• Home
  • Site Map
  • Contact
  • Login
    • Register
  • Subscribe
Side Logo

Travel News

Trang tin du lịch

  • Home
  • Tin tức - Sự kiện
    • Thống kê du lịch
    • Chuyện lạ
  • Dịch vụ du lịch
    • Khám phá
    • Ẩm thực
    • Người Du lịch
    • Dự án đầu tư Du lịch
  • Visa, hộ chiếu
  • Thông tin cần biết
    • Đến Việt Nam
    • Tại Việt Nam
    • Giao thông
    • Thông tin khác
  • Văn Hóa
    • Tết Việt Nam
    • Giá trị lịch sử
    • Ngôn ngữ văn học
    • Lễ hội, trò chơi dân gian
    • Nghệ thuật biểu diễn
    • Trang phục
    • Kiến trúc, mỹ thuật
    • Món ăn, hoa, trái
    • Chợ
    • Phong tục tập quán
  • Kinh nghiệm du lịch
  • Nhìn ra thế giới
  • Doanh nghiệp du lịch
  • UKEnglish

Kinh nghiệm du lịch

Chiêm bái Quốc mẫu Tây Thiên, chiêm bái cõi Phật vãn cảnh tiên

TTTĐ - Trong mỗi chuyến đi của cuộc đời, con người ta luôn trân quý những chuyến trở về. Hành trình “Đến với Phật, về với Mẫu” tại danh thắng Tây Thiên, từ ngàn đời nay, được du khách thập phương coi như chuyến hành hương tìm về nguồn cội, nơi thờ vị Quốc mẫu có công mở mang bờ cõi, giữ lửa trong buổi bình minh của dân tộc…

 Đền Thượng thờ Quốc mẫu Tây Thiên

Lưu danh Đạo mẫu tự ngàn đời

Quốc mẫu Tây Thiên là một trong hai vị Quốc mẫu của Việt Nam được sắc phong từ thời Hùng Vương dựng nước. Theo truyền thuyết, Quốc mẫu Tây Thiên có tên thật là Lăng Thị Tiêu - bà là Vương phi của Vua Hùng Vương thứ 7. Khi còn sống, trong nước có loạn giặc Thục, bà có công chiêu mộ binh sĩ, phò vương cứu nước, dạy dân trồng lúa, nuôi tằm dệt vải, giữ lửa trong buổi bình minh của dân tộc, xây dựng một đất nước thái bình thịnh trị. Khi mất, bà lại thường hiển linh, âm phù giúp các đời vua đánh giặc, giữ nước.

 Lễ rước kiệu Quốc mẫu Tây Thiên

Với những công lao đó bà được sắc phong là Quốc mẫu Tây Thiên. Bà còn được suy tôn danh hiệu Tam Đảo sơn trụ Quốc mẫu tối linh Đại vương – Đệ nhất thượng đẳng Phúc Thần (vị thần tối cao bảo trợ cho dãy Tam Đảo), là hiện thân của Mẫu Thượng Ngàn (một trong Thánh mẫu Tứ phủ chuyên trách cai quản, sáng tạo vũ trụ).

Khu di tích danh thắng Tây Thiên với hệ thống đền thờ có tự ngàn năm nay tại tỉnh Vĩnh Phúc được lập để tưởng nhớ công ơn của bà. Bên cạnh Đền Thượng thờ vị Quốc mẫu Tây Thiên, tại đây còn có nhiều ngôi đền thờ các vị Mẫu thần nổi tiếng cai quản trời, đất, núi, rừng như: Mẫu Thượng Thiên, Mẫu Thượng Thoải, Mẫu Thượng Ðịa và Mẫu Thượng Ngàn. Ðây là lý do khu danh thắng Tây Thiên luôn được du khách ví như chuyến về nguồn hoan hỉ: “Đến với Phật, về với Mẫu”.

 
 

 Nơi đây, tín ngưỡng thờ Mẫu và Phật giáo hòa quyện vào nhau, tạo thành một bầu không khí thanh tịnh, linh thiêng ít nơi nào có được. Những người hành hương về đây, vì vậy, luôn tin rằng những nguyện ước của mình sẽ được chứng tâm và sớm thành hiện thực.

Mải mê thưởng ngoạn chớ quên đường về…“Ai lên ngắm cảnh Tây Thiên, mải mê thưởng ngoạn chớ quên đường về" - Hành trình về nguồn chinh phục đỉnh Tây Thiên có bội phần thú vị khi đồng thời là hành trình chiêm bái cõi tâm linh an yên thoát tục vừa thưởng ngoạn cảnh đẹp của mây núi. Những lớp mây bảng lảng dạo chơi quanh các đỉnh núi, len lỏi qua mái chùa cong cong, hoặc tạo nên một màn trắng bao phủ khắp cảnh vật đã đủ khiến du khách thấy mình như thể đang lạc bước nơi cõi Phật cảnh tiên.

 

Trong Kiến Văn Tản Lục của Lê Quý Đôn cũng có đoạn tả về Tây Thiên: “Bên dưới sắc nước như chàm, sâu thẳm không thấy đáy; sườn núi có Tây Thiên cổ tự, cảnh sắc thanh nhã. Trên đỉnh núi có chùa Đồng Cổ; từ phía tả khe Giải Oan trèo lên núi đến hồ sen, nước xanh biếc, trong hồ có thứ đá lạ và có sen đỏ, hoa nở bốn mùa. Hai bên ngoài hồ, suối từ sườn núi chảy ra, bên tả là suối Bạc, bên hữu là suối Vàng…”.

Không chỉ có cảnh trí gấm hoa và một sự tích mang nhiều ý nghĩa, quần thể di tích danh thắng Tây Thiên còn biết đến là một trong những trung tâm Phật giáo lớn và ra đời sớm nhất ở Việt Nam. Trong phạm vi chiều dài 11 km, chiều ngang 1 km của khu di tích tập trung 8 ngôi đền, chùa cổ, nằm ẩn mình dưới những cánh rừng già, thông reo, chim hót, suối chảy róc rách tạo nên một bản hòa ca giữa mênh mang sông núi. Phía dưới Đền thờ Quốc mẫu Tây Thiên là hệ thống đền – miếu cổ tự ngàn đời: Đền Thỏng, đền Cô, đền Cậu, suối Bạc, suối Vàng, suối Giải oan...

Những ngôi sơn tự khi ẩn hiện trong mây, lúc lại trầm mặc dưới ráng chiều, như đưa đường, chỉ lối những người con phương xa đến gần hơn những điều huyền bí và linh thiêng. Đến với Phật là đến nơi an yên, thoát tục, còn về với Mẫu là hành trình về trong lòng mẹ, được mẹ chở che, ban cho yêu thương và mỗi người lại xin gửi gắm ước nguyện cho một năm mới đến, với nhiều sức khoẻ, an yên, công thành, danh toại...

Giờ đây, một mùa Xuân mới lại về với đất trời, với con người, cũng là lúc lòng người lắng lại, muốn quay về chiếc nôi đưa, trở về với nguồn cội, đó cũng là lúc tiếng trống khai hội Tây Thiên vang lên vào dịp Rằm tháng Hai âm lịch.

 

Hãy một lần, tìm về, hòa vào dòng người, trảy hội Tây Thiên, xem rước kiệu Quốc mẫu và hoạt cảnh mô tả lại truyền thuyết về Quốc mẫu Tây Thiên đánh đuổi giặc ngoại xâm thống nhất non sông…; Hãy một lần, ngồi trong cabin cáp treo lướt trôi trên dòng Thác Bạc, phiêu bồng, lãng du… để một lần cảm nhận Tổ quốc gấm hoa đẹp ngàn đời!

Hồng Nhung - Linh Nhi
Nguồn: Tuổi Trẻ Thủ Đô
 
Trở về đầu trang
   Quốc mẫu Tây Thiên cáp treo công ty cổ phần đầu tư Lạc Hồng Rằm tháng Hai âm lịch tâm linh thờ mẫu Phật giáo Lăng Thị Tiêu
0   Tổng số:

Các tin khác

  • Khánh thành tượng Phật ngồi cao 73 m ở Bình Phước
  • Cảng cá 'phố đảo' nhộn nhịp cuối năm
  • Không gian check-in 'kẹo ngọt' ở Đà Lạt
  • Di tích lịch sử văn hóa miếu Vua Bà xã Bách Thuận được xếp hạng di tích lịch sử văn hóa cấp tỉnh
  • Sa Pa, Đà Lạt 'cháy' phòng dịp Tết Nguyên đán
  • 4 quán cà phê trang trí Tết tại Hà Nội
  • Nhiều hoạt động hấp dẫn trong năm Du lịch Quốc gia 2021
  • Cuối năm, du lịch biển vẫn là lựa chọn hàng đầu
  • Hai con chó đi du lịch khắp châu Âu
  • Du lịch Việt Nam: Lách “khe cửa hẹp” để “chuyển mình”
  • 12345...>>

Tin đọc nhiều

  • Hoài niệm quá khứ qua hình ảnh Tết của một thời...

    Tết xưa luôn là ngày mà tất cả mọi người cùng trông ngóng để háo hức, để trở về. Kỷ niệm...

    403
  • Vượt núi băng rừng lên đỉnh Lảo Thẩn “tắm mây”

    Lảo Thẩn là cái tên phổ biến nhất mà người dân địa phương ở đây khi nhắc tới đỉnh núi...

    282
  • Mai anh đào nhuộm hồng phố núi Đà Lạt

    Từ trung tuần cuối tháng 12 đến đầu tháng 1, thành phố ngàn hoa Đà Lạt lại đón chào mùa...

    229
  • Sự tích đền Chanh Thôn thờ Mẫu Thụy Nương, danh...

    Miếu thờ Mẫu Thụy Nương tức công chúa Thụy Nương, danh tướng của Nhị Thánh vương Hai Bà...

    179
  • Đình Giang Võng - nơi thờ phụng các vị thánh tổ...

    Đình Giang Võng hay còn gọi là đình Cái Đá, đình Hà Khánh vì đình được ngư dân làng chài...

    174

- Trang thông tin du lịch
- Email: contact@didulich.net
 

© 2021 Trang thông tin du lịch