Bắc Kạn phát huy tinh thần tự lực, tự cường, chú trọng phát triển kinh tế rừng và du lịch Bắc Kạn phát huy tinh thần tự lực, tự cường, chú trọng phát triển kinh tế rừng và du lịch Sáng 16/7, tiếp tục chuyến công tác tại Bắc Kạn, Thủ tướng Phạm Minh Chính có buổi làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Bắc Kạn để đánh giá tình hình, kết quả phát triển kinh tế-xã hội của tỉnh thời gian qua và đề ra phương hướng, nhiệm vụ thời gian tới; giải quyết một số kiến nghị của tỉnh. Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì buổi làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Bắc Kạn. (Ảnh: Thanh Giang) Phát biểu định hướng thảo luận, Thủ tướng Phạm Minh Chính bày tỏ trăn trở và đặt vấn đề Bắc Kạn đi lên từ hướng nào? Theo đó, Thủ tướng gợi ý tỉnh cần đi lên từ tiềm năng khác biệt, cơ hội nổi trội, lợi thế cạnh tranh; trong đó chú trọng và đi lên từ phát triển rừng; Đại hội lần thứ XIII của Đảng đã có định hướng lớn, Đại hội Đảng bộ tỉnh cũng đề ra những phương hướng cụ thể, do đó Bắc Kạn phải nỗ lực vươn lên, “mạnh lên, giàu lên”, đi lên từ “bàn tay, khối óc, khung trời, mảnh đất” của mình; đi lên từ nội lực, con người, truyền thống lịch sử, văn hóa, thiên nhiên; chú trọng ngoại lực, bằng hợp tác, đào tạo nguồn nhân lực, nhất là đào tạo từ phổ thông, có sự kế thừa, phát triển. Cái gì đang thiếu, đang cần thì tập trung làm, không để dàn trải. Thủ tướng Phạm Minh Chính phát biểu ý kiến tại buổi làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Bắc Kạn. Theo báo cáo của Tỉnh ủy Bắc Kạn, nhờ sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, sự đoàn kết, thống nhất, nỗ lực và quyết tâm cao trong lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành và tổ chức thực hiện, sau 2 năm rưỡi, tỉnh đã đạt kết quả tích cực và khá toàn diện trên các lĩnh vực. Cụ thể, tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân 2 năm 2021-2022 đạt 5,02%; 6 tháng đầu năm 2023 ước tăng 5,7%; GRDP bình quân đầu người đến năm 2022 đạt 46,3 triệu đồng/người, tăng 5,37 triệu đồng so năm 2020. Bắc Kạn phải nỗ lực vươn lên, “mạnh lên, giàu lên”, đi lên từ “bàn tay, khối óc, khung trời, mảnh đất” của mình; đi lên từ nội lực, con người, truyền thống lịch sử, văn hóa, thiên nhiên; chú trọng ngoại lực, bằng hợp tác, đào tạo nguồn nhân lực, nhất là đào tạo từ phổ thông, có sự kế thừa, phát triển. Cái gì đang thiếu, đang cần thì tập trung làm, không để dàn trải. Thủ tướng Phạm Minh Chính Cơ cấu kinh tế chuyển dần từ sản xuất nông nghiệp sang công nghiệp, xây dựng, dịch vụ-du lịch. Đến hết năm 2022, khu vực dịch vụ chiếm 51,9%, khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản chiếm 28,9%; khu vực công nghiệp-xây dựng chiếm 16,1%. Nông, lâm nghiệp phát triển ổn định. Tỉnh tiếp tục chỉ đạo thực hiện Đề án cơ cấu lại ngành nông nghiệp với mục tiêu phát triển nông, lâm nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa tập trung, đáp ứng nhu cầu thị trường, mở rộng liên kết sản xuất và nâng cao chuỗi giá trị gắn với xây dựng nông thôn mới. Công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng được tập trung chỉ đạo thực hiện, tỷ lệ che phủ rừng đạt 73,35% (cao nhất cả nước). Sản xuất công nghiệp của tỉnh tiếp tục phục hồi và phát triển, cơ cấu sản xuất công nghiệp chuyển dịch từ khai thác sang chế biến, tốc độ tăng trưởng bình quân 2 năm 2021-2022 đạt 9,8%/năm (mục tiêu là 12,8-13%). Trong 6 tháng đầu năm 2023, tăng trưởng 10,8%. Khu vực dịch vụ tiếp tục phát triển có mức đóng góp cao nhất trong 3 ngành kinh tế, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tăng đều qua các năm; hoạt động xuất, nhập khẩu đạt khá với tốc độ tăng kim ngạch bình quân 2 năm 2021-2022 đạt 85%/năm. Tổng lượng khách du lịch đến Bắc Kạn 6 tháng đầu năm 2023 tăng nhanh, gấp 2,5 lần so cùng kỳ, đạt 74% kế hoạch năm. Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Bắc Kạn Nguyễn Đăng Bình báo cáo Thủ tướng Chính phủ về tình hình phát triển kinh tế-xã hội của tỉnh tại buổi làm việc. Kết quả thu ngân sách Nhà nước hằng năm đều vượt dự toán giao; đến năm 2022 đạt 855 tỷ đồng; chi thường xuyên ngân sách Nhà nước cơ bản bảo đảm tiết kiệm, hiệu quả. Tỉnh ưu tiên bố trí vốn để hoàn thành và đẩy nhanh tiến độ thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia, dự án trọng điểm, bảo đảm không dàn trải và lãng phí ngân sách. Quy hoạch tỉnh Bắc Kạn thời kỳ năm 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 đã cơ bản hoàn thành, hiện tỉnh đang tập trung hoàn thiện để trình Thủ tướng Chính phủ trong tháng 7/2023. Đồng thời, tỉnh đã ưu tiên bố trí ngân sách và khẩn trương tổ chức triển khai lập quy hoạch các cấp trên địa bàn. Vốn đầu tư từ nguồn ngân sách Nhà nước năm 2021-2022 khoảng 4.300 tỷ đồng, chiếm 38% tổng vốn đầu tư toàn xã hội (khoảng 11.100 tỷ đồng). Hệ thống kết cấu hạ tầng phục vụ phát triển kinh tế-xã hội được quan tâm đầu tư; một số dự án giao thông kết nối vùng, phục vụ phát triển du lịch được tỉnh xác định là công trình trọng điểm và thành lập Ban Chỉ đạo do Bí thư Tỉnh ủy là Trưởng Ban để tập trung lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện. Kết cấu hạ tầng nông thôn được đầu tư bằng nhiều nguồn vốn gắn với thực hiện các Chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2021-2025. Quang cảnh buổi làm việc. Tỉnh đang tập trung chỉ đạo quyết liệt để đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn đầu tư công và thực hiện các Chương trình mục tiêu quốc gia. Đến ngày 14/7/2023, giá trị giải ngân vốn đầu tư công năm 2023 được 688.663 triệu đồng, đạt 25,7% số kế hoạch vốn Thủ tướng Chính phủ giao (bình quân cả nước đạt 30,5%, vùng trung du miền núi phía bắc đạt 28,8%); phấn đấu đến 30/9/2023 giải ngân vốn đầu tư công đạt trên 51% và hết năm 2023 đạt trên 95% kế hoạch vốn Thủ tướng Chính phủ giao. Tỉnh đã tăng cường chỉ đạo công tác phát triển doanh nghiệp, hợp tác xã và tạo lập môi trường đầu tư kinh doanh thông thoáng, minh bạch, hấp dẫn để thu hút các thành phần kinh tế đầu tư tại địa phương. Kết quả chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) năm 2021 tăng 11 bậc, đứng thứ 48/63 tỉnh, thành phố; đến năm 2022 tăng 13 bậc, đứng thứ 35/63 tỉnh, thành phố, nằm trong nhóm các tỉnh có chất lượng điều hành kinh tế khá của cả nước. Công tác cải cách hành chính và chuyển đổi số được cấp ủy, chính quyền tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện và đạt được một số kết quả nhất định. Tỉnh đang tiếp tục tập trung lãnh đạo, chỉ đạo, đề ra nhiều giải pháp cụ thể, quyết liệt để khắc phục hạn chế, nâng cao các chỉ số về cải cách hành chính, chuyển đổi số, quyết tâm phấn đấu nâng bậc xếp hạng của tỉnh trong năm 2023 và các năm tiếp theo. Phát biểu ý kiến tại buổi làm việc, Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh vấn đề các bộ, ngành, địa phương cần xuất phát từ thực tiễn, bám sát thực tiễn, lấy thực tiễn làm thước đo. Khi xuống thực tế địa phương, các bộ, ngành sẽ lắng nghe, có cảm xúc từ cuộc sống, thấy nhiều vấn đề và sẽ có nhiều tư duy, giải pháp. Đảng ta cũng có quy định cần dành nhiều thời gian đi thực tiễn hơn. Thủ tướng nêu rõ, Bắc Kạn là tỉnh miền núi ở vùng Đông Bắc của Tổ quốc; diện tích tự nhiên rộng trên 4,8 nghìn km2; dân số hơn 320 nghìn người; dân số phân tán, mật độ dân số khoảng 67 người/km2; dân tộc thiểu số chiếm trên 88%. Mạng lưới giao thông chủ yếu là đường bộ, còn rất khó khăn, nhiều hộ dân chưa có điện lưới. Chúng ta cũng ấn tượng về tỷ lệ che phủ rừng lên tới 73%, cao nhất cả nước. Tỉnh có tài nguyên thiên nhiên phong phú, thích hợp cho sản xuất nông lâm nghiệp, trồng cây công nghiệp, cây ăn quả và phục hồi rừng; mạng lưới sông ngòi tương đối phong phú. Bắc Kạn là đầu nguồn của 5 con sông lớn của vùng Đông Bắc là sông Lô, sông Gâm, sông Kỳ Cùng, sông Bằng, sông Cầu; đặc biệt là hồ Ba Bể. Tỉnh có tiềm năng phát triển nông nghiệp, du lịch; nhân dân giàu truyền thống, con người Bắc Kạn cần cù, chịu khó, năng động, sáng tạo chân thành, thân thiện, mộc mạc, hiếu khách, văn minh, lịch thiệp… Bắc Kạn có nhiều khó khăn nhưng tỉnh cũng không ít thuận lợi, vấn đề là tư duy, cách làm, cách tiếp cận của chúng ta như thế nào. Thủ tướng lạc quan về sự phát triển của Bắc Kạn bởi nếu chúng ta có tư duy, cách tiếp cận, phương pháp luận đúng thì 5-10 năm nữa, Bắc Kạn sẽ phát triển khác. Tỉnh cần kế thừa truyền thống, làm với tư duy mới để giải bài toán thực tiễn, phải tự lực, tự cường, tự tin vươn lên, không trông chờ, ỷ lại. Theo Thủ tướng, tỉnh có đủ ba trụ cột để phát triển, cần tư duy để giải quyết, tận dụng tiềm năng khác biệt, cơ hội nổi trội, lợi thế cạnh tranh. Thủ tướng nhắc lại việc tỉnh vinh dự được đón Chủ tịch Hồ Chí Minh đến thăm năm 1951 và tặng Lực lượng Thanh niên xung phong 4 câu thơ bất hủ: “Không có việc gì khó/ Chỉ sợ lòng không bền/ Đào núi và lấp biển/ Quyết chí ắt làm nên”. Do đó, Thủ tướng nhấn mạnh yêu cầu Bắc Kạn phải đổi mới tư duy; phải có tư duy phát triển rừng vì diện tích lớn, độ bao phủ nhiều, nhân dân sống dựa vào rừng, do đó phải dựa vào kinh tế rừng; tạo ra động lực phải đổi mới cách tiếp cận, cách quy hoạch, tìm ra nguồn lực, đổi mới cách đào tạo, bố trí lại dân cư. Nguồn lực từ nhân dân, nhưng chúng ta phải có cơ chế thì mới tạo ra nguồn lực. Bắc Kạn phải đổi mới tư duy; phải có tư duy phát triển rừng vì diện tích lớn, độ bao phủ nhiều, nhân dân sống dựa vào rừng, do đó phải dựa vào kinh tế rừng; tạo ra động lực phải đổi mới cách tiếp cận, cách quy hoạch, tìm ra nguồn lực, đổi mới cách đào tạo, bố trí lại dân cư. Nguồn lực từ nhân dân, nhưng chúng ta phải có cơ chế thì mới tạo ra nguồn lực. Thủ tướng Phạm Minh Chính Thủ tướng cũng hoan nghênh tỉnh Bắc Kạn đạt nhiều thành tựu phát triển kinh tế-xã hội địa phương. Thay mặt Chính phủ, Thủ tướng biểu dương nỗ lực và kết quả đạt được của Đảng bộ, chính quyền, quân và dân tỉnh Bắc Kạn, góp phần quan trọng vào thành tựu chung của cả nước 6 tháng đầu năm 2023. Cùng với đó, Thủ tướng cũng thẳng thắn chỉ ra một số tồn tại, hạn chế để từ đó, tỉnh nhận thức rõ và nỗ lực tìm giải pháp khắc phục mọi khó khăn, thách thức, vươn lên phát triển mạnh mẽ. Chúng ta phải nỗ lực tháo gỡ khó khăn, tận dụng tiềm năng về tài nguyên thiên nhiên, truyền thống lịch sử văn hoá, tự tin đi lên. Thời gian tới, Thủ tướng yêu cầu tỉnh: Triển khai hiệu quả Nghị quyết Đại hội lần thứ XIII của Đảng, các Nghị quyết của Trung ương, Bộ Chính trị, Quốc hội, Chính phủ, chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, triển khai Nghị quyết số 11 của Bộ Chính trị về phát triển kinh tế-xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh vùng trung du và miền núi Bắc bộ. Bám sát thực tiễn, xuất phát từ thực tiễn, tôn trọng thực tiễn, lấy thực tiễn làm thước đo; trong lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành, tổ chức thực hiện phải có quyết tâm cao, nỗ lực lớn, hành động quyết liệt, hiệu quả; đổi mới tư duy, phát triển những gì chúng ta có; đổi mới cách làm, cách nghĩ, cách tổ chức; huy động nguồn lực của nhân dân, phát huy lợi thế của nhân dân. Phát huy mạnh mẽ tinh thần tự lực, tự cường, vươn lên mạnh mẽ bằng sức mạnh nội sinh, đi lên từ bàn tay, khối óc, khung trời, mảnh đất của mình. Huy động hiệu quả mọi nguồn lực cho phát triển, hướng tới mục tiêu đến năm 2030 trở thành tỉnh có đầy đủ các nền tảng cơ bản của trình độ phát triển trung bình khá so với cả nước; đến năm 2050, có nền kinh tế năng động, mức phát triển khá so với các địa phương trong cả nước. Tỉnh cần tập trung phát triển kinh tế rừng và phát triển du lịch, trong đó, phát triển kinh tế rừng đi lên 3 mũi nhọn là bán chứng chỉ carbon; phát triển điện sinh khối; phát triển công nghiệp sinh phẩm từ rừng; công nghiệp hoá, hiện đại hoá trong phát triển rừng; khai thác tối đa thế mạnh về rừng. Thủ tướng nêu rõ đột phá nữa là phát triển du lịch hồ Ba Bể vì tỉnh là trung tâm của vùng, có hồ Ba Bể rất nhiều lợi thế - 1 trong 20 hồ lớn nhất thế giới về trữ lượng nước ngọt, từ đó kết nối hồ Na Hang, kết nối 5 dòng sông. Tỉnh cần triển khai có trọng tâm, trọng điểm, tìm đột phá. Là địa phương có đông đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống, tỉnh cần đầu tư cho phát triển văn hoá, gắn với phát triển hệ sinh thái rừng để phục vụ du lịch, phát triển phải gắn với công bằng và tiến bộ xã hội; chú trọng phát triển nền giáo dục bao trùm, toàn diện. Tăng cường phân cấp, phân quyền, cá thể hóa trách nhiệm đi đôi với kiểm tra, giám sát, kiểm soát quyền lực; có biện pháp kiểm tra, giám sát hiệu quả việc triển khai của từng cấp. Là địa phương có đông đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống, tỉnh cần đầu tư cho phát triển văn hoá, gắn với phát triển hệ sinh thái rừng để phục vụ du lịch, phát triển phải gắn với công bằng và tiến bộ xã hội; chú trọng phát triển nền giáo dục bao trùm, toàn diện. Tỉnh cần tăng cường phát triển sản phẩm OCOP, trong đó chú trọng xây dựng thương hiệu, chỉ dẫn địa lý, vùng nguyên liệu; phải có quy hoạch; phải có ứng dụng khoa học công nghệ; phải có vốn, ngân hàng phải ưu tiên; có thị trường. Nếu làm tốt những việc này thì tỉnh sẽ phát triển nhanh. Tỉnh cũng cần chú trọng công tác xây dựng Đảng và xây dựng hệ thống cơ quan hành chính đoàn kết, thống nhất, liêm chính, dân chủ, hành động, hiệu quả, lấy người dân, doanh nghiệp làm trung tâm phục vụ. Xây dựng đội ngũ cán bộ chuyên nghiệp, trong sạch, tận tụy, vì nhân dân phục vụ. Nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm thời gian tới, Thủ tướng lưu ý: tiếp tục quán triệt, cụ thể hóa Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng; triển khai thực hiện hiệu quả mục tiêu, nhiệm vụ đề ra trong Kế hoạch 5 năm, Chiến lược 10 năm; Nghị quyết 96/NQ-CP và Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XII; phải lựa chọn ưu tiên. Làm tốt công tác quy hoạch và phát triển kết cấu hạ tầng; tích cực giải ngân vốn đầu tư công; tích cực phát triển các khu, cụm công nghiệp phục vụ cho phát triển kinh tế rừng, kinh tế lâm nghiệp; mở rộng liên kết sản xuất, ứng dụng khoa học công nghệ để nâng cao chuỗi giá trị, tăng thu nhập, thúc đẩy phát triển nông thôn mới. Tiếp tục tổ chức triển khai thực hiện các đề án, nhiệm vụ khuyến công. Đôn đốc các dự án, nhà máy đi vào hoạt động, đẩy nhanh tiến độ xây dựng hạ tầng kỹ thuật các cụm công nghiệp, sớm có quỹ đất sạch thu hút các dự án đầu tư; quan tâm tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc cho các cơ sở sản xuất công nghiệp. Đẩy mạnh hỗ trợ doanh nghiệp, HTX tháo gỡ mọi khó khăn, vướng mắc, quảng bá thương hiệu, giới thiệu sản phẩm và mở rộng thị trường tiêu thụ, nâng cao năng lực sản xuất kinh doanh. Tập trung phát triển dịch vụ, du lịch, trước mắt khai thông đường vào hồ Ba Bể để khai thác tiềm năng. Đẩy mạnh cải cách hành chính, cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh, chuyển đổi số; chú trọng phát triển các lĩnh vực văn hoá, xã hội, bảo vệ môi trường, bảo đảm an sinh xã hội, nâng cao đời sống của nhân dân, nhất là đồng bào dân tộc thiểu số. Gìn giữ và phát huy những di sản văn hóa, giá trị văn hóa truyền thống, đặc trưng của các dân tộc. Nâng cao chất lượng giáo dục đào tạo; nâng cao chất lượng trường cao đẳng nghề, tăng cường đào tạo kỹ năng nghề phục vụ lợi thế cạnh tranh của tỉnh Bắc Kạn. Về lĩnh vực y tế, nỗ lực khắc phục tình trạng thiếu thuốc, vaccine. Giữ vững an ninh, quốc phòng; bảo đảm trật tự, an toàn xã hội; làm tốt công tác thông tin, truyền thông. Chú trọng xây dựng Đảng và hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh; tiếp tục nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của tổ chức Đảng và đảng viên; xây dựng bộ máy tinh gọn, hiệu lực, hiệu quả… Tại buổi làm việc, Thủ tướng cũng cho ý kiến về một số kiến nghị, đề xuất của tỉnh Bắc Kạn. Thanh Giang Nguồn: Báo Nhân Dân Sáng 16/7, tiếp tục chuyến công tác tại Bắc Kạn, Thủ tướng Phạm Minh Chính có buổi làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Bắc Kạn để đánh giá tình hình, kết quả phát triển kinh tế-xã hội của tỉnh thời gian qua và đề ra phương hướng, nhiệm vụ thời gian tới; giải quyết một số kiến nghị của tỉnh. Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì buổi làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Bắc Kạn. (Ảnh: Thanh Giang) Phát biểu định hướng thảo luận, Thủ tướng Phạm Minh Chính bày tỏ trăn trở và đặt vấn đề Bắc Kạn đi lên từ hướng nào? Theo đó, Thủ tướng gợi ý tỉnh cần đi lên từ tiềm năng khác biệt, cơ hội nổi trội, lợi thế cạnh tranh; trong đó chú trọng và đi lên từ phát triển rừng; Đại hội lần thứ XIII của Đảng đã có định hướng lớn, Đại hội Đảng bộ tỉnh cũng đề ra những phương hướng cụ thể, do đó Bắc Kạn phải nỗ lực vươn lên, “mạnh lên, giàu lên”, đi lên từ “bàn tay, khối óc, khung trời, mảnh đất” của mình; đi lên từ nội lực, con người, truyền thống lịch sử, văn hóa, thiên nhiên; chú trọng ngoại lực, bằng hợp tác, đào tạo nguồn nhân lực, nhất là đào tạo từ phổ thông, có sự kế thừa, phát triển. Cái gì đang thiếu, đang cần thì tập trung làm, không để dàn trải. Thủ tướng Phạm Minh Chính phát biểu ý kiến tại buổi làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Bắc Kạn. Theo báo cáo của Tỉnh ủy Bắc Kạn, nhờ sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, sự đoàn kết, thống nhất, nỗ lực và quyết tâm cao trong lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành và tổ chức thực hiện, sau 2 năm rưỡi, tỉnh đã đạt kết quả tích cực và khá toàn diện trên các lĩnh vực. Cụ thể, tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân 2 năm 2021-2022 đạt 5,02%; 6 tháng đầu năm 2023 ước tăng 5,7%; GRDP bình quân đầu người đến năm 2022 đạt 46,3 triệu đồng/người, tăng 5,37 triệu đồng so năm 2020. Bắc Kạn phải nỗ lực vươn lên, “mạnh lên, giàu lên”, đi lên từ “bàn tay, khối óc, khung trời, mảnh đất” của mình; đi lên từ nội lực, con người, truyền thống lịch sử, văn hóa, thiên nhiên; chú trọng ngoại lực, bằng hợp tác, đào tạo nguồn nhân lực, nhất là đào tạo từ phổ thông, có sự kế thừa, phát triển. Cái gì đang thiếu, đang cần thì tập trung làm, không để dàn trải. Thủ tướng Phạm Minh Chính Cơ cấu kinh tế chuyển dần từ sản xuất nông nghiệp sang công nghiệp, xây dựng, dịch vụ-du lịch. Đến hết năm 2022, khu vực dịch vụ chiếm 51,9%, khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản chiếm 28,9%; khu vực công nghiệp-xây dựng chiếm 16,1%. Nông, lâm nghiệp phát triển ổn định. Tỉnh tiếp tục chỉ đạo thực hiện Đề án cơ cấu lại ngành nông nghiệp với mục tiêu phát triển nông, lâm nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa tập trung, đáp ứng nhu cầu thị trường, mở rộng liên kết sản xuất và nâng cao chuỗi giá trị gắn với xây dựng nông thôn mới. Công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng được tập trung chỉ đạo thực hiện, tỷ lệ che phủ rừng đạt 73,35% (cao nhất cả nước). Sản xuất công nghiệp của tỉnh tiếp tục phục hồi và phát triển, cơ cấu sản xuất công nghiệp chuyển dịch từ khai thác sang chế biến, tốc độ tăng trưởng bình quân 2 năm 2021-2022 đạt 9,8%/năm (mục tiêu là 12,8-13%). Trong 6 tháng đầu năm 2023, tăng trưởng 10,8%. Khu vực dịch vụ tiếp tục phát triển có mức đóng góp cao nhất trong 3 ngành kinh tế, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tăng đều qua các năm; hoạt động xuất, nhập khẩu đạt khá với tốc độ tăng kim ngạch bình quân 2 năm 2021-2022 đạt 85%/năm. Tổng lượng khách du lịch đến Bắc Kạn 6 tháng đầu năm 2023 tăng nhanh, gấp 2,5 lần so cùng kỳ, đạt 74% kế hoạch năm. Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Bắc Kạn Nguyễn Đăng Bình báo cáo Thủ tướng Chính phủ về tình hình phát triển kinh tế-xã hội của tỉnh tại buổi làm việc. Kết quả thu ngân sách Nhà nước hằng năm đều vượt dự toán giao; đến năm 2022 đạt 855 tỷ đồng; chi thường xuyên ngân sách Nhà nước cơ bản bảo đảm tiết kiệm, hiệu quả. Tỉnh ưu tiên bố trí vốn để hoàn thành và đẩy nhanh tiến độ thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia, dự án trọng điểm, bảo đảm không dàn trải và lãng phí ngân sách. Quy hoạch tỉnh Bắc Kạn thời kỳ năm 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 đã cơ bản hoàn thành, hiện tỉnh đang tập trung hoàn thiện để trình Thủ tướng Chính phủ trong tháng 7/2023. Đồng thời, tỉnh đã ưu tiên bố trí ngân sách và khẩn trương tổ chức triển khai lập quy hoạch các cấp trên địa bàn. Vốn đầu tư từ nguồn ngân sách Nhà nước năm 2021-2022 khoảng 4.300 tỷ đồng, chiếm 38% tổng vốn đầu tư toàn xã hội (khoảng 11.100 tỷ đồng). Hệ thống kết cấu hạ tầng phục vụ phát triển kinh tế-xã hội được quan tâm đầu tư; một số dự án giao thông kết nối vùng, phục vụ phát triển du lịch được tỉnh xác định là công trình trọng điểm và thành lập Ban Chỉ đạo do Bí thư Tỉnh ủy là Trưởng Ban để tập trung lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện. Kết cấu hạ tầng nông thôn được đầu tư bằng nhiều nguồn vốn gắn với thực hiện các Chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2021-2025. Quang cảnh buổi làm việc. Tỉnh đang tập trung chỉ đạo quyết liệt để đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn đầu tư công và thực hiện các Chương trình mục tiêu quốc gia. Đến ngày 14/7/2023, giá trị giải ngân vốn đầu tư công năm 2023 được 688.663 triệu đồng, đạt 25,7% số kế hoạch vốn Thủ tướng Chính phủ giao (bình quân cả nước đạt 30,5%, vùng trung du miền núi phía bắc đạt 28,8%); phấn đấu đến 30/9/2023 giải ngân vốn đầu tư công đạt trên 51% và hết năm 2023 đạt trên 95% kế hoạch vốn Thủ tướng Chính phủ giao. Tỉnh đã tăng cường chỉ đạo công tác phát triển doanh nghiệp, hợp tác xã và tạo lập môi trường đầu tư kinh doanh thông thoáng, minh bạch, hấp dẫn để thu hút các thành phần kinh tế đầu tư tại địa phương. Kết quả chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) năm 2021 tăng 11 bậc, đứng thứ 48/63 tỉnh, thành phố; đến năm 2022 tăng 13 bậc, đứng thứ 35/63 tỉnh, thành phố, nằm trong nhóm các tỉnh có chất lượng điều hành kinh tế khá của cả nước. Công tác cải cách hành chính và chuyển đổi số được cấp ủy, chính quyền tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện và đạt được một số kết quả nhất định. Tỉnh đang tiếp tục tập trung lãnh đạo, chỉ đạo, đề ra nhiều giải pháp cụ thể, quyết liệt để khắc phục hạn chế, nâng cao các chỉ số về cải cách hành chính, chuyển đổi số, quyết tâm phấn đấu nâng bậc xếp hạng của tỉnh trong năm 2023 và các năm tiếp theo. Phát biểu ý kiến tại buổi làm việc, Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh vấn đề các bộ, ngành, địa phương cần xuất phát từ thực tiễn, bám sát thực tiễn, lấy thực tiễn làm thước đo. Khi xuống thực tế địa phương, các bộ, ngành sẽ lắng nghe, có cảm xúc từ cuộc sống, thấy nhiều vấn đề và sẽ có nhiều tư duy, giải pháp. Đảng ta cũng có quy định cần dành nhiều thời gian đi thực tiễn hơn. Thủ tướng nêu rõ, Bắc Kạn là tỉnh miền núi ở vùng Đông Bắc của Tổ quốc; diện tích tự nhiên rộng trên 4,8 nghìn km2; dân số hơn 320 nghìn người; dân số phân tán, mật độ dân số khoảng 67 người/km2; dân tộc thiểu số chiếm trên 88%. Mạng lưới giao thông chủ yếu là đường bộ, còn rất khó khăn, nhiều hộ dân chưa có điện lưới. Chúng ta cũng ấn tượng về tỷ lệ che phủ rừng lên tới 73%, cao nhất cả nước. Tỉnh có tài nguyên thiên nhiên phong phú, thích hợp cho sản xuất nông lâm nghiệp, trồng cây công nghiệp, cây ăn quả và phục hồi rừng; mạng lưới sông ngòi tương đối phong phú. Bắc Kạn là đầu nguồn của 5 con sông lớn của vùng Đông Bắc là sông Lô, sông Gâm, sông Kỳ Cùng, sông Bằng, sông Cầu; đặc biệt là hồ Ba Bể. Tỉnh có tiềm năng phát triển nông nghiệp, du lịch; nhân dân giàu truyền thống, con người Bắc Kạn cần cù, chịu khó, năng động, sáng tạo chân thành, thân thiện, mộc mạc, hiếu khách, văn minh, lịch thiệp… Bắc Kạn có nhiều khó khăn nhưng tỉnh cũng không ít thuận lợi, vấn đề là tư duy, cách làm, cách tiếp cận của chúng ta như thế nào. Thủ tướng lạc quan về sự phát triển của Bắc Kạn bởi nếu chúng ta có tư duy, cách tiếp cận, phương pháp luận đúng thì 5-10 năm nữa, Bắc Kạn sẽ phát triển khác. Tỉnh cần kế thừa truyền thống, làm với tư duy mới để giải bài toán thực tiễn, phải tự lực, tự cường, tự tin vươn lên, không trông chờ, ỷ lại. Theo Thủ tướng, tỉnh có đủ ba trụ cột để phát triển, cần tư duy để giải quyết, tận dụng tiềm năng khác biệt, cơ hội nổi trội, lợi thế cạnh tranh. Thủ tướng nhắc lại việc tỉnh vinh dự được đón Chủ tịch Hồ Chí Minh đến thăm năm 1951 và tặng Lực lượng Thanh niên xung phong 4 câu thơ bất hủ: “Không có việc gì khó/ Chỉ sợ lòng không bền/ Đào núi và lấp biển/ Quyết chí ắt làm nên”. Do đó, Thủ tướng nhấn mạnh yêu cầu Bắc Kạn phải đổi mới tư duy; phải có tư duy phát triển rừng vì diện tích lớn, độ bao phủ nhiều, nhân dân sống dựa vào rừng, do đó phải dựa vào kinh tế rừng; tạo ra động lực phải đổi mới cách tiếp cận, cách quy hoạch, tìm ra nguồn lực, đổi mới cách đào tạo, bố trí lại dân cư. Nguồn lực từ nhân dân, nhưng chúng ta phải có cơ chế thì mới tạo ra nguồn lực. Bắc Kạn phải đổi mới tư duy; phải có tư duy phát triển rừng vì diện tích lớn, độ bao phủ nhiều, nhân dân sống dựa vào rừng, do đó phải dựa vào kinh tế rừng; tạo ra động lực phải đổi mới cách tiếp cận, cách quy hoạch, tìm ra nguồn lực, đổi mới cách đào tạo, bố trí lại dân cư. Nguồn lực từ nhân dân, nhưng chúng ta phải có cơ chế thì mới tạo ra nguồn lực. Thủ tướng Phạm Minh Chính Thủ tướng cũng hoan nghênh tỉnh Bắc Kạn đạt nhiều thành tựu phát triển kinh tế-xã hội địa phương. Thay mặt Chính phủ, Thủ tướng biểu dương nỗ lực và kết quả đạt được của Đảng bộ, chính quyền, quân và dân tỉnh Bắc Kạn, góp phần quan trọng vào thành tựu chung của cả nước 6 tháng đầu năm 2023. Cùng với đó, Thủ tướng cũng thẳng thắn chỉ ra một số tồn tại, hạn chế để từ đó, tỉnh nhận thức rõ và nỗ lực tìm giải pháp khắc phục mọi khó khăn, thách thức, vươn lên phát triển mạnh mẽ. Chúng ta phải nỗ lực tháo gỡ khó khăn, tận dụng tiềm năng về tài nguyên thiên nhiên, truyền thống lịch sử văn hoá, tự tin đi lên. Thời gian tới, Thủ tướng yêu cầu tỉnh: Triển khai hiệu quả Nghị quyết Đại hội lần thứ XIII của Đảng, các Nghị quyết của Trung ương, Bộ Chính trị, Quốc hội, Chính phủ, chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, triển khai Nghị quyết số 11 của Bộ Chính trị về phát triển kinh tế-xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh vùng trung du và miền núi Bắc bộ. Bám sát thực tiễn, xuất phát từ thực tiễn, tôn trọng thực tiễn, lấy thực tiễn làm thước đo; trong lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành, tổ chức thực hiện phải có quyết tâm cao, nỗ lực lớn, hành động quyết liệt, hiệu quả; đổi mới tư duy, phát triển những gì chúng ta có; đổi mới cách làm, cách nghĩ, cách tổ chức; huy động nguồn lực của nhân dân, phát huy lợi thế của nhân dân. Phát huy mạnh mẽ tinh thần tự lực, tự cường, vươn lên mạnh mẽ bằng sức mạnh nội sinh, đi lên từ bàn tay, khối óc, khung trời, mảnh đất của mình. Huy động hiệu quả mọi nguồn lực cho phát triển, hướng tới mục tiêu đến năm 2030 trở thành tỉnh có đầy đủ các nền tảng cơ bản của trình độ phát triển trung bình khá so với cả nước; đến năm 2050, có nền kinh tế năng động, mức phát triển khá so với các địa phương trong cả nước. Tỉnh cần tập trung phát triển kinh tế rừng và phát triển du lịch, trong đó, phát triển kinh tế rừng đi lên 3 mũi nhọn là bán chứng chỉ carbon; phát triển điện sinh khối; phát triển công nghiệp sinh phẩm từ rừng; công nghiệp hoá, hiện đại hoá trong phát triển rừng; khai thác tối đa thế mạnh về rừng. Thủ tướng nêu rõ đột phá nữa là phát triển du lịch hồ Ba Bể vì tỉnh là trung tâm của vùng, có hồ Ba Bể rất nhiều lợi thế - 1 trong 20 hồ lớn nhất thế giới về trữ lượng nước ngọt, từ đó kết nối hồ Na Hang, kết nối 5 dòng sông. Tỉnh cần triển khai có trọng tâm, trọng điểm, tìm đột phá. Là địa phương có đông đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống, tỉnh cần đầu tư cho phát triển văn hoá, gắn với phát triển hệ sinh thái rừng để phục vụ du lịch, phát triển phải gắn với công bằng và tiến bộ xã hội; chú trọng phát triển nền giáo dục bao trùm, toàn diện. Tăng cường phân cấp, phân quyền, cá thể hóa trách nhiệm đi đôi với kiểm tra, giám sát, kiểm soát quyền lực; có biện pháp kiểm tra, giám sát hiệu quả việc triển khai của từng cấp. Là địa phương có đông đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống, tỉnh cần đầu tư cho phát triển văn hoá, gắn với phát triển hệ sinh thái rừng để phục vụ du lịch, phát triển phải gắn với công bằng và tiến bộ xã hội; chú trọng phát triển nền giáo dục bao trùm, toàn diện. Tỉnh cần tăng cường phát triển sản phẩm OCOP, trong đó chú trọng xây dựng thương hiệu, chỉ dẫn địa lý, vùng nguyên liệu; phải có quy hoạch; phải có ứng dụng khoa học công nghệ; phải có vốn, ngân hàng phải ưu tiên; có thị trường. Nếu làm tốt những việc này thì tỉnh sẽ phát triển nhanh. Tỉnh cũng cần chú trọng công tác xây dựng Đảng và xây dựng hệ thống cơ quan hành chính đoàn kết, thống nhất, liêm chính, dân chủ, hành động, hiệu quả, lấy người dân, doanh nghiệp làm trung tâm phục vụ. Xây dựng đội ngũ cán bộ chuyên nghiệp, trong sạch, tận tụy, vì nhân dân phục vụ. Nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm thời gian tới, Thủ tướng lưu ý: tiếp tục quán triệt, cụ thể hóa Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng; triển khai thực hiện hiệu quả mục tiêu, nhiệm vụ đề ra trong Kế hoạch 5 năm, Chiến lược 10 năm; Nghị quyết 96/NQ-CP và Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XII; phải lựa chọn ưu tiên. Làm tốt công tác quy hoạch và phát triển kết cấu hạ tầng; tích cực giải ngân vốn đầu tư công; tích cực phát triển các khu, cụm công nghiệp phục vụ cho phát triển kinh tế rừng, kinh tế lâm nghiệp; mở rộng liên kết sản xuất, ứng dụng khoa học công nghệ để nâng cao chuỗi giá trị, tăng thu nhập, thúc đẩy phát triển nông thôn mới. Tiếp tục tổ chức triển khai thực hiện các đề án, nhiệm vụ khuyến công. Đôn đốc các dự án, nhà máy đi vào hoạt động, đẩy nhanh tiến độ xây dựng hạ tầng kỹ thuật các cụm công nghiệp, sớm có quỹ đất sạch thu hút các dự án đầu tư; quan tâm tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc cho các cơ sở sản xuất công nghiệp. Đẩy mạnh hỗ trợ doanh nghiệp, HTX tháo gỡ mọi khó khăn, vướng mắc, quảng bá thương hiệu, giới thiệu sản phẩm và mở rộng thị trường tiêu thụ, nâng cao năng lực sản xuất kinh doanh. Tập trung phát triển dịch vụ, du lịch, trước mắt khai thông đường vào hồ Ba Bể để khai thác tiềm năng. Đẩy mạnh cải cách hành chính, cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh, chuyển đổi số; chú trọng phát triển các lĩnh vực văn hoá, xã hội, bảo vệ môi trường, bảo đảm an sinh xã hội, nâng cao đời sống của nhân dân, nhất là đồng bào dân tộc thiểu số. Gìn giữ và phát huy những di sản văn hóa, giá trị văn hóa truyền thống, đặc trưng của các dân tộc. Nâng cao chất lượng giáo dục đào tạo; nâng cao chất lượng trường cao đẳng nghề, tăng cường đào tạo kỹ năng nghề phục vụ lợi thế cạnh tranh của tỉnh Bắc Kạn. Về lĩnh vực y tế, nỗ lực khắc phục tình trạng thiếu thuốc, vaccine. Giữ vững an ninh, quốc phòng; bảo đảm trật tự, an toàn xã hội; làm tốt công tác thông tin, truyền thông. Chú trọng xây dựng Đảng và hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh; tiếp tục nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của tổ chức Đảng và đảng viên; xây dựng bộ máy tinh gọn, hiệu lực, hiệu quả… Tại buổi làm việc, Thủ tướng cũng cho ý kiến về một số kiến nghị, đề xuất của tỉnh Bắc Kạn. Thanh GiangNguồn: Báo Nhân Dân Trở về đầu trang Thủ tướng Phạm Minh Chính Bắc Kạn Ban Thường vụ Tỉnh ủy phát triển kinh tế-xã hội 0 Tổng số: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10