Cụm tin văn hóa nổi bật tại các tỉnh Nam Trung bộ từ ngày 2 – 4/4 Cụm tin văn hóa nổi bật tại các tỉnh Nam Trung bộ từ ngày 2 – 4/4 Cinet - Khai mạc lễ hội Quán Thế Âm; Địa điểm lưu niệm cụ Nguyễn Sinh Sắc được công nhận là di tích cấp Quốc gia; Bế mạc Liên hoan phát thanh toàn quốc lần thứ XIII – 2018 tại khu vực phía Nam … là những thông tin hoạt động văn hóa nổi bật diễn ra tại các tỉnh Nam Trung bộ trong 03 ngày qua. Khu Tưởng niệm Cụ Nguyễn Sinh Sắc tại Di tích huyện đường Bình Khê. Ảnh: Trung tâm Thông tin Xúc tiến du lịch Bình Định. Tại Đà Nẵng: Ngày 2/4, Sở Văn hóa và Thể thao (VHTT) thành phố đã tiếp nhận hai tượng điêu khắc có giá trị do Quỹ điêu khắc Đà Nẵng trao tặng. Trong đó, tác phẩm “Sóng biển” (cao 1,5m, chất liệu đá cẩm thạch trắng) của nhà điêu khắc Oyvin Storbaekken (người Na Uy), đặt tại góc đường Võ Văn Kiệt - Võ Nguyên Giáp và “Dòng sữa mẹ” (cao 1,8m, chất liệu đá cẩm thạch trắng) của nhà điêu khắc Phạm Hồng, đặt tại công viên dọc đường Trần Hưng Đạo (đối diện tòa nhà Azura). Đây là những tác phẩm đầu tiên nằm trong số 10 phác thảo tượng mỹ thuật đã được UBND thành phố lựa chọn kỹ lưỡng để đặt tại các điểm công cộng từ năm 2015, nhằm tạo điểm nhấn độc đáo cho không gian văn hóa, đô thị của Đà Nẵng. Cùng ngày, lễ hội Quán Thế Âm khai mạc tại chùa Quán Thế Âm (48 Sư Vạn Hạnh, phường Hòa Hải, quận Ngũ Hành Sơn). Năm 2018, lễ hội duy trì phần lễ truyền thống và lồng ghép nhiều hoạt động phong phú nhằm đáp ứng nhu cầu của người dân và du khách. Ban tổ chức chú trọng công tác tổ chức chu đáo để hướng đến lễ hội văn minh, an toàn, tiết kiệm và giữ được bản sắc dân tộc. Trong khuôn khổ lễ khai mạc, Tổ chức Kỷ lục Việt Nam đã trao hai kỷ lục Bảo tàng Văn hóa Phật giáo đầu tiên tại Việt Nam và lá cờ Phật giáo (đại kỳ) lớn nhất Việt Nam cho chùa Quán Thế Âm. Tại Quảng Nam: Ngày 3/4, tại Di sản Văn hóa thế giới Mỹ Sơn, chính thức triển khai các bước thực hiện "Dự án về văn bia Mỹ Sơn". Dự án sẽ tiến hành nghiên cứu, dịch thuật nội dung các văn bia cổ bằng tiếng Phạn (ngôn ngữ cổ của Ấn Độ) được khắc ghi tại hầu hết các công trình kiến trúc của Di sản Văn hóa thế giới Mỹ Sơn còn lưu giữ đến ngày nay. Trên cơ sở kết quả dịch thuật từ tiếng Phạn của các chuyên gia, nội dung văn tự khắc trên các văn bia ở Mỹ Sơn sẽ được chuyển sang tiếng Việt và tiếng Anh nhằm phục vụ tốt hơn cho công tác nghiên cứu, bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa của Di sản đến bạn bè trong nước và quốc tế; góp phần làm sáng tỏ hơn những giá trị văn hóa, lịch sử, tôn giáo, kiến trúc nghìn năm ẩn mình trong lòng tháp cổ. Tại Bình Định: Báo Bình Định ngày 3/4 đưa tin, Địa điểm lưu niệm cụ Nguyễn Sinh Sắc tại di tích Huyện đường Bình Khê (xã Tây Giang, huyện Tây Sơn) đã được Bộ VHTTDL công nhận là di tích cấp Quốc gia. Di tích Địa điểm lưu niệm cụ Nguyễn Sinh Sắc là nơi cụ Phó bảng Nguyễn Sinh Sắc - thân sinh của Chủ tịch Hồ Chí Minh đã sống và làm việc trong thời gian giữ chức tri huyện Bình Khê từ tháng 7/1909 đến tháng 1/1910. Đây cũng là nơi người thanh niên yêu nước Nguyễn Tất Thành trên hành trình vào Nam đã đến thăm cha và lưu lại một thời gian. Ngày 24/2/2000, Di tích Huyện đường Bình Khê đã được UBND tỉnh Bình Định xếp hạng là di tích cấp tỉnh. Tại Phú Yên: Ngày 2/4, khai mạc Liên hoan tiếng hát công nhân, viên chức, lao động huyện Tây Hòa lần thứ 3/2018. Trong 3 ngày, 27 đội văn nghệ với hơn 500 diễn viên không chuyên đến từ các công đoàn cơ sở trực thuộc Liên đoàn Lao động huyện đã biểu diễn 125 tiết mục văn nghệ, với chủ đề: Tự hào giai cấp công nhân Việt Nam. Đây là hoạt động chào mừng thành công đại hội công đoàn cơ sở, Đại hội đại biểu Công đoàn huyện và tiến tới Đại hội đại biểu Công đoàn tỉnh Phú Yên lần thứ X, nhiệm kỳ 2018-2023; kỷ niệm 128 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh 19/5, 132 năm Ngày Quốc tế lao động 1/5 và hưởng ứng các hoạt động Tháng Công nhân 2018. Cũng tại Phú Yên: Ngày 4/4, Sở VHTTDL tổ chức lớp tập huấn về công tác xây dựng nếp sống văn hóa và gia đình năm 2018 tại cụm huyện Sông Hinh và Sơn Hòa. Tham gia lớp tập huấn có hơn 120 học viên là Chi Hội trưởng hoặc phó Hội Nông dân của các thôn, buôn, khu phố trên địa bàn hai huyện Sông Hinh và Sơn Hòa. Thông qua lớp tập huấn giúp các học viên có điều kiện học hỏi và trao đổi kinh nghiệm nhằm đưa phong trào xây dựng đời sống văn hóa cơ sở đi vào chiều sâu và hoạt động ngày càng hiệu quả. Củng cố ý thức pháp luật, đề cao đạo đức, trách nhiệm của mỗi người với bản thân, gia đình, cộng đồng, xã hội và đất nước. Nâng cao nhận thức về xây dựng, giữ gìn hạnh phúc bền vững của mỗi gia đình hướng tới sự ổn định, văn minh cho toàn xã hội. Tại Bình Thuận: Ngày 4/4, vòng sơ khảo Liên hoan phát thanh toàn quốc lần thứ XIII – 2018 tại khu vực phía Nam vừa bế mạc tại TP Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp. Trong 2 ngày diễn ra sơ khảo Liên hoan diễn ra sôi nổi với nhiều hoạt động ý nghĩa, thắt chặt tình đoàn kết của những người làm báo nói tại 21 tỉnh, thành phía Nam. Trước đó, tại khu vực miền Bắc và miền Trung cũng đã diễn ra vòng sơ khảo liên hoan tại Thái Nguyên và Bình Định. Liên hoan phát thanh toàn quốc được Đài Tiếng nói Việt Nam khởi xướng từ năm 1994, diễn ra đều đặn 2 năm 1 lần với 2 vòng sơ khảo và chung khảo. Theo Ban Tổ chức, Liên hoan lần thứ XIII là kỳ liên hoan có số lượng đơn vị tham gia lớn nhất với 80 đơn vị và số lượng tác phẩm phát thanh cũng lớn nhất với 257 tác phẩm dự thi.\ Lan Anh (t/h) Cinet - Khai mạc lễ hội Quán Thế Âm; Địa điểm lưu niệm cụ Nguyễn Sinh Sắc được công nhận là di tích cấp Quốc gia; Bế mạc Liên hoan phát thanh toàn quốc lần thứ XIII – 2018 tại khu vực phía Nam … là những thông tin hoạt động văn hóa nổi bật diễn ra tại các tỉnh Nam Trung bộ trong 03 ngày qua. Khu Tưởng niệm Cụ Nguyễn Sinh Sắc tại Di tích huyện đường Bình Khê. Ảnh: Trung tâm Thông tin Xúc tiến du lịch Bình Định. Tại Đà Nẵng: Ngày 2/4, Sở Văn hóa và Thể thao (VHTT) thành phố đã tiếp nhận hai tượng điêu khắc có giá trị do Quỹ điêu khắc Đà Nẵng trao tặng. Trong đó, tác phẩm “Sóng biển” (cao 1,5m, chất liệu đá cẩm thạch trắng) của nhà điêu khắc Oyvin Storbaekken (người Na Uy), đặt tại góc đường Võ Văn Kiệt - Võ Nguyên Giáp và “Dòng sữa mẹ” (cao 1,8m, chất liệu đá cẩm thạch trắng) của nhà điêu khắc Phạm Hồng, đặt tại công viên dọc đường Trần Hưng Đạo (đối diện tòa nhà Azura). Đây là những tác phẩm đầu tiên nằm trong số 10 phác thảo tượng mỹ thuật đã được UBND thành phố lựa chọn kỹ lưỡng để đặt tại các điểm công cộng từ năm 2015, nhằm tạo điểm nhấn độc đáo cho không gian văn hóa, đô thị của Đà Nẵng. Cùng ngày, lễ hội Quán Thế Âm khai mạc tại chùa Quán Thế Âm (48 Sư Vạn Hạnh, phường Hòa Hải, quận Ngũ Hành Sơn). Năm 2018, lễ hội duy trì phần lễ truyền thống và lồng ghép nhiều hoạt động phong phú nhằm đáp ứng nhu cầu của người dân và du khách. Ban tổ chức chú trọng công tác tổ chức chu đáo để hướng đến lễ hội văn minh, an toàn, tiết kiệm và giữ được bản sắc dân tộc. Trong khuôn khổ lễ khai mạc, Tổ chức Kỷ lục Việt Nam đã trao hai kỷ lục Bảo tàng Văn hóa Phật giáo đầu tiên tại Việt Nam và lá cờ Phật giáo (đại kỳ) lớn nhất Việt Nam cho chùa Quán Thế Âm. Tại Quảng Nam: Ngày 3/4, tại Di sản Văn hóa thế giới Mỹ Sơn, chính thức triển khai các bước thực hiện "Dự án về văn bia Mỹ Sơn". Dự án sẽ tiến hành nghiên cứu, dịch thuật nội dung các văn bia cổ bằng tiếng Phạn (ngôn ngữ cổ của Ấn Độ) được khắc ghi tại hầu hết các công trình kiến trúc của Di sản Văn hóa thế giới Mỹ Sơn còn lưu giữ đến ngày nay. Trên cơ sở kết quả dịch thuật từ tiếng Phạn của các chuyên gia, nội dung văn tự khắc trên các văn bia ở Mỹ Sơn sẽ được chuyển sang tiếng Việt và tiếng Anh nhằm phục vụ tốt hơn cho công tác nghiên cứu, bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa của Di sản đến bạn bè trong nước và quốc tế; góp phần làm sáng tỏ hơn những giá trị văn hóa, lịch sử, tôn giáo, kiến trúc nghìn năm ẩn mình trong lòng tháp cổ. Tại Bình Định: Báo Bình Định ngày 3/4 đưa tin, Địa điểm lưu niệm cụ Nguyễn Sinh Sắc tại di tích Huyện đường Bình Khê (xã Tây Giang, huyện Tây Sơn) đã được Bộ VHTTDL công nhận là di tích cấp Quốc gia. Di tích Địa điểm lưu niệm cụ Nguyễn Sinh Sắc là nơi cụ Phó bảng Nguyễn Sinh Sắc - thân sinh của Chủ tịch Hồ Chí Minh đã sống và làm việc trong thời gian giữ chức tri huyện Bình Khê từ tháng 7/1909 đến tháng 1/1910. Đây cũng là nơi người thanh niên yêu nước Nguyễn Tất Thành trên hành trình vào Nam đã đến thăm cha và lưu lại một thời gian. Ngày 24/2/2000, Di tích Huyện đường Bình Khê đã được UBND tỉnh Bình Định xếp hạng là di tích cấp tỉnh. Tại Phú Yên: Ngày 2/4, khai mạc Liên hoan tiếng hát công nhân, viên chức, lao động huyện Tây Hòa lần thứ 3/2018. Trong 3 ngày, 27 đội văn nghệ với hơn 500 diễn viên không chuyên đến từ các công đoàn cơ sở trực thuộc Liên đoàn Lao động huyện đã biểu diễn 125 tiết mục văn nghệ, với chủ đề: Tự hào giai cấp công nhân Việt Nam. Đây là hoạt động chào mừng thành công đại hội công đoàn cơ sở, Đại hội đại biểu Công đoàn huyện và tiến tới Đại hội đại biểu Công đoàn tỉnh Phú Yên lần thứ X, nhiệm kỳ 2018-2023; kỷ niệm 128 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh 19/5, 132 năm Ngày Quốc tế lao động 1/5 và hưởng ứng các hoạt động Tháng Công nhân 2018. Cũng tại Phú Yên: Ngày 4/4, Sở VHTTDL tổ chức lớp tập huấn về công tác xây dựng nếp sống văn hóa và gia đình năm 2018 tại cụm huyện Sông Hinh và Sơn Hòa. Tham gia lớp tập huấn có hơn 120 học viên là Chi Hội trưởng hoặc phó Hội Nông dân của các thôn, buôn, khu phố trên địa bàn hai huyện Sông Hinh và Sơn Hòa. Thông qua lớp tập huấn giúp các học viên có điều kiện học hỏi và trao đổi kinh nghiệm nhằm đưa phong trào xây dựng đời sống văn hóa cơ sở đi vào chiều sâu và hoạt động ngày càng hiệu quả. Củng cố ý thức pháp luật, đề cao đạo đức, trách nhiệm của mỗi người với bản thân, gia đình, cộng đồng, xã hội và đất nước. Nâng cao nhận thức về xây dựng, giữ gìn hạnh phúc bền vững của mỗi gia đình hướng tới sự ổn định, văn minh cho toàn xã hội. Tại Bình Thuận: Ngày 4/4, vòng sơ khảo Liên hoan phát thanh toàn quốc lần thứ XIII – 2018 tại khu vực phía Nam vừa bế mạc tại TP Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp. Trong 2 ngày diễn ra sơ khảo Liên hoan diễn ra sôi nổi với nhiều hoạt động ý nghĩa, thắt chặt tình đoàn kết của những người làm báo nói tại 21 tỉnh, thành phía Nam. Trước đó, tại khu vực miền Bắc và miền Trung cũng đã diễn ra vòng sơ khảo liên hoan tại Thái Nguyên và Bình Định. Liên hoan phát thanh toàn quốc được Đài Tiếng nói Việt Nam khởi xướng từ năm 1994, diễn ra đều đặn 2 năm 1 lần với 2 vòng sơ khảo và chung khảo. Theo Ban Tổ chức, Liên hoan lần thứ XIII là kỳ liên hoan có số lượng đơn vị tham gia lớn nhất với 80 đơn vị và số lượng tác phẩm phát thanh cũng lớn nhất với 257 tác phẩm dự thi.\ Lan Anh (t/h) Trở về đầu trang Nguyễn Sinh Sắc cụm tin văn hóa Nam Trung Bộ 0 Tổng số: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10