Đắk Lắk: Thúc đẩy phát triển du lịch vùng biên Buôn Đôn Đắk Lắk: Thúc đẩy phát triển du lịch vùng biên Buôn Đôn Là huyện vùng biên giàu tiềm năng và cũng rất năng động trong kinh doanh dịch vụ du lịch, Buôn Đôn (Đắk Lắk) đã và đang nỗ lực để phát triển "ngành công nghiệp không khói" này tương xứng với lợi thế địa phương. Phát huy giá trị văn hóa Trong 7 đơn vị hành chính cấp xã của huyện Buôn Đôn, Krông Na được xem như trung tâm của trung tâm du lịch bởi sự phát triển năng động của địa bàn gắn liền với nhiều huyền thoại. Không chỉ nổi tiếng bởi kỳ bí săn bắt, thuần dưỡng voi rừng, du lịch với voi nhà, Krông Na với đa dân tộc như Lào, Êđê, M’nông, Ja Rai… sinh sống còn làm nên một vùng văn hóa đặc sắc. Hiện nay, trên địa bàn xã còn lưu giữ, bảo tồn và phát huy giá trị của các công trình kiến trúc cổ như mộ vua săn voi Khunjunob, nhà sàn cổ hơn một trăm năm tuổi. Tại các buôn làng, đồng bào dân tộc thiểu số vẫn thường xuyên tổ chức các lễ hội, lễ cúng dân gian như cúng bến nước, cúng sức khỏe cho voi, mừng lúa mới, cầu mưa. Khách du lịch trải nghiệm hoạt động chèo thuyền kayak tại Trung tâm Du lịch cầu treo Buôn Đôn. Ảnh: K. Huyền Phát huy giá trị văn hóa, định kỳ 2 năm một lần, huyện tổ chức Lễ hội văn hóa truyền thống các dân tộc gắn với Lễ hội Cà phê Buôn Ma Thuột. Chỉ riêng năm 2023, Lễ hội văn hóa đã thu hút hàng nghìn lượt khách trong và ngoài nước thưởng lãm các hoạt động như: lễ cúng thần linh; giao lưu cồng chiêng, múa xoang; tạc tượng gỗ dân gian các dân tộc Tây Nguyên; dệt thổ cẩm; đan lát; chế tác nhạc cụ dân tộc… Cái hay ở chỗ, các hoạt động của lễ hội đều do 18 dân tộc anh em sinh sống trên địa bàn cùng tham gia. Gắn kết ấy không chỉ biểu thị sức mạnh đoàn kết các dân tộc mà còn tạo ra vùng văn hóa đa sắc màu, độc đáo. May mắn được đi nhiều nơi trên cả nước, anh Y Phước Niê (thị trấn Ea Pốk, huyện Cư M’gar) càng dễ dàng cảm nhận sự khác biệt giữa các không gian du lịch. Anh chia sẻ, ấn tượng sâu sắc của mình với Buôn Đôn là sự giao thoa văn hóa của các dân tộc, cùng sự đón tiếp nồng hậu của người dân. Buôn Đôn đón khách du lịch cũng không chèo kéo, ồn ào, giá cả phải chăng nên càng tạo thiện cảm trong lòng khách. Không chỉ chính quyền địa phương, mà người dân Buôn Đôn cũng “xắn tay” tham gia du lịch, bảo tồn văn hóa truyền thống. Những năm gần đây, các bạn trẻ người dân tộc thiểu số trên địa bàn huyện đã sáng lập nên ban nhạc Kẹng Tí, đội múa Lăm vông, chuyên phối hợp với các khu du lịch, nghỉ dưỡng để biểu diễn phục vụ du khách gần xa. Anh Nô Ly Kbuôr, Trưởng ban nhạc Kẹng Tí cho hay, ngày càng hoàn thiện và chuyên nghiệp hóa, ban nhạc thường xuyên nhận được các show diễn, trong đó có những ngày tới 2 - 3 show. Không chỉ có thêm thu nhập cho gia đình mà ban nhạc còn hạnh phúc hơn khi lan tỏa được nét đẹp văn hóa các dân tộc thiểu số… Chú trọng đầu tư hạ tầng Xác định hạ tầng là điều kiện đặt nền tảng cho du lịch, những năm qua, Buôn Đôn đã từng bước đầu tư, hoàn thiện và nâng cấp hạ tầng. Địa phương tạo cơ chế, thông thoáng trong quá trình kêu gọi đầu tư phát triển du lịch đối với các điểm du lịch, các khu du lịch trên địa bàn huyện theo quy hoạch được phê duyệt. Trong đó, nhiều công trình đã được đầu tư, cải tạo, xây dựng như: đường lên xuống các bến nước; sửa chữa Nhà văn hóa cộng đồng xã Krông Na và khu vực Trung tâm lễ hội của huyện để phục vụ cho Lễ hội văn hóa truyền thống các dân tộc huyện Buôn Đôn định kỳ được tổ chức hai năm một lần tại đây. Hiện nay, Dự án cải tạo nâng cấp Tỉnh lộ 1 (mở rộng, nâng cấp mặt đường có chiều rộng từ 9 - 12 m) nối TP. Buôn Ma Thuột và các huyện biên giới đã và đang được triển khai; hứa hẹn sẽ mở ra cơ hội, động lực thúc đẩy kinh tế, du lịch của huyện biên giới Buôn Đôn càng phát triển. Trên địa bàn huyện có hơn 20 cơ sở kinh doanh lưu trú, trong đó có 5 đơn vị kinh doanh du lịch có cơ sở lưu trú và các bãi cắm trại phục vụ khách du lịch, còn lại là các cơ sở kinh doanh nhà nghỉ, với tổng số khoảng 150 phòng, có thể đón tiếp và phục vụ khoảng 350 lượt khách trong cùng một thời điểm. Nhiều đơn vị, hộ kinh doanh đã mở rộng đầu tư thêm các loại hình lưu trú mới theo hình thức homestay tại các buôn đồng bào dân tộc tại chỗ, mở các farmstay, camping cho khách lưu trú như: Hợp tác xã Nông nghiệp và du lịch Phú Nông - Buôn Đôn, Bồ Câu Farm, Sơn Phượng homestay, Bối Camp… Trong 6 tháng đầu năm 2023, du lịch Buôn Đôn có sự bứt tốc với tổng lượng khách đến tham quan là 160 nghìn lượt người, đạt 64% kế hoạch cả năm. Trong đó khách quốc tế là 2.500 lượt người, đạt 83% kế hoạch cả năm. Quỳnh Anh Báo Đắk Lắk điện tử - baodaklak.vn - Đăng ngày 19/7/2023 Là huyện vùng biên giàu tiềm năng và cũng rất năng động trong kinh doanh dịch vụ du lịch, Buôn Đôn (Đắk Lắk) đã và đang nỗ lực để phát triển "ngành công nghiệp không khói" này tương xứng với lợi thế địa phương. Phát huy giá trị văn hóaTrong 7 đơn vị hành chính cấp xã của huyện Buôn Đôn, Krông Na được xem như trung tâm của trung tâm du lịch bởi sự phát triển năng động của địa bàn gắn liền với nhiều huyền thoại. Không chỉ nổi tiếng bởi kỳ bí săn bắt, thuần dưỡng voi rừng, du lịch với voi nhà, Krông Na với đa dân tộc như Lào, Êđê, M’nông, Ja Rai… sinh sống còn làm nên một vùng văn hóa đặc sắc.Hiện nay, trên địa bàn xã còn lưu giữ, bảo tồn và phát huy giá trị của các công trình kiến trúc cổ như mộ vua săn voi Khunjunob, nhà sàn cổ hơn một trăm năm tuổi. Tại các buôn làng, đồng bào dân tộc thiểu số vẫn thường xuyên tổ chức các lễ hội, lễ cúng dân gian như cúng bến nước, cúng sức khỏe cho voi, mừng lúa mới, cầu mưa. Khách du lịch trải nghiệm hoạt động chèo thuyền kayak tại Trung tâm Du lịch cầu treo Buôn Đôn. Ảnh: K. HuyềnPhát huy giá trị văn hóa, định kỳ 2 năm một lần, huyện tổ chức Lễ hội văn hóa truyền thống các dân tộc gắn với Lễ hội Cà phê Buôn Ma Thuột. Chỉ riêng năm 2023, Lễ hội văn hóa đã thu hút hàng nghìn lượt khách trong và ngoài nước thưởng lãm các hoạt động như: lễ cúng thần linh; giao lưu cồng chiêng, múa xoang; tạc tượng gỗ dân gian các dân tộc Tây Nguyên; dệt thổ cẩm; đan lát; chế tác nhạc cụ dân tộc… Cái hay ở chỗ, các hoạt động của lễ hội đều do 18 dân tộc anh em sinh sống trên địa bàn cùng tham gia. Gắn kết ấy không chỉ biểu thị sức mạnh đoàn kết các dân tộc mà còn tạo ra vùng văn hóa đa sắc màu, độc đáo.May mắn được đi nhiều nơi trên cả nước, anh Y Phước Niê (thị trấn Ea Pốk, huyện Cư M’gar) càng dễ dàng cảm nhận sự khác biệt giữa các không gian du lịch. Anh chia sẻ, ấn tượng sâu sắc của mình với Buôn Đôn là sự giao thoa văn hóa của các dân tộc, cùng sự đón tiếp nồng hậu của người dân. Buôn Đôn đón khách du lịch cũng không chèo kéo, ồn ào, giá cả phải chăng nên càng tạo thiện cảm trong lòng khách.Không chỉ chính quyền địa phương, mà người dân Buôn Đôn cũng “xắn tay” tham gia du lịch, bảo tồn văn hóa truyền thống. Những năm gần đây, các bạn trẻ người dân tộc thiểu số trên địa bàn huyện đã sáng lập nên ban nhạc Kẹng Tí, đội múa Lăm vông, chuyên phối hợp với các khu du lịch, nghỉ dưỡng để biểu diễn phục vụ du khách gần xa. Anh Nô Ly Kbuôr, Trưởng ban nhạc Kẹng Tí cho hay, ngày càng hoàn thiện và chuyên nghiệp hóa, ban nhạc thường xuyên nhận được các show diễn, trong đó có những ngày tới 2 - 3 show. Không chỉ có thêm thu nhập cho gia đình mà ban nhạc còn hạnh phúc hơn khi lan tỏa được nét đẹp văn hóa các dân tộc thiểu số…Chú trọng đầu tư hạ tầngXác định hạ tầng là điều kiện đặt nền tảng cho du lịch, những năm qua, Buôn Đôn đã từng bước đầu tư, hoàn thiện và nâng cấp hạ tầng. Địa phương tạo cơ chế, thông thoáng trong quá trình kêu gọi đầu tư phát triển du lịch đối với các điểm du lịch, các khu du lịch trên địa bàn huyện theo quy hoạch được phê duyệt.Trong đó, nhiều công trình đã được đầu tư, cải tạo, xây dựng như: đường lên xuống các bến nước; sửa chữa Nhà văn hóa cộng đồng xã Krông Na và khu vực Trung tâm lễ hội của huyện để phục vụ cho Lễ hội văn hóa truyền thống các dân tộc huyện Buôn Đôn định kỳ được tổ chức hai năm một lần tại đây. Hiện nay, Dự án cải tạo nâng cấp Tỉnh lộ 1 (mở rộng, nâng cấp mặt đường có chiều rộng từ 9 - 12 m) nối TP. Buôn Ma Thuột và các huyện biên giới đã và đang được triển khai; hứa hẹn sẽ mở ra cơ hội, động lực thúc đẩy kinh tế, du lịch của huyện biên giới Buôn Đôn càng phát triển.Trên địa bàn huyện có hơn 20 cơ sở kinh doanh lưu trú, trong đó có 5 đơn vị kinh doanh du lịch có cơ sở lưu trú và các bãi cắm trại phục vụ khách du lịch, còn lại là các cơ sở kinh doanh nhà nghỉ, với tổng số khoảng 150 phòng, có thể đón tiếp và phục vụ khoảng 350 lượt khách trong cùng một thời điểm. Nhiều đơn vị, hộ kinh doanh đã mở rộng đầu tư thêm các loại hình lưu trú mới theo hình thức homestay tại các buôn đồng bào dân tộc tại chỗ, mở các farmstay, camping cho khách lưu trú như: Hợp tác xã Nông nghiệp và du lịch Phú Nông - Buôn Đôn, Bồ Câu Farm, Sơn Phượng homestay, Bối Camp…Trong 6 tháng đầu năm 2023, du lịch Buôn Đôn có sự bứt tốc với tổng lượng khách đến tham quan là 160 nghìn lượt người, đạt 64% kế hoạch cả năm. Trong đó khách quốc tế là 2.500 lượt người, đạt 83% kế hoạch cả năm.Quỳnh AnhBáo Đắk Lắk điện tử - baodaklak.vn - Đăng ngày 19/7/2023 Trở về đầu trang Đắk Lắk Buôn Đôn phát triển du lịch dịch vụ du lịch 0 Tổng số: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10