Clip “Việt Nam – Điểm đến văn hóa và ẩm thực” tôn vinh giá trị văn hóa truyền thống, sự gắn kết và niềm hy vọng trong mùa Xuân mới Clip “Việt Nam – Điểm đến văn hóa và ẩm thực” tôn vinh giá trị văn hóa truyền thống, sự gắn kết và niềm hy vọng trong mùa Xuân mới TITC -- Xuân năm nay khác mọi năm. Trải qua một mùa xuân trong giai đoạn “bình thường mới”, dường như càng làm “xuân” thêm ý nghĩa. Vẫn là bánh chưng, bánh tét bên cành hoa đào, hoa mai nhưng người người thêm kỳ vọng vào một khởi đầu mới, một sự kết nối mới bền chặt hơn và bình an hơn. Xuân tới xuân đi cũng như chu kì mọi năm 365 ngày lặp lại, xưa nay vẫn vậy. Sự lặp lại ấy dường như khiến cái hồ hởi, trông ngóng mỗi độ Tết đến, xuân về dần vơi theo tháng năm. Dịch bệnh khiến mọi thứ diễn ra có vẻ chậm lại, khoảng cách giữa con người với nhau xa hơn. Có những gia đình không thể về quê như cái lẽ mọi năm, có những người Việt xa xứ không thể về nước dịp đoàn viên quan trọng này. Tết năm nay thật đặc biệt! Còn nhớ cứ mỗi độ 23 tháng Chạp, nhà nhà bắt đầu rộn ràng bước vào “mùa Tết”. Gọi là mùa bởi sau ngày này, các gia đình sẽ bắt tay vào dọn dẹp, trang hoàng nhà cửa. Con cháu ở xa tíu tít gọi thông báo ngày về đón Tết. Rồi sau đó những phiên chợ quê, những cành mai đào được mang về nhà báo hiệu một cái Tết đã kề cận. Vui nhất là khoảng ngày 28 – 29 âm lịch, người lớn trẻ nhỏ cùng nhau gói bánh chưng, bánh tét. Người đi chợ mua lá dong, lá chuối, người đãi gạo ngâm đỗ, người chẻ lạt, gói bánh… tay nhanh thoăn thoắt mà vẫn khấp khởi tiếng nói cười. Có cô cháu nhỏ Tết nay lần đầu biết gói bánh, cũng ráng làm ra trò, miệng thì thầm hỏi, mắt dõi theo tay người thạo việc mà cứ thế làm theo. Chiếc bánh trông tròn vuông chưa rõ vì đôi tay mười tám còn vụng về bếp núc nhưng đã biết tham gia, chia sẻ cùng cả nhà. Nhắc đến những chiếc bánh truyền thống ngày Tết, lại có người cho rằng bánh nay bớt cái thi vị vì ngày nào cũng có, hàng quán bán đầy. Tuy nhiên mỗi độ Tết đến, chiếc bánh truyền thống ấy lại trở nên đặc biệt hơn. Về nguyên liệu, hương vị có thể chẳng khác nhau nhưng cái tinh thần ẩn hiện đằng sau chiếc bánh giản dị mới là cái đáng quý, là thứ để ta bồi hồi mỗi khi nhớ về. Công thức gói bánh truyền thống, cơ bản vùng nào cũng vậy, nguyên liệu ít sai khác nhưng khoảnh khắc cả nhà được quây quần, cùng nhau đi chợ sắm đồ, bắt tay gói bánh, chong chong thức tới canh một canh hai chờ bánh chín mới là kỉ niệm đẹp nhất mỗi dịp Tết đến, xuân về. Bánh chín tới nhất định phải vớt ra, ngâm ngay nước lạnh để gột trôi đi lớp nhựa còn vương lại trên lá. Sau đó phải xếp thật gọn, kiếm vật nặng đè lên để ép bánh chặt hơn và phẳng đều như vậy mới “ngon” cái mắt. Bánh tét lại khác đôi chút, bánh khi chín sẽ được treo lên nơi khô ráo để bảo quản thay vì ép chặt như bánh chưng. Nhưng tựu chung lại, mỗi mẻ bánh mới vẫn đều kì công, thấm cái tình của người làm bánh. Công chuẩn bị, gói ghém khéo léo để cho ra chiếc bánh tươm tất như vậy cũng đòi cái sự thưởng thức ít cầu kỳ nhưng thật trọn vẹn. Bánh mới để ráo, khi ăn sẽ cảm nhận được cái hương thơm của lá chuối, lá dong nhè nhẹ bên cánh mũi. Cái mềm dẻo của nếp thơm, vị bùi bùi của đậu xanh giã mịn và cái béo ngọt của thịt ba chỉ hòa với cái cay the của tiêu, cái mặn nhẹ của muối khiến vị bánh như tan ra trong miệng. Không chỉ vậy, cái thú của việc thưởng thức chiếc bánh truyền thống do chính tay mình làm, còn là cái tư tưởng tốt đẹp ẩn sau mỗi chiếc bánh. Xét cho cùng bánh chưng, bánh tét là sự “hữu hình” hóa của dòng chảy thời gian. Là sự kết tinh giá trị văn hóa, đời sống của những ký ức xưa, từ thời cha ông ta thuở khai hoang lập địa. Để rồi sau đó hòa quyện với nhịp sống hiện đại, như để nhắc nhở lớp sau về những giá trị tuy không mới nhưng không bao giờ cũ. Mà ở đó chiếc bánh chính là sự gắn kết tất cả, giữa những người phương xa và người ở lại, giữa quá khứ và hiện tại, giữa truyền thống và đổi mới. Trở thành niềm cảm hứng thôi thúc lớp người trẻ thể hiện tình yêu với mảnh đất nơi họ được sinh ra và lớn lên. Với mong muốn góp phần truyền tải những giá trị văn hóa truyền thống quý giá của dân tộc, nhất là những tình cảm gắn bó lâu đời của người Việt trong dịp Tết đoàn viên, đúng ngày 30 Tết âm lịch năm nay, clip “Việt Nam – Điểm đến văn hóa và ẩm thực” chính thức ra mắt trên kênh YouTube của Tổng cục Du lịch. Với những hình ảnh sinh động, nhẹ nhàng, clip khơi gợi những cảm xúc gắn kết, bình yên, đưa mỗi người trở về với cội nguồn, của sự đoàn viên, vượt qua những bộn bề, vất vả của cuộc sống thường nhật; đồng thời càng trân trọng hơn những giá trị văn hóa truyền thống quý báu cần được gìn giữ, bảo tồn và phát huy. Clip “Việt Nam – Điểm đến văn hóa và ẩm thực” nằm trong Chương trình truyền thông du lịch trên nền tảng số YouTube do Trung tâm Thông tin du lịch, Tổng cục Du lịch triển khai với sự hỗ trợ, đồng hành của Tập đoàn Google và Vinpearl. Chương trình này được khởi động từ ngày 07/01/2021 với việc ra mắt clip “Việt Nam đất nước, con người” . Chỉ sau hơn 1 tháng, clip này đã thu hút trên 1,4 triệu lượt xem trên kênh YouTube của Tổng cục Du lịch. Trung tâm Thông tin du lịch TITC -- Xuân năm nay khác mọi năm. Trải qua một mùa xuân trong giai đoạn “bình thường mới”, dường như càng làm “xuân” thêm ý nghĩa. Vẫn là bánh chưng, bánh tét bên cành hoa đào, hoa mai nhưng người người thêm kỳ vọng vào một khởi đầu mới, một sự kết nối mới bền chặt hơn và bình an hơn. Xuân tới xuân đi cũng như chu kì mọi năm 365 ngày lặp lại, xưa nay vẫn vậy. Sự lặp lại ấy dường như khiến cái hồ hởi, trông ngóng mỗi độ Tết đến, xuân về dần vơi theo tháng năm. Dịch bệnh khiến mọi thứ diễn ra có vẻ chậm lại, khoảng cách giữa con người với nhau xa hơn. Có những gia đình không thể về quê như cái lẽ mọi năm, có những người Việt xa xứ không thể về nước dịp đoàn viên quan trọng này. Tết năm nay thật đặc biệt! Còn nhớ cứ mỗi độ 23 tháng Chạp, nhà nhà bắt đầu rộn ràng bước vào “mùa Tết”. Gọi là mùa bởi sau ngày này, các gia đình sẽ bắt tay vào dọn dẹp, trang hoàng nhà cửa. Con cháu ở xa tíu tít gọi thông báo ngày về đón Tết. Rồi sau đó những phiên chợ quê, những cành mai đào được mang về nhà báo hiệu một cái Tết đã kề cận. Vui nhất là khoảng ngày 28 – 29 âm lịch, người lớn trẻ nhỏ cùng nhau gói bánh chưng, bánh tét. Người đi chợ mua lá dong, lá chuối, người đãi gạo ngâm đỗ, người chẻ lạt, gói bánh… tay nhanh thoăn thoắt mà vẫn khấp khởi tiếng nói cười. Có cô cháu nhỏ Tết nay lần đầu biết gói bánh, cũng ráng làm ra trò, miệng thì thầm hỏi, mắt dõi theo tay người thạo việc mà cứ thế làm theo. Chiếc bánh trông tròn vuông chưa rõ vì đôi tay mười tám còn vụng về bếp núc nhưng đã biết tham gia, chia sẻ cùng cả nhà. Nhắc đến những chiếc bánh truyền thống ngày Tết, lại có người cho rằng bánh nay bớt cái thi vị vì ngày nào cũng có, hàng quán bán đầy. Tuy nhiên mỗi độ Tết đến, chiếc bánh truyền thống ấy lại trở nên đặc biệt hơn. Về nguyên liệu, hương vị có thể chẳng khác nhau nhưng cái tinh thần ẩn hiện đằng sau chiếc bánh giản dị mới là cái đáng quý, là thứ để ta bồi hồi mỗi khi nhớ về. Công thức gói bánh truyền thống, cơ bản vùng nào cũng vậy, nguyên liệu ít sai khác nhưng khoảnh khắc cả nhà được quây quần, cùng nhau đi chợ sắm đồ, bắt tay gói bánh, chong chong thức tới canh một canh hai chờ bánh chín mới là kỉ niệm đẹp nhất mỗi dịp Tết đến, xuân về. Bánh chín tới nhất định phải vớt ra, ngâm ngay nước lạnh để gột trôi đi lớp nhựa còn vương lại trên lá. Sau đó phải xếp thật gọn, kiếm vật nặng đè lên để ép bánh chặt hơn và phẳng đều như vậy mới “ngon” cái mắt. Bánh tét lại khác đôi chút, bánh khi chín sẽ được treo lên nơi khô ráo để bảo quản thay vì ép chặt như bánh chưng. Nhưng tựu chung lại, mỗi mẻ bánh mới vẫn đều kì công, thấm cái tình của người làm bánh. Công chuẩn bị, gói ghém khéo léo để cho ra chiếc bánh tươm tất như vậy cũng đòi cái sự thưởng thức ít cầu kỳ nhưng thật trọn vẹn. Bánh mới để ráo, khi ăn sẽ cảm nhận được cái hương thơm của lá chuối, lá dong nhè nhẹ bên cánh mũi. Cái mềm dẻo của nếp thơm, vị bùi bùi của đậu xanh giã mịn và cái béo ngọt của thịt ba chỉ hòa với cái cay the của tiêu, cái mặn nhẹ của muối khiến vị bánh như tan ra trong miệng. Không chỉ vậy, cái thú của việc thưởng thức chiếc bánh truyền thống do chính tay mình làm, còn là cái tư tưởng tốt đẹp ẩn sau mỗi chiếc bánh. Xét cho cùng bánh chưng, bánh tét là sự “hữu hình” hóa của dòng chảy thời gian. Là sự kết tinh giá trị văn hóa, đời sống của những ký ức xưa, từ thời cha ông ta thuở khai hoang lập địa. Để rồi sau đó hòa quyện với nhịp sống hiện đại, như để nhắc nhở lớp sau về những giá trị tuy không mới nhưng không bao giờ cũ. Mà ở đó chiếc bánh chính là sự gắn kết tất cả, giữa những người phương xa và người ở lại, giữa quá khứ và hiện tại, giữa truyền thống và đổi mới. Trở thành niềm cảm hứng thôi thúc lớp người trẻ thể hiện tình yêu với mảnh đất nơi họ được sinh ra và lớn lên. Với mong muốn góp phần truyền tải những giá trị văn hóa truyền thống quý giá của dân tộc, nhất là những tình cảm gắn bó lâu đời của người Việt trong dịp Tết đoàn viên, đúng ngày 30 Tết âm lịch năm nay, clip “Việt Nam – Điểm đến văn hóa và ẩm thực” chính thức ra mắt trên kênh YouTube của Tổng cục Du lịch. Với những hình ảnh sinh động, nhẹ nhàng, clip khơi gợi những cảm xúc gắn kết, bình yên, đưa mỗi người trở về với cội nguồn, của sự đoàn viên, vượt qua những bộn bề, vất vả của cuộc sống thường nhật; đồng thời càng trân trọng hơn những giá trị văn hóa truyền thống quý báu cần được gìn giữ, bảo tồn và phát huy. Clip “Việt Nam – Điểm đến văn hóa và ẩm thực” nằm trong Chương trình truyền thông du lịch trên nền tảng số YouTube do Trung tâm Thông tin du lịch, Tổng cục Du lịch triển khai với sự hỗ trợ, đồng hành của Tập đoàn Google và Vinpearl. Chương trình này được khởi động từ ngày 07/01/2021 với việc ra mắt clip “Việt Nam đất nước, con người” . Chỉ sau hơn 1 tháng, clip này đã thu hút trên 1,4 triệu lượt xem trên kênh YouTube của Tổng cục Du lịch. Trung tâm Thông tin du lịch Trở về đầu trang Việt Nam: Đi Để Yêu! du lịch Việt Nam quảng bá truyền thông du lịch YouTube văn hóa ẩm thực Tết nguyên đán Tết cổ truyền nhà sáng tạo nội dung YouTuber Tổng cục Du lịch 0 Tổng số: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10