“Âm vọng sông Hương“: Nơi hội tụ và lan tỏa âm sắc Huế “Âm vọng sông Hương“: Nơi hội tụ và lan tỏa âm sắc Huế Tối 29/4, trên dòng sông Hương thơ mộng, cạnh bên Công viên Trịnh Công Sơn (TP. Huế) đã diễn ra chương trình “Âm vọng Sông Hương”. Đây là chương trình nghệ thuật đặc sắc nằm trong khuôn khổ các hoạt động của Festival Huế 2018 được Đài Tiếng nói Việt Nam, UBND tỉnh Thừa Thiên – Huế cùng Bộ VHTTDL phối hợp thực hiện. Được thực hiện bởi một sân khấu chìm trên sông Hương với quy mô lớn nhất và phức tạp nhất trong suốt 10 kỳ Festival Huế, Âm vọng sông Hương là bức tranh thủy mặc về cảnh quan sông nước, về chân dung một góc làng chài nhỏ, một góc chợ cá ven sông, một cây đa, giếng nước, sân đình... cùng với tình yêu, cuộc sống, lao động chài lưới của người dân Huế. Âm vọng sông Hương được dàn dựng ở sân khấu chìm trên sông Hương. Ảnh: Lê Chung Khai màn là hoạt cảnh chung về cuộc sống yên bình của ngư dân sông nước, chương trình tiếp tục đưa khán giả qua thêm 2 phần chính với sự phối hợp của diễn xuất, sự điều phối âm thanh, âm nhạc. Phần 1 là câu chuyện Hàn Mặc Tử với mối tình buồn gắn liền với cô gái ở Vỹ Dạ có tên Kim Cúc. Phần 2 tái hiện lại cuộc sống, hoạt cảnh đời thường của người dân trên dòng sông Hương từ khi họ yêu nhau, cưới nhau, sinh con đẻ cái, đến khi con cái trưởng thành, nối tiếp cha ông làm nghề trên sông nước, rồi kết thúc, lại mở ra một vòng đời khác, thế hệ khác. Cứ thế, vòng đời của người dân nối nhau như dòng chảy dòng sông, ôm lấy Huế, bảo vệ Huế, xây dựng Huế, giữ gìn Huế, che chở và bao bọc Huế. Âm vọng sông Hương có sự tham gia diễn xuất của hơn 200 diễn viên chuyên nghiệp và người dân vùng sông nước. Đặc biệt, đây cũng là chương trình được ghi nhận là có số diễn viên quần chúng là người dân Huế nhiều nhất từ trước đến nay qua các kỳ Festival. Hoạt cảnh đời thường của người dân trên dòng sông Hương Nhà văn Nguyễn Quang Vinh – Tổng Đạo diễn chương trình chia sẻ, lâu nay đã có rất nhiều chương trình nghệ thuật nói về Huế, tuy nhiên vẫn chưa “chạm” đến đời sống của người dân Huế. Do vậy, chương trình này muốn đặt trọn tình cảm, lòng tri ân với những người dân Huế hôm nay và nhiều tầng lớp người dân Huế trước kia đã sống, lao động, bảo vệ và tôn vinh tinh hoa mà con cháu bây giờ thừa hưởng. “Chương trình này để dành tặng cho Huế, dành tặng cho những ai yêu Huế, dành tặng cho một vùng đất xứng đáng để tôn vinh, để tri ân, để tự hào”, ông Vinh nói. Bằng sự giản dị, sâu lắng, mượt mà nhưng cũng không kém phần hấp dẫn mới lạ, 90 phút chương trình Âm vọng sông Hương đã để lại ấn tượng, mang đến nhiều cảm xúc cho khán giả tại Festival Huế lần này. Dưới đây là hình ảnh được phóng viên Báo điện tử Tổ Quốc ghi nhận: Bức tranh đời thường, cuộc sống yên bình của ngư dân sông nước.. Quăng lưới, buông câu mưu sinh trên dòng sông Hương. Phần 1 là câu chuyện Hàn Mặc Tử với mối tình buồn gắn liền với cô gái ở Vỹ Dạ có tên Kim Cúc. Phần 2 tái hiện lại cuộc sống, hoạt cảnh đời thường của người dân trên dòng sông Hương từ khi họ yêu nhau, cưới nhau, sinh con đẻ cái, đến khi con cái trưởng thành, nối tiếp cha ông làm nghề trên sông nước, rồi kết thúc, lại mở ra một vòng đời khác, thế hệ khác. Khi sóng gió nổi lên, phận lênh đênh sông nước cũng lắm lúc gian truân... Rồi cũng đến lúc một kiếp người nằm xuống, những thế hệ khác lại ra đời như một vòng tuần hoàn.. Cuộc sống đời thường bình yên, mộc mạc trên dòng sông Hương vẫn cứ tiếp tục diễn ra... Xuyên suốt chương trình là sự phối hợp nhuần nhuyễn của diễn xuất, điều phối âm thanh, âm nhạc. Chương trình khép lại với ca khúc "Dòng sông ai đã đặt tên" đã để lại những ấn tượng sâu sắc trong lòng khán giả. Le Chung Tối 29/4, trên dòng sông Hương thơ mộng, cạnh bên Công viên Trịnh Công Sơn (TP. Huế) đã diễn ra chương trình “Âm vọng Sông Hương”. Đây là chương trình nghệ thuật đặc sắc nằm trong khuôn khổ các hoạt động của Festival Huế 2018 được Đài Tiếng nói Việt Nam, UBND tỉnh Thừa Thiên – Huế cùng Bộ VHTTDL phối hợp thực hiện. Được thực hiện bởi một sân khấu chìm trên sông Hương với quy mô lớn nhất và phức tạp nhất trong suốt 10 kỳ Festival Huế, Âm vọng sông Hương là bức tranh thủy mặc về cảnh quan sông nước, về chân dung một góc làng chài nhỏ, một góc chợ cá ven sông, một cây đa, giếng nước, sân đình... cùng với tình yêu, cuộc sống, lao động chài lưới của người dân Huế. Âm vọng sông Hương được dàn dựng ở sân khấu chìm trên sông Hương. Ảnh: Lê ChungKhai màn là hoạt cảnh chung về cuộc sống yên bình của ngư dân sông nước, chương trình tiếp tục đưa khán giả qua thêm 2 phần chính với sự phối hợp của diễn xuất, sự điều phối âm thanh, âm nhạc. Phần 1 là câu chuyện Hàn Mặc Tử với mối tình buồn gắn liền với cô gái ở Vỹ Dạ có tên Kim Cúc. Phần 2 tái hiện lại cuộc sống, hoạt cảnh đời thường của người dân trên dòng sông Hương từ khi họ yêu nhau, cưới nhau, sinh con đẻ cái, đến khi con cái trưởng thành, nối tiếp cha ông làm nghề trên sông nước, rồi kết thúc, lại mở ra một vòng đời khác, thế hệ khác. Cứ thế, vòng đời của người dân nối nhau như dòng chảy dòng sông, ôm lấy Huế, bảo vệ Huế, xây dựng Huế, giữ gìn Huế, che chở và bao bọc Huế. Âm vọng sông Hương có sự tham gia diễn xuất của hơn 200 diễn viên chuyên nghiệp và người dân vùng sông nước. Đặc biệt, đây cũng là chương trình được ghi nhận là có số diễn viên quần chúng là người dân Huế nhiều nhất từ trước đến nay qua các kỳ Festival. Hoạt cảnh đời thường của người dân trên dòng sông Hương Nhà văn Nguyễn Quang Vinh – Tổng Đạo diễn chương trình chia sẻ, lâu nay đã có rất nhiều chương trình nghệ thuật nói về Huế, tuy nhiên vẫn chưa “chạm” đến đời sống của người dân Huế. Do vậy, chương trình này muốn đặt trọn tình cảm, lòng tri ân với những người dân Huế hôm nay và nhiều tầng lớp người dân Huế trước kia đã sống, lao động, bảo vệ và tôn vinh tinh hoa mà con cháu bây giờ thừa hưởng. “Chương trình này để dành tặng cho Huế, dành tặng cho những ai yêu Huế, dành tặng cho một vùng đất xứng đáng để tôn vinh, để tri ân, để tự hào”, ông Vinh nói. Bằng sự giản dị, sâu lắng, mượt mà nhưng cũng không kém phần hấp dẫn mới lạ, 90 phút chương trình Âm vọng sông Hương đã để lại ấn tượng, mang đến nhiều cảm xúc cho khán giả tại Festival Huế lần này. Dưới đây là hình ảnh được phóng viên Báo điện tử Tổ Quốc ghi nhận: Bức tranh đời thường, cuộc sống yên bình của ngư dân sông nước.. Quăng lưới, buông câu mưu sinh trên dòng sông Hương. Phần 1 là câu chuyện Hàn Mặc Tử với mối tình buồn gắn liền với cô gái ở Vỹ Dạ có tên Kim Cúc. Phần 2 tái hiện lại cuộc sống, hoạt cảnh đời thường của người dân trên dòng sông Hương từ khi họ yêu nhau, cưới nhau, sinh con đẻ cái, đến khi con cái trưởng thành, nối tiếp cha ông làm nghề trên sông nước, rồi kết thúc, lại mở ra một vòng đời khác, thế hệ khác. Khi sóng gió nổi lên, phận lênh đênh sông nước cũng lắm lúc gian truân... Rồi cũng đến lúc một kiếp người nằm xuống, những thế hệ khác lại ra đời như một vòng tuần hoàn.. Cuộc sống đời thường bình yên, mộc mạc trên dòng sông Hương vẫn cứ tiếp tục diễn ra... Xuyên suốt chương trình là sự phối hợp nhuần nhuyễn của diễn xuất, điều phối âm thanh, âm nhạc. Chương trình khép lại với ca khúc "Dòng sông ai đã đặt tên" đã để lại những ấn tượng sâu sắc trong lòng khán giả. Le Chung Trở về đầu trang Thừa Thiên - Huế Festival Huế 2018 Âm vọng sông Hương sông Hương văn hóa 2 Tổng số:1 lượt 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10