• Home
  • Site Map
  • Contact
  • Login
    • Register
  • Subscribe
Side Logo

Travel News

Trang tin du lịch

  • Home
  • Tin tức - Sự kiện
    • Thống kê du lịch
    • Chuyện lạ
  • Dịch vụ du lịch
    • Khám phá
    • Ẩm thực
    • Người Du lịch
    • Dự án đầu tư Du lịch
  • Visa, hộ chiếu
  • Thông tin cần biết
    • Đến Việt Nam
    • Tại Việt Nam
    • Giao thông
    • Thông tin khác
  • Văn Hóa
    • Giá trị lịch sử
    • Ngôn ngữ văn học
    • Lễ hội, trò chơi dân gian
    • Nghệ thuật biểu diễn
    • Trang phục
    • Kiến trúc, mỹ thuật
    • Món ăn, hoa, trái
    • Chợ Việt Nam
    • Phong tục tập quán
    • Tín ngưỡng - Tâm linh
    • Tết Việt Nam
  • Kinh nghiệm du lịch
  • Nhìn ra thế giới
  • Doanh nghiệp du lịch
  • UKEnglish

Chuyện lạ

Bia đá thờ nữ tướng Lê Chân giữa rừng Thanh Sơn

Báo Ha Nam - Trong lần cùng các cán bộ Chi cục Kiểm lâm tỉnh và những người bảo vệ rừng đi làm nhiệm vụ tại rừng Thanh Sơn (Kim Bảng), tôi được đến thăm thung Đồng Dâu, một thung nằm sâu trong rừng. Mất chừng 2 giờ đồng hồ đi bộ chúng tôi mới vào đến thung Đồng Dâu.

Trên đó có 3 phiến đá bằng phẳng xếp cạnh nhau vừa cho khoảng hơn 10 người đứng thoải mái. Phía trên vách đá là tấm bia đá thờ nữ tướng Lê Chân, phía dưới có đặt một bát hương. Điều khá thú vị là phía trên nơi đặt bát hương và tấm bia đá là vách đá dựng đứng như bức tường thành cản bước quân giặc. Cả đoàn lần lượt thắp hương và mong bà phù hộ cho chuyến đi an toàn, hiệu quả.

 

Theo truyền thuyết xưa kể lại, vùng rừng Thanh Sơn là một trong những nơi đóng quân diệt giặc của nữ tướng Lê Chân. Trận đánh cuối cùng của bà tại thung Đồng Loạn (phía ngoài thung Đồng Dâu) khi thấy thế yếu, quân sỹ bị thiệt hại, nhiều khả năng thua trận, bà khuyên những người còn lại luồn rừng về quê, còn mình chạy lên đỉnh núi Giát Dâu tuẫn tiết.

Được biết, tại thung Bể rừng Thanh Sơn trước đây đã có một ngôi chùa thờ bà, hiện nay vẫn còn dấu tích nền móng và bia đá cổ. Với thung Đồng Dâu, cách đây hơn 20 năm, một số hộ dân, trong đó có gia đình anh Giang vẫn sinh sống, sau đó, thực hiện Dự án 135 trồng rừng nên được di dãn dân về vùng kinh tế mới thôn Hồng Sơn nhưng vẫn nhận trồng rừng sản xuất tại đây.

Cách đây khoảng gần 10 năm, qua nghiên cứu và tìm hiểu Ban khánh tiết đền thờ nữ tướng Lê Chân tại thôn Hồng Sơn (Thanh Sơn) đã đưa bia đá và lập bát hương thờ bà tại núi Giát Dâu trong thung Đồng Dâu. Nội dung bia đá ghi rõ: "Ngày 13/7 năm Quý Mão, Công nguyên năm 43. Vì độc lập tự chủ nước nhà, đánh quân xâm lăng Mã Viện phương Bắc. Nữ tướng Lê Chân đã kiên cường chiến đấu và oanh liệt hy sinh. Tinh thần bất khuất, khí tiết anh hùng của nữ tướng đã tô thắm sử hồng dân tộc".

Bia đá cũng ghi sự tích về bà Lê Chân, năm sinh, quê quán, nơi bà mộ quân cùng Hai Bà Trưng khởi nghĩa chống quân đô hộ Đông Hán.

Ông Dương Hồng Ngàn, Trưởng ban khánh tiết đền nữ tướng Lê Chân (thôn Hồng Sơn, Thanh Sơn, Kim Bảng) cho biết: Nữ tướng Lê Chân chiến đấu và tuẫn tiết tại núi Giát Dâu trong thung Đồng Dâu từ trước đến nay chỉ là truyền thuyết được truyền miệng lại. Việc lập bia đá tại đây để sự tích được lưu giữ lại bằng hiện vật cho thế hệ mai sau...

Gần 10 năm qua, mặc dù không được giao, nhưng gia đình anh Giang thường xuyên trông nom, thắp hương đều đặn vào các ngày rằm, mùng một và ngày giỗ của bà. Những người đi rừng khi qua đây cũng đều dừng chân thắp hương tưởng nhớ công lao của nữ tướng. Cũng theo anh Giang, mọi người quan niệm, thắp hương cho bà khi đi rừng sẽ gặp điều may mắn. Với gia đình anh, sản xuất trong khu vực thung Đồng Dâu này luôn gặp thuận lợi, ít bị thất bát…

Với tôi, lần đi rừng này thật đáng nhớ. Chuyến đi cho tôi được biết thêm địa danh gắn liền với tên tuổi, sự nghiệp của bà Lê Chân - một nữ tướng xuất sắc thời Hai Bà Trưng.

Ông Dương Hồng Ngàn cho biết thêm: Ban khánh tiết đền thờ nữ tướng Lê Chân đang xin các cấp chính quyền sửa sang lối vào thung Đồng Dâu để thuận tiện cho du khách tới đây thắp hương tưởng nhớ nữ tướng Lê Chân.

Mạnh Hùng

Trở về đầu trang
   bia thờ nữ tướng Lê Chân huyện Kim Bảng rừng Thanh Sơn
0   Tổng số:

Các tin khác

  • Bảo quản, tu bổ Di tích lịch sử quốc gia đặc biệt Quần thể An Phụ - Kính Chủ - Nhẫm Dương
  • Đa dạng hóa sản phẩm du lịch đường thủy
  • Hãng hàng không quốc gia Philippine Airlines mở đường bay trực tiếp đến Đà Nẵng
  • Lắng nghe những người làm du lịch kể chuyện nghề
  • Quảng Ninh: Đa dạng tiềm năng du lịch ven núi Bài Thơ
  • Đến năm 2030, hoàn thành tu bổ, tôn tạo 95% di tích quốc gia đặc biệt tại TP Huế
  • Du lịch nha khoa - Hướng đi mới trong phát triển sản phẩm du lịch Đồng Tháp
  • Việt Nam và Trung Quốc vào chung kết Lễ hội pháo hoa Quốc tế Đà Nẵng 2025
  • Bình Định: Đa dạng tour hè
  • Thuyền buồm rực rỡ trên sông Hàn - Màn trình diễn độc đáo giữa lòng thành phố Đà Nẵng
  • 12345...>>

Tin đọc nhiều

  • Long An phát triển du lịch qua di tích lịch sử -...

    Hiện toàn tỉnh Long An có 127 di tích lịch sử - văn hóa (DTLSVH), trong đó, 22 DTLSVH cấp...

    205
  • Hội Lim (Bắc Ninh) là di sản văn hóa phi vật thể...

    Bộ trưởng Bộ VHTTDL Nguyễn Văn Hùng ký Quyết định số 1744 ngày 10/6/2025 về việc công bố...

    134
  • Những điều thú vị của du lịch Đà Lạt (Lâm Đồng)...

    Đà Lạt (Lâm Đồng) được biết đến như một thành phố ngàn hoa, thành phố ba thiên đường. Đà...

    130
  • Quảng Ninh: Hạ Long quan tâm tôn tạo các di tích...

    Nhằm phát huy giá trị các di tích, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội địa phương, thời...

    107
  • Đưa du lịch Ninh Thuận trở thành ngành kinh tế...

    Với mục tiêu đón 3,6 triệu lượt khách và doanh thu 4.500 tỷ đồng, Ninh Thuận đang tập...

    101

- Trang thông tin du lịch
- Email: didulich.net@gmail.com
 

© 2025 Trang thông tin du lịch