Bình Định: Náo nhiệt lễ hội Cầu ngư thôn Bình Thái Bình Định: Náo nhiệt lễ hội Cầu ngư thôn Bình Thái Ngày 1/4 (tức 16 tháng 2 Âm lịch năm 2018), tại làng chài ở thôn Bình Thái, thuộc xã Phước Thuận, huyện Tuy Phước, lễ hội Câu ngư do UBND xã Phước Thuận và bà con nhân dân địa phương tổ chức diễn ra tưng bừng và náo nhiệt. Đây là hoạt động vừa mang tính văn hóa truyền thống vừa phục vụ nhu cầu tín ngưỡng cho Vạn nghề ngư dân ven Đầm Thị Nại ở tỉnh Bình Định nói chung và Ngư dân xã Phước Thuận, huyện Tuy Phước nói riêng. Dải lụa đỏ tượng trưng chiếc cầu bắc từ biển vào bờ để thần Nam Hải vào lăng. Theo ông Đặng Văn Hiếu, Vạn trưởng vạn nghề Thôn Bình Thái cho biết: “Toàn thôn có gần 300 hộ, hầu hết đều sinh sống bằng nghề Biển. Tại đây, lăng Cá Ông (Nam Hải) được xây dựng từ năm 1785 và hàng năm có hai ngày trọng lễ được tổ chức: ngày giỗ Cá ông vào mùng 5 tháng 9 và lễ Cầu Ngư vào 16.2 Âm lịch. Và gần 250 năm trôi qua, nó đã trở thành loại hình văn hóa truyền thống không thể thiếu trong sinh hoạt tinh thần của nhân dân thôn Bình Thái. Người dân cầu mưa thuận gió hòa, trời êm bể lặng để ngày vượt biển đầu năm được thuận buồm xuôi gió, đánh bắt được nhiều cá tôm, nâng cao thu nhập kinh tế gia đình, quê hương thái bình, thịnh vượng an khang”. Lễ hội cầu ngư thôn Bình Thái xã Phước Thuận năm nay được tổ chức trang trọng, phần lễ gồm: lễ vọng, được bắt đầu từ sáng sớm với mục đích cáo giỗ và cầu xin thần Nam Hải báo ứng cho vạn chài điềm lành dữ trong năm. Lễ được cử hành trang nghiêm, dâng đủ ba tuần rượu và đọc văn cúng. Bản văn cúng ca ngợi công đức của cá Ông trong việc giúp đỡ các vạn chài. Tiếp đến, là phần tổ chức ra Đầm cúng rước Ông Nam Hải về lăng tế cúng cheo hồi Bá trạo. Sau đó là lễ di thỉnh cô bác, chư vị tiền hiền vãn ngự các nơi trong vạn chài về lăng cùng phụ hưởng. Thuyền nghinh rước thủy thần. Ngoài phần lễ, phần hội có chương trình hát múa Bả Trạo, thể hiện sinh hoạt, lao động của ngư dân qua các đoạn múa chèo thuyền, kéo lưới… (Hát múa bả trạo do cụ Tú Diêu, người làng Nhân Ân, xã Phước Thuận khởi xướng và có từ thế kỷ 17, mang bóng dáng của một thể loại hát bội cổ điển ở Bình Ðịnh). Đan xen với nó là những trò chơi dân gian truyền thống, đặc biệt còn có 3 xuất hàng tuồng do đoàn tuồng An Nhơn 2 về biểu diễn tại lăng phục vụ bà con trong vùng và du khách thập phương về dự lễ. Cả vạn nghề Bình Thái có hơn 50 ghe lớn nhỏ, chủ yếu là đánh bắt tôm hùm xuất khẩu vùng biển Đà Nẳng - Nha Trang. Hơn 95% các hộ sinh sống bằng nghề biển, nuôi trồng thủy sản, đan lưới và mua bán hải sản…vì vậy đối với họ, ngày giỗ Cá Ông và hoạt động của đội Chèo Bá trạo mang ý nghĩa tâm linh và là hoạt động văn hóa tinh thần có tính truyền thống đặc trưng của Làng chài Bình Thái gắn kết với đời sống kinh tế của Làng. Theo Báo Bình Định Ngày 1/4 (tức 16 tháng 2 Âm lịch năm 2018), tại làng chài ở thôn Bình Thái, thuộc xã Phước Thuận, huyện Tuy Phước, lễ hội Câu ngư do UBND xã Phước Thuận và bà con nhân dân địa phương tổ chức diễn ra tưng bừng và náo nhiệt. Đây là hoạt động vừa mang tính văn hóa truyền thống vừa phục vụ nhu cầu tín ngưỡng cho Vạn nghề ngư dân ven Đầm Thị Nại ở tỉnh Bình Định nói chung và Ngư dân xã Phước Thuận, huyện Tuy Phước nói riêng. Dải lụa đỏ tượng trưng chiếc cầu bắc từ biển vào bờ để thần Nam Hải vào lăng. Theo ông Đặng Văn Hiếu, Vạn trưởng vạn nghề Thôn Bình Thái cho biết: “Toàn thôn có gần 300 hộ, hầu hết đều sinh sống bằng nghề Biển. Tại đây, lăng Cá Ông (Nam Hải) được xây dựng từ năm 1785 và hàng năm có hai ngày trọng lễ được tổ chức: ngày giỗ Cá ông vào mùng 5 tháng 9 và lễ Cầu Ngư vào 16.2 Âm lịch. Và gần 250 năm trôi qua, nó đã trở thành loại hình văn hóa truyền thống không thể thiếu trong sinh hoạt tinh thần của nhân dân thôn Bình Thái. Người dân cầu mưa thuận gió hòa, trời êm bể lặng để ngày vượt biển đầu năm được thuận buồm xuôi gió, đánh bắt được nhiều cá tôm, nâng cao thu nhập kinh tế gia đình, quê hương thái bình, thịnh vượng an khang”. Lễ hội cầu ngư thôn Bình Thái xã Phước Thuận năm nay được tổ chức trang trọng, phần lễ gồm: lễ vọng, được bắt đầu từ sáng sớm với mục đích cáo giỗ và cầu xin thần Nam Hải báo ứng cho vạn chài điềm lành dữ trong năm. Lễ được cử hành trang nghiêm, dâng đủ ba tuần rượu và đọc văn cúng. Bản văn cúng ca ngợi công đức của cá Ông trong việc giúp đỡ các vạn chài. Tiếp đến, là phần tổ chức ra Đầm cúng rước Ông Nam Hải về lăng tế cúng cheo hồi Bá trạo. Sau đó là lễ di thỉnh cô bác, chư vị tiền hiền vãn ngự các nơi trong vạn chài về lăng cùng phụ hưởng. Thuyền nghinh rước thủy thần. Ngoài phần lễ, phần hội có chương trình hát múa Bả Trạo, thể hiện sinh hoạt, lao động của ngư dân qua các đoạn múa chèo thuyền, kéo lưới… (Hát múa bả trạo do cụ Tú Diêu, người làng Nhân Ân, xã Phước Thuận khởi xướng và có từ thế kỷ 17, mang bóng dáng của một thể loại hát bội cổ điển ở Bình Ðịnh). Đan xen với nó là những trò chơi dân gian truyền thống, đặc biệt còn có 3 xuất hàng tuồng do đoàn tuồng An Nhơn 2 về biểu diễn tại lăng phục vụ bà con trong vùng và du khách thập phương về dự lễ. Cả vạn nghề Bình Thái có hơn 50 ghe lớn nhỏ, chủ yếu là đánh bắt tôm hùm xuất khẩu vùng biển Đà Nẳng - Nha Trang. Hơn 95% các hộ sinh sống bằng nghề biển, nuôi trồng thủy sản, đan lưới và mua bán hải sản…vì vậy đối với họ, ngày giỗ Cá Ông và hoạt động của đội Chèo Bá trạo mang ý nghĩa tâm linh và là hoạt động văn hóa tinh thần có tính truyền thống đặc trưng của Làng chài Bình Thái gắn kết với đời sống kinh tế của Làng. Theo Báo Bình Định Trở về đầu trang Làng Cá ông Nam Hải thôn Thái Bình Cầu Ngư 2 Tổng số:1 lượt 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10