Dâng hương kỷ niệm 1978 năm Khởi nghĩa Hai Bà Trưng Dâng hương kỷ niệm 1978 năm Khởi nghĩa Hai Bà Trưng Ngày 21/2 (tức mùng 6 tháng Giêng năm Mậu Tuất), Lễ kỷ niệm 1978 năm Khởi nghĩa Hai Bà Trưng và đón chứng nhận Di sản Văn hóa phi vật thể quốc gia Lễ hội Đền Hai Bà Trưng do Ủy ban Nhân dân huyện Mê Linh (Hà Nội) tổ chức, đã diễn ra tại Di tích quốc gia đặc biệt Đền Hai Bà Trưng, huyện Mê Linh, Hà Nội. Phó Chủ tịch nước Đặng Thị Ngọc Thịnh, Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng, nguyên Phó Chủ tịch nước Nguyễn Thị Doan đã đến dự và dâng hương. Tiết mục biểu diễn Tuồng tái hiện khí thế cuộc khởi nghĩa.Phát biểu tại lễ kỷ niệm 1978 năm Khởi nghĩa Hai Bà Trưng, Chủ tịch Ủy ban Nhân dân huyện Mê Linh Đoàn Văn Trọng nêu rõ, hằng năm vào ngày mồng 6 tháng Giêng - ngày Hai Bà Trưng tế cờ khởi nghĩa, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân huyện Mê Linh tổ chức tế lễ để tri ân Hai Bà Trưng - những nữ anh hùng kiệt xuất của dân tộc và tưởng nhớ các vị tướng lĩnh tài ba, các nghĩa binh trung liệt của Hai Bà, những người đã viết nên trang vàng chói lọi của dân tộc ngay trong buổi đầu dựng nước và giữ nước. Đảng bộ, chính quyền và nhân dân huyện Mê Linh nguyện giữ gìn, phát huy các giá trị lịch sử, văn hóa để ngày càng lan tỏa sâu rộng nét đẹp của Lễ hội Đền Hai Bà Trưng trong đời sống cộng đồng. Hai Bà Trưng - những người con gái Lạc tướng đất Mê Linh và Cuộc khởi nghĩa của Hai Bà Trưng (năm 40-43 sau Công nguyên) đã đi vào lịch sử dân tộc Việt Nam như một huyền thoại. Thời kỳ đó, với chính sách thống trị vô cùng tàn bạo và các chế độ cống nạp hà khắc của nhà Hán, nhân dân ta phải sống lầm than, khổ cực. Năm 40 (sau Công nguyên), Hai Bà Trưng đã giương cao ngọn cờ tụ nghĩa, kêu gọi hào kiệt bốn phương, nhân dân cả nước đứng lên đánh đuổi giặc ngoại xâm, chấm dứt ách đô hộ hà khắc của nhà Hán. Sau khi khởi nghĩa thắng lợi, đất nước được giải phóng, bà Trưng Trắc được tướng sỹ và nhân dân suy tôn lên ngôi Vua, lấy hiệu là Trưng Nữ Vương, định đô tại Mê Linh. Sau khi Hai Bà Trưng mất, để tưởng nhớ công đức của hai nữ anh hùng dân tộc, nhân dân Mê Linh đã lập Đền thờ Hai Bà Trưng. Đầu năm 2018, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã công bố Danh mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia Lễ hội Đền Hai Bà Trưng và chứng nhận Lễ hội Đền Hai Bà Trưng là Di sản Văn hóa phi vật thể quốc gia. Lễ hội Đền Hai Bà Trưng được tổ chức với nhiều nghi lễ như dâng hương, rước kiệu và tế lễ, diễn xướng dân gian... Lễ hội diễn ra đến hết ngày 23-2 (tức mùng 8 tháng Giêng). Theo TTXVN Ngày 21/2 (tức mùng 6 tháng Giêng năm Mậu Tuất), Lễ kỷ niệm 1978 năm Khởi nghĩa Hai Bà Trưng và đón chứng nhận Di sản Văn hóa phi vật thể quốc gia Lễ hội Đền Hai Bà Trưng do Ủy ban Nhân dân huyện Mê Linh (Hà Nội) tổ chức, đã diễn ra tại Di tích quốc gia đặc biệt Đền Hai Bà Trưng, huyện Mê Linh, Hà Nội. Phó Chủ tịch nước Đặng Thị Ngọc Thịnh, Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng, nguyên Phó Chủ tịch nước Nguyễn Thị Doan đã đến dự và dâng hương. Tiết mục biểu diễn Tuồng tái hiện khí thế cuộc khởi nghĩa.Phát biểu tại lễ kỷ niệm 1978 năm Khởi nghĩa Hai Bà Trưng, Chủ tịch Ủy ban Nhân dân huyện Mê Linh Đoàn Văn Trọng nêu rõ, hằng năm vào ngày mồng 6 tháng Giêng - ngày Hai Bà Trưng tế cờ khởi nghĩa, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân huyện Mê Linh tổ chức tế lễ để tri ân Hai Bà Trưng - những nữ anh hùng kiệt xuất của dân tộc và tưởng nhớ các vị tướng lĩnh tài ba, các nghĩa binh trung liệt của Hai Bà, những người đã viết nên trang vàng chói lọi của dân tộc ngay trong buổi đầu dựng nước và giữ nước. Đảng bộ, chính quyền và nhân dân huyện Mê Linh nguyện giữ gìn, phát huy các giá trị lịch sử, văn hóa để ngày càng lan tỏa sâu rộng nét đẹp của Lễ hội Đền Hai Bà Trưng trong đời sống cộng đồng. Hai Bà Trưng - những người con gái Lạc tướng đất Mê Linh và Cuộc khởi nghĩa của Hai Bà Trưng (năm 40-43 sau Công nguyên) đã đi vào lịch sử dân tộc Việt Nam như một huyền thoại. Thời kỳ đó, với chính sách thống trị vô cùng tàn bạo và các chế độ cống nạp hà khắc của nhà Hán, nhân dân ta phải sống lầm than, khổ cực. Năm 40 (sau Công nguyên), Hai Bà Trưng đã giương cao ngọn cờ tụ nghĩa, kêu gọi hào kiệt bốn phương, nhân dân cả nước đứng lên đánh đuổi giặc ngoại xâm, chấm dứt ách đô hộ hà khắc của nhà Hán. Sau khi khởi nghĩa thắng lợi, đất nước được giải phóng, bà Trưng Trắc được tướng sỹ và nhân dân suy tôn lên ngôi Vua, lấy hiệu là Trưng Nữ Vương, định đô tại Mê Linh. Sau khi Hai Bà Trưng mất, để tưởng nhớ công đức của hai nữ anh hùng dân tộc, nhân dân Mê Linh đã lập Đền thờ Hai Bà Trưng. Đầu năm 2018, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã công bố Danh mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia Lễ hội Đền Hai Bà Trưng và chứng nhận Lễ hội Đền Hai Bà Trưng là Di sản Văn hóa phi vật thể quốc gia. Lễ hội Đền Hai Bà Trưng được tổ chức với nhiều nghi lễ như dâng hương, rước kiệu và tế lễ, diễn xướng dân gian... Lễ hội diễn ra đến hết ngày 23-2 (tức mùng 8 tháng Giêng). Theo TTXVN Trở về đầu trang Khởi nghĩa Hai Bà Trưng Lễ Hội đền Hai Bà Trưng 0 Tổng số: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10