Cụm tin văn hóa nổi bật các tỉnh Tây Bắc bộ Cụm tin văn hóa nổi bật các tỉnh Tây Bắc bộ Cinet - Lễ hội Lồng Tồng xã Xuân Giao, huyện Bảo Thắng, tỉnh Lào Cai; hội Đình Khả Lĩnh (thôn Khả Lĩnh, xã Đại Minh, huỵên Yên Bình, tỉnh Yên Bái); lễ đón Bằng xếp hạng di tích lịch sử - văn hóa Đền Cây Si (xã Liên Vũ, huyện Lạc Sơn, tỉnh Hòa Bình); lễ hội “Lùng Tùng” của dân tộc Thái tại bản Cang Mường, xã Mường Cang, huyện Than Uyên, tỉnh Lai Châu là các hoạt động văn hóa nổi bật khu vực Tây Bắc bộ trong thời gian từ 21 – 27/2. Hội Đình Khả Lĩnh (thôn Khả Lĩnh, xã Đại Minh, huỵên Yên Bình, tỉnh Yên Bái). Tại Lào Cai: Ngày 21/02, nhân dân các dân tộc xã Xuân Giao nô nức đổ về, vui xuân bên Lễ hội Lồng Tồng (Xuống Đồng) nét văn hóa đặc sắc của nhân dân các dân tộc xã Xuân Giao (Huyện Bảo Thắng - Lào Cai) được tổ chức tại thôn Mường xã Xuân Giao huyện Bảo Thắng (Lào Cai). Phần nghi lễ được tổ chức trang nghiêm và đậm đà bản sắc với 27 mâm Lễ của các thôn bản và trường học trong toàn xã với đầy đủ xôi, gà, thịt lợn, bánh chưng, cặp bánh chưng Tày, các loại bánh dày, bánh khảo, cơm lam, xôi bảy màu... cầu cho một năm mới mưa thuận gió hoà, con người khoẻ mạnh, cây cối tươi tốt, mùa màng bội thu. Sau phần lễ là phần hội với các điệu múa đặc sắc của người Tày như biểu diễn hát múa Đàn tính, múa khăn, múa quạt.. Song song là các trò chơi dân gian như: Bịt mắt bắt vịt, đập niêu, ném còn, kéo co và thi trâu cày ruộng tạo nên một không khí vui tươi phấn khởi của ngày đầu xuân. Những trò chơi đã thể hiện được nét đẹp tâm hồn phong phú, gắn với thiên nhiên, gắn với những tập tục văn hoá lâu đời của nhân dân tạo tinh thần đoàn kết của toàn thể nhân dân các dân tộc xã Xuân Giao góp phần mang niềm vui hạnh phúc đến mọi nhà. Tại Yên Bái: Sáng 22/2, nhân dân vùng bưởi Khả Lĩnh đã mở hội Đình Khả Lĩnh để tưởng nhớ công ơn vị thành hoàng Thượng đẳng thần Cao Sơn Đại vương đã có công khai đất mở làng. Đây là một nét đẹp văn hóa tâm linh của người dân thôn Khả Lĩnh. Lễ hội Đình Khả Lĩnh (thôn Khả Lĩnh, xã Đại Minh, huỵên Yên Bình, tỉnh Yên Bái) được tổ chức hai lần trong năm. Mùa xuân vào ngày 6 và 7 tháng Giêng và mùa thu ngày 11 và 12 tháng 8 âm lịch. Phần lễ bắt đầu vào buổi sáng với nghi lễ rước nước từ giếng Mỏ Cò vào đình để tế lễ. Sau khi dâng nước lên Thành Hoàng là lễ dâng hương, dâng rượu và dâng lễ vật. Lễ dâng cúng bao giờ cũng có hương hoa bưởi và quả bưởi đẹp nhất được dân làng lựa chọn để dâng lên Thành Hoàng làng. Phần hội với màn biểu diễn trống hội và múa lân hết sức sôi động cùng các hoạt động thi đấu thể thao của nhân dân các thôn và học sinh các trường học trong xã. Tại Hòa Bình: Ngày 23/2, UBND huyện Lạc Sơn đã long trọng tổ chức lễ đón Bằng xếp hạng di tích lịch sử - văn hóa Đền Cây Si, xã Liên Vũ. Đền Cây Si thờ Thành Hoàng làng, vị nhân thần của làng xóm, là người có công đánh đuổi giặc và khai phá ra vùng đất này và được tôn thành Thành Hoàng làng. Đền Cây Si tọa lạc trên khu đất bằng phẳng, nằm trung tâm làng với diện tích khoảng 2.000m2, mặt trông về hướng Tây nam. Ngôi Đền dựng bằng bương, tre, mái lợp gianh gồm 1 gian 2 trái làm theo kiểu nhà sàn của người Mường để thờ tự. Trong đền có nhiều đồ thờ tự như: bát hương, mâm bồng gỗ… Ngôi đền tồn tại và phát triển cùng với sự biến động, thăng trầm của lịch sử. Vào năm 1950-1951, ngôi đền bị thực dân Pháp phá hủy. Đến năm 1988 bà con nhân dân Mường Vôi đã dựng lại ngôi Đền trên nền của ngôi Đền xưa. Trải qua nhiều lần tu bổ, tôn tạo, năm 2017 bằng nguồn đóng góp của nhân dân đã dựng lại ngôi đền mới trên nền ngôi đền xưa để thờ phụng. Việc công nhận và tôn vinh giá trị di tích lịch sử - văn hóa Đền Cây Si sẽ tiếp tục góp phần bảo tồn và phát huy bản sắc truyền thống văn hóa dân tộc Mường. Đại diện lãnh đạo UBND tỉnh Hòa Bình trao Bằng xếp hạng Di tích lịch sử - văn hóa cấp tỉnh Đền Cây Si cho lãnh đạo huyện Lạc Sơn và xã Liên Vũ. Cũng tại Hòa Bình, ngày 23/2, UBND xã Phong Phú, huyện Tân Lạc đã tổ chức lễ hội Khai Hạ Mường Bi năm 2018 tại xóm Lũy, xã Phong Phú huyện Tân Lạc. Đây là lễ hội dân gian, là hoạt động mang tính cộng đồng, gắn với truyền thuyết Quốc Mẫu Hoàng Bà, người có công gây dựng mảnh đất Mường Bi. Lễ hội là sự khởi đầu của một năm mới, là dịp để người dân Mường tỏ lòng tôn kính với các vị thần linh; là nơi để con người cầu mong cho xóm làng yên vui, mùa màng bội thu, vạn vật sinh sôi phát triển và còn là nơi gặp gỡ, giao lưu để thắt chặt thêm tình đoàn kết cộng đồng. Lễ hội gồm 2 phần chính: phần lễ và phần hội. Phần lễ được tổ chức trang nghiêm tại miếu thờ xóm Lũy với nghi lễ cúng Thành Hoàng là Quốc mẫu Hoàng Bà và Tam vị Tản Viên Sơn Thánh. Phần hội diễn ra hoạt động văn hóa như thi hát đối, sắc bùa, trang phục dân tộc, thể thao… Năm nay, ngoài các hoạt động văn hóa khách thập phương được tham quan các gian hàng của các xã, thị trấn với những sản phẩm văn hóa, ẩm thực của người Mường. Tại Lai Châu: Ngày 25/2, Sở VHTTDL Lai Châu phối hợp với UBND huyện Than Uyên tổ chức phục dựng lễ hội “Lùng Tùng” của dân tộc Thái tại bản Cang Mường, xã Mường Cang, huyện Than Uyên. Sau 60 năm bị gian đoạn (từ năm 1958 đến nay), đầu năm 2018, được sự quan tâm của tỉnh, huyện và ngành chức năng, Lễ hội “Lùng Tùng” ở xã Mường Cang đã được phục dựng nhằm đáp ứng nguyện vọng về tâm linh của đồng bào dân tộc Thái ở xã Mường Cang nói riêng và huyện Than Uyên nói chung. Lễ hội “Lùng Tùng” còn có nghĩa là Lễ hội "xuống đồng". Cũng như người Việt, từ xa xưa, đồng bào dân tộc Thái sinh sống gắn bó với thiên nhiên, bản làng, sông núi, ruộng đồng và nương rẫy nên các phong tục, tập quán của họ luôn mang đậm nét văn hóa truyền thống. Lễ hội “Lùng Tùng”được người dân coi là lễ hội quan trọng gắn liền với nông nghiệp trồng trọt, nhằm gửi gắm những mong ước của con người cầu cho một năm mới mưa thuận gió hòa, bản làng yên ấm, gia đình ấm no hạnh phúc./. Anh Vũ (Tổng hợp) Cinet - Lễ hội Lồng Tồng xã Xuân Giao, huyện Bảo Thắng, tỉnh Lào Cai; hội Đình Khả Lĩnh (thôn Khả Lĩnh, xã Đại Minh, huỵên Yên Bình, tỉnh Yên Bái); lễ đón Bằng xếp hạng di tích lịch sử - văn hóa Đền Cây Si (xã Liên Vũ, huyện Lạc Sơn, tỉnh Hòa Bình); lễ hội “Lùng Tùng” của dân tộc Thái tại bản Cang Mường, xã Mường Cang, huyện Than Uyên, tỉnh Lai Châu là các hoạt động văn hóa nổi bật khu vực Tây Bắc bộ trong thời gian từ 21 – 27/2. Hội Đình Khả Lĩnh (thôn Khả Lĩnh, xã Đại Minh, huỵên Yên Bình, tỉnh Yên Bái). Tại Lào Cai: Ngày 21/02, nhân dân các dân tộc xã Xuân Giao nô nức đổ về, vui xuân bên Lễ hội Lồng Tồng (Xuống Đồng) nét văn hóa đặc sắc của nhân dân các dân tộc xã Xuân Giao (Huyện Bảo Thắng - Lào Cai) được tổ chức tại thôn Mường xã Xuân Giao huyện Bảo Thắng (Lào Cai). Phần nghi lễ được tổ chức trang nghiêm và đậm đà bản sắc với 27 mâm Lễ của các thôn bản và trường học trong toàn xã với đầy đủ xôi, gà, thịt lợn, bánh chưng, cặp bánh chưng Tày, các loại bánh dày, bánh khảo, cơm lam, xôi bảy màu... cầu cho một năm mới mưa thuận gió hoà, con người khoẻ mạnh, cây cối tươi tốt, mùa màng bội thu. Sau phần lễ là phần hội với các điệu múa đặc sắc của người Tày như biểu diễn hát múa Đàn tính, múa khăn, múa quạt.. Song song là các trò chơi dân gian như: Bịt mắt bắt vịt, đập niêu, ném còn, kéo co và thi trâu cày ruộng tạo nên một không khí vui tươi phấn khởi của ngày đầu xuân. Những trò chơi đã thể hiện được nét đẹp tâm hồn phong phú, gắn với thiên nhiên, gắn với những tập tục văn hoá lâu đời của nhân dân tạo tinh thần đoàn kết của toàn thể nhân dân các dân tộc xã Xuân Giao góp phần mang niềm vui hạnh phúc đến mọi nhà. Tại Yên Bái: Sáng 22/2, nhân dân vùng bưởi Khả Lĩnh đã mở hội Đình Khả Lĩnh để tưởng nhớ công ơn vị thành hoàng Thượng đẳng thần Cao Sơn Đại vương đã có công khai đất mở làng. Đây là một nét đẹp văn hóa tâm linh của người dân thôn Khả Lĩnh. Lễ hội Đình Khả Lĩnh (thôn Khả Lĩnh, xã Đại Minh, huỵên Yên Bình, tỉnh Yên Bái) được tổ chức hai lần trong năm. Mùa xuân vào ngày 6 và 7 tháng Giêng và mùa thu ngày 11 và 12 tháng 8 âm lịch. Phần lễ bắt đầu vào buổi sáng với nghi lễ rước nước từ giếng Mỏ Cò vào đình để tế lễ. Sau khi dâng nước lên Thành Hoàng là lễ dâng hương, dâng rượu và dâng lễ vật. Lễ dâng cúng bao giờ cũng có hương hoa bưởi và quả bưởi đẹp nhất được dân làng lựa chọn để dâng lên Thành Hoàng làng. Phần hội với màn biểu diễn trống hội và múa lân hết sức sôi động cùng các hoạt động thi đấu thể thao của nhân dân các thôn và học sinh các trường học trong xã. Tại Hòa Bình: Ngày 23/2, UBND huyện Lạc Sơn đã long trọng tổ chức lễ đón Bằng xếp hạng di tích lịch sử - văn hóa Đền Cây Si, xã Liên Vũ. Đền Cây Si thờ Thành Hoàng làng, vị nhân thần của làng xóm, là người có công đánh đuổi giặc và khai phá ra vùng đất này và được tôn thành Thành Hoàng làng. Đền Cây Si tọa lạc trên khu đất bằng phẳng, nằm trung tâm làng với diện tích khoảng 2.000m2, mặt trông về hướng Tây nam. Ngôi Đền dựng bằng bương, tre, mái lợp gianh gồm 1 gian 2 trái làm theo kiểu nhà sàn của người Mường để thờ tự. Trong đền có nhiều đồ thờ tự như: bát hương, mâm bồng gỗ… Ngôi đền tồn tại và phát triển cùng với sự biến động, thăng trầm của lịch sử. Vào năm 1950-1951, ngôi đền bị thực dân Pháp phá hủy. Đến năm 1988 bà con nhân dân Mường Vôi đã dựng lại ngôi Đền trên nền của ngôi Đền xưa. Trải qua nhiều lần tu bổ, tôn tạo, năm 2017 bằng nguồn đóng góp của nhân dân đã dựng lại ngôi đền mới trên nền ngôi đền xưa để thờ phụng. Việc công nhận và tôn vinh giá trị di tích lịch sử - văn hóa Đền Cây Si sẽ tiếp tục góp phần bảo tồn và phát huy bản sắc truyền thống văn hóa dân tộc Mường. Đại diện lãnh đạo UBND tỉnh Hòa Bình trao Bằng xếp hạng Di tích lịch sử - văn hóa cấp tỉnh Đền Cây Si cho lãnh đạo huyện Lạc Sơn và xã Liên Vũ. Cũng tại Hòa Bình, ngày 23/2, UBND xã Phong Phú, huyện Tân Lạc đã tổ chức lễ hội Khai Hạ Mường Bi năm 2018 tại xóm Lũy, xã Phong Phú huyện Tân Lạc. Đây là lễ hội dân gian, là hoạt động mang tính cộng đồng, gắn với truyền thuyết Quốc Mẫu Hoàng Bà, người có công gây dựng mảnh đất Mường Bi. Lễ hội là sự khởi đầu của một năm mới, là dịp để người dân Mường tỏ lòng tôn kính với các vị thần linh; là nơi để con người cầu mong cho xóm làng yên vui, mùa màng bội thu, vạn vật sinh sôi phát triển và còn là nơi gặp gỡ, giao lưu để thắt chặt thêm tình đoàn kết cộng đồng. Lễ hội gồm 2 phần chính: phần lễ và phần hội. Phần lễ được tổ chức trang nghiêm tại miếu thờ xóm Lũy với nghi lễ cúng Thành Hoàng là Quốc mẫu Hoàng Bà và Tam vị Tản Viên Sơn Thánh. Phần hội diễn ra hoạt động văn hóa như thi hát đối, sắc bùa, trang phục dân tộc, thể thao… Năm nay, ngoài các hoạt động văn hóa khách thập phương được tham quan các gian hàng của các xã, thị trấn với những sản phẩm văn hóa, ẩm thực của người Mường. Tại Lai Châu: Ngày 25/2, Sở VHTTDL Lai Châu phối hợp với UBND huyện Than Uyên tổ chức phục dựng lễ hội “Lùng Tùng” của dân tộc Thái tại bản Cang Mường, xã Mường Cang, huyện Than Uyên. Sau 60 năm bị gian đoạn (từ năm 1958 đến nay), đầu năm 2018, được sự quan tâm của tỉnh, huyện và ngành chức năng, Lễ hội “Lùng Tùng” ở xã Mường Cang đã được phục dựng nhằm đáp ứng nguyện vọng về tâm linh của đồng bào dân tộc Thái ở xã Mường Cang nói riêng và huyện Than Uyên nói chung. Lễ hội “Lùng Tùng” còn có nghĩa là Lễ hội "xuống đồng". Cũng như người Việt, từ xa xưa, đồng bào dân tộc Thái sinh sống gắn bó với thiên nhiên, bản làng, sông núi, ruộng đồng và nương rẫy nên các phong tục, tập quán của họ luôn mang đậm nét văn hóa truyền thống. Lễ hội “Lùng Tùng”được người dân coi là lễ hội quan trọng gắn liền với nông nghiệp trồng trọt, nhằm gửi gắm những mong ước của con người cầu cho một năm mới mưa thuận gió hòa, bản làng yên ấm, gia đình ấm no hạnh phúc./. Anh Vũ (Tổng hợp) Trở về đầu trang Cụm tin văn hóa nổi bật các tỉnh Tây Bắc bộ 0 Tổng số: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10