Dân trí - “Tour du lịch 0 đồng” không chỉ là hiện tượng trong nước mà đã xuất hiện ở nhiều nước trên thế giới. Do cơ chế thị trường nên chỉ có thể hạn chế chứ không thể cấm. Chúng ta phải chấp nhận là có việc này, nhưng phải siết chặt quản lý, kiềm chế những cái tiêu cực từ tour 0 đồng, tour giá rẻ”.
Ông Ngô Quang Vinh - Giám đốc Sở Du lịch Đà Nẵng nói về tour
du lịch 0 đồng trong buổi gặp mặt các doanh nghiệp lữ hành, hướng dẫn viên trên
địa bàn trước dịp lễ 30/4 - 1/5; đồng thời phổ biến kế hoạch số 1037 của Bộ Văn
hóa - Thể thao và Du lịch ban hành ngày 15/3/2017 về việc tăng cường công tác
quản lý, chấn chỉnh hoạt động lữ hành và hướng dẫn viên du lịch.
Kiểm soát chặt chẽ các cửa hàng thì tour 0 đồng không thể tồn
tại lâu dài
Thực chất của tour du lịch 0 đồng là các đơn vị tổ chức tour
đưa du khách đến các cửa hàng bán giá cao hơn chất lượng thật của hàng hóa để lấy
“hoa hồng” từ các cửa hàng bù lại cho giá tour. Và du khách ở một số nước có
tâm lý thích giá rẻ nên đã chọn loại hình tour này. Ông Nguyễn Văn Hùng - đại
diện một công ty chuyên khai thác thị trường khách Trung Quốc ở Đà Nẵng chia sẻ
việc mới đây lãnh đạo tỉnh Quảng Ninh đã chỉ thị cấm các cửa hàng chỉ bán cho
khách Trung Quốc, và đóng cửa một số doanh nghiệp lữ hành là đã xử lý rất mạnh
tay với loại hình tour du lịch 0 đồng. Và theo ông Hùng thì bản chất của tour 0
đồng là tour giá rẻ, chứ không phải miễn phí hoàn toàn.
Ông Cao Trí Dũng - Chủ tịch Hội Lữ hành TP. Đà Nẵng nêu quan
điểm, việc dùng các biện pháp hành chính để ngăn chặn việc kinh doanh như vậy
là chưa đúng. Mà thay vào đó, nên tăng cường kiểm soát chặt chẽ nguồn gốc hàng
hóa, việc nộp thuế của các cửa hàng thì khó mà xảy ra tình trạng du khách bị chặt
chẽ, và loại hình tour du lịch 0 đồng cũng theo đó mà không thể tồn tại lâu dài
được.
Đại diện lữ hành Đà Nẵng cho rằng nếu kiểm soát chặt chẽ nguồn
gốc hàng hóa, việc nộp thuế của các cửa hàng đón du khách mua sắm thì tour 0 đồng
không thể tồn tại lâu dài
Như ở Đà Nẵng thì cộng đồng doanh nghiệp đánh giá cao và
công nhận năng lực quản lý điểm đến của chính quyền, cơ quan chức năng ở địa
phương. Do đó mà Đà Nẵng không bị bất ngờ như một số điểm đến hấp dẫn du khách
khác như Hạ Long, Quảng Ninh vừa rồi phải cấm các cửa hàng chỉ bán cho khách
Trung Quốc.
Ghi nhận ý kiến của các đơn vị, doanh nghiệp lữ hành trên địa
bàn, ông Ngô Quang Vinh - Giám đốc Sở Du lịch Đà Nẵng cũng nhìn nhận qua tìm hiểu
thực tế ở một số nước như Nhật Bản, Đài Loan, Thái Lan... thì cũng có xuất hiện
loại hình tour du lịch 0 đồng. Và họ cũng chỉ có thể cảnh báo, hạn chế chứ
không cấm được loại hình du lịch này.
“Tour du lịch 0 đồng” không chỉ là hiện tượng trong nước mà
đã xuất hiện ở nhiều nước trên thế giới. Do cơ chế thị trường nên chỉ có thể hạn
chế chứ không thể cấm. Chúng ta phải chấp nhận là có việc này, nhưng phải siết
chặt quản lý, kiềm chế những cái tiêu cực từ tour 0 đồng, tour giá rẻ” - ông
Vinh nói.
Khai thác đa dạng thị trường khách du lịch; đừng “ăn xổi ở
thì”
Về lâu dài, để phát triển du lịch bền vững, các đơn vị,
doanh nghiệp lữ hành đều góp ý định hướng bên cạnh các thị trường khách chiếm tỷ
trọng rất lớn hiện nay như Trung Quốc, Hàn Quốc, thì du lịch địa phương phải có
kế hoạch khai thác các thị trường tiềm năng như thị trường khách ở các nước
Đông Nam Á hiện đang có nhiều đường bay trực tiếp đến Đà Nẵng như Thái Lan,
Singapore, Malaysia hay thị trường Nhật Bản; đồng thời, giữ các thị trường
khách truyền thống ở Châu Âu để đa dạng hóa thị trường khách. Như vậy thì khi một
thị trường khách nào đó có biến cố thì du lịch địa phương sẽ không “bị động”, bất
ngờ hụt hẫng nguồn khách.
heo các đơn vị lữ hành, việc khai thác thị trường khách đa dạng,
thì sẽ tránh được thế "bị động" khi một thị trường khách nào đó có biến
cố
Các đơn vị, doanh nghiệp lữ hành cũng dự báo năm 2017 này, Đà
Nẵng hoàn toàn có thể hy vọng lượng khách du lịch đến tiếp tục tăng trưởng mạnh.Và
lượng khách Trung Quốc, Hàn Quốc đến sẽ tiếp tục tăng cao. Một đại diện doanh
nghiệp lữ hành chuyên thị trường khách Trung Quốc chia sẻ dự báo cao điểm tháng
7 - 8 năm nay, lượng khách đến Đà Nẵng sẽ rất lớn. Do đó mà ngay từ bây giờ,
ngành chức năng phải có kế hoạch, giải pháp để không xảy ra hiện tượng hướng dẫn
viên nước ngoài hoạt động “chui” như cao điểm năm ngoái.
Trao đổi với các doanh nghiệp, đơn vị lữ hành, ông Ngô Quang
Vinh - Giám đốc Sở Du lịch Đà Nẵng chia sẻ cùng với việc được công nhận là một
điểm đến hấp dẫn du khách và du lịch địa phương còn nhiều tiềm năng phát triển,
thì du lịch Đà Nẵng cũng chịu áp lực trong công tác quản lý, kiểm soát các đối
tượng lợi dụng thị trường “béo bở” để trục lợi, phá hỏng môi trường du lịch địa
phương.
Ông Vinh nhấn mạnh trước hết, các đơn vị, doanh nghiệp trong
lĩnh vực phải nhận thức rõ và tuân thủ quy tắc kinh doanh chuyên nghiệp, văn
minh, sử dụng hướng dẫn viên đúng nghiệp vụ, có kinh nghiệm, cạnh tranh lành mạnh
để phát triển bền vững chứ đừng “ăn xổi ở thì”; không nên chỉ nhắm tới cái lợi
trước mắt mà phải nghĩ tới lâu dài.
Tâm An