*Số di tích được Nhà nước xếp hạng: 11 di tích.
+ Di tích xếp hạng quốc gia: 06 di tích (Lăng đá Bùi Nguyễn Thái, khu
1, Khu lưu niệm (đền thờ) Nguyễn Phúc Xuyên, khu 7, Văn miếu Bắc Ninh,
khu 10).
+ Di tích cấp tỉnh: 05 di tích (Nghè Thượng thần khu 1, đình Đông
Thượng khu 4, Nhà thờ chi thứ phái Tích Thiện Đường khu 6, đình Diên Thọ
khu 6)
Di tích trên địa bàn phường Đại Phúc đều có lịch sử xây dựng từ thời
Lê – trùng tu tu bổ vào thời Nguyễn. Các di tích có quy mô lớn với
nhiều hạng mục công trình là niềm tự hào của nhân dân địa phương. Tuy
nhiên trải qua thời gian, đặc biệt trong thời kỳ kháng chiến chống thực
dân Pháp hầu hết các di tích bị phá hủy. Hiện chỉ còn một số di tích giữ
được tương đối nguyên vẹn, như: Đền thờ Nguyễn Phúc Xuyên, và 3 nhà thờ
chi trưởng, chi 2, chi 3 họ Nguyễn…Còn lại đa số các di tích được nhân
dân phục dựng vào thời kỳ hòa bình lập lại. Hiện nay các địa phương vẫn
triển khai trùng tu, tôn tạo. Các di tích được phục dựng với chất liệu
chủ yếu là bằng gỗ, một số công trình bằng bê tông, cốt thép, như: Đình
Pheo (khu 7), Đình Lựu (khu 5). Kiểu kiến trúc theo lối truyền thống với
lối chữ Đinh, chữ Nhất, chữ Nhị. Một số di tích xây dựng có giá trị
nghệ thuật cao như: đền thờ Nguyễn Phúc Xuyên, nhà thờ chi 3 họ Nguyễn,
mang phong cách kiến trúc thời Lê - Nguyễn. Nguồn kinh phí trùng tu tu
bổ các di tích chủ yếu được huy động từ nguồn vốn xã hội hóa của nhân
dân, một số di tích bước đầu được nhà nước quan tâm hỗ trợ kinh phí như:
Đền thờ Nguyễn Phúc Xuyên, Đình Diên Thọ… các công trình kiến trúc cơ
bản đáp ứng được nhu cầu sinh hoạt văn hóa tín ngưỡng của nhân dân.
Các di tích thờ các nhân vật phong phú gồm có các thiên thần và nhân
thần: Tiêu biểu như: đình Phúc Đức thờ Thánh tam Giang (Trương Hống,
Trương Hát), thờ danh nhân như Khu lưu niệm Nguyễn Phúc Xuyên. Tại các
chùa ở phường Đại Phúc ngoài thờ Phật còn thờ Mẫu và các vị sư tổ truyền
đăng của chùa.
Trải qua thời gian các di tích trên địa bàn phường Đại Phúc còn bảo
lưu được nhiều tài liệu cổ vật hai thời Lê – Nguyễn, tiêu biểu là di
tích: Đền thờ Nguyễn Phúc Xuyên, nhà thờ chi trưởng họ Nguyễn, nhà thờ
chi 2 họ Nguyễn, nhà thờ chi 3 họ Nguyễn (khu 7). Di tích còn bảo lưu
được công trình kiến trúc thời Lê, tiêu biểu như: Nhà thờ chi 3 họ
Nguyễn (khu 7). Các tài liệu tiêu biểu như: gia phả, sắc phong, bia đá,
chuông đồng …có niên đại thời Lê – Nguyễn. Những tư liệu trên ghi chép
quá trình trùng tu, tu bổ tôn tạo và hành trạng của các nhân vật được
thờ trong di tích trên địa bàn của phường Đại Phúc.
Gắn liền với các giá trị vật thể, các di tích phường Đại Phúc còn lưu
giữ được nhiều giá trị di sản văn hóa phi vật thể; Nhiều sự lệ gắn liền
với di tích đình và chùa, nhà thờ họ. Đặc biệt trong ngày hội đình, đền
thường có nhiều nghi lễ cúng tế đức thánh như: đình Pheo, đình Đông
Thượng, đền thờ Nguyễn Phúc Xuyên… Các di sản văn hóa phi vật thể vừa
thể hiện truyền thống văn hóa ở địa phương, đồng thời còn là nơi cố kết
cộng đồng nhân dân trong công cuộc xây dựng, phát huy giá trị của quê
hương.
Trải qua các giai đoạn lịch sử, cùng với quê hương Kinh Bắc – Bắc
Ninh cán bộ và nhân dân phường Đại Phúc luôn tự hào bảo tồn phát huy các
giá trị di tích lịch sử của quê hương,đặc biệt trong thời kỳ đổi mới
dưới sự lãnh đạo chỉ đạo của Đảng ủy- Hội đồng nhân dân – Uỷ ban nhân
dân – UBMTTQ phường ,cán bộ Đảng viên và nhân dân trong phường, luôn chủ
động ,tích cực khơi dậy các truyền thống văn hóa,văn hiến yêu nước cách
mạng quý báu của ông cha ,nhằm nâng cao đời sống vật chất tinh thần của
nhân dân,phát triển kinh tế - xã hội bảo đảm quốc phòng an ninh trên
địa bàn phường giữ vững.
Danh sách di tích đề nghị đưa vào danh mục di tích của tỉnh
STT
|
Tên Di tích
|
Địa chỉ
|
Phân Loại
|
Cấp xếp hạng
|
01
|
Lăng đá Bùi Nguyễn
Thái
|
Khu 1
|
Di tích kiến trúc
nghệ thuật
|
Quốc gia
|
02
|
Văn miếu Bắc Ninh
|
Khu 10
|
Di tích lịch sử
|
Quốc gia
|
03
|
Khu lưu niệm Nguyễn
Phúc Xuyên
|
Khu 7
|
Di tích lịch sử
|
Quốc gia
|
04
|
Nhà thờ chi trưởng
họ Nguyễn
|
Khu 7
|
Di tích lịch sử
|
Quốc gia
|
05
|
Nhà thờ chi 2 họ
Nguyễn
|
Khu 7
|
Di tích lịch sử
|
Quốc gia
|
06
|
Nhà thờ chi 3 họ
Nguyễn
|
Khu 7
|
Di tích lịch sử
|
Quốc gia
|
07
|
Nghè Thượng thần
|
Khu 1
|
Di tích lịch sử
|
Cấp tỉnh
|
08
|
Đình Đông Thượng
|
Khu 4
|
Di tích lịch sử
|
Cấp tỉnh
|
09
|
Nhà thờ chi thứ
phái Tích Thiện Đường
|
Khu 4
|
Di tích lịch sử
|
Cấp tỉnh
|
10
|
Đình Diên Thọ
|
Khu 6
|
Di tích lịch sử
|
Cấp tỉnh
|
11
|
Đình Phúc Đức
|
Khu 10
|
Di tích lịch sử
|
Cấp tỉnh
|
12
|
Chùa Linh Sơn
|
Khu 1
|
Di tích lịch sử
|
Cấp tỉnh
|
Thuộc khu phố 1, phường Đại Phúc, thành
phố Bắc Ninh. Đây là công trình văn hóa, tín ngưỡng của nhân dân địa
phương được khởi dựng từ lâu để thờ Thành hoàng làng – là người
có công với dân, với nước. Đến khoảng giữa thế kỷ XIX, nghè được
trùng tu tôn tạo bởi sự hảo tâm công đức của dân làng và cụ Pháp Thông
(cháu đời thứ 6 của Nguyễn Phúc Xuyên). Nghè Thượng Thần đã được xếp
hạng cấp tỉnh. Quyết định số 161/QĐ-CT, ngày 08/02/2002.
Nhân vật lịch sử được thờ phụng
Theo thần tích nghè Thượng Thần và những
ngôi đình phường Đại Phúc đều cùng thờ thần là “Ngũ Vị Đại vương” năm
vị thần đều có tên là (Công Minh Chính Trực) sinh ra ở trang Ngọc Bội,
động Hoa Lư, tỉnh Ninh Bình, các vị thần có công với nhà tiền Lý trong
cuộc kháng chiến chống quân xâm lược nhà Lương vào thế kỷ VI.Có 10 đạo
sắc phong thời Lê – Nguyễn
2. Chùa Đồng Nhân (chùa Âm Hồn)
Chùa Đồng Nhân theo tài liệu văn bia tại
chùa được biết, chùa khởi dựng năm 1877. Trải qua thời gian mưa lay gió
động chùa đã được trùng tu tôn tạo nhiều lần. Năm 2009 trùng tu chùa.
Chùa Đồng Nhân có nhiều giá trị về hệ
thống tượng phật niên đại cuối thế kỷ XIX, 3 bia đá: bia “Đồng Nhân tự
bi” do Nguyễn Cao soạn năm 1875, bia “Đồng Nhân tự bi ký” dựng năm 1910,
bia “Hậu phật bia ký” cùng nhiều đồ thờ tự như: đại tự, câu đối,
chuông đồng… Ngôi chùa từ lâu đời là trung tâm sinh hoạt tôn giáo tín
ngưỡng trong đời sống tinh thần của biết bao thế hệ người dân quê hương
nơi đây góp phần giáo dục và phát huy tình đoàn kết cộng đồng làng xã,
giúp con người hướng thiện trừ ác.
3. Chùa Linh Sơn (Chùa Cao)
Chùa thuộc khu 1, phường Đại Phúc. Theo
các tài liệu về cụ Nguyễn Phúc Xuyên thì chùa Cao có từ thế kỷ XV do
thiền phái Trúc Lâm về xây dựng nhưng do nhiều biến cố lịch sử chùa đã
được trùng tu tôn tạo nhiều lần và có nhiều tăng sư nổi tiếng trụ trì.
Chùa Linh Sơn còn lưu giữ được nhiều cổ vật là những di sản văn hoá vô
giá như: Hệ thống tượng chân dung các vị sư tổ (trong đó có tượng cụ
Nguyễn Phúc Xuyên), y môn, cuốn thư, hương án, mâm bồng, hoành phi, câu
đối, ván in sách thuốc, bia đá, chuông đồng. Chùa đã được xếp hạng cấp
tỉnh năm 1988.
4. Lăng quận công Bùi Nguyễn Thái
Lăng quận công Bùi Nguyễn Thái nằm ở
sườn núi Vũ Sơn thuộc khu 1 phường Đại Phúc, được xây dựng vào năm 1753.
Trải qua thời gian, lăng đã được tu bổ nhiều lần. Lăng quận công Bùi
Nguyễn Thái là nơi phụng tưởng niệm danh thần có công với nước với dân,
mang nhiều giá trị sử văn hóa. Lăng Bùi Nguyễn Thái đã được Bộ Văn hoá
Thông tin xếp hạng là di tích kiến trúc nghệ thuật. Quyết định số
28-VH/QĐ ngày 18/01/1988.
5. Văn chỉ khu 3 (Văn từ tổng Đỗ Xá)
Văn chỉ tổng Đỗ Xá được đặt trên núi
Dinh thuộc địa phận xã Đại Vũ (sau đổi là Đại Tráng), nay thuộc khu 3
phường Đại Phúc, là nơi lưu danh các vị khoa bảng tổng Đỗ Xá, nhằm giáo
dục truyền thống tôn sư trọng đạo, hiếu học ở địa phương, đồng thời còn
là niềm tự hào của một vùng đất Nho học.
Nhân vật lịch sử được thờ phụng.
Theo cuốn “Văn hội bạ tổng Đỗ Xá”. Đây
là cuốn tư liệu chữ Hán chép tay được sao lại năm Thành Thái thứ 3
(1891) gồm 22 trang khổ giấy 30cm x 20cm nội dung ghi chép về danh sách,
quê quán các vị tiên nho của tổng thời phong kiến là Tiến sĩ, Cử nhân,
Tú tài, Giám sinh, những quy định và nghi thức tế lễ hàng năm, những
người công đức…của tổng Đỗ Xá.
6. Chùa Cốc
Chùa Cốc nằm ở khu 3, phường Đại Phúc,
vốn là một ngôi chùa cổ, song đã bị phá hoàn toàn trong kháng chiến
chống Pháp. Năm 2003 xây dựng tòa Tam bảo, nhà Mẫu. Hiện nay chùa đang
được xây dựng tu bổ lại.
7. Đình Đông Thượng
Đình Đông Thượng, khu 4 phường Đại Phúc,
TP Bắc Ninh được xây dựng từ lâu đời. Trải trường kỳ lịch sử, đến năm
1842 cụ Pháp Thông chùa Đồng Nhân cho tôn tạo lại. Năm 1886 đình được tu
bổ tiếp, do con trai cụ Pháp Thông là Nguyễn Văn Đãng hưng công. Đình
thờ đức Thánh cả, là một trong ngũ vị đại vương (Công Minh Chính Trực).
Tương truyền các ngài quê Thanh Hóa, có công đánh giặc Lương phương Bắc.
Sau khi thắng giặc có kinh lý qua địa phận nơi đây. Sau này các ngài
hóa, nhân dân tưởng nhớ công lao lập đình thờ cúng (Thánh cả thờ ở Đình
Thượng khu 4, Thánh hai, Thánh ba thờ ở đình Pheo khu 7, Thánh tư, Thánh
năm thờ ở đình Lựu khu 5).
Đình được UBND tỉnh xếp hạng là di tích lịch sử văn hoá - Quyết định số 1294/QĐ-UBND, ngày 09/10/2006.
8. Đình Lựu
Đình Lựu khu phố 5, phường Đại Phúc được
xây dựng vào thời Nguyễn (1848). Trải trường kỳ lịch sử ngôi đình đã
được trùng tu tôn tạo nhiều lần. Năm 1972, Đình bị hạ giải. Năm 2007
nhân dân địa phương khôi phục lại đình như hiện nay.
Nhân vật lịch sử được thờ phụng
Đình thờ Thánh bốn, Thánh năm trong ngũ
vị đại vương (Công Minh Chính Trực). Tương truyền các ngài quê Thanh
Hóa, có công đánh giặc Lương phương Bắc. Sau khi thắng giặc có kinh lý
qua địa phận nơi đây. Sau này các ngài hóa, nhân dân tưởng nhớ công lao
lập đình thờ cúng
9. Đình Diên Thọ (Đình Ngang, đình Trung)
Theo các cụ cao niên trong làng thì đình
được xây dựng từ lâu đời, đến thời Nguyễn được trùng tu sửa chữa. Đến
những năm 1970 của thế kỷ trước, sàn đình đã bị dỡ đi làm thủy lợi và
nhà kho HTX, tòa Tiền tế bị bán cho làng Phù Lãng (Quế Võ), chỉ còn lại
Đại đình và Hậu cung. Năm 2003 nhân dân địa phương đã phục dựng lại tòa
Tiền tế theo kiến trúc xưa trên nền móng cũ.
Đình được UBND tỉnh xếp hạng là di tích lịch sử văn hoá - Quyết định số 119/QĐ-CT ngày 20/01/2004.
Nhân vật lịch sử được thờ phụng
Đình thờ ngũ vị đại vương (Công Minh
Chính Trực). Tương truyền các ngài quê Thanh Hóa, có công đánh giặc
Lương phương Bắc. Sau khi thắng giặc có kinh lý qua địa phận nơi đây.
Sau này các ngài hóa, nhân dân tưởng nhớ công lao lập đình hương hỏa thờ
cúng
10. Đình Pheo
Theo các cụ cao niên trong làng thì đình
được xây dựng từ lâu đời, xưa thuộc thôn Đồng Pheo, xã Đại Tráng, tổng
Đỗ Xá, huyện Võ Giàng, phủ Từ Sơn. Trải trường kỳ lịch sử đình đã được
tu bổ tôn tạo nhiều lần. Đến năm 1999 trung tu toàn bộ đình theo dáng vẻ
như hiện nay.
Nhân vật lịch sử được thờ phụng
Đình thờ Thánh hai và Thánh ba, trong
ngũ vị đại vương (Công Minh Chính Trực). Tương truyền các ngài quê Thanh
Hóa, có công đánh giặc Lương phương Bắc. Sau khi thắng giặc có kinh lý
qua địa phận nơi đây. Sau này các ngài hóa, nhân dân tưởng nhớ công lao
lập đình thờ cúng
11. Khu lưu niệm Nguyễn Phúc Xuyên (Đền thờ Nguyễn Phúc Xuyên)
Theo gia phả thì ban đầu đền là ngôi nhà
do cụ Nguyễn Phúc Xuyên xây dựng, sau khi cụ mất ngôi nhà đã trở thành
đền thờ. Năm 1768, cháu bốn đời ngành quý chi Nguyễn Quốc Giám cho sửa
chữa lại. Di tích có quy mô bề thế qua nhiều lần sửa chữa, công trình
hiện nay gồm: Toà thờ chính, lăng mộ của Nguyễn Phúc Xuyên, các dãy nhà
Tả vu, Hữu vu, Cổng tam môn, vườn cây, ao cá.
Di tích đã được xếp hạng cấp quốc gia. Số 28 – VH/QĐ ngày 18/1/1988
12. Văn miếu Bắc Ninh
Theo sách Đại Nam nhất thống chí tập IV -
Nhà xuất bản KHXH Hà Nội năm 1972 và nội dung tấm bia đá dựng tại Văn
miếu Bắc Ninh “trùng tu Bắc Ninh bi đình ký” dựng năm Nhâm Tý niên hiệu
Duy Tân thứ 6 (1912) tháng trọng xuân (tháng 2) ngày tốt: “Văn miếu Bắc
Ninh ở phía Đông Bắc tỉnh thành thuộc sơn phận xã Thị Cầu huyện Võ Giàng
được tu bổ vào năm Gia Long thứ nhất (1802), làm lại năm Thiệu Trị thứ 4
(1844). Năm Quý Tỵ niên hiệu Thành Thái thứ 5 (1893) chuyển về núi Phúc
Đức, tổng Đỗ Xá, huyện Võ Giàng”.
Như vậy Văn miếu Bắc Ninh được xây dựng
trước thời Nguyễn (muộn nhất vào thời Lê). Đây là Văn miếu hàng tỉnh
được xây dựng để thờ phụng và tế lễ “Đức Khổng Tử” người được tôn vinh
là “Thánh sư” hay “Vạn thế sư biểu” và Tứ phối - các chư hiền của đạo
Nho là Nhan Hồi, Tăng Sâm, Tử Tư, Mạnh Tử (các vị được phối thờ với
Khổng Tử).
Theo nội dung tấm bia đá (bia bình
phong) dựng giữa sân Văn miếu “Bắc Ninh tỉnh trùng tu Văn miếu bi ký”
(Bia ghi việc trùng tu Văn miếu Bắc Ninh) dựng vào tháng trọng đông năm
Mậu Thìn niên hiệu Bảo Đại thứ 3 (tháng 11 năm 1928) thì Văn miếu Bắc
Ninh được tu sửa, tôn tạo lớn vào năm này: “Đến tháng ấy người giữ quyền
phụ trách công việc là ông Án sát sứ Bùi Phát Tường lãnh đạo các con em
nhà nghề cùng nhau trổ hết tài năng khéo léo nhất tiến hành, trăm việc
đều được nghiên cứu chu đáo. Thế là lần lượt các công trình được mọc
lên, điện cao gác uốn, hành lang lượn, tường thấp xây gạch bao quanh tất
thảy có 11 toà thật trang nghiêm, đẹp đẽ”. Công trình kiến trúc Văn
miếu lúc này gồm: Cổng Nghi môn, toà Tiền tế 5 gian 2 dĩ, 2 bên hồi Hậu
đường là 2 toà Bi đình 5 gian 2 dĩ, 2 bên hồi Tiền tế là 2 toà tả vu hữu
vu, tại sân chính giữa cổng Nghi môn và toà Tiền tế dựng bia bình
phong.
Trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp
(1946 - 1954), Văn miếu Bắc Ninh bị phá huỷ nặng nề, hệ thống bia đá bị
vùi dập, thất tán. Sau ngày hoà bình lập lại Văn miếu được tu sửa, đến
những năm cuối của thế kỷ XX chỉ có các công trình Tiền tế, Hậu cung, 2
toà tả vu hữu vu. Sau đó Văn miếu được phục dựng toàn bộ các công trình
hoàn hảo như xưa vào những năm đầu của thế kỷ XXI.
Di tích đã được xếp hạng cấp quốc gia. Số 28 – VH/QĐ ngày 18/1/1988
Nhân vật lịch sử được thờ phụng
Văn Miếu thờ Khổng tử, tên huý là Khâu,
tự là Trọng Ni, sinh năm 551, mất năm 479 trước công nguyên. Ông là
người huyện Khúc Phụ, tỉnh Sơn Đông, nước Lỗ, là người thông minh, ham
học, tính ôn hòa, nghiêm trang, luôn đề cao lễ nhạc và đức hạnh.
Ông là vị tổ của Nho giáo, với một học
thuyết triết học nhân sinh, chủ yếu dạy về đạo làm người, ổn định trật
tự trong gia đình và xã hội.
Ông là nhà tư tưởng, nhà chính trị, nhà
giáo dục nổi tiếng của Trung Quốc thời Xuân Thu, được tôn làm “Văn
thánh” là bậc “Vạn thế sư biểu” và được xếp vào danh sách những nhà tư
tưởng lớn trên thế giới. Giáo lý của ông có ảnh hưởng sâu sắc đến nền
văn hóa giáo dục của Việt Nam. Chính vì thế từ xa xưa, các vị vua triều
trước đã cho dựng Văn miếu, đắp tượng Khổng Tử, Chu Công, Tứ Phối và
thất thập nhị hiền để tôn thờ từ đó đến nay.
Ngoài ra theo 12 tấm “Kim bảng lưu
phương” dựng năm Kỷ Sửu niên đại Thành Thái tháng 10 (năm 1889), nội
dung ghi chép về các khoa thi, họ tên, quê quán, học vị, chức tước của
các vị đại khoa (từ Tiến sĩ trở lên) người Kinh Bắc xưa (bao gồm cả tỉnh
Bắc Ninh, Bắc Giang, một số xã của huyện Gia Lâm, Đông Anh (Hà Nội),
Hưng Yên, Hải Dương, Vĩnh Phúc ngày nay).
13. Đình Phúc Đức
Theo các cụ cao niên trong làng thì đình
được xây dựng từ thời Lê. Trải trường kỳ lịch sử đình đã được tu bổ tôn
tạo nhiều lần. Thời kỳ Pháp thuộc, đình Phúc Đức là cơ sở cách mạng của
cán bộ Việt Minh, bộ đội, dân quân. Năm 1947 đình bị phá hủy hoàn toàn.
Năm 1996 xây dựng lại Đại đình theo kiểu thức truyền thống. Năm 2003
nhân dân địa phương mua lại tòa Hậu cung của Văn miếu Bắc Ninh dựng phía
trước Đại đình tạo thành kiến trúc kiểu “Tiền chữ Nhất, hậu chữ Đinh”.
Đến năm 1999 tu sửa, năm 2014 trùng tu toàn bộ đình theo dáng vẻ như
hiện nay.
Đình đã được xếp hạng. Quyết định số 1626/QĐ-UBND, ngày 21/12/2012.
14. Chùa Cao Sơn
Chùa Cao Sơn là công trình văn hóa tín
ngưỡng có lịch sử hình thành và phát triển từ lâu đời. Trải qua những
bước thăng trầm của lịch sử dân tộc, những biến động của xã hội và thiên
nhiên, nhưng di tích vẫn luôn được nhân dân quan tâm bảo vệ, trùng tu,
tôn tạo. Chùa đã có sư trụ trì, hàng ngày đèn nhang cúng phật. Đất đai
di tích được xây tường bao bảo vệ để chống lại sự xâm lấn.