Bảo tàng Văn hóa Phật giáo được công nhận đầu tiên của Việt Nam mở cửa đón khách Bảo tàng Văn hóa Phật giáo được công nhận đầu tiên của Việt Nam mở cửa đón khách Cinet- Chiều 30/3, UBND quận Ngũ Hành Sơn chủ trì cuộc họp với lãnh đạo các Sở, ban ngành thành phố liên quan rà soát công tác tổ chức Lễ hội Quán Thế Âm 19/2 - Ngũ Hành Sơn - TP Đà Nẵng năm 2018. Lễ hội Quán Thế Âm 19/2 - Ngũ Hành Sơn - TP Đà Nẵng. Ảnh minh họa (nguồn: Internet) Theo bà Nguyễn Thị Anh Thi - Chủ tịch UBND quận Ngũ Hành Sơn (TP Đà Nẵng) cho biết, Lễ hội ngày càng được quan tâm đầu tư tổ chức quy mô hơn, với nhiều hoạt động phong phú sôi nổi, đáp ứng nhu cầu chiêm ngưỡng, lễ bái của đồng bào theo đạo Phật, du khách thập phương và trở thành sản phẩm văn hóa, du lịch, tâm linh đặc trưng của thành phố và quận. Với nhiều hoạt động phong phú, Lễ hội hằng năm thu hút khoảng 60.000 đến 80.000 lượt du khách và người dân tham quan và chiêm bái Lễ hội. Trong đó, có nhiều đoàn khách mời trong và ngoài nước tham dự như Đoàn Ấn độ, Nhật Bản, Thái Lan, Hàn Quốc, Tây Ban Nha, Đoàn Chủ tịch Hội đồng Trị sự Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam … Đây là năm thứ hai, Lễ hội Quán Thế Âm được tổ chức theo hình thức xã hội hóa, so với các năm trước. Nói về điểm nhấn mùa lễ hội năm nay, ông Nguyễn Hòa - Phó chủ tịch UBND quận Ngũ Hành Sơn, phó Trưởng Ban tổ chức Lễ hội cho hay: "Đây là dịp để đạo hữu nói riêng và nhân dân nói chung cầu cho Quốc thái dân an, chúng sinh an lạc, khơi dậy lòng từ bi, bác ái, hướng thiện trong mỗi con người, sự hòa hợp giữa Phật pháp với dân tộc, tình yêu quê hương đất nước với nhiều hoạt động văn hóa, nghệ thuật, tôn giáo, tâm linh phong phú đa dạng. Bên cạnh các hoạt động truyền thống, năm nay Lễ hội có sự tham dự của Đại sứ Ấn Độ tại Việt Nam và trao tặng Cây Bồ đề (Chiết từ cây Bồ đề Đạo Tràng Ấn Độ); Công bố 02 kỷ lục Việt Nam về Bảo tàng Văn hóa Phật giáo Việt Nam và Lá cờ Phật giáo (Đại kỳ) lớn nhất Việt Nam; Ngoài ra Bảo tàng Văn hóa Phật giáo được mở của đón khách". Đây là Bảo tàng Văn hóa Phật giáo đầu tiên được công nhận tại Việt Nam. Bảo tàng trưng bày hơn 500 hiện vật có ý nghĩa đối với sự phát triển văn hóa Phật giáo qua nhiều giai đoạn, nhiều thời kỳ khác nhau bao gồm nhiều bộ tượng Phật, tranh tượng, pháp khí đủ chất liệu như gỗ, đồng, đá, ngọc, gốm... Cho đến lúc này, công tác tổ chức, chuẩn bị đã gần hoàn tất trước khi Lễ hội Quán Thế Âm 19/2 - Ngũ Hành Sơn năm 2018 chính thức bắt đầu. Các tiểu ban của Lễ hội về An ninh trật tự, an toàn giao thông; Phòng cháy chữa cháy; Vệ sinh Môi trường; Vệ sinh an toàn thực phẩm... hoàn thiện các khâu để phục vụ cho lễ hội một cách tốt nhất. Lan Anh (t/h) Cinet- Chiều 30/3, UBND quận Ngũ Hành Sơn chủ trì cuộc họp với lãnh đạo các Sở, ban ngành thành phố liên quan rà soát công tác tổ chức Lễ hội Quán Thế Âm 19/2 - Ngũ Hành Sơn - TP Đà Nẵng năm 2018. Lễ hội Quán Thế Âm 19/2 - Ngũ Hành Sơn - TP Đà Nẵng. Ảnh minh họa (nguồn: Internet) Theo bà Nguyễn Thị Anh Thi - Chủ tịch UBND quận Ngũ Hành Sơn (TP Đà Nẵng) cho biết, Lễ hội ngày càng được quan tâm đầu tư tổ chức quy mô hơn, với nhiều hoạt động phong phú sôi nổi, đáp ứng nhu cầu chiêm ngưỡng, lễ bái của đồng bào theo đạo Phật, du khách thập phương và trở thành sản phẩm văn hóa, du lịch, tâm linh đặc trưng của thành phố và quận. Với nhiều hoạt động phong phú, Lễ hội hằng năm thu hút khoảng 60.000 đến 80.000 lượt du khách và người dân tham quan và chiêm bái Lễ hội. Trong đó, có nhiều đoàn khách mời trong và ngoài nước tham dự như Đoàn Ấn độ, Nhật Bản, Thái Lan, Hàn Quốc, Tây Ban Nha, Đoàn Chủ tịch Hội đồng Trị sự Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam … Đây là năm thứ hai, Lễ hội Quán Thế Âm được tổ chức theo hình thức xã hội hóa, so với các năm trước. Nói về điểm nhấn mùa lễ hội năm nay, ông Nguyễn Hòa - Phó chủ tịch UBND quận Ngũ Hành Sơn, phó Trưởng Ban tổ chức Lễ hội cho hay: "Đây là dịp để đạo hữu nói riêng và nhân dân nói chung cầu cho Quốc thái dân an, chúng sinh an lạc, khơi dậy lòng từ bi, bác ái, hướng thiện trong mỗi con người, sự hòa hợp giữa Phật pháp với dân tộc, tình yêu quê hương đất nước với nhiều hoạt động văn hóa, nghệ thuật, tôn giáo, tâm linh phong phú đa dạng. Bên cạnh các hoạt động truyền thống, năm nay Lễ hội có sự tham dự của Đại sứ Ấn Độ tại Việt Nam và trao tặng Cây Bồ đề (Chiết từ cây Bồ đề Đạo Tràng Ấn Độ); Công bố 02 kỷ lục Việt Nam về Bảo tàng Văn hóa Phật giáo Việt Nam và Lá cờ Phật giáo (Đại kỳ) lớn nhất Việt Nam; Ngoài ra Bảo tàng Văn hóa Phật giáo được mở của đón khách". Đây là Bảo tàng Văn hóa Phật giáo đầu tiên được công nhận tại Việt Nam. Bảo tàng trưng bày hơn 500 hiện vật có ý nghĩa đối với sự phát triển văn hóa Phật giáo qua nhiều giai đoạn, nhiều thời kỳ khác nhau bao gồm nhiều bộ tượng Phật, tranh tượng, pháp khí đủ chất liệu như gỗ, đồng, đá, ngọc, gốm... Cho đến lúc này, công tác tổ chức, chuẩn bị đã gần hoàn tất trước khi Lễ hội Quán Thế Âm 19/2 - Ngũ Hành Sơn năm 2018 chính thức bắt đầu. Các tiểu ban của Lễ hội về An ninh trật tự, an toàn giao thông; Phòng cháy chữa cháy; Vệ sinh Môi trường; Vệ sinh an toàn thực phẩm... hoàn thiện các khâu để phục vụ cho lễ hội một cách tốt nhất. Lan Anh (t/h) Trở về đầu trang bảo tàng văn hóa phật giáo 0 Tổng số: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10