Tài liệu về Đền Thượng – Thụy Khuê Tài liệu về Đền Thượng – Thụy Khuê Đền Thượng là nơi thờ phụng đức Văn Xương Đế Quân và đức Quan Thánh Đế Quân. Đền nằm trên eo lưng ngọn Sài lĩnh, thuộc phận sự của thôn Thụy Khuê, xã Sài Sơn, huyện Quốc Oai, tỉnh Hà Tây (nay thuộc Hà Nội), là một trong nhiều điểm danh lam tín ngưỡng trong quần thể đại danh lam Chùa Thầy. Kế bên đền Thượng là chùa Bối Am, một ngôi chùa cổ có trên ngàn năm tuổi; phía núi đầu rồng mặt trước ngọn Sài lĩnh có Chùa Long Đẩu; lưng chừng mặt trước ngọn Sài lĩnh là Đính Sơn Tự (Chùa Cao), vốn là Hiển Thụy Am, tương truyền là nơi Đức Thánh Tổ hóa thân; và tại miệng rồng ở mặt trước ngọn Sài lĩnh là Thiên Phúc Tự (Chùa Cả), một trong những ngôi chùa cổ nhất và lớn nhất Việt nam. Đền được thiết kế theo hình chữ SỸ (<span style="font-family: " ms="" gothic";mso-bidi-font-family:" ms="" gothic""="">士), vốn xuất phát từ tấm lòng coi trọng hiền tài, tôn vinh kẻ sỹ của tiền nhân xưa, và cũng bởi đền được dựng lên để phụng thờ đức Văn Xương Đế Quân và Quan Thánh Đế Quân. Tính tới nay, ngôi đền đã trải qua nhiều lần sửa sang, tu bổ, lớn nhất và gần đây nhất phải kể đến đợt trùng tu năm Canh Thìn 2000, khi ấy, ngôi đền hầu như được phục dựng lại toàn bộ. Kế bên đền khi xưa còn có lầu chuông, nhưng qua thăng trầm của lịch sử nay chỉ còn là phế tích. Đền Thượng ở trên núi Sài, Quốc Oai, thờ phụng Quan Thánh Đế Quân và Văn Xương Đế Quân. Đền vẫn còn giữ được 2 sắc phong thời Khải Định. Câu đối: 兼儒道釋之䙮身係儒流天地大 當魏蜀呉亗日心存蜀漢岳星光 Kiêm Nho Đạo Thích chi quyền? thân hệ Nho lưu thiên địa đại Đương Ngụy Thục Ngô tuế nhật tâm tồn Thục Hán nhạc tinh quang. 八宝車書通北極 萬年禮樂燦南宫 Bát bảo xa thư thông Bắc cực Vạn niên lễ nhạc xán Nam cung 天定公衡文章從本領 人師大節忠義滿朝廷 Thiên định công hành văn chương tòng bản lĩnh Nhân sư đại tiết trung nghĩa mãn triều đình. “Tham thiên tán hóa”, ấy là lời tiền nhân ca tụng công đức diệu kỳ của các bậc thiện Thánh được thờ phụng tại đền, có thể dự vào trong trời đất mà giúp công cho Tạo hóa phù trợ và giáo hóa quần sinh. Bởi thế, đền là nơi các bậc tiền nhân học cao hiểu rộng, các sỹ tử nấu sử mài kinh khi xưa thường tới lui chiêm bái, ứng mộng, và cậy nhờ uy đức thánh hiền gia hộ để thêm viễn chí bền gan, khai mở để trí tuệ thêm thông đạt. Thời xưa như thế, thời nay cũng như thế. Thiên nhân cảm ứng. Phúc đức là do thiện triệu vời. Thiện báo, ác báo, như bóng theo hình, trồng đậu nên đậu, trồng dưa thành dưa. Lời cổ nhân chẳng thể nào sai được. Đức Văn Xương cũng dạy rằng: làm điều thiện, gần thì báo ứng ngay cho mình, xa thì báo ứng đến cháu con, trăm phúc đưa tới, nghìn lành nhóm lại. Ấy là khích lệ người đời hành thiện, để cho người người, nhà nhà, và cả thiên hạ đều được phúc báo thanh thái. Ngẫm rằng, vật đổi sao dời, thế cuộc mỗi thời mỗi khác, xưa bãi biển nay đã thành nương dâu, đó là lẽ thường trong trời đất. Đền Thượng cũng chẳng thể đứng ngoài vòng quy luật ấy. Nhưng cậy nhẽ trời che đất chở, cũng bởi uy đức các bậc thiện Thánh, kế đến là công sức của người dân thôn Thụy Khuê và lòng thành của chư vị thập phương, và hơn cả là sự soi xét của nhà nước mà tới nay Đền Thượng vẫn còn đứng đó giữa đất trời. Như thế chẳng phải là điều lành lắm sao? Nhưng ngặt nỗi, lầu chuông xưa vẫn còn u khuất, cảnh cũ nay chỉ còn là nền hoang. Ngó mà xót xa.Thật chẳng khác nào: “Lối xưa xe ngựa hồn thu thảo Nền cũ lâu đài bóng tịch dương” (Bài thơ “Thăng long thành hoài cổ” của Bà Huyện Thanh quan) Chỉ mong một ngày không xa, quốc gia sẽ minh khảo và định liệu, chư vị thập phương chí thành ra tay giúp rập, để cảnh xưa lại về chốn cũ thì thực đúng là khơi thông lại mạch nguồn quá khứ, gắn bó lại giềng mối cổ kim, đắp bồi quả phúc, vun xới nhân lành. Công đức ấy thực không sao kể xiết. Vài lời dông dài, cúi xin oai linh các vị thiện Thánh đại xá, mong được chư vị bổ khuyết thêm. Thực là may lắm. Đôi lời phi lộ Cổ nhân dạy: cây có cội, nước có nguồn, con người có tổ tiên, quê hương, bản quán. Thế mà chúng tôi vốn dĩ là người được sinh ra ở đất Thụy Khuê, song thân phụ mẫu và tổ tiên đời đời cũng ở đất Thụy Khuê, được cha sinh mẹ dưỡng, ăn cơm uống nước ở đất Thụy Khuê mà lớn lên, vậy nên trong lòng rất muốn làm được một điều gì đó, dù là nhỏ nhoi, gọi là chút báo đáp. Chúng tôi cũng tự biết rằng sức mình có hạn, việc mình có thể làm thì chẳng khác nào muối bỏ bể. Nhưng cũng lại nghĩ, người Thụy Khuê và thập phương chư vị còn nhiều lắm, chung lưng lại thì việc gì cũng có thể làm được. Nghĩ thế nên lại hăm hở bắt tay vào. Nhìn hết xung quanh, thấy rằng những việc lớn đều đã có người làm cả, hoặc giả như chưa có người làm thì mình cũng không đủ sức. Chỉ thấy có ngôi đền Thượng, thờ đức Văn Xương Đế Quân và Quan Thánh Đế Quân, may chăng là nơi chúng tôi có thể góp tay vào một chút gì đó. Lại thấy, trải qua thời gian và nhiều biến cố lịch sử, thông tin về đền Thượng bị tản mát đi nhiều, thông tin bằng văn bản thì hầu như không còn gì, thông tin truyền miệng mà các bậc cao niên còn nhớ được lại không chắc chắn, không thống nhất với nhau, và có nhiều điểm không chính xác. Vì vậy, nếu không kịp thời bổ cứu, ghi lại thì e rằng thông tin về một ngôi đền đặc sắc như đền Thượng sẽ còn khuyết thêm đi nữa, thậm chí bị sai lệch mãi. Bởi thế, chúng tôi sưu tầm khảo cứu các nguồn tư liệu khác nhau để tập hợp ra cuốn sách này, với mong muốn góp được một đôi lời làm sáng tỏ và tán thán công đức của các bậc thiện Thánh được phụng thờ tại đền Thượng, và cũng để phổ biến cho nhiều người cùng biết đến ngôi đền Thượng ở Thụy Khuê, một ngôi đền độc đáo, một dấu ấn văn hóa truyền thống đặc sắc trong vùng văn hóa xứ Đoài. Vốn dĩ ban đầu chúng tôi chỉ có ý định viết một bài giới thiệu nhỏ, tạm gọi là bài ký, về ngôi đền Thượng. Nhưng rồi hẳn được các vị trợ duyên, nên cuối cùng tập hợp ra thành cuốn sách này. Thực lòng mà nói, hầu hết nội dung cuốn sách là do chúng tôi sưu tầm được từ các nguồn khác nhau, tập hợp chung vào một chỗ và sắp xếp lại để tiện tra cứu. Còn phần tự biên soạn của chúng tôi thì chẳng đáng kể gì. Cuốn sách được chia thành bảy phần, trong đó có một phần Phụ lục. Phần Một – Tổng quan đền Thượng là phần giới thiệu khái quát về đền Thượng trong tổng thể xứ Đoài và khu vực chùa Thầy nói chung. Phần Hai – Cận cảnh đền Thượng là phần chính của cuốn sách này, bao gồm các tư liệu chúng tôi đã sưu tầm được về các vị được phụng thờ tại đền Thượng. Sau những hưng phế của lịch sử, thông tin về các vị không còn nhiều; đền phả và các đạo sắc cũng thất lạc đi gần hết. Vì thế, người đến thăm viếng đền có khi cũng chỉ biết sơ qua rằng đây là đền thờ đức Thánh Văn Xương Đế Quân mà chẳng biết sâu hơn, hoặc thậm chí không biết thông tin gì cả. Vì vậy, chúng tôi nghĩ rằng, nếu đưa ra được thông tin về các vị một cách rõ ràng hơn thì một mặt đó là sự tán thán công đức của các vị ấy, mặt khác là để tránh tệ mê tín dị đoan, vì mê tín dị đoan chỉ là do người ta không biết mà “tín” một cách vô căn cớ mà thôi. Ở phần Hai này, chúng tôi cũng có phần Hai vị phối thờ với đức Văn Xương Đế Quân, trong đó giới thiệu một số quan điểm khác nhau về tên gọi của hai vị phối thờ với đức Văn Xương Đế Quân. Tuy nhiên, do khả năng và thời gian có hạn, thông tin mà chúng tôi sưu tầm và cung cấp trong phần này chắc vẫn còn nhiều thiếu sót, chúng tôi cũng nhân đây mong muốn các vị hiểu rộng chỉ bảo cho để có thể khẳng định và làm sáng tỏ thêm về các vị được thờ phụng tại đền Thượng. Ngoài ra, chúng tôi cũng đưa vào phần Bàn về bốn vị phối thờ tại đền Thượng. Trong phần này, chúng tôi chỉ ra các điểm không chính xác trong cách hiểu của nhà đền về danh tính và vị trí của bốn pho tượng phối thờ với đức Văn Xương và Quan Thánh Đế tại đền Thượng, đồng thời đính chính lại các điểm không chính xác đó. Trong quá trình biên soạn cuốn sách này, chúng tôi cũng có tới thăm và khảo sát đền Ngọc Sơn tại Hà nội. Vì vậy, trong phần Hai này, chúng tôi cũng đưa vào phần So sánh đền Thượng và đền Ngọc Sơn. Phần Ba – Điển tích và Giai thoại gồm một số điển tích và giai thoại liên quan đến các vị. Lẽ thường, các bậc đã được dân gian tôn làm thánh thần thì ắt phải đi liền với các điển tích và giai thoại đẹp và huyền bí. Đời này kế tiếp đời kia, có vị thì số lượng điển tích và giai thoại ngày càng nhiều lên, thậm chí giữa chúng còn có điểm khác nhau; có vị thì thông tin tản mát đi nhiều, chẳng còn lại được bao nhiêu. Âu đó cũng là điều bình thường trong lịch sử. Nhưng cũng vì vậy mà cần phải ghi chép lại để tránh bị tản mát đi thêm nữa. Phần Bốn – Đạo giáo là một số thông tin giới thiệu tổng quát về Đạo giáo, dòng tín ngưỡng thịnh hành một thời mà đền Thượng là một chứng tích. Phần Năm – Nho giáo là phần khái lược về Nho giáo nói chung và Nho giáo – khoa cử của nước ta qua các triều đại phong kiến, và một số tác phẩm mang tính triết học của các bậc danh nho nước ta. Thiết nghĩ, đền Thượng là nơi thờ phụng đức Thánh Văn Xương Đế Quân, thờ phụng sự học hành, khoa cử, vì vậy cũng cần có thêm chút thông tin sơ lược về nền Nho học và chế độ khoa cử nước nhà. Mặt khác, khi nhắc tới Nho học, cũng cần phải gạn đục khơi trong để tìm lấy những cái hay mà phát huy thêm trong thời đại ngày nay, và bỏ đi những nội dung tư tưởng không còn phù hợp nữa. Đặc biệt là là phải sửa lại lối học từ chương của Nho gia ngày xưa, vốn nặng về khoa cử, chỉ chuyên tâm học hành để tiến thân bằng con đường khoa cử, khiến cho con người bị lệ thuộc quá nhiều vào kinh điển, sách vở, mà làm hạn chế tính sáng tạo của cá nhân, và hạn chế tính hữu dụng của kiến thức học được. Và cuối cùng là phần Phụ lục, bao gồm một số trước tác văn học đặc sắc có liên quan đến các vị được phụng thờ tại đền Thượng và liên quan tới khu vực Chùa Thầy; và thông tin về một số nơi khác ở nước ta cũng có thờ đức Văn Xương Đế Quân. Cuối sách là mục Sơ lược tiểu sử tác giả và nhân vật có tài liệu được sử dụng trong cuốn sách này hoặc được nhắc tới trong cuốn sách này. Do hiểu biết có hạn, thông tin về các vị có thể còn thiếu sót hoặc thậm chí sai sót ít nhiều, mặc dù chúng tôi đã hết sức cố gắng truy tầm và chắp nối. Rất mong được các vị lượng thứ. Để tập hợp thành cuốn sách này, chúng tôi đã được sự giúp đỡ nhiệt tình của cụ thủ từ đền Thượng, và các vị cao niên có hiểu biết về tôn giáo tín ngưỡng, nhà Hà nội học Nguyễn Vinh Phúc, và nhiều người khác nữa. Chúng tôi xin chân thành cám ơn tất cả các vị. Tôi cũng không thể không nhắc tới tới tất cả các thành viên trong gia đình tôi, từ mẹ tôi, vợ tôi, tới các anh chị em tôi, những người đã khích lệ và ủng hộ tôi rất nhiều trong quá trình sưu tầm và biên soạn cuốn sách. Trong quá trình sưu tầm tài liệu cho cuốn sách này, chúng tôi may mắn được tiếp xúc với tập thơ “Sài Sơn thi lục – 1930”, do nhà sư Thông Thi 通 詩, hiệu Như Tùng 如 松, trụ trì chùa Đính Sơn (chùa Cao) sưu tầm từ các bút tích, di cảo của các vị có danh tiếng còn lưu lại tại khu vực chùa Thầy, cử nhân Hoàng Thúc Hội 黃 叔 會 biên tập, in tại chùa Thầy, năm Bảo Đại 5 (1930). Hiện tại Viện Hán Nôm còn lưu hai bản “Sài Sơn Thi Lục” (bản ký hiệu A.3033 gồm 172 trang, 6 tựa, 1 bạt; và bản ký hiệu VHv.2358: 164 trang, 5 tựa, 1 bạt). Bản mà chúng tôi được tiếp xúc là bản gồm 84 bài, 15 bài thơ chữ Nôm và 69 bài thơ chữ Hán, được cụ Yên Sơn Nguyễn Bá Hân, nhà nghiên cứu Hán Nôm, nhà giáo nghỉ hưu, người làng Yên Sở, huyện Hoài Đức phiên âm và dịch sang quốc ngữ, bổ sung thêm 4 bài khác thành 88 bài, và đặt lại tên là Rừng thơ bên núi. Đây là bản thảo chưa xuất bản của cụ Yên Sơn Nguyễn Bá Hân, làm năm 1998. Ngoài ra, Câu lạc bộ Hán Nôm Quốc Oai cũng đang biên dịch một bản “Sài Sơn Thi Lục” khác, gồm 184 trang, 77 bài thơ chữ Hán, 19 bài thơ chữ Nôm, văn bia và 2 bài phú. Giống như duyên kỳ ngộ, chúng tôi được tiếp xúc với cụ Yên Sơn Nguyễn Bá Hân, và qua đó tiếp xúc với bản thảo của công trình dịch này mà cụ chưa xuất bản, và càng may mắn hơn nữa là được cụ cho phép sử dụng bản thảo ấy vào cuốn sách này. Nhân đây chúng tôi xin bày tỏ lời cám ơn chân thành tới cụ. Các tư liệu khi được sưu tầm và trích dẫn, nếu có xuất xứ, tác giả cụ thể thì đều được ghi rõ; tuy nhiên, cũng có một vài tư liệu mà nguồn gốc xuất xứ không rõ, hoặc do được trích qua trích lại nhiều lần mà thành ra không có xuất xứ thì đành không ghi nguồn gốc, xin chân thành cám ơn tác giả các tư liệu đó và mong được các vị lượng thứ. Do không có trình độ Hán ngữ, các tư liệu chúng tôi sưu tầm được trong cuốn sách này nếu có xuất xứ bằng chữ Hán thì đều chỉ là ở dạng bản dịch; việc thông tin có chính xác hay không vì thế đành phụ thuộc vào người dịch các tư liệu này. Chúng tôi chỉ biết cám ơn các vị ấy và không dám có ý kiến gì thêm. Mặt khác, do hiểu biết có hạn, khả năng sưu tầm tư liệu còn nhiều hạn chế, thời gian lại không nhiều, các tư liệu trong cuốn sách này có chỗ thì đối chiếu được giữa các nguồn khác nhau để khẳng định, có chỗ thì không làm được, chỉ biết biên vào đây để các vị xem xét, chỉnh lý, bổ khuyết cho. Chúng tôi vẫn tự biết rằng làm sách là công việc không bao giờ dễ dàng, đặc biệt là về một địa điểm tâm linh như đền Thượng. Đức Khổng Tử có dạy: đối với quỷ thần thì chỉ nên “kính nhi viễn chi”, càng tôn kính thì càng nên giữ khoảng cách. Thêm nữa, tư liệu mà nhà đền và một số ít người cao tuổi còn sót lại ở địa phương có thể cung cấp cho chúng tôi dù bằng văn bản hay bằng đường truyền khẩu thì chẳng có bao nhiêu, thậm chí không chính xác. Điều đó khiến cho việc làm của chúng tôi gặp rất nhiều khó khăn, chẳng khác nào giữa rừng tìm chim, mò kim đáy bể. Thế thì tại sao chúng tôi vẫn cứ gắng mải miết mà làm ? Như thế chẳng phải là không biết tự lượng sức mình mà làm liều hay sao ? Lại nữa, việc chỉ ra sai sót ở chỗ này chỗ kia chắc sẽ không tránh khỏi làm mếch lòng người này người khác; việc ấy không phải là việc mà kẻ khôn ngoan thông thường vẫn làm. Nhưng thiết nghĩ, biết mà không nói cũng là có tội, bởi vì như thế chẳng những làm phí hoài giá trị văn hóa quý báu của đền Thượng mà còn có thể làm người sau hiểu sai đi ý nghĩa cao đẹp mà tiền nhân gửi gắm vào công trình văn hóa đặc sắc này; việc hiểu sai nếu cứ tiếp diễn lâu dài thì sẽ thành nếp không thể sửa được. Và như thế thì càng có tội lớn với tiền nhân. Vì thế, chúng tôi đành làm kẻ liều mạng, làm kẻ thiếu khôn ngoan theo cái nhẽ thông thường mà làm ra cuốn sách này. Run sợ còn chưa đủ, chứ đâu có mong gì một chút hư danh hão huyền. Tuy vậy, khả năng của chúng tôi cũng chỉ có giới hạn, mà tri thức thì vô cùng, vì thế chúng tôi tin rằng những thông tin mà chúng tôi cung cấp trong cuốn sách này vẫn còn nhiều sai sót. Cúi xin oai linh các vị thiện Thánh đại xá, mong chư vị niệm tình lượng thứ và chỉ bảo cho để cùng hướng tới một mục đích chung, đó là làm sáng tỏ thêm những diệu ý mà tiền nhân xưa gửi gắm vào đền Thượng nhưng qua thăng trầm của lịch sử đã bị bụi thời gian che mờ phủ khuất. Nếu như trong sách này có thông tin nào sai sót thì chỉ mình tôi chịu trách nhiệm, còn như có chút công đức nào, tôi nguyện hồi hướng cả cho thất tổ cửu huyền được vãng sinh tịnh độ, cho toàn thể gia đình, cha mẹ, vợ con, anh em, họ hàng, bạn bè, làng xóm, hết thảy chúng sinh, đều được bình sinh an lạc, chung cuộc thành tựu, sinh về Tây phương. Nam mô A Di Đà Phật! Thụy Khuê, Mùa thu năm Mậu Tý, 2008 NTT kính ghi Nguồn: Đền Thượng - Thụy Khê Blog Normal 0 false false false EN-US X-NONE X-NONE /* Style Definitions */ table.MsoNormalTable {mso-style-name:"Table Normal"; mso-tstyle-rowband-size:0; mso-tstyle-colband-size:0; mso-style-noshow:yes; mso-style-priority:99; mso-style-parent:""; mso-padding-alt:0in 5.4pt 0in 5.4pt; mso-para-margin-top:0in; mso-para-margin-right:0in; mso-para-margin-bottom:8.0pt; mso-para-margin-left:0in; line-height:107%; mso-pagination:widow-orphan; font-size:14.0pt; mso-bidi-font-size:11.0pt; font-family:"Times New Roman",serif; mso-bidi-font-family:"Times New Roman"; mso-bidi-theme-font:minor-bidi;} Đền Thượng là nơi thờ phụng đức Văn Xương Đế Quân và đức Quan Thánh Đế Quân. Đền nằm trên eo lưng ngọn Sài lĩnh, thuộc phận sự của thôn Thụy Khuê, xã Sài Sơn, huyện Quốc Oai, tỉnh Hà Tây (nay thuộc Hà Nội), là một trong nhiều điểm danh lam tín ngưỡng trong quần thể đại danh lam Chùa Thầy. Kế bên đền Thượng là chùa Bối Am, một ngôi chùa cổ có trên ngàn năm tuổi; phía núi đầu rồng mặt trước ngọn Sài lĩnh có Chùa Long Đẩu; lưng chừng mặt trước ngọn Sài lĩnh là Đính Sơn Tự (Chùa Cao), vốn là Hiển Thụy Am, tương truyền là nơi Đức Thánh Tổ hóa thân; và tại miệng rồng ở mặt trước ngọn Sài lĩnh là Thiên Phúc Tự (Chùa Cả), một trong những ngôi chùa cổ nhất và lớn nhất Việt nam. Đền được thiết kế theo hình chữ SỸ (士), vốn xuất phát từ tấm lòng coi trọng hiền tài, tôn vinh kẻ sỹ của tiền nhân xưa, và cũng bởi đền được dựng lên để phụng thờ đức Văn Xương Đế Quân và Quan Thánh Đế Quân. Tính tới nay, ngôi đền đã trải qua nhiều lần sửa sang, tu bổ, lớn nhất và gần đây nhất phải kể đến đợt trùng tu năm Canh Thìn 2000, khi ấy, ngôi đền hầu như được phục dựng lại toàn bộ. Kế bên đền khi xưa còn có lầu chuông, nhưng qua thăng trầm của lịch sử nay chỉ còn là phế tích. Đền Thượng ở trên núi Sài, Quốc Oai, thờ phụng Quan Thánh Đế Quân và Văn Xương Đế Quân. Đền vẫn còn giữ được 2 sắc phong thời Khải Định. Câu đối: 兼儒道釋之䙮身係儒流天地大 當魏蜀呉亗日心存蜀漢岳星光 Kiêm Nho Đạo Thích chi quyền? thân hệ Nho lưu thiên địa đại Đương Ngụy Thục Ngô tuế nhật tâm tồn Thục Hán nhạc tinh quang. 八宝車書通北極 萬年禮樂燦南宫 Bát bảo xa thư thông Bắc cực Vạn niên lễ nhạc xán Nam cung 天定公衡文章從本領 人師大節忠義滿朝廷 Thiên định công hành văn chương tòng bản lĩnh Nhân sư đại tiết trung nghĩa mãn triều đình. “Tham thiên tán hóa”, ấy là lời tiền nhân ca tụng công đức diệu kỳ của các bậc thiện Thánh được thờ phụng tại đền, có thể dự vào trong trời đất mà giúp công cho Tạo hóa phù trợ và giáo hóa quần sinh. Bởi thế, đền là nơi các bậc tiền nhân học cao hiểu rộng, các sỹ tử nấu sử mài kinh khi xưa thường tới lui chiêm bái, ứng mộng, và cậy nhờ uy đức thánh hiền gia hộ để thêm viễn chí bền gan, khai mở để trí tuệ thêm thông đạt. Thời xưa như thế, thời nay cũng như thế. Thiên nhân cảm ứng. Phúc đức là do thiện triệu vời. Thiện báo, ác báo, như bóng theo hình, trồng đậu nên đậu, trồng dưa thành dưa. Lời cổ nhân chẳng thể nào sai được. Đức Văn Xương cũng dạy rằng: làm điều thiện, gần thì báo ứng ngay cho mình, xa thì báo ứng đến cháu con, trăm phúc đưa tới, nghìn lành nhóm lại. Ấy là khích lệ người đời hành thiện, để cho người người, nhà nhà, và cả thiên hạ đều được phúc báo thanh thái. Ngẫm rằng, vật đổi sao dời, thế cuộc mỗi thời mỗi khác, xưa bãi biển nay đã thành nương dâu, đó là lẽ thường trong trời đất. Đền Thượng cũng chẳng thể đứng ngoài vòng quy luật ấy. Nhưng cậy nhẽ trời che đất chở, cũng bởi uy đức các bậc thiện Thánh, kế đến là công sức của người dân thôn Thụy Khuê và lòng thành của chư vị thập phương, và hơn cả là sự soi xét của nhà nước mà tới nay Đền Thượng vẫn còn đứng đó giữa đất trời. Như thế chẳng phải là điều lành lắm sao? Nhưng ngặt nỗi, lầu chuông xưa vẫn còn u khuất, cảnh cũ nay chỉ còn là nền hoang. Ngó mà xót xa.Thật chẳng khác nào: “Lối xưa xe ngựa hồn thu thảo Nền cũ lâu đài bóng tịch dương” (Bài thơ “Thăng long thành hoài cổ” của Bà Huyện Thanh quan) Chỉ mong một ngày không xa, quốc gia sẽ minh khảo và định liệu, chư vị thập phương chí thành ra tay giúp rập, để cảnh xưa lại về chốn cũ thì thực đúng là khơi thông lại mạch nguồn quá khứ, gắn bó lại giềng mối cổ kim, đắp bồi quả phúc, vun xới nhân lành. Công đức ấy thực không sao kể xiết. Vài lời dông dài, cúi xin oai linh các vị thiện Thánh đại xá, mong được chư vị bổ khuyết thêm. Thực là may lắm. Đôi lời phi lộ Cổ nhân dạy: cây có cội, nước có nguồn, con người có tổ tiên, quê hương, bản quán. Thế mà chúng tôi vốn dĩ là người được sinh ra ở đất Thụy Khuê, song thân phụ mẫu và tổ tiên đời đời cũng ở đất Thụy Khuê, được cha sinh mẹ dưỡng, ăn cơm uống nước ở đất Thụy Khuê mà lớn lên, vậy nên trong lòng rất muốn làm được một điều gì đó, dù là nhỏ nhoi, gọi là chút báo đáp. Chúng tôi cũng tự biết rằng sức mình có hạn, việc mình có thể làm thì chẳng khác nào muối bỏ bể. Nhưng cũng lại nghĩ, người Thụy Khuê và thập phương chư vị còn nhiều lắm, chung lưng lại thì việc gì cũng có thể làm được. Nghĩ thế nên lại hăm hở bắt tay vào. Nhìn hết xung quanh, thấy rằng những việc lớn đều đã có người làm cả, hoặc giả như chưa có người làm thì mình cũng không đủ sức. Chỉ thấy có ngôi đền Thượng, thờ đức Văn Xương Đế Quân và Quan Thánh Đế Quân, may chăng là nơi chúng tôi có thể góp tay vào một chút gì đó. Lại thấy, trải qua thời gian và nhiều biến cố lịch sử, thông tin về đền Thượng bị tản mát đi nhiều, thông tin bằng văn bản thì hầu như không còn gì, thông tin truyền miệng mà các bậc cao niên còn nhớ được lại không chắc chắn, không thống nhất với nhau, và có nhiều điểm không chính xác. Vì vậy, nếu không kịp thời bổ cứu, ghi lại thì e rằng thông tin về một ngôi đền đặc sắc như đền Thượng sẽ còn khuyết thêm đi nữa, thậm chí bị sai lệch mãi. Bởi thế, chúng tôi sưu tầm khảo cứu các nguồn tư liệu khác nhau để tập hợp ra cuốn sách này, với mong muốn góp được một đôi lời làm sáng tỏ và tán thán công đức của các bậc thiện Thánh được phụng thờ tại đền Thượng, và cũng để phổ biến cho nhiều người cùng biết đến ngôi đền Thượng ở Thụy Khuê, một ngôi đền độc đáo, một dấu ấn văn hóa truyền thống đặc sắc trong vùng văn hóa xứ Đoài. Vốn dĩ ban đầu chúng tôi chỉ có ý định viết một bài giới thiệu nhỏ, tạm gọi là bài ký, về ngôi đền Thượng. Nhưng rồi hẳn được các vị trợ duyên, nên cuối cùng tập hợp ra thành cuốn sách này. Thực lòng mà nói, hầu hết nội dung cuốn sách là do chúng tôi sưu tầm được từ các nguồn khác nhau, tập hợp chung vào một chỗ và sắp xếp lại để tiện tra cứu. Còn phần tự biên soạn của chúng tôi thì chẳng đáng kể gì. Cuốn sách được chia thành bảy phần, trong đó có một phần Phụ lục. Phần Một – Tổng quan đền Thượng là phần giới thiệu khái quát về đền Thượng trong tổng thể xứ Đoài và khu vực chùa Thầy nói chung. Phần Hai – Cận cảnh đền Thượng là phần chính của cuốn sách này, bao gồm các tư liệu chúng tôi đã sưu tầm được về các vị được phụng thờ tại đền Thượng. Sau những hưng phế của lịch sử, thông tin về các vị không còn nhiều; đền phả và các đạo sắc cũng thất lạc đi gần hết. Vì thế, người đến thăm viếng đền có khi cũng chỉ biết sơ qua rằng đây là đền thờ đức Thánh Văn Xương Đế Quân mà chẳng biết sâu hơn, hoặc thậm chí không biết thông tin gì cả. Vì vậy, chúng tôi nghĩ rằng, nếu đưa ra được thông tin về các vị một cách rõ ràng hơn thì một mặt đó là sự tán thán công đức của các vị ấy, mặt khác là để tránh tệ mê tín dị đoan, vì mê tín dị đoan chỉ là do người ta không biết mà “tín” một cách vô căn cớ mà thôi. Ở phần Hai này, chúng tôi cũng có phần Hai vị phối thờ với đức Văn Xương Đế Quân, trong đó giới thiệu một số quan điểm khác nhau về tên gọi của hai vị phối thờ với đức Văn Xương Đế Quân. Tuy nhiên, do khả năng và thời gian có hạn, thông tin mà chúng tôi sưu tầm và cung cấp trong phần này chắc vẫn còn nhiều thiếu sót, chúng tôi cũng nhân đây mong muốn các vị hiểu rộng chỉ bảo cho để có thể khẳng định và làm sáng tỏ thêm về các vị được thờ phụng tại đền Thượng. Ngoài ra, chúng tôi cũng đưa vào phần Bàn về bốn vị phối thờ tại đền Thượng. Trong phần này, chúng tôi chỉ ra các điểm không chính xác trong cách hiểu của nhà đền về danh tính và vị trí của bốn pho tượng phối thờ với đức Văn Xương và Quan Thánh Đế tại đền Thượng, đồng thời đính chính lại các điểm không chính xác đó. Trong quá trình biên soạn cuốn sách này, chúng tôi cũng có tới thăm và khảo sát đền Ngọc Sơn tại Hà nội. Vì vậy, trong phần Hai này, chúng tôi cũng đưa vào phần So sánh đền Thượng và đền Ngọc Sơn. Phần Ba – Điển tích và Giai thoại gồm một số điển tích và giai thoại liên quan đến các vị. Lẽ thường, các bậc đã được dân gian tôn làm thánh thần thì ắt phải đi liền với các điển tích và giai thoại đẹp và huyền bí. Đời này kế tiếp đời kia, có vị thì số lượng điển tích và giai thoại ngày càng nhiều lên, thậm chí giữa chúng còn có điểm khác nhau; có vị thì thông tin tản mát đi nhiều, chẳng còn lại được bao nhiêu. Âu đó cũng là điều bình thường trong lịch sử. Nhưng cũng vì vậy mà cần phải ghi chép lại để tránh bị tản mát đi thêm nữa. Phần Bốn – Đạo giáo là một số thông tin giới thiệu tổng quát về Đạo giáo, dòng tín ngưỡng thịnh hành một thời mà đền Thượng là một chứng tích. Phần Năm – Nho giáo là phần khái lược về Nho giáo nói chung và Nho giáo – khoa cử của nước ta qua các triều đại phong kiến, và một số tác phẩm mang tính triết học của các bậc danh nho nước ta. Thiết nghĩ, đền Thượng là nơi thờ phụng đức Thánh Văn Xương Đế Quân, thờ phụng sự học hành, khoa cử, vì vậy cũng cần có thêm chút thông tin sơ lược về nền Nho học và chế độ khoa cử nước nhà. Mặt khác, khi nhắc tới Nho học, cũng cần phải gạn đục khơi trong để tìm lấy những cái hay mà phát huy thêm trong thời đại ngày nay, và bỏ đi những nội dung tư tưởng không còn phù hợp nữa. Đặc biệt là là phải sửa lại lối học từ chương của Nho gia ngày xưa, vốn nặng về khoa cử, chỉ chuyên tâm học hành để tiến thân bằng con đường khoa cử, khiến cho con người bị lệ thuộc quá nhiều vào kinh điển, sách vở, mà làm hạn chế tính sáng tạo của cá nhân, và hạn chế tính hữu dụng của kiến thức học được. Và cuối cùng là phần Phụ lục, bao gồm một số trước tác văn học đặc sắc có liên quan đến các vị được phụng thờ tại đền Thượng và liên quan tới khu vực Chùa Thầy; và thông tin về một số nơi khác ở nước ta cũng có thờ đức Văn Xương Đế Quân. Cuối sách là mục Sơ lược tiểu sử tác giả và nhân vật có tài liệu được sử dụng trong cuốn sách này hoặc được nhắc tới trong cuốn sách này. Do hiểu biết có hạn, thông tin về các vị có thể còn thiếu sót hoặc thậm chí sai sót ít nhiều, mặc dù chúng tôi đã hết sức cố gắng truy tầm và chắp nối. Rất mong được các vị lượng thứ. Để tập hợp thành cuốn sách này, chúng tôi đã được sự giúp đỡ nhiệt tình của cụ thủ từ đền Thượng, và các vị cao niên có hiểu biết về tôn giáo tín ngưỡng, nhà Hà nội học Nguyễn Vinh Phúc, và nhiều người khác nữa. Chúng tôi xin chân thành cám ơn tất cả các vị. Tôi cũng không thể không nhắc tới tới tất cả các thành viên trong gia đình tôi, từ mẹ tôi, vợ tôi, tới các anh chị em tôi, những người đã khích lệ và ủng hộ tôi rất nhiều trong quá trình sưu tầm và biên soạn cuốn sách. Trong quá trình sưu tầm tài liệu cho cuốn sách này, chúng tôi may mắn được tiếp xúc với tập thơ “Sài Sơn thi lục – 1930”, do nhà sư Thông Thi 通 詩, hiệu Như Tùng 如 松, trụ trì chùa Đính Sơn (chùa Cao) sưu tầm từ các bút tích, di cảo của các vị có danh tiếng còn lưu lại tại khu vực chùa Thầy, cử nhân Hoàng Thúc Hội 黃 叔 會 biên tập, in tại chùa Thầy, năm Bảo Đại 5 (1930). Hiện tại Viện Hán Nôm còn lưu hai bản “Sài Sơn Thi Lục” (bản ký hiệu A.3033 gồm 172 trang, 6 tựa, 1 bạt; và bản ký hiệu VHv.2358: 164 trang, 5 tựa, 1 bạt). Bản mà chúng tôi được tiếp xúc là bản gồm 84 bài, 15 bài thơ chữ Nôm và 69 bài thơ chữ Hán, được cụ Yên Sơn Nguyễn Bá Hân, nhà nghiên cứu Hán Nôm, nhà giáo nghỉ hưu, người làng Yên Sở, huyện Hoài Đức phiên âm và dịch sang quốc ngữ, bổ sung thêm 4 bài khác thành 88 bài, và đặt lại tên là Rừng thơ bên núi. Đây là bản thảo chưa xuất bản của cụ Yên Sơn Nguyễn Bá Hân, làm năm 1998. Ngoài ra, Câu lạc bộ Hán Nôm Quốc Oai cũng đang biên dịch một bản “Sài Sơn Thi Lục” khác, gồm 184 trang, 77 bài thơ chữ Hán, 19 bài thơ chữ Nôm, văn bia và 2 bài phú. Giống như duyên kỳ ngộ, chúng tôi được tiếp xúc với cụ Yên Sơn Nguyễn Bá Hân, và qua đó tiếp xúc với bản thảo của công trình dịch này mà cụ chưa xuất bản, và càng may mắn hơn nữa là được cụ cho phép sử dụng bản thảo ấy vào cuốn sách này. Nhân đây chúng tôi xin bày tỏ lời cám ơn chân thành tới cụ. Các tư liệu khi được sưu tầm và trích dẫn, nếu có xuất xứ, tác giả cụ thể thì đều được ghi rõ; tuy nhiên, cũng có một vài tư liệu mà nguồn gốc xuất xứ không rõ, hoặc do được trích qua trích lại nhiều lần mà thành ra không có xuất xứ thì đành không ghi nguồn gốc, xin chân thành cám ơn tác giả các tư liệu đó và mong được các vị lượng thứ. Do không có trình độ Hán ngữ, các tư liệu chúng tôi sưu tầm được trong cuốn sách này nếu có xuất xứ bằng chữ Hán thì đều chỉ là ở dạng bản dịch; việc thông tin có chính xác hay không vì thế đành phụ thuộc vào người dịch các tư liệu này. Chúng tôi chỉ biết cám ơn các vị ấy và không dám có ý kiến gì thêm. Mặt khác, do hiểu biết có hạn, khả năng sưu tầm tư liệu còn nhiều hạn chế, thời gian lại không nhiều, các tư liệu trong cuốn sách này có chỗ thì đối chiếu được giữa các nguồn khác nhau để khẳng định, có chỗ thì không làm được, chỉ biết biên vào đây để các vị xem xét, chỉnh lý, bổ khuyết cho. Chúng tôi vẫn tự biết rằng làm sách là công việc không bao giờ dễ dàng, đặc biệt là về một địa điểm tâm linh như đền Thượng. Đức Khổng Tử có dạy: đối với quỷ thần thì chỉ nên “kính nhi viễn chi”, càng tôn kính thì càng nên giữ khoảng cách. Thêm nữa, tư liệu mà nhà đền và một số ít người cao tuổi còn sót lại ở địa phương có thể cung cấp cho chúng tôi dù bằng văn bản hay bằng đường truyền khẩu thì chẳng có bao nhiêu, thậm chí không chính xác. Điều đó khiến cho việc làm của chúng tôi gặp rất nhiều khó khăn, chẳng khác nào giữa rừng tìm chim, mò kim đáy bể. Thế thì tại sao chúng tôi vẫn cứ gắng mải miết mà làm ? Như thế chẳng phải là không biết tự lượng sức mình mà làm liều hay sao ? Lại nữa, việc chỉ ra sai sót ở chỗ này chỗ kia chắc sẽ không tránh khỏi làm mếch lòng người này người khác; việc ấy không phải là việc mà kẻ khôn ngoan thông thường vẫn làm. Nhưng thiết nghĩ, biết mà không nói cũng là có tội, bởi vì như thế chẳng những làm phí hoài giá trị văn hóa quý báu của đền Thượng mà còn có thể làm người sau hiểu sai đi ý nghĩa cao đẹp mà tiền nhân gửi gắm vào công trình văn hóa đặc sắc này; việc hiểu sai nếu cứ tiếp diễn lâu dài thì sẽ thành nếp không thể sửa được. Và như thế thì càng có tội lớn với tiền nhân. Vì thế, chúng tôi đành làm kẻ liều mạng, làm kẻ thiếu khôn ngoan theo cái nhẽ thông thường mà làm ra cuốn sách này. Run sợ còn chưa đủ, chứ đâu có mong gì một chút hư danh hão huyền. Tuy vậy, khả năng của chúng tôi cũng chỉ có giới hạn, mà tri thức thì vô cùng, vì thế chúng tôi tin rằng những thông tin mà chúng tôi cung cấp trong cuốn sách này vẫn còn nhiều sai sót. Cúi xin oai linh các vị thiện Thánh đại xá, mong chư vị niệm tình lượng thứ và chỉ bảo cho để cùng hướng tới một mục đích chung, đó là làm sáng tỏ thêm những diệu ý mà tiền nhân xưa gửi gắm vào đền Thượng nhưng qua thăng trầm của lịch sử đã bị bụi thời gian che mờ phủ khuất. Nếu như trong sách này có thông tin nào sai sót thì chỉ mình tôi chịu trách nhiệm, còn như có chút công đức nào, tôi nguyện hồi hướng cả cho thất tổ cửu huyền được vãng sinh tịnh độ, cho toàn thể gia đình, cha mẹ, vợ con, anh em, họ hàng, bạn bè, làng xóm, hết thảy chúng sinh, đều được bình sinh an lạc, chung cuộc thành tựu, sinh về Tây phương. Nam mô A Di Đà Phật! Thụy Khuê, Mùa thu năm Mậu Tý, 2008 NTT kính ghiNguồn: Đền Thượng - Thụy Khê Blog Trở về đầu trang Đền Thượng thờ phụng đức Văn Xương Đế Quân và đức Quan Thánh Đế Quân núi Sài thôn Thụy Khuê xã Sài Sơn huyện Quốc Oai thành phố Hà Nội 0 Tổng số: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10