Sơ lược nguồn gốc lịch sử Phật giáo Việt Nam từ thời kỳ du nhập đến nay (I) Sơ lược nguồn gốc lịch sử Phật giáo Việt Nam từ thời kỳ du nhập đến nay (I) Khác với nhiều tư tưởng cho rằng Phật giáo Việt Nam truyền trực tiếp từ Trung Quốc, nhưng nhiều nguồn sử liệu cho thấy Phật giáo Việt Nam truyền trực tiếp từ Ấn Độ vào những năm đầu Công nguyên, rồi sau đó mới truyền qua Trung Quốc chứ không phải Phật giáo từ Trung Quốc truyền qua Việt Nam. Căn cứ theo các di tích lịch sử đình chùa xưa và sử liệu để lại đời Hậu Hán, sách Lý Hoặc Luận của Mâu Tử, Đại Tạng Kinh…cho ta thấy Phật giáo Việt Nam được du nhập từ thế kỷ thứ III trước Tây lịch và hình thành từ thế kỷ thứ I, đầu kỷ nguyên Tây lịch. Phật giáo được truyền thẳng từ Ấn Độ sang Giao Chỉ. Lúc này, ngoài hai trung tâm Phật giáo Lạc Dương, Bành Thành ở Trung Hoa, cũng đã hình thành trung tâm Phật giáo Liên Lâu (Luy Lâu) tại Giao Chỉ “một chiếc nôi của Phật giáo”. Cho đến nay, trung tâm Phật giáo Luy Lâu vẫn là đề tài nóng khá lôi cuốn đối với người tìm hiểu Phật giáo Việt Nam. Theo Việt Nam Phật giáo sử luận: “Đạo Phật được truyền vào Việt Nam khoảng đầu kỷ nguyên Tây lịch.” Sự du nhập của Phật giáo vào nước ta ở những bước căn bản đầu tiên thật ra không phải xuất phát từ Trung Hoa, mà chính là được truyền vào trực tiếp từ Ấn Độ. I. Đạo Phật du nhập vào Việt Nam từ thời kỳ đầu công nguyên 1. Địa lý Theo như nhiều sách sử để lại, năm 273 vua Asoka lên ngôi ở Ấn Độ, ông đã cử nhiều phái đoàn ra nước ngoài truyền đạo đến các nước phương Tây, phương Đông cũng như các nước Đông Nam Á. Một vấn đề cần được nhắc đến đầu tiên là trước khi Phật giáo du nhập nước ta, tại đây đã có một nền văn hóa phong phú. Căn bản của nền văn hóa này xây dựng trên cơ sở của nền văn minh nông nghiệp với các thành tựu rực rỡ, mà cụ thể là ngoài những chứng tích của các nền văn minh còn lại, như vào thời Hai Bà Trưng, tại nước ta đã có bộ Việt luật, trong đó hơn 10 điều khác với Hán luật(3), những dấu tích về ngôn ngữ Việt qua bài Việt ca còn sót lại trong thư tịch cổ Trung Quốc(4), có hệ thống lịch pháp riêng, hoàn toàn khác với lịch pháp phương Bắc(5), những tín ngưỡng đặc thù cổ xưa còn lưu lại trong tín ngưỡng Phật điện đến tận ngày nay và đặc biệt là nền văn hóa này có sức mạnh tiếp thu và đã chủ động bản địa hóa Phật giáo, một yếu tố văn hóa nước ngoài, để phù hợp với nó; và hơn thế nữa, biến nó trở thành một trong những vũ khí sắc bén và uy vũ đối kháng âm mưu đồng hóa và nô dịch về văn hóa của phương Bắc ngay từ những ngày đầu. Đạo Phật xuất hiện ở Việt Nam từ xa xưa trong các truyền thuyết và truyện cổ tích. 2. Quá trình du nhập và phát triển Sự du nhập của Phật giáo vào nước ta ở những bước căn bản đầu tiên thật ra không phải xuất phát từ Trung Hoa, mà chính là được truyền vào trực tiếp từ Ấn Độ. Dựa trên những chứng liệu lịch sử đáng tin cậy, một số nhà nghiên cứu chuyên sâu, có uy tín về Phật giáo đã khẳng định điều này(6). Những tài liệu và hiện vật mà khảo cổ học Việt Nam phát hiện được đã chứng minh rằng, người Văn Lang, Âu Lạc thời xưa có nền văn hóa phát triển phong phú, rực rỡ, “biểu hiện bằng các món dụng cụ, trang sức, trống đồng, thạp đồng, mũi tên đồng, thành quách,… mà người Việt Nam hiện nay rất tự hào”(7). Tuy nhiên, năm 179 trước Công nguyên (TCN), Âu Lạc rơi vào ách đô hộ của nhà Triệu, mở đầu một thời kỳ đen tối kéo dài hơn một nghìn năm đầy đau thương tủi nhục trong lịch sử nước ta, thường gọi là thời kỳ Bắc thuộc(8). Sau khi chiếm được nước ta, Triệu Đà chia Âu Lạc thành hai quận là Giao Chỉ, Cửu Chân và sát nhập vào nước Nam Việt. Đạo Phật xuất hiện ở Việt Nam từ xa xưa trong các truyền thuyết và truyện cổ tích. Lĩnh Nam Chích Quái (viết vào thời Trần và hiệu chỉnh thời Lê) có chép truyện Chử Đồng Tử và Man Nương, trong đó Chử Đồng Tử, sống vào thời Hùng Vương được một vị tăng là Ngưỡng Quang truyền phép. Những vị học Phật được ghi chép đầu tiên ở Giao Chỉ phải kể đến Mâu Tử và Khương Tăng Hội. Tại Luy Lâu (Bắc Ninh), Mâu Tử gặp được đạo Phật ở đây và chuyên tâm học Phật. Nhiều năm sau, ông viết Lý Hoặc Luận (lý giải những điều còn nghi hoặc về đạo Phật), dùng tư tưởng của mình để đối đáp với những người cho rằng ông bỏ đạo của thánh hiền (Khổng giáo, Lão giáo) để học thứ đạo của man di. Lý Hoặc Luận được xem là trước tác đầu tiên bằng chữ Hán về Phật giáo, vậy chính Mâu Tử là người học Phật ở Giao Chỉ. Tại Luy Lâu (Bắc Ninh), Mâu Tử gặp được đạo Phật ở đây và chuyên tâm học Phật. 3. Phật giáo vào Việt Nam thời kỳ đầu Công nguyên Trong những năm đầu Công nguyên, Việt Nam đang ở thời kỳ Bắc thuộc(9), về tôn giáo tầng lớp trên của xã hội bắt đầu chịu ảnh hưởng của tư tưởng Nho giáo, tầng lớp dưới có quan niệm về ông trời, gây phúc họa cho con người và quan niệm đa thần giáo trong tín ngưỡng dân gian. Trong thời kỳ này còn có các tín ngưỡng bản địa của cư dân nông nghiệp lúa nước, cộng với sự tồn tại của Nho giáo, đạo Lão được Trung Quốc truyền vào, tuy nhiên các tín ngưỡng, tôn giáo đó còn có nhiều mặt khiếm khuyết đối với đời sống tâm linh cộng đồng và đạo Phật đã bổ sung vào chỗ thiếu hụt ấy. Vì vậy đạo Phật ở Việt Nam được giao thoa bởi các tín ngưỡng bản địa, cũng như ảnh hưởng bởi đạo Lão ở Việt Nam. Năm 111 TCN, nhà Hán thôn tính Nam Việt và biến Âu Lạc thành đất đai của nhà Hán. Âu Lạc bị chia thành ba quận thuộc bộ Giao Chỉ là: Giao Chỉ, Cửu Chân và Nhật Nam. Để nô dịch nhân dân ta về tư tưởng, ngay từ thời Tây Hán, Nho giáo đã được chính quyền đô hộ truyền bá vào nước ta. Theo Đại Việt sử ký toàn thư, vào thời kỳ đầu Công nguyên, hai viên thái thú quận Giao Chỉ và Cửu Chân là Tích Quang và Nhâm Diên đã tích cực “dựng học hiệu” để dạy lễ nghĩa, tức mở trường dạy Nho học và truyền bá phong tục Hán tộc. Nho giáo vào Việt Nam chính thức từ đây và “Phong tục văn minh của đất Lĩnh Nam bắt đầu từ hai thái thú ấy”(10). Đến thời Sĩ Nhiếp, một người gốc Hán làm thái thú Giao Chỉ thì việc học Nho ở nước ta đã tương đối phổ biến. Theo Đại Việt sử ký toàn thư, Sĩ Nhiếp là người có tài kinh bang tế thế, tài năng và đức độ của ông vượt xa các thủ lĩnh chính trị của nước Hán đương thời. Hơn nữa, Sĩ Nhiếp còn là người rất thông hiểu kinh sách và tích cực truyền bá Nho giáo và Đạo giáo vào Việt Nam. Vì thế, các nhà Nho Việt Nam đời sau rất kính trọng Sĩ Nhiếp, tôn là “Sĩ vương” và xem Sĩ Nhiếp là ông Tổ của nền học vấn phương Nam – “Nam giao học tổ”. Miền đất Giao Châu dưới quyền cai trị của ông là một xã hội ổn định và thịnh vượng. Vua Hán Hiến Đế thời đó đã phải ngợi khen: “Giao Châu là đất văn hiến, sông núi hun đúc, trân bảo rất nhiều, văn vật khả quan, nhân tài kiệt xuất”(11). Do vậy, ở Trung Quốc từ đời Hán đến đời Đường khi xảy ra loạn lạc nhiều người từ miền Nam Trung Quốc tìm cách di cư sang Giao Châu. Nhiều sĩ phu người Hán đến nương náu nơi đây đều được Sĩ Nhiếp khuyến khích mở trường dạy Nho học. Sử thần Ngô Sĩ Liên nhận xét: “Nước ta thông thi thư, học lễ nhạc, làm một nước văn hiến, là bắt đầu từ Sĩ Vương, công đức ấy không những chỉ ở đương thời mà còn truyền mãi đời sau, há chẳng lớn sao?(12). Góp sức vào việc truyền bá đạo Nho còn có cả những danh nho Trung Quốc do đối lập về chính trị mà bị triều đình đày đi biệt xứ ngoài biên ải, như Ngu Phiên bị đày sang Giao Châu mở trường “dạy học không biết mỏi, môn đệ thường có đến vài trăm”(13). Tại các trung tâm châu trị, quận trị như Luy Lâu, Long Biên, Tư Phố, Cư Phong… đều có các trường để truyền bá Nho giáo và Hán học. Theo học các trường này không chỉ có con em của những người Hán cai trị và những người Hán di cư mà còn có cả con em của những người giàu có, của một số hào mục địa phương có hợp tác với chính quyền đô hộ. Trong số họ, có một số người Giao Chỉ, Cửu Chân học giỏi, đỗ đạt và được bổ nhiệm làm quan ở Trung Quốc, như Trương Trọng, Lý Tiến, Lý Cầm, Bốc Long…(14). Thậm chí, nhiều người Giao Châu du học tận kinh đô Trường An của nhà Đường. Hai anh em Khương Công Phụ và Khương Công Phục là người Cửu Chân đỗ tiến sĩ ở Trường An và được bổ nhiệm làm quan ở triều đình. Đạo Phật được truyền vào Việt Nam khoảng đầu kỷ nguyên Tây lịch.” Vậy trên lãnh thổ của nhà Hậu Hán, sau đó đã tồn tại ba trung tâm Phật giáo là Luy Lâu, Lạc Dương và Bành Thành. Sử liệu cổ của Trung Hoa cũng không ghi nhận được rõ ràng sự hình thành của hai trung tâm Lạc Dương và Bành Thành, chỉ có Luy Lâu thuộc Giao Chỉ là được xác định rõ ràng và sớm nhất và còn là bàn đạp cho việc hình thành hai trung tâm kia. Từ nửa sau thế kỷ thứ hai, Luy Lâu đã tồn tại như một trung tâm Phật giáo quan trọng và phồn thịnh. Điều này cho thấy việc du nhập Phật giáo vào Giao Châu là rất sớm, có lẽ từ đầu Công nguyên. Theo Thiền Uyển Tập Anh(15), một bộ sách quan trọng về các vấn đề lịch sử, tư tưởng, văn học của Phật giáo Việt Nam nói riêng và của dân tộc nói chung, thì Phật giáo được truyền vào nước ta trực tiếp từ Ấn Độ, trước cả Trung Quốc. Những vị cao tăng đầu tiên ở Giao Chỉ được nhắc đến trong sử sách từ cuối thế kỷ II trở đi, nhưng nhiều bằng chứng cho thấy Phật giáo đã được truyền bá sang đây nhiều năm trước từ những nhà sư Ấn Độ. Sự phát triển của Phật giáo ở Giao Chỉ bắt đầu từ sớm và mạnh mẽ, tạo nên một sự ảnh hưởng văn hóa lớn đối với người dân bản địa sau này. Thực tế, vào thời Mâu Tử, Luy Lâu là một trong ba trung tâm Phật giáo lớn nhất Trung Quốc. Hai nơi còn lại là Lạc Dương và Bành Thành. Lạc Dương nổi lên là trung tâm Phật giáo trong thời Hán Minh Đế (58-75) khi ông cho một đoàn đi Ấn Độ thỉnh kinh Phật đem truyền bá vào Trung Quốc. Nhiều ý kiến cho rằng trung tâm Lạc Dương xuất phát từ trung tâm Bành Thành và trung tâm Bành Thành chịu ảnh hưởng từ Luy Lâu. Trước đó, Phật giáo đã xuất hiện ở Trung Quốc từ trước Công nguyên nhưng vẫn còn rời rạc và nhỏ lẻ, đến thời Hán Minh Đế mới được cắm rễ thực sự. Nhiều học giả cho rằng đạo Phật trước thời Hán Minh Đế và cả sau này truyền bá sang Trung Quốc bằng đường biển, điều đó khiến cho việc Luy Lâu được tiếp xúc với Phật giáo Ấn Độ sớm hơn là điều dễ hiểu. Mâu Tử học Phật ở Luy Lâu càng chứng tỏ Luy Lâu phải có hệ thống Phật giáo phát triển từ trước đó. Trong Lý Hoặc Luận, Mâu Tử đã miêu tả về thói hư tật xấu của tăng đoàn Giao Chỉ, trong thời gian đó nhà Hán vẫn chưa có tăng đoàn và suốt thời Hán vẫn chưa cho phép người Trung Quốc chính thức xuất gia Quy y Tam bảo. Mặc dù chưa có ghi chép chính thức về những người đầu tiên mang Phật giáo vào Việt Nam, nhưng sự xuất hiện của các tăng sĩ Ấn Độ vẫn được đề cập đến, trong đó nổi bật là Ma Ha Kỳ Vực và Khâu Đà La đến Giao Chỉ trong khoảng 169-189 và Chi Cương Lương ở đây dịch kinh vào các năm 255-256. Một trong những vị tăng gốc Giao Chỉ nổi tiếng đầu tiên là Khương Tăng Hội, người vẫn còn đang tranh cãi liệu có phải là tổ của Thiền tông Việt Nam hay không. Khương Tăng Hội có cha mẹ là người nước Khương Cư (Uzbekistan), đến Giao Chỉ buôn bán và sinh ra ông ở đây. Ông lớn lên và xuất gia ở Giao Chỉ, đến năm 247, thì đến kinh đô Kiến Nghiệp của Ngô và truyền đạo ở đây. Khương Tăng Hội có nhiều trước tác và bản dịch về Phật giáo nổi tiếng và có giá trị đến sau này. Căn cứ vào các tài liệu như Hậu Hán Thư trong đó có câu chuyện Sở Vương Anh theo Phật giáo, sách Lý Hoặc Luận của Mâu Tử viết tại Việt Nam vào hạ bán thế kỷ thứ hai, kinh Tứ Thập Nhị Chương và một số tài liệu khác, cho ta thấy rằng trong đời Hậu Hán (thế kỷ thứ nhất và thứ hai) ngoài hai trung tâm Phật giáo ở Trung Hoa, còn có một trung tâm Phật giáo rất quan trọng khác ở Giao Chỉ (tức Việt Nam), lúc bấy giờ đang nội thuộc Trung Quốc. Cho đến nay, trung tâm Phật giáo Luy Lâu vẫn là đề tài nóng khá lôi cuốn đối với người tìm hiểu Phật giáo Việt Nam. Thượng Tọa Thích Thiện Hạnh Chú thích: 3. Lê Mạnh Thát. Lịch sử Phật giáo Việt Nam tập 1, Nxb.Thuận Hóa, 1999, trang 36. 4. Lê Mạnh Thát. Lịch sử Phật giáo Việt Nam tập 1, Nxb.Thuận Hóa, 1999, trang 38-45. 5. Lê Mạnh Thát. Lịch sử Phật giáo Việt Nam tập 1, Nxb.Thuận Hóa, 1999, trang 61-70. 6. Theo Nguyễn Lang, Việt Nam Phật giáo sử luận, in lần thứ 3, Nxb Văn hóa, Hà Nội, 1992 7. Trần Văn Giàu. Sự phát triển của tư tưởng Việt Nam từ thế kỷ XIX đến Cách mạng tháng Tám. Sđd., t.1, tr.57. 8. Trương Hữu Quýnh, Phan Đại Doãn, Nguyễn Cảnh Minh. Đại cương lịch sử Việt Nam, t.1. Nxb Giáo dục, Hà Nội, 1998, tr. 60. 9. Xem: Trương Hữu Quýnh, Phan Đại Doãn, Nguyễn Cảnh Minh. Đại cương lịch sử Việt Nam, t.1. Nxb Giáo dục, Hà Nội, 1998, tr. 60. 9. Đại Việt sử ký toàn thư, t.1. Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội, 1998, tr.155. 10. Trần Văn Giàu. Giá trị tinh thần truyền thống của dân tộc Việt Nam. Nxb TP. Hồ Chí Minh, 1993, tr.87. 11. Đại Việt sử ký toàn thư. Sđd., t.1, tr.164. 12. Trần Văn Giàu. Sự phát triển của tư tưởng Việt Nam từ thế kỷ XIX đến Cách mạng tháng Tám. Sđd., t.1, tr.61. 13. Nguyễn Tài Thư (chủ biên). Lịch sử tư tưởng Việt Nam, t.1. Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội, 1998, tr.81. 14. Tác phẩm bằng chữ Hán, trước đây thường được xem là khuyết danh, nhưng theo học giả Lê Mạnh Thát thì có thể là do Thiền sư Kim Sơn soạn, niên soạn là năm Đinh Sửu Khai Hựu (1337). Tham khảo Nghiên cứu về Thiền uyển tập anh của Lê Mạnh Thát, Nxb. TPHCM, 1999. 15. Hồ Thích Luận Học Cận Trước, Thượng Hải, 1935 Nguồn: Phật Giáo Khác với nhiều tư tưởng cho rằng Phật giáo Việt Nam truyền trực tiếp từ Trung Quốc, nhưng nhiều nguồn sử liệu cho thấy Phật giáo Việt Nam truyền trực tiếp từ Ấn Độ vào những năm đầu Công nguyên, rồi sau đó mới truyền qua Trung Quốc chứ không phải Phật giáo từ Trung Quốc truyền qua Việt Nam. Căn cứ theo các di tích lịch sử đình chùa xưa và sử liệu để lại đời Hậu Hán, sách Lý Hoặc Luận của Mâu Tử, Đại Tạng Kinh…cho ta thấy Phật giáo Việt Nam được du nhập từ thế kỷ thứ III trước Tây lịch và hình thành từ thế kỷ thứ I, đầu kỷ nguyên Tây lịch. Phật giáo được truyền thẳng từ Ấn Độ sang Giao Chỉ. Lúc này, ngoài hai trung tâm Phật giáo Lạc Dương, Bành Thành ở Trung Hoa, cũng đã hình thành trung tâm Phật giáo Liên Lâu (Luy Lâu) tại Giao Chỉ “một chiếc nôi của Phật giáo”. Cho đến nay, trung tâm Phật giáo Luy Lâu vẫn là đề tài nóng khá lôi cuốn đối với người tìm hiểu Phật giáo Việt Nam. Theo Việt Nam Phật giáo sử luận: “Đạo Phật được truyền vào Việt Nam khoảng đầu kỷ nguyên Tây lịch.” Sự du nhập của Phật giáo vào nước ta ở những bước căn bản đầu tiên thật ra không phải xuất phát từ Trung Hoa, mà chính là được truyền vào trực tiếp từ Ấn Độ.I. Đạo Phật du nhập vào Việt Nam từ thời kỳ đầu công nguyên 1. Địa lý Theo như nhiều sách sử để lại, năm 273 vua Asoka lên ngôi ở Ấn Độ, ông đã cử nhiều phái đoàn ra nước ngoài truyền đạo đến các nước phương Tây, phương Đông cũng như các nước Đông Nam Á. Một vấn đề cần được nhắc đến đầu tiên là trước khi Phật giáo du nhập nước ta, tại đây đã có một nền văn hóa phong phú. Căn bản của nền văn hóa này xây dựng trên cơ sở của nền văn minh nông nghiệp với các thành tựu rực rỡ, mà cụ thể là ngoài những chứng tích của các nền văn minh còn lại, như vào thời Hai Bà Trưng, tại nước ta đã có bộ Việt luật, trong đó hơn 10 điều khác với Hán luật(3), những dấu tích về ngôn ngữ Việt qua bài Việt ca còn sót lại trong thư tịch cổ Trung Quốc(4), có hệ thống lịch pháp riêng, hoàn toàn khác với lịch pháp phương Bắc(5), những tín ngưỡng đặc thù cổ xưa còn lưu lại trong tín ngưỡng Phật điện đến tận ngày nay và đặc biệt là nền văn hóa này có sức mạnh tiếp thu và đã chủ động bản địa hóa Phật giáo, một yếu tố văn hóa nước ngoài, để phù hợp với nó; và hơn thế nữa, biến nó trở thành một trong những vũ khí sắc bén và uy vũ đối kháng âm mưu đồng hóa và nô dịch về văn hóa của phương Bắc ngay từ những ngày đầu. Đạo Phật xuất hiện ở Việt Nam từ xa xưa trong các truyền thuyết và truyện cổ tích.2. Quá trình du nhập và phát triển Sự du nhập của Phật giáo vào nước ta ở những bước căn bản đầu tiên thật ra không phải xuất phát từ Trung Hoa, mà chính là được truyền vào trực tiếp từ Ấn Độ. Dựa trên những chứng liệu lịch sử đáng tin cậy, một số nhà nghiên cứu chuyên sâu, có uy tín về Phật giáo đã khẳng định điều này(6).Những tài liệu và hiện vật mà khảo cổ học Việt Nam phát hiện được đã chứng minh rằng, người Văn Lang, Âu Lạc thời xưa có nền văn hóa phát triển phong phú, rực rỡ, “biểu hiện bằng các món dụng cụ, trang sức, trống đồng, thạp đồng, mũi tên đồng, thành quách,… mà người Việt Nam hiện nay rất tự hào”(7). Tuy nhiên, năm 179 trước Công nguyên (TCN), Âu Lạc rơi vào ách đô hộ của nhà Triệu, mở đầu một thời kỳ đen tối kéo dài hơn một nghìn năm đầy đau thương tủi nhục trong lịch sử nước ta, thường gọi là thời kỳ Bắc thuộc(8). Sau khi chiếm được nước ta, Triệu Đà chia Âu Lạc thành hai quận là Giao Chỉ, Cửu Chân và sát nhập vào nước Nam Việt. Đạo Phật xuất hiện ở Việt Nam từ xa xưa trong các truyền thuyết và truyện cổ tích. Lĩnh Nam Chích Quái (viết vào thời Trần và hiệu chỉnh thời Lê) có chép truyện Chử Đồng Tử và Man Nương, trong đó Chử Đồng Tử, sống vào thời Hùng Vương được một vị tăng là Ngưỡng Quang truyền phép. Những vị học Phật được ghi chép đầu tiên ở Giao Chỉ phải kể đến Mâu Tử và Khương Tăng Hội. Tại Luy Lâu (Bắc Ninh), Mâu Tử gặp được đạo Phật ở đây và chuyên tâm học Phật. Nhiều năm sau, ông viết Lý Hoặc Luận (lý giải những điều còn nghi hoặc về đạo Phật), dùng tư tưởng của mình để đối đáp với những người cho rằng ông bỏ đạo của thánh hiền (Khổng giáo, Lão giáo) để học thứ đạo của man di. Lý Hoặc Luận được xem là trước tác đầu tiên bằng chữ Hán về Phật giáo, vậy chính Mâu Tử là người học Phật ở Giao Chỉ. Tại Luy Lâu (Bắc Ninh), Mâu Tử gặp được đạo Phật ở đây và chuyên tâm học Phật.3. Phật giáo vào Việt Nam thời kỳ đầu Công nguyên Trong những năm đầu Công nguyên, Việt Nam đang ở thời kỳ Bắc thuộc(9), về tôn giáo tầng lớp trên của xã hội bắt đầu chịu ảnh hưởng của tư tưởng Nho giáo, tầng lớp dưới có quan niệm về ông trời, gây phúc họa cho con người và quan niệm đa thần giáo trong tín ngưỡng dân gian.Trong thời kỳ này còn có các tín ngưỡng bản địa của cư dân nông nghiệp lúa nước, cộng với sự tồn tại của Nho giáo, đạo Lão được Trung Quốc truyền vào, tuy nhiên các tín ngưỡng, tôn giáo đó còn có nhiều mặt khiếm khuyết đối với đời sống tâm linh cộng đồng và đạo Phật đã bổ sung vào chỗ thiếu hụt ấy. Vì vậy đạo Phật ở Việt Nam được giao thoa bởi các tín ngưỡng bản địa, cũng như ảnh hưởng bởi đạo Lão ở Việt Nam.Năm 111 TCN, nhà Hán thôn tính Nam Việt và biến Âu Lạc thành đất đai của nhà Hán. Âu Lạc bị chia thành ba quận thuộc bộ Giao Chỉ là: Giao Chỉ, Cửu Chân và Nhật Nam. Để nô dịch nhân dân ta về tư tưởng, ngay từ thời Tây Hán, Nho giáo đã được chính quyền đô hộ truyền bá vào nước ta.Theo Đại Việt sử ký toàn thư, vào thời kỳ đầu Công nguyên, hai viên thái thú quận Giao Chỉ và Cửu Chân là Tích Quang và Nhâm Diên đã tích cực “dựng học hiệu” để dạy lễ nghĩa, tức mở trường dạy Nho học và truyền bá phong tục Hán tộc. Nho giáo vào Việt Nam chính thức từ đây và “Phong tục văn minh của đất Lĩnh Nam bắt đầu từ hai thái thú ấy”(10). Đến thời Sĩ Nhiếp, một người gốc Hán làm thái thú Giao Chỉ thì việc học Nho ở nước ta đã tương đối phổ biến. Theo Đại Việt sử ký toàn thư, Sĩ Nhiếp là người có tài kinh bang tế thế, tài năng và đức độ của ông vượt xa các thủ lĩnh chính trị của nước Hán đương thời. Hơn nữa, Sĩ Nhiếp còn là người rất thông hiểu kinh sách và tích cực truyền bá Nho giáo và Đạo giáo vào Việt Nam. Vì thế, các nhà Nho Việt Nam đời sau rất kính trọng Sĩ Nhiếp, tôn là “Sĩ vương” và xem Sĩ Nhiếp là ông Tổ của nền học vấn phương Nam – “Nam giao học tổ”. Miền đất Giao Châu dưới quyền cai trị của ông là một xã hội ổn định và thịnh vượng. Vua Hán Hiến Đế thời đó đã phải ngợi khen: “Giao Châu là đất văn hiến, sông núi hun đúc, trân bảo rất nhiều, văn vật khả quan, nhân tài kiệt xuất”(11). Do vậy, ở Trung Quốc từ đời Hán đến đời Đường khi xảy ra loạn lạc nhiều người từ miền Nam Trung Quốc tìm cách di cư sang Giao Châu. Nhiều sĩ phu người Hán đến nương náu nơi đây đều được Sĩ Nhiếp khuyến khích mở trường dạy Nho học. Sử thần Ngô Sĩ Liên nhận xét: “Nước ta thông thi thư, học lễ nhạc, làm một nước văn hiến, là bắt đầu từ Sĩ Vương, công đức ấy không những chỉ ở đương thời mà còn truyền mãi đời sau, há chẳng lớn sao?(12). Góp sức vào việc truyền bá đạo Nho còn có cả những danh nho Trung Quốc do đối lập về chính trị mà bị triều đình đày đi biệt xứ ngoài biên ải, như Ngu Phiên bị đày sang Giao Châu mở trường “dạy học không biết mỏi, môn đệ thường có đến vài trăm”(13). Tại các trung tâm châu trị, quận trị như Luy Lâu, Long Biên, Tư Phố, Cư Phong… đều có các trường để truyền bá Nho giáo và Hán học. Theo học các trường này không chỉ có con em của những người Hán cai trị và những người Hán di cư mà còn có cả con em của những người giàu có, của một số hào mục địa phương có hợp tác với chính quyền đô hộ. Trong số họ, có một số người Giao Chỉ, Cửu Chân học giỏi, đỗ đạt và được bổ nhiệm làm quan ở Trung Quốc, như Trương Trọng, Lý Tiến, Lý Cầm, Bốc Long…(14). Thậm chí, nhiều người Giao Châu du học tận kinh đô Trường An của nhà Đường. Hai anh em Khương Công Phụ và Khương Công Phục là người Cửu Chân đỗ tiến sĩ ở Trường An và được bổ nhiệm làm quan ở triều đình. Đạo Phật được truyền vào Việt Nam khoảng đầu kỷ nguyên Tây lịch.”Vậy trên lãnh thổ của nhà Hậu Hán, sau đó đã tồn tại ba trung tâm Phật giáo là Luy Lâu, Lạc Dương và Bành Thành. Sử liệu cổ của Trung Hoa cũng không ghi nhận được rõ ràng sự hình thành của hai trung tâm Lạc Dương và Bành Thành, chỉ có Luy Lâu thuộc Giao Chỉ là được xác định rõ ràng và sớm nhất và còn là bàn đạp cho việc hình thành hai trung tâm kia.Từ nửa sau thế kỷ thứ hai, Luy Lâu đã tồn tại như một trung tâm Phật giáo quan trọng và phồn thịnh. Điều này cho thấy việc du nhập Phật giáo vào Giao Châu là rất sớm, có lẽ từ đầu Công nguyên.Theo Thiền Uyển Tập Anh(15), một bộ sách quan trọng về các vấn đề lịch sử, tư tưởng, văn học của Phật giáo Việt Nam nói riêng và của dân tộc nói chung, thì Phật giáo được truyền vào nước ta trực tiếp từ Ấn Độ, trước cả Trung Quốc.Những vị cao tăng đầu tiên ở Giao Chỉ được nhắc đến trong sử sách từ cuối thế kỷ II trở đi, nhưng nhiều bằng chứng cho thấy Phật giáo đã được truyền bá sang đây nhiều năm trước từ những nhà sư Ấn Độ. Sự phát triển của Phật giáo ở Giao Chỉ bắt đầu từ sớm và mạnh mẽ, tạo nên một sự ảnh hưởng văn hóa lớn đối với người dân bản địa sau này. Thực tế, vào thời Mâu Tử, Luy Lâu là một trong ba trung tâm Phật giáo lớn nhất Trung Quốc. Hai nơi còn lại là Lạc Dương và Bành Thành. Lạc Dương nổi lên là trung tâm Phật giáo trong thời Hán Minh Đế (58-75) khi ông cho một đoàn đi Ấn Độ thỉnh kinh Phật đem truyền bá vào Trung Quốc. Nhiều ý kiến cho rằng trung tâm Lạc Dương xuất phát từ trung tâm Bành Thành và trung tâm Bành Thành chịu ảnh hưởng từ Luy Lâu.Trước đó, Phật giáo đã xuất hiện ở Trung Quốc từ trước Công nguyên nhưng vẫn còn rời rạc và nhỏ lẻ, đến thời Hán Minh Đế mới được cắm rễ thực sự. Nhiều học giả cho rằng đạo Phật trước thời Hán Minh Đế và cả sau này truyền bá sang Trung Quốc bằng đường biển, điều đó khiến cho việc Luy Lâu được tiếp xúc với Phật giáo Ấn Độ sớm hơn là điều dễ hiểu. Mâu Tử học Phật ở Luy Lâu càng chứng tỏ Luy Lâu phải có hệ thống Phật giáo phát triển từ trước đó. Trong Lý Hoặc Luận, Mâu Tử đã miêu tả về thói hư tật xấu của tăng đoàn Giao Chỉ, trong thời gian đó nhà Hán vẫn chưa có tăng đoàn và suốt thời Hán vẫn chưa cho phép người Trung Quốc chính thức xuất gia Quy y Tam bảo. Mặc dù chưa có ghi chép chính thức về những người đầu tiên mang Phật giáo vào Việt Nam, nhưng sự xuất hiện của các tăng sĩ Ấn Độ vẫn được đề cập đến, trong đó nổi bật là Ma Ha Kỳ Vực và Khâu Đà La đến Giao Chỉ trong khoảng 169-189 và Chi Cương Lương ở đây dịch kinh vào các năm 255-256. Một trong những vị tăng gốc Giao Chỉ nổi tiếng đầu tiên là Khương Tăng Hội, người vẫn còn đang tranh cãi liệu có phải là tổ của Thiền tông Việt Nam hay không. Khương Tăng Hội có cha mẹ là người nước Khương Cư (Uzbekistan), đến Giao Chỉ buôn bán và sinh ra ông ở đây. Ông lớn lên và xuất gia ở Giao Chỉ, đến năm 247, thì đến kinh đô Kiến Nghiệp của Ngô và truyền đạo ở đây. Khương Tăng Hội có nhiều trước tác và bản dịch về Phật giáo nổi tiếng và có giá trị đến sau này.Căn cứ vào các tài liệu như Hậu Hán Thư trong đó có câu chuyện Sở Vương Anh theo Phật giáo, sách Lý Hoặc Luận của Mâu Tử viết tại Việt Nam vào hạ bán thế kỷ thứ hai, kinh Tứ Thập Nhị Chương và một số tài liệu khác, cho ta thấy rằng trong đời Hậu Hán (thế kỷ thứ nhất và thứ hai) ngoài hai trung tâm Phật giáo ở Trung Hoa, còn có một trung tâm Phật giáo rất quan trọng khác ở Giao Chỉ (tức Việt Nam), lúc bấy giờ đang nội thuộc Trung Quốc. Cho đến nay, trung tâm Phật giáo Luy Lâu vẫn là đề tài nóng khá lôi cuốn đối với người tìm hiểu Phật giáo Việt Nam.Thượng Tọa Thích Thiện Hạnh Chú thích:3. Lê Mạnh Thát. Lịch sử Phật giáo Việt Nam tập 1, Nxb.Thuận Hóa, 1999, trang 36.4. Lê Mạnh Thát. Lịch sử Phật giáo Việt Nam tập 1, Nxb.Thuận Hóa, 1999, trang 38-45.5. Lê Mạnh Thát. Lịch sử Phật giáo Việt Nam tập 1, Nxb.Thuận Hóa, 1999, trang 61-70.6. Theo Nguyễn Lang, Việt Nam Phật giáo sử luận, in lần thứ 3, Nxb Văn hóa, Hà Nội, 19927. Trần Văn Giàu. Sự phát triển của tư tưởng Việt Nam từ thế kỷ XIX đến Cách mạng tháng Tám. Sđd., t.1, tr.57.8. Trương Hữu Quýnh, Phan Đại Doãn, Nguyễn Cảnh Minh. Đại cương lịch sử Việt Nam, t.1. Nxb Giáo dục, Hà Nội, 1998, tr. 60.9. Xem: Trương Hữu Quýnh, Phan Đại Doãn, Nguyễn Cảnh Minh. Đại cương lịch sử Việt Nam, t.1. Nxb Giáo dục, Hà Nội, 1998, tr. 60.9. Đại Việt sử ký toàn thư, t.1. Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội, 1998, tr.155.10. Trần Văn Giàu. Giá trị tinh thần truyền thống của dân tộc Việt Nam. Nxb TP. Hồ Chí Minh, 1993, tr.87.11. Đại Việt sử ký toàn thư. Sđd., t.1, tr.164.12. Trần Văn Giàu. Sự phát triển của tư tưởng Việt Nam từ thế kỷ XIX đến Cách mạng tháng Tám. Sđd., t.1, tr.61.13. Nguyễn Tài Thư (chủ biên). Lịch sử tư tưởng Việt Nam, t.1. Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội, 1998, tr.81.14. Tác phẩm bằng chữ Hán, trước đây thường được xem là khuyết danh, nhưng theo học giả Lê Mạnh Thát thì có thể là do Thiền sư Kim Sơn soạn, niên soạn là năm Đinh Sửu Khai Hựu (1337). Tham khảo Nghiên cứu về Thiền uyển tập anh của Lê Mạnh Thát, Nxb. TPHCM, 1999.15. Hồ Thích Luận Học Cận Trước, Thượng Hải, 1935Nguồn: Phật Giáo Trở về đầu trang Phật Giáo Việt Nam 0 Tổng số: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10