• Home
  • Site Map
  • Contact
  • Login
    • Register
  • Subscribe
Side Logo

Travel News

Trang tin du lịch

  • Home
  • Tin tức - Sự kiện
    • Thống kê du lịch
    • Chuyện lạ
  • Dịch vụ du lịch
    • Khám phá
    • Ẩm thực
    • Người Du lịch
    • Dự án đầu tư Du lịch
  • Visa, hộ chiếu
  • Thông tin cần biết
    • Đến Việt Nam
    • Tại Việt Nam
    • Giao thông
    • Thông tin khác
  • Văn Hóa
    • Giá trị lịch sử
    • Ngôn ngữ văn học
    • Lễ hội, trò chơi dân gian
    • Nghệ thuật biểu diễn
    • Trang phục
    • Kiến trúc, mỹ thuật
    • Món ăn, hoa, trái
    • Chợ Việt Nam
    • Phong tục tập quán
    • Tín ngưỡng - Tâm linh
    • Tết Việt Nam
  • Kinh nghiệm du lịch
  • Nhìn ra thế giới
  • Doanh nghiệp du lịch
  • UKEnglish

Kinh nghiệm du lịch

Chuẩn bị gì để có chuyến du lịch rừng hiệu quả nhất?

Để có một chuyến du lịch dã ngoại ở rừng bạn cần chuẩn bị nhiều thứ như: quần áo, dụng cụ cần thiết và nhất là những kỹ năng và có sức khoẻ thật tốt.
Loại hình du lịch trải nghiệm rừng núi được nhiều người lựa chọn (ảnh : QUỐC HUY)
Anh Huỳnh Quốc Huy, một hướng dẫn viên chuyên hướng dẫn các tour du lịch rừng cho biết, ở Việt Nam có 3 loại hình du lịch khám phá rừng núi phổ biến hiện nay như trekking, hiking, trips.
Trong đó, trekking là một loại hình du lịch khi nhắc đến chắc hẳn nhiền người sẽ biết, loại hình này khá phổ biến ở Việt Nam những năm gần đây. Những người tham gia trekking sẽ được gọi là trekker. Dù chuyên nghiệm hay mới tham gia thì trekking sẽ là một chuyến đi bộ đường dài đa số là đồi núi với nhiều địa hình khác nhau.
Độ dài của mỗi chuyến đi dài, ngắn hay địa điểm trekking là gì đều do những người tham gia tự quyết định. Các hoạt động “go trekking” sẽ được tổ chức theo nhóm tự đi. Nếu có đủ kinh nghiệm hoặc có thể chọn cho mình 1 tour với lịch trình lên sẵn nếu chúng ta là người mới để đảm bảo sự an toàn và tập làm quen với loại hình này.
Hiking, nhiều người thường hay hiểu lầm và tưởng rằng giữa trekking và hiking là một. Theo đó, hiking cũng được hiểu là đi bộ đường dài nhưng những người “go hiking” thường lựa chọn cho mình những còn đường mòn và ít có phần hiểm trở hơn, họ sẽ đi theo một kế hoạch đã định sẵn.
Trekking, hiking hay trips là 3 loại hình du lịch dã ngoại rừng núi phổ biến ở Việt Nam hiện nay (ảnh QUỐC HUY)
Loại hình trips là những chuyến đi ngắn ngày và thường di chuyển bằng xe máy hoặc xe ô tô… Nếu như trekking có phần mạo hiểm và mang theo hướng của du lịch “bụi” thì những chuyến trips lại có phần nghỉ dưỡng và thoải mái hơn. 

Cần chuẩn bị đồ ăn, đèn, bản đồ định vị…

Để có một chuyến du lịch ở rừng thông thường người đi cần phải chuẩn bị: giấy tờ tùy thân; các thiết bị định vị như la bàn, bản đồ, GPS; các thiết bị chiếu sáng tùy loại địa hình và khí hậu sẽ có các loại khác nhau.
Ngoài ra, một đôi giày chuyên dụng là vật không thể thiếu giúp bạn hoàn thành chuyến đi. Mỗi loại địa hình khác nhau sẽ có một loại giày chuyên dụng, nhưng thông thường ở Việt Nam các bạn sẽ chọn cho mình một đôi giày cho tất cả.
Cần thêm bộ sơ cứu y tế. Nên học một số kỹ năng sơ cứu cơ bản để đề phòng các tình huống xấu xảy ra.
Để có thể dễ dàng di chuyển bạn nên mang theo đồ ăn khô, có trọng lượng nhẹ và có thể hạn sử dụng lâu ngày. Ngoài ra, để đảm bảo nước uống, bạn có thể mang theo bình lọc hoặc xử lý nước bằng chất hóa học trước khi sử dụng nguồn nước tự nhiên ở sông, suối.
Chuyến đi thường kéo dài vài ngày nên bạn hãy đảm bảo cho mình một chỗ nghỉ ngơi an toàn và thoải mái, tùy địa điểm đi mình sẽ có cách chuẩn bị khác nhau. Ví dụ, các địa điểm có địa hình thoáng, bằng phẳng các bạn có thể dùng lều, còn các nơi có địa hình rừng rậm tốt nhất bạn nên chọn cho mình võng và tăng bạt.
Các vật dụng cần thiết để có chuyến đi rừng được thoải mái nhất (ảnh QUỐC HUY)
Một chiếc balo phù hợp sẽ giúp bạn có thể mang tất cả những thứ trên trên vai. Một chuyến đi tự túc các bạn mỗi người phải mang trên vai mình ít nhất 15 đến hơn 20 kg tùy vào độ dài chuyến đi.

Đi rừng cần lưu ý những gì?

Thời gian người đi du lịch có thể đi được trong rừng từ 6 giờ sáng đến 16 giờ. Do đó phải tính thời gian để đến đích, chỗ nghỉ cho hợp lý. Sau 16 giờ rừng đã bắt đầu tối. Đây là thời gian để ổn định chỗ ngủ và nấu cơm ăn tối. Trước khi đi cần ăn mặc quần áo cẩn thận, kín, áo trong cho vào trong quần.
Cần thiết thì phải thuê dân địa phương đi cùng vì dân địa phương thông thạo địa hình sẽ tránh bị lạc và tìm được nhiều đường đi tắt. Ngoài ra, người dân địa phương khoẻ nên sẽ giúp mang đồ. Hơn nữa họ nói được tiếng dân tộc của họ nên họ coi như phiên dịch cho ta khi gặp người dân tộc khác.
Khi đi trong rừng cần giẫm chắc chân để tránh trơn trượt. Phải cẩn thận với những hốc đá, gốc cây có bám rêu vì chúng rất trơn (ảnh QUỐC HUY)
Khi đi trong rừng cần giẫm chắc chân để tránh trơn trượt. Phải cẩn thận với những hốc đá, gốc cây có bám rêu vì chúng rất trơn trượt. Chặt một thanh gậy vừa tay làm gậy, chiếc gậy này vô cùng quan trọng, nó sẽ giúp bạn vượt qua những chỗ khó khăn.
Đầu tiên, là bạn phải chuẩn bị tinh thần, tìm hiểu về tuyến đường mình sẽ đi qua như về địa hình, cảnh quan thiên nhiên, phong tục tập quán của đồng bào nơi mình dừng chân, những kinh nghiệm của những người đã từng chinh phục cung đường đó. Đặc biệt là việc chuẩn bị về tinh thần và sức khỏe thật tốt.
Nên đi theo nhóm và di chuyển theo cự ly để có thể hỗ trợ nhau trong trường hợp có sự cố; không nên uống quá nhiều nước vì dễ dẫn đến mệt mỏi. Nên hạ trại bên cạnh nguồn nước, đốt một đống lửa to và duy trì ngọn lửa suốt đêm.
Nghiên cứu bản đồ các điểm trekking, tính toán điểm di chuyển hợp lý nhằm tránh tình huống nguy hiểm. Xem trước dự báo thời tiết. Chuẩn bị cả giấy giới thiệu nếu điểm trekking là khu vực biên giới hoặc khu bảo tồn. Không tự ý tách khỏi đoàn, không ăn những trái, lá lạ mà mình không biết rõ. Đặc biệt khi di chuyển các bạn không được để lại rác sinh hoạt của mình.
Nguồn : Thanh Niên
Trở về đầu trang
   Du Lịch RừngKỹ Năng Đi RừngTrekkingHikingTripsTà Năng Phan DũngLeo Núi

Các tin khác

  • Trải nghiệm công nghệ thực tế ảo tại “Đường Trường Sơn huyền thoại”
  • Lộ trình cấm xe xăng hoạt động trong khu vực các tuyến đường vành đai Hà Nội
  • Các nhiệm vụ trọng tâm của ngành du lịch trong 6 tháng cuối năm 2025
  • Tạo khởi sắc cho du lịch vùng cao
  • Điểm danh 5 điểm đến đông khách du lịch nhất Việt Nam
  • Sắp có tổ hợp nghỉ dưỡng khoáng nóng lớn nhất miền bắc
  • Tuyên Quang: Bắc Mê Vẻ đẹp bên dòng Gâm
  • Danh thắng Yên Tử- Vĩnh Nghiêm- Côn Sơn- Kiếp Bạc được UNESCO ghi danh vào Danh mục Di sản văn hóa thế giới
  • Phát huy giá trị khoa học và văn hóa của di sản bãi cọc Bạch Đằng (Quảng Ninh)
  • Đánh thức di sản lễ hội: cơ hội vàng cho du lịch Ninh Bình
  • 12345...>>

Tin đọc nhiều

  • Kể chuyện du lịch Lâm Đồng qua những khung hình

    Để kể câu chuyện về một Lâm Đồng trọn vẹn và đa diện hơn với công chúng qua những khoảnh...

    160
  • Gốm Bắc Ninh "du lịch" Nhật Bản

    Giữa dòng chảy hiện đại, làng gốm Phù Lãng (Bắc Ninh) vẫn âm thầm giữ lửa gần 700 năm....

    152
  • Phát huy tiềm năng du lịch sinh thái làng nghề...

    Những năm gần đây, làng nghề Bát Tràng (Bát Tràng, Gia Lâm, Hà Nội) đang nỗ lực kiến tạo...

    141
  • Lần đầu tiên du thuyền 5 sao khởi hành từ Việt...

    Bằng việc khởi hành du thuyền quốc tế cao cấp từ cảng nội địa, Việt Nam không chỉ khai...

    139
  • Tận dụng tiềm năng, thế mạnh để phát triển du...

    Nắm giữ nhiều tiềm năng và lợi thế để phát triển các loại hình du lịch nghỉ dưỡng, du...

    120

- Trang thông tin du lịch
- Email: didulich.net@gmail.com
 

© 2025 Trang thông tin du lịch