Nếu bạn từng nhiều lần du lịch miền Tây và thăm các chùa chiền ở vùng đất này, có lẽ bạn sẽ không cảm thấy quá lạ lẫm trước nét đẹp độc đáo của những ngôi chùa Khmer. Tuy nhiên với những du khách lần đầu du lịch Bạc Liêu, chùa Xiêm Cán thực sự là một công trình kiến trúc kỳ vĩ, đẹp và nổi bật.
Theo lịch sử ghi lại, ngôi chùa này được xây dựng vào năm 1887 với diện tích ban đầu là 4.500 m2. Thuở ban sơ, chùa có tên tiếng Khmer Komphisako, thể hiện sự uyên bác và sâu xa của trí tuệ phật pháp.
Về sau, một bộ phận người gốc Hoa đến đây định cư đã dịch tên chùa thành Xiêm Cán. Trong tiếng Hoa, Xiêm Cán có nghĩa là “giáp nước” dùng để chỉ ngôi chùa nằm cạnh bờ biển. Vậy là từ ấy đến nay, chùa được gọi tên Xiêm Cán, vừa đơn giản dễ nhớ, lại vừa có nét gì đó rất ấn tượng.
Đến nay, ngôi chùa đẹp ở miền Tây này đã trải qua 9 đời trụ trì và một vài lần trùng tu, sửa chữa. Có thể Xiêm Cán không phải là ngôi cổ tự lâu đời nhất, cũng chưa phải là chùa lớn nhất nhưng về vẻ đẹp tráng lệ và quy mô, ngôi chùa này luôn là điểm đến được yêu thích bậc nhất Bạc Liêu.
Chùa có kiến trúc đặc trưng của của Khmer
Điều khác biệt của chùa Khmer với những ngôi chùa bình thường khác chính là sự tinh tế, tỉ mẩn trong từng vách từng, mái nhà và trụ cột. Có đi sâu vào khuôn viên bên trong và nhìn ngắm thật kỹ, bạn mới cảm nhận được trọn vẹn vẻ đẹp mà chùa Xiêm Cán sở hữu.
Kiến trúc nổi bật từ cổng chính Chùa Xiêm Cán
Quần thể kiến trúc tâm linh Xiêm Cán gồm nhiều hạng mục quay mặt về hướng Đông, được xây dụng theo trường phái Phật giáo Nam Tông đặc trưng. Ở đây có hệ thống tường thành bao quanh, cổng tam quan, chính điện, tháp chuông, cột trụ biểu, khu mộ tháp và khu vực các sư thầy nghỉ ngơi.
Cổng thứ hai của chùa Xiêm Cán
Về màu sắc, chùa Xiêm Cán Bạc Liêu có gam màu tương tự như những ngôi chùa Khmer khác. Đó là sắc vàng đậm rực rỡ, pha thêm gam màu đỏ cam để tạo điểm nhất. Vẻ đẹp và sắc màu của ngôi chùa này dễ khiến du khách liên tưởng đến hệ thống chùa chiềng hoành tráng ở Campuchia, Thái Lan.
Tòa chính điện của chùa Xiêm Cán
Đến trước cổng tam quan, bạn sẽ thấy được dấu ấn văn hóa tín ngưỡng của người Khmer thể hiện qua nhiều bức phù điêu đắp nổi. Bảng tên cổng thiết kế kiểu tháp nhọn đặc trưng của kiến trúc Angkor, có thêm hình ảnh tượng phật ngồi giữa uy nghiêm. Ngoài ra, bên dưới bảng tên cổng còn có hai chim thần Krut và hai con rắn năm đầu uốn lượn.
Vẻ đẹp rực rỡ bên trong tòa chính điện
Bước qua khỏi cổng, du khách sẽ được tận hưởng cảm giác dạo bộ dưới một con đường mát rượi rợp bóng cây xanh trước khi chiêm ngưỡng vẻ đẹp của Chính Điện nhà chùa. Chính Điện được xây theo hình chữ nhật, rộng 18m và chiều dài gấp đôi.
Những bức bích họa bên trong tòa chính điện kể về cuộc đời của Phật
Điểm đặc biệt của tòa Chính Điện là tập trung mở rộng cửa ở hai bên nhằm tránh ánh nắng buổi sáng chiếu thẳng vào điện thờ. Vì tất cả các hạng mục trong chùa đều hướng thẳng phía Đông. Theo quan niệm của người Khmer, chánh điện thường quay về hướng Đông vì họ cho rằng con đường tu hành của Phật đi từ Tây sang Đông.
Tượng Phật nằm bên ngoài tòa chính điện
Tọa lạc trên nền gạch cao 1,5m với ba bậc cấp cùng một hành lang bao quanh, chánh điện chùa Xiêm Cán có góc mái của mỗi đỉnh đều được đắp khúc đuôi rắn dài, uốn cong, mềm mại. Tòa chánh điện có chiều cao 36,3 m được xem là cao nhất trong quần thể chùa Khmer Nam Bộ tại Việt Nam.
Khu mộ tháp của chùa
Vẻ đẹp bên trong Chính Điện mang một màu sắc rực rỡ, nổi bật và trang nghiêm. Nơi đây được thực hiện với tổng cộng 100 cây cột bê tông tròn, tạo sự vững chắc cho tòa nhã.
Tòa chánh điện được chống bởi 100 cây cột trụ hình tròn được chạm trổ tinh vi
Ở mỗi điểm tiếp giáp giữa các đầu cột và mái đều là đầu rắn thần Nagar. Trong quan niệm của người Khmer, con rắn đã được đức Phật giáo hóa bằng chính lòng từ bi. Từ đó, rắn trở thành linh vật bảo vệ cho nhà chùa.
Tháp Xá lợi
Phía bên ngoài, đối diện chính điện là cột trụ biểu với hình tượng của con rắn 5 đầu, dùng để thắp nến vào những ngày lễ. Ở đây muốn ngụ ý rằng giáo lý Phật pháp sẽ soi sáng cho nhân loại, giúp mọi người sống hướng thiện như chính loài rắn được thuần hóa nhờ tấm lòng từ bi hỷ xả của Đức Phật.
Kiến trúc đặc trưng của mái chùa
Phía sau đó nữa là khu nhà truyền thống – sala được xây dựng vô cùng kiên cố và bằng gỗ hoàn toàn. Cũng trang trí khá công phu với những họa tiết độc đáo dù qua bao nhiêu năm vẫn còn nguyên vẹn. Ở hành lang còn có chiếc chuông lớn với màu đen nổi. Đặc biệt hơn phía trên sala ở chùa Xiêm Cán có những bức tượng thái tử Sidatta cưỡi trên lưng bạch mã được Xanac đưa qua sông đi tìm đường giác ngộ.
Tượng hình Xanac dắt con bạch mã đưa thái tử Sidatta qua sông tìm đường giác ngộ
Đối diện sala chính là 2 tòa tháp Phật kích thước khác nhau, bên trong có các bức tượng Phật đen huyền vô cùng độc đáo. Bên cạnh đó còn có tòa tháp xá lợi được chia làm 2 tầng, bên dưới bốn xung quanh là tượng voi trắng nổi bật. Bên trên xếp tầng với những bức tượng sư tử, rắn thần cùng đỉnh tháp nhọn cao vút.
Khu nhà Sala
Chùa Xiêm Cán có sala là giảng đường, nhà hội xây mới vào năm 1997 bằng tiền của các Phật tử quyên góp. Trên sala có khắc tượng hình Xanac dắt con bạch mã đưa thái tử Sidatta qua sông tìm đường giác ngộ. Trong sala có bàn thờ Phật và bàn ghế, sàn ván để tín đồ bàn bạc trước khi lên chánh điện. Vách trần sala được trang trí các họa tiết, bích họa khá công phu.
Không chỉ là ngôi chùa nổi tiếng với phong cách nghệ thuật lẫn kiến trúc độc đáo. Chùa Xiêm Cán còn được biết đến là nơi lưu giữ và hình thành nên nhiều nét đẹp văn hóa trong đời sống tâm linh của đồng bào dân tộc người Khmer. Chùa còn lưu giữ bộ sách Khmer cổ được viết trên lá cây dày đến 70 trang hay giảng đường cổ với những quyển truyện kể dân gian cũ từ thời xưa.