination:widow-orphan; font-size:14.0pt; font-family:"Times New Roman","serif";} Trong “Tân Biên Nam Định địa dư chí lược” của Đệ tam giáp đồng Tiến sĩ xuất thân khoa Canh Thìn (1880) Khiếu Năng Tĩnh có ghi. “Giàu nghèo cũng cứ chơi xuân, Thắp hương cầu phúc, bước chân vui vầy, Thứ nhất thì hội Phủ Dầy Vui thì vui vậy, không tày chùa Bi” Lễ hội ở chùa Bi nổi tiếng cả một vùng như hội chùa Thầy, hội chùa Láng (Hà Nội) phụng thờ Thánh Từ Đạo Hạnh. Tại các ngôi chùa này không chỉ diễn ra các lễ nghi của Phật giáo mà còn tổ chức lễ hội để phụng thờ Thánh Từ Đạo Hạnh. Việc phụng thờ Thánh ở nhiều nơi khác không chỉ do các nhà tu hành, các nhà sư tiến hành mà còn do các thầy chùa, có nơi còn gọi là ông Thống, bà Tự - là những người dân có uy tín, đức độ... được cộng đồng chọn, cử, tiến hành. Theo truyền thống, lễ hội chùa Đại Bi được bắt đầu từ ngày 21 đến ngày 24 tháng Giêng âm lịch hàng năm, trong đó có nhiều nghi lễ nhà Phật hoà nhập với tín ngưỡng dân gian. Theo lịch trình ngày 21: Lễ phát tấu, theo nghi lễ nhà Phật, ngày 22: rước kiệu của các thôn Vân Chàng, Giáp Tư, Giáp Ba lên sân chùa. Sau lễ tế của các thôn, tổ chức các trò chơi dân gian chọi gà, đấu vật, đánh đu, cờ người. Tối có múa rối đầu gỗ (ổi lỗi) diễn xướng thần tích của Thánh, lẽ sống nhân sinh, đạo lý của con người... đến ngày 24 hết hội, có lễ tạ Thánh. Ngoài ra, chùa Bi còn hội chợ Viềng, họp một phiên duy nhất vào ngày 8 tháng Giêng ở ngay bãi đất trống trước cổng chùa, người dân mua - bán cây giống, cây cảnh, đồ cổ, đồ cũ mang đậm dấu ấn một hội nông nghiệp, tạo thành một cặp chợ - chùa độc đáo. Màn trình diễn múa rối nước đầu gỗ trong lễ hội chùa Đại Bi. Múa rối đầu gỗ (ổi lỗi) trong lễ hội chùa Đại Bi. Trong hệ thống thần linh dân gian người Việt, Thánh Từ Đạo Hạnh được xem như là nhân thần, các nguồn tài liệu, thư tịch cho biết càng về sau Thánh càng có nhiều điểm thần bí, linh dị, khác hẳn người thường. Quá trình tu luyện, học đạo, hành đạo của thánh có nhiều phép thuật, có nhiều công lao hộ quốc an dân được tôn làm anh cả với hình tượng đầy phép thuật và quyền uy, thể hiện dưới hình tượng “vi phật - vi tiên - vi vương” với hai lần đầu thai làm vua, tương truyền là hậu thân của vua Lý Thần Tông và Lê Thần Tông. Cho đến nay, vai trò, ảnh hưởng của Thánh trong đời sống nhân dân địa phương vẫn rất quan trọng, biểu hiện ở lễ hội phụng thờ Thánh, các lệ, tục, hèm của cuộc sống người dân. Người dân các thôn Vân Chàng, Giáp Tư, Giáp Ba và vùng lân cận khi lên chùa thường gọi là lễ Thánh, lễ vật dâng Thánh là chính, bao gồm cả lễ mặn còn lễ dâng Phật thông thường là hương đăng, trà, oản quả như các ngôi chùa khác. Người dân đi lễ không chỉ tập trung vào dịp lễ hội mà quanh năm. Diệu Minh Nguồn: Báo Pháp Luật Ths Nguyễn Thy Ngà Có một câu ca được người Nam Định lưu truyền: “Thứ nhất là hội Phủ Dầy/ Vui thì vui vậy, không tày chùa Bi”. Chùa Bi ở đây tức chùa Đại Bi tọa lạc ở giữa thôn Giáp Ba, thuộc thị trấn Nam Giang, huyện Nam Trực, tỉnh Nam Định. Ngôi cổ tự này đã được Nhà nước xếp hạng Di tích lịch sử cấp quốc gia đặc biệt từ năm 1964, ngoài thờ Phật thì còn thờ thiền sư Từ Đạo Hạnh, thiền sư Giác Hải, Đức Bồ Đề Đạt Ma và thờ Mẫu… Một góc chùa Đại Bi Theo văn bia chùa Đại Bi, chùa được khởi tạo từ thế kỉ 11 thời vua Lý Nhân Tông (1072-1127). Theo truyền thuyết, khu đất của chùa có thế đầu rồng, rất linh thiêng. Hai bên cửa chùa có hai giếng nước tròn quanh năm nước đầy ắp, trong vắt mà người dân nơi đây vẫn quen gọi là đôi giếng mắt rồng. Thời trước, đôi giếng mắt rồng này cung cấp nước ăn uống, sinh hoạt cho người dân vùng chợ Chùa (xã Nam Giang) khiến khu vực này dân cư khỏe mạnh, ăn lên làm ra...Chùa Đại Bi là ngôi chùa khá đặc biệt ở vùng châu thổ sông Hồng hiện tồn tại được các nhà sử học gọi là chùa tiền Phật hậu Thánh, thể hiện trên nhiều mặt như: bố cục mặt bằng, kiến trúc và việc thờ phụng; có tổng thể tương đối ổn định về quy chuẩn kiến trúc, tương đồng về nội dung tôn giáo. Chùa không chỉ thờ Phật mà còn thờ Thánh (mà đôi khi, yếu tố thờ Thánh còn nổi trội hơn cả thờ Phật). Người dân tới các ngôi chùa này nhiều khi để cầu Thánh ban phúc, mà nhẹ phần cầu Phật cứu độ. Các vị Thánh, hay còn gọi là Thiền sư của Phật giáo Việt Nam có công lao, hành trạng, tiểu sử mang đậm dấu ấn riêng của từng thời kỳ lịch sử, phản ánh sâu sắc, rõ nét sự biến đổi chính trị, kinh tế, xã hội, tư tưởng Việt Nam, đặc biệt là giai đoạn từ thế kỷ 10 đến thế kỷ 16 - 17 và kéo dài cho đến tận ngày nay…Khảo sát cho thấy, các vị Thánh được biết đến nhiều trong các ngôi chùa tiền Phật hậu Thánh là Thánh Từ Đạo Hạnh, Thánh Dương Không Lộ, Thánh Nguyễn Minh Không, Thánh Nguyễn Giác Hải và Thánh Bối (Nguyễn Nhũ), trong đó Thánh Từ Đạo Hạnh là nhà sư nổi tiếng thời Lý, thời đầu dựng nền độc lập tự chủ của nước ta, có tiểu sử, hành trạng và nhiều công lao đối với triều Lý và nhân dân. Toàn cảnh chùa Đại Bi Thánh Từ Đạo Hạnh là bậc cao tăng đắc pháp, có nhiều tài phép và thuật lạ, có công lao to lớn trong việc xây dựng, mở rộng quy mô cũng như tầm ảnh hưởng của chùa Thiên Phúc (Chùa Thầy), biến nơi đây thành một miền đất Phật, một trung tâm của Phật giáo đương thời. Ở xứ Đoài, Hà Nội và vùng lân cận có nhiều chùa kết hợp thờ Phật với thờ Thánh Từ Đạo Hạnh. Ở xứ Nam, bao gồm Nam Định, Ninh Bình, Thái Bình là vùng đồng bằng mới khai phá, phổ biến ở nhiều chùa phối thờ Phật với thờ Thánh Dương Không Lộ, Nguyễn Minh Không. Tuy nhiên chùa Đại Bi (Đại Bi tự), Nam Giang, Nam Trực, Nam Định là một di tích hiếm hoi ở vùng hạ lưu châu thổ sông Hồng thờ Thánh Từ Đạo Hạnh. Tương truyền, sau khi cha bị Diên Thành hầu mượn tay pháp sự Đại Điên hại chết, Thánh Từ Đạo Hạnh đã đưa mẹ là bà Tăng Thị Loan về đây lánh nạn và dựng chùa tu hành. Chùa Đại Bi thị trấn Nam Giang, huyện Nam Trực ngoài thờ Phật còn thờ Thánh Từ Đạo Hạnh. Qua các tư liệu Hán Nôm, thần tích thần sắc, truyền thuyết truyền miệng, văn bia, câu đối, văn chầu, bài hạnh, thư tịch..., các tư liệu dân gian, tiểu sử, sự sinh, mất, hành trạng sự nghiệp của Thánh Từ Đạo Hạnh : Thiền sư họ Từ, huý là Lộ; Cha là Từ, huý Vinh... quê ở làng Láng, làm chức Tăng Quan Đô Sát. Tuổi nhỏ có nhiều điểm khác thường, có cốt khí tiên phật, hào hiệp phóng khoáng, có chí lớn, phàm việc làm lời nói không ai đoán trước được. Ông kết bạn thân với nho sĩ Phí Sinh, đạo sĩ Lê Toàn Nghĩa và người kép hát là Vi Ất (có tài liệu nói là Phí Ất). Ban đêm ông miệt mài đọc sách, ban ngày đá cầu, thổi sáo, đánh bạc vui chơi. Cha ông bị Diên Thành hầu nhờ Đại Điên dùng phép thuật giết chết. Thánh đi trả thù không thành, tìm đường sang Tây Trúc học phép thuật, đường đi đến nước Kim Xỉ gian nan, bèn bỏ về núi Phật Tích tu luyện, đọc chú Đà La Ni mười vạn tám ngàn lần, hoàn thành đạo pháp, tìm Đại Điên trả thù. Từ đó rửa sạch oán thù, sư đi khắp nơi trong chốn tùng lâm tìm thầy ấn chứng. Thánh đã gặp Thiền sư Trí Huyền và Thiền sư Sùng Phạm để học hỏi, mở rộng kiến văn. Sau đó sư đầu thai làm con Sùng Hiền Hầu, về sau là vua Lý Thần Tông. Chùa Đại Bi tọa lạc trên một khu đất rộng bằng phẳng có kiến trúc độc đáo. Theo truyền thuyết, khu đất của chùa có thế đầu rồng. Hai bên cửa chùa có hai giếng nước tròn người dân nơi đây vẫn quen gọi là hai mắt rồng. Chùa nằm ở trung tâm thị trấn Nam Giang nên rất thuận tiện cho việc đi lại vãn cảnh và phát huy giá trị của di tích. Chạm khắc thế kỷ 17 – 18 tại cung thờ Thánh Từ Đạo Hạnh. Chạm khắc thời Hậu Lê tại Tam Quan. Hệ thống kiến trúc của chùa có nhiều nét độc đáo. Tam Quan (cổng chùa) không nằm chính giữa mà được xây dựng chếch về phía đông. Tuy đã trải qua nhiều lần trùng tu đến nay Tam quan vẫn còn giữ lại nhiều nét chạm khắc thời Hậu Lê (thế kỷ 17 - 18).Qua Tam quan là khoảng sân rộng, ta được chứng kiến một ngôi chùa có kiến trúc đẹp. Mái chùa trải rộng, hơi thấp; những đao góc cân xứng vút lên tạo cho kiến trúc chùa nhẹ nhàng, thanh thoát. Bộ cửa gỗ tại gian giữa tòa bái đường được chạm khắc hình rồng, hoa lá, vân mây cách điệu khá đẹp. Trong chùa bài trí các tượng phật như mọi ngôi chùa Việt Nam khác. Điều khác biệt ở chùa Đại Bi là phía phải Tam bảo có khám thờ Thánh tổ Từ Đạo Hạnh và Giác Hải Thiền sư là những người có nhiều công lao với phật pháp nước nhà. Ở lĩnh vực phật giáo các thiền sư được coi là những thánh tăng; trên lĩnh vực xã hội được coi là những thành hoàng làng, người có công lao truyền dạy nghề cho dân… Các pho tượng ở chùa Đại Bi được tạc rất hoàn mỹ. Ngoài ra còn nhiều đồ thờ và câu đối có giá trị về lịch sử và nghệ thuật. Sau chùa có gác chuông kiến trúc kiểu chuông diêm, 8 mái với các đầu đao vút cao mềm mại thanh thoát. Đây là công trình có giá trị nhất của chùa Đại Bi. Sau gác chuông là nhà thờ tổ, nơi thờ đức Bồ Đề Đạt Ma vị tổ thứ 28 và là vị sư tổ của phái thiền. Chùa Đại Bi còn có gian thờ Mẫu, một tín ngưỡng dân tộc mà người dân Việt Nam hằng thực hiện từ bao đời nay.Qua bao thăng trầm của lịch sử, sự khắc nhiệt của thiên nhiên và giặc dã, chùa Đại Bi vẫn được giữ gìn và thường xuyên tu bổ. Hiện nay chùa vẫn giữ được khá nhiều di vật có giá trị. Đó là một số chân cột đá tảng của những lần xây dựng trước đây ở Tam quan. Trong gian thờ Phật vẫn còn giữ lại một số bức chạm rồng, lá, mây tản… mang đậm phong cách thời Hậu Lê. Với lối kiến trúc nội công ngoại quốc, chùa Đại Bi có tới 60 gian phần lớn làm bằng gỗ lim. Toàn bộ di tích được bố cục cân đối chắc khỏe, Từ ngoài nhìn vào ta thấy chùa như được nâng cao dần trong kiến trúc và như được trải rộng ra, đồ sộ theo một trục chính khiến cho tổng thể công trình có thế vươn lên. Với hai dãy hành lang thấp dần, mộc mạc càng làm tôn thêm vẻ đẹp của chùa. Trải qua các triều đại, chùa Đại Bi đã có nhiều lần trùng tu, sửa chữa. Đến nay chùa vẫn còn giữ lại 10 tấm bia đá. Bia cổ nhất được khắc vào năm Vĩnh Trị thứ 4 đời vua Lê Hy Tông (1679) và một quả chuông đồng nặng trên 2 tấn đúc vào đời vua Minh Mệnh năm thứ 28 (1847). Nghề rèn Vân Chàng (Nam Giang) cũng đóng góp vào chùa một số di vật như cây đèn sắt, mặt hổ phù, một số đầu rối bằng gỗ được tiện khá độc đáo giúp cho phần lễ hội của chùa thêm phong phú và đặc sắc. Chân tảng đá tại cung thờ Thánh Từ Đạo Hạnh. Chùa Đại Bi còn lưu giữ được nhiều di vật, cổ vật, cổ thư rất có giá trị, tiêu biểu nhất là 10 tấm bia trong đó Văn bia cổ nhất khắc năm Kỉ Mùi (1679) đời Lê Hy Tông; 10 đạo sắc phong; Quả chuông lớn cao 2m đúc năm Minh Mạng thứ 18 (1838). Bia đá khắc vào năm Vĩnh Trị thứ tư đời vua Lê Hy Tông (1679). Mặc dù dân gian cho rằng chùa có từ thế kỉ 11 nhưng qua dấu vết khảo cổ học, các tư liệu Hán Nôm, phong cách kiến trúc, các nhà nghiên cứu cho rằng chùa Đại Bi được xây dựng vào thế kỷ XVII, thời Hậu Lê. Chùa Đại Bi được xây theo lối kiến trúc chùa trăm gian Chùa Đại Bi có lối kiến trúc nội công ngoại quốc, với 60 gian, phần lớn làm bằng gỗ lim. Toàn bộ di tích được bố cục cân đối chắc khỏe. Từ ngoài nhìn vào ta thấy chùa như được nâng cao trong kiến trúc và như được trải rộng ra, đồ sộ theo một trục chính khiến cho tổng thể công trình có thế vươn lên; hai dãy hành lang của chùa thấp dần, mộc mạc và vững chãi. Mái tam quan chùa không nằm chính giữa mà chếch hướng Đông Ngay ở chùa Đại Bi có thể nhận thấy vai trò của Thánh hết sức quan trọng trong đời sống người dân, thể hiện ở kiến trúc của chùa. Tam quan chùa cùng với nghi môn được xây dựng trên cùng trục ngang, không đối xứng. Tam quan luôn đóng kín, chỉ mở trong những ngày hội chùa; lối đi chính là nghi môn cho thấy dấu vết của đền thờ Thánh đậm nét hơn chùa thờ Phật. Tam quan không xây ở chính giữa mà chếch về phía Tây, thẳng với cung thờ Thánh Từ Đạo Hạnh, cho thấy đó mới là trục thần đạo của chùa, thể hiện vai trò tối linh của Thánh, các công trình khác xây dựng đối xứng qua trục thần đạo. Biểu hiện rõ nét nhất Thánh là vị thần tối linh qua lễ hội phụng thờ Thánh. Theo tư liệu điền dã của chúng tôi, việc thờ Thánh quan trọng hơn thờ Phật, hay nói cách khác, lễ Thánh là chính. Đến nay, tam quan vẫn giữ được nhiều nét chạm khắc tinh xảo, cổ kính thời Hậu Lê thế kỷ 17. Tuy đã trải qua nhiều lần trùng tu đến nay những nét chạm khắc đó trên mái Tam quan vẫn giữ được gần như nguyên vẹn. Gác chuông là công trình kiến trúc đặc sắc của cổ tự này Chùa Đại Bi mang nét kiến trúc thuần Việt với mái chùa trải rộng, hơi thấp, những đao góc cân xứng vút lên tạo nét dáng cổ kính mà nhẹ nhàng, thanh thoát. Bộ cửa gỗ tại gian giữa tòa bái đường được chạm khắc hình rồng, hoa lá, vân mây cách điệu khá đẹp. Phía bên phải tam bảo có khám thờ thiền sư Từ Đạo Hạnh và Giác Hải Thiền sư, hai vị thánh tổ phật pháp cao cường, tu hành đắc đạo; trên lĩnh vực xã hội được coi là những thành hoàng làng, người có công lao truyền dạy nghề cho dân… Mái vẩy gác chuông cổ với những nét chạm khắc tinh xảo mang nét văn hóa thuần Việt Sau chùa là gác chuông kiến trúc kiểu chồng diêm, 8 mái với các đầu đao vút cao mềm mại, thanh thoát. Sau gác chuông là nhà thờ tổ, nơi thờ đức Bồ Đề Đạt Ma vị tổ thứ 28 thiền tông và là vị sư tổ của phái thiền. Ngoài ra chùa Đại Bi còn có gian thờ Mẫu.Cận cảnh quả chuông cổ nặng 2 tấn đúc vào thế kỷ 19.Trải qua các triều đại, chùa Đại Bi đã có nhiều lần trùng tu, sửa chữa. Đến nay chùa vẫn còn giữ lại 10 tấm bia đá. Bia cổ nhất được khắc vào năm Vĩnh Trị thứ 4 đời vua Lê Hy Tông (1697) và một quả chuông đồng nặng trên hai tấn đúc vào đời vua Minh Mệnh năm thứ 28 (1847). Lễ hội truyền thống chùa Đại Bi diễn ra từ ngày 21 đến ngày 24 tháng Giêng âm lịch hàng năm, trong đó có nhiều nghi lễ nhà Phật hoà nhập với tín ngưỡng dân gian. Ngoài chiêm bái cảnh chùa, du khách còn được thưởng thức rất nhiều hoạt động văn hóa dân gian độc đáo như: Lễ rước thánh, kéo chữ, đấu vật, cờ người, tổ tôm điếm… Trong “Tân Biên Nam Định địa dư chí lược” của Đệ tam giáp đồng Tiến sĩ xuất thân khoa Canh Thìn (1880) Khiếu Năng Tĩnh có ghi. “Giàu nghèo cũng cứ chơi xuân, Thắp hương cầu phúc, bước chân vui vầy, Thứ nhất thì hội Phủ Dầy Vui thì vui vậy, không tày chùa Bi” Lễ hội ở chùa Bi nổi tiếng cả một vùng như hội chùa Thầy, hội chùa Láng (Hà Nội) phụng thờ Thánh Từ Đạo Hạnh. Tại các ngôi chùa này không chỉ diễn ra các lễ nghi của Phật giáo mà còn tổ chức lễ hội để phụng thờ Thánh Từ Đạo Hạnh. Việc phụng thờ Thánh ở nhiều nơi khác không chỉ do các nhà tu hành, các nhà sư tiến hành mà còn do các thầy chùa, có nơi còn gọi là ông Thống, bà Tự - là những người dân có uy tín, đức độ... được cộng đồng chọn, cử, tiến hành. Theo truyền thống, lễ hội chùa Đại Bi được bắt đầu từ ngày 21 đến ngày 24 tháng Giêng âm lịch hàng năm, trong đó có nhiều nghi lễ nhà Phật hoà nhập với tín ngưỡng dân gian. Theo lịch trình ngày 21: Lễ phát tấu, theo nghi lễ nhà Phật, ngày 22: rước kiệu của các thôn Vân Chàng, Giáp Tư, Giáp Ba lên sân chùa. Sau lễ tế của các thôn, tổ chức các trò chơi dân gian chọi gà, đấu vật, đánh đu, cờ người. Tối có múa rối đầu gỗ (ổi lỗi) diễn xướng thần tích của Thánh, lẽ sống nhân sinh, đạo lý của con người... đến ngày 24 hết hội, có lễ tạ Thánh. Ngoài ra, chùa Bi còn hội chợ Viềng, họp một phiên duy nhất vào ngày 8 tháng Giêng ở ngay bãi đất trống trước cổng chùa, người dân mua - bán cây giống, cây cảnh, đồ cổ, đồ cũ mang đậm dấu ấn một hội nông nghiệp, tạo thành một cặp chợ - chùa độc đáo. Màn trình diễn múa rối nước đầu gỗ trong lễ hội chùa Đại Bi. Múa rối đầu gỗ (ổi lỗi) trong lễ hội chùa Đại Bi. Trong hệ thống thần linh dân gian người Việt, Thánh Từ Đạo Hạnh được xem như là nhân thần, các nguồn tài liệu, thư tịch cho biết càng về sau Thánh càng có nhiều điểm thần bí, linh dị, khác hẳn người thường. Quá trình tu luyện, học đạo, hành đạo của thánh có nhiều phép thuật, có nhiều công lao hộ quốc an dân được tôn làm anh cả với hình tượng đầy phép thuật và quyền uy, thể hiện dưới hình tượng “vi phật - vi tiên - vi vương” với hai lần đầu thai làm vua, tương truyền là hậu thân của vua Lý Thần Tông và Lê Thần Tông. Cho đến nay, vai trò, ảnh hưởng của Thánh trong đời sống nhân dân địa phương vẫn rất quan trọng, biểu hiện ở lễ hội phụng thờ Thánh, các lệ, tục, hèm của cuộc sống người dân. Người dân các thôn Vân Chàng, Giáp Tư, Giáp Ba và vùng lân cận khi lên chùa thường gọi là lễ Thánh, lễ vật dâng Thánh là chính, bao gồm cả lễ mặn còn lễ dâng Phật thông thường là hương đăng, trà, oản quả như các ngôi chùa khác. Người dân đi lễ không chỉ tập trung vào dịp lễ hội mà quanh năm. Diệu Minh Nguồn: Báo Pháp Luật Ths Nguyễn Thy Ngà Trở về đầu trang Huyện Nam Trực chùa Bi Đức Bồ thị trấn Nam Giang Thế kỉ 11 chùa trăm gian Nam Giang Giác Hải Chùa Đại Bi 0 Tổng số: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10