Để du lịch tâm linh sôi động 4 mùa Để du lịch tâm linh sôi động 4 mùa Tháng Giêng là thời điểm các chương trình du tham quan tham gia lễ hội, kết hợp lễ Phật trải nghiệm tâm linh được du khách quan tâm. Đây cũng là cơ hội để ngành du lịch khai thác sản phẩm văn hóa phát triển loại tour tâm linh lễ hội 4 mùa thu hút khách. Doanh nghiệp đồng loạt khởi động tour Đến hẹn lại lên, sau Tết Nguyên đán là thời điểm người dân thường chọn các điểm du lịch tâm linh để du Xuân. Đơn cử, hiện, lượng khách mua tour hành hương của Công ty BenThanh Tourist chiếm tỷ lệ trên 50% trên tổng số lượng khách đăng ký tour có lịch khởi hành vào tháng 3. Trưởng Ban Tổ chức Lễ hội Chùa Hương Đặng Văn Cảnh cho biết, những ngày đầu năm, chùa Hương là điểm đến hành hương lễ Phật của nhiều du khách nên trung bình 1 ngày lễ hội chùa Hương đón khoảng hơn 1 vạn du khách. Khách du lịch tham quan chùa Hương trong mùa lễ hội tháng Giêng. Ảnh: Hoài Nam Thông tin từ các công ty du lịch cho thấy, các điểm du lịch tâm linh như chùa Hương (Hà Nội), Đền Hùng (Phú Thọ), Yên Tử (Quảng Ninh), chùa Bái Đính (Ninh Bình), Phủ Dầy (Nam Định), chùa Tam Chúc (Hà Nam), chùa Từ Đàm (Huế), miếu Bà chúa xứ (An Giang)… đang được nhiều du khách lựa chọn Nắm bắt nhu cầu đó, các doanh nghiệp lữ hành đã đồng loạt chào bán tour đi vãn cảnh chùa với mức giá từ vài trăm nghìn cho đến vài triệu đồng. Cụ thể, tour đi lễ chùa Tam Chúc và chùa Địa Tạng Phi lai tự (Hà Nam) vào thứ 7 và chủ nhật hằng tuần, có giá 550.000 đồng/người; tour đi lễ Yên Tử, chùa Đồng (Quảng Ninh) có giá 900.000 đồng/người; tour đi lễ Bái Đính, Tràng An (Ninh Bình) bao gồm vé tham quan, vé đi thuyền ngắm cảnh có giá 900.000 đồng/người. Tour chùa Hương chùa Hương đi về trong ngày hoặc 2 ngày 1 đêm với giá 700.000 - 1,3 triệu đồng/khách (bao gồm vé thắng cảnh, thuê đò, bảo hiểm, ăn nghỉ...). Khách du lịch Việt Nam tham quan chùa Thiên Hậu tại Malaysia. Ảnh: Hoài Nam Những ngày này, doanh nghiệp du lịch không chỉ tổ chức tour tâm linh trong nước mà còn tổ chức tour quốc tế. Giám đốc Công ty du lịch Sun Smile Travel Dương Thanh Hằng cho biết, nhiều tín đồ Phật giáo sẵn sàng chi hàng chục triệu đồng để mua tour quốc tế vãn cảnh, lễ chùa. Hiện tour Thái Lan thu hút nhiều khách mua bởi giá tương đối tiết kiệm, khách chỉ phải bỏ ra hơn 7 triệu đồng là đã có cơ hội đi Thái Lan trong 5 ngày 4 đêm thưởng ngoạn kiến trúc Núi Phật Vàng ở Pattaya, chiêm bái Bức Tượng Phật 4 mặt - được coi là linh hồn của Phật Giáo Thái Lan tại Thủ đô Bangkok. Đặc biệt, sau khi hãng hàng không Vietjet, Vietnam Airlines mở đường bay quốc tế Việt Nam - Ấn Độ đã tạo cơ hội cho doanh nghiệp mở tour du lịch tham quan Ấn Độ - nơi khởi nguồn đạo Phật trong 6 ngày 5 đêm, mức giá chỉ 18 triệu đồng/khách. “Tour Ấn Độ thu hút nhiều du khách bởi thủ tục làm visa chỉ gồm hộ chiếu, ảnh, tờ khai visa, không phải chứng minh tài chính” - bà Hằng chia sẻ. Tạo sức hút cho du lịch lễ hội tâm linh Thông tin từ Cục Du lịch quốc gia, hiện cả nước có 45.000 địa điểm, di tích tín ngưỡng tôn giáo, về mặt văn hóa Việt Nam có khoảng 13.000 lễ hội nên hoàn toàn có đủ điều kiện trở thành điểm đến lý tưởng của loại hình du lịch tâm linh. Viện trưởng Viện Nghiên cứu phát triển du lịch Nguyễn Anh Tuấn cho biết, Việt Nam có nhiều tiềm năng, thế mạnh thể hiện ở bề dày văn hóa, lễ hội dân gian được tổ chức quanh năm gắn với tôn giáo, tín ngưỡng. Đồng thời nhu cầu du lịch, đi lễ của du khách đã trở thành động lực thúc đẩy du lịch tâm linh phát triển. Khách du lịch quốc tế tham gia tour du lịch tâm linh đầu năm mới. Ảnh: Hoài Nam Đồng tình với ý kiến này, Chủ tịch Hội Lữ hành Hà Nội Phùng Quang Thắng thông tin, số lượng khách tham gia du lịch tâm linh chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu khách du lịch, điều đó cho thấy du lịch tâm linh ngày càng giữ vị trí quan trọng trong đời sống xã hội bởi đây là dòng sản phẩm văn hóa rất hấp dẫn và là đặc trưng của Việt Nam. “Nếu khai thác tốt, du lịch tâm linh còn mang đến nhiều lợi ích, không chỉ thu hút khách nội địa, mà còn là sản phẩm để thu hút khách quốc tế”-ông Thắng dự báo. Tuy nhiên, để thu hút khách, Chủ tịch Hiệp hội Du lịch Việt Nam Vũ Thế Bình cho rằng để phát triển loại hình du lịch này đòi hỏi địa phương lựa chọn một vài lễ hội tiêu biểu, đặc sắc để đầu tư bài bản cả về nội dung, quy mô, thời gian tổ chức và kết nối với các điểm đến khác tại địa phương từ đó hình thành các tour du lịch hoàn chỉnh cho du khách. Khách du lịch bái Phật tại chùa Chuông (Hưng Yên). Ảnh: Hoài Nam Giám đốc Vietfoot Travel Phạm Duy Nghĩa cho rằng, để hấp dẫn du khách, nhất là khách quốc tế, các địa phương, doanh nghiệp du lịch cần tăng trải nghiệm cho du khách dựa vào các giá trị văn hóa sẵn có, hướng du khách tới giá trị “chân - thiện - mỹ” trong các hoạt động thực hành tín ngưỡng dân gian. Bên cạnh đó, cũng cần xác định rõ dòng khách nào chọn lễ hội khi lên kế hoạch đi du lịch từ đó tập trung thúc đẩy các giải pháp thu hút khách. Để thu hút khách quốc tế đến với sản phẩm du lịch tâm linh, theo Giám đốc Sở Du lịch Hà Nội Đặng Hương Giang, trước hết cần phải nâng cao chất lượng dịch vụ, đáp ứng yêu cầu du khách. Bên cạnh đó, địa phương cần đẩy mạnh xúc tiến, quảng bá du lịch lễ hội một cách thường xuyên và có hiệu quả. Ngoài ra, công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ hướng dẫn viên nhằm truyền tải nội dung và ý nghĩa của các lễ hội đến du khách, đặc biệt là du khách quốc tế phải được quan tâm. Đồng thời các địa phương cần đẩy mạnh liên kết xây dựng tour, tuyến du lịch tâm linh. “Vừa qua, du lịch Hà Nội đã phối hợp với tỉnh Hà Nam - Ninh Bình phát triển trục du lịch tâm linh 3 tỉnh thành phố, qua đó giúp doanh nghiệp tạo được sản phẩm thế mạnh trong mùa lễ hội hàng năm” - bà Đặng Hương Giang nêu ví dụ. Nguồn: Kinh tế Đô thị Tháng Giêng là thời điểm các chương trình du tham quan tham gia lễ hội, kết hợp lễ Phật trải nghiệm tâm linh được du khách quan tâm. Đây cũng là cơ hội để ngành du lịch khai thác sản phẩm văn hóa phát triển loại tour tâm linh lễ hội 4 mùa thu hút khách. Doanh nghiệp đồng loạt khởi động tour Đến hẹn lại lên, sau Tết Nguyên đán là thời điểm người dân thường chọn các điểm du lịch tâm linh để du Xuân. Đơn cử, hiện, lượng khách mua tour hành hương của Công ty BenThanh Tourist chiếm tỷ lệ trên 50% trên tổng số lượng khách đăng ký tour có lịch khởi hành vào tháng 3. Trưởng Ban Tổ chức Lễ hội Chùa Hương Đặng Văn Cảnh cho biết, những ngày đầu năm, chùa Hương là điểm đến hành hương lễ Phật của nhiều du khách nên trung bình 1 ngày lễ hội chùa Hương đón khoảng hơn 1 vạn du khách. Khách du lịch tham quan chùa Hương trong mùa lễ hội tháng Giêng. Ảnh: Hoài NamThông tin từ các công ty du lịch cho thấy, các điểm du lịch tâm linh như chùa Hương (Hà Nội), Đền Hùng (Phú Thọ), Yên Tử (Quảng Ninh), chùa Bái Đính (Ninh Bình), Phủ Dầy (Nam Định), chùa Tam Chúc (Hà Nam), chùa Từ Đàm (Huế), miếu Bà chúa xứ (An Giang)… đang được nhiều du khách lựa chọn Nắm bắt nhu cầu đó, các doanh nghiệp lữ hành đã đồng loạt chào bán tour đi vãn cảnh chùa với mức giá từ vài trăm nghìn cho đến vài triệu đồng. Cụ thể, tour đi lễ chùa Tam Chúc và chùa Địa Tạng Phi lai tự (Hà Nam) vào thứ 7 và chủ nhật hằng tuần, có giá 550.000 đồng/người; tour đi lễ Yên Tử, chùa Đồng (Quảng Ninh) có giá 900.000 đồng/người; tour đi lễ Bái Đính, Tràng An (Ninh Bình) bao gồm vé tham quan, vé đi thuyền ngắm cảnh có giá 900.000 đồng/người. Tour chùa Hương chùa Hương đi về trong ngày hoặc 2 ngày 1 đêm với giá 700.000 - 1,3 triệu đồng/khách (bao gồm vé thắng cảnh, thuê đò, bảo hiểm, ăn nghỉ...). Khách du lịch Việt Nam tham quan chùa Thiên Hậu tại Malaysia. Ảnh: Hoài Nam Những ngày này, doanh nghiệp du lịch không chỉ tổ chức tour tâm linh trong nước mà còn tổ chức tour quốc tế. Giám đốc Công ty du lịch Sun Smile Travel Dương Thanh Hằng cho biết, nhiều tín đồ Phật giáo sẵn sàng chi hàng chục triệu đồng để mua tour quốc tế vãn cảnh, lễ chùa. Hiện tour Thái Lan thu hút nhiều khách mua bởi giá tương đối tiết kiệm, khách chỉ phải bỏ ra hơn 7 triệu đồng là đã có cơ hội đi Thái Lan trong 5 ngày 4 đêm thưởng ngoạn kiến trúc Núi Phật Vàng ở Pattaya, chiêm bái Bức Tượng Phật 4 mặt - được coi là linh hồn của Phật Giáo Thái Lan tại Thủ đô Bangkok. Đặc biệt, sau khi hãng hàng không Vietjet, Vietnam Airlines mở đường bay quốc tế Việt Nam - Ấn Độ đã tạo cơ hội cho doanh nghiệp mở tour du lịch tham quan Ấn Độ - nơi khởi nguồn đạo Phật trong 6 ngày 5 đêm, mức giá chỉ 18 triệu đồng/khách. “Tour Ấn Độ thu hút nhiều du khách bởi thủ tục làm visa chỉ gồm hộ chiếu, ảnh, tờ khai visa, không phải chứng minh tài chính” - bà Hằng chia sẻ. Tạo sức hút cho du lịch lễ hội tâm linh Thông tin từ Cục Du lịch quốc gia, hiện cả nước có 45.000 địa điểm, di tích tín ngưỡng tôn giáo, về mặt văn hóa Việt Nam có khoảng 13.000 lễ hội nên hoàn toàn có đủ điều kiện trở thành điểm đến lý tưởng của loại hình du lịch tâm linh. Viện trưởng Viện Nghiên cứu phát triển du lịch Nguyễn Anh Tuấn cho biết, Việt Nam có nhiều tiềm năng, thế mạnh thể hiện ở bề dày văn hóa, lễ hội dân gian được tổ chức quanh năm gắn với tôn giáo, tín ngưỡng. Đồng thời nhu cầu du lịch, đi lễ của du khách đã trở thành động lực thúc đẩy du lịch tâm linh phát triển. Khách du lịch quốc tế tham gia tour du lịch tâm linh đầu năm mới. Ảnh: Hoài NamĐồng tình với ý kiến này, Chủ tịch Hội Lữ hành Hà Nội Phùng Quang Thắng thông tin, số lượng khách tham gia du lịch tâm linh chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu khách du lịch, điều đó cho thấy du lịch tâm linh ngày càng giữ vị trí quan trọng trong đời sống xã hội bởi đây là dòng sản phẩm văn hóa rất hấp dẫn và là đặc trưng của Việt Nam. “Nếu khai thác tốt, du lịch tâm linh còn mang đến nhiều lợi ích, không chỉ thu hút khách nội địa, mà còn là sản phẩm để thu hút khách quốc tế”-ông Thắng dự báo. Tuy nhiên, để thu hút khách, Chủ tịch Hiệp hội Du lịch Việt Nam Vũ Thế Bình cho rằng để phát triển loại hình du lịch này đòi hỏi địa phương lựa chọn một vài lễ hội tiêu biểu, đặc sắc để đầu tư bài bản cả về nội dung, quy mô, thời gian tổ chức và kết nối với các điểm đến khác tại địa phương từ đó hình thành các tour du lịch hoàn chỉnh cho du khách. Khách du lịch bái Phật tại chùa Chuông (Hưng Yên). Ảnh: Hoài Nam Giám đốc Vietfoot Travel Phạm Duy Nghĩa cho rằng, để hấp dẫn du khách, nhất là khách quốc tế, các địa phương, doanh nghiệp du lịch cần tăng trải nghiệm cho du khách dựa vào các giá trị văn hóa sẵn có, hướng du khách tới giá trị “chân - thiện - mỹ” trong các hoạt động thực hành tín ngưỡng dân gian. Bên cạnh đó, cũng cần xác định rõ dòng khách nào chọn lễ hội khi lên kế hoạch đi du lịch từ đó tập trung thúc đẩy các giải pháp thu hút khách. Để thu hút khách quốc tế đến với sản phẩm du lịch tâm linh, theo Giám đốc Sở Du lịch Hà Nội Đặng Hương Giang, trước hết cần phải nâng cao chất lượng dịch vụ, đáp ứng yêu cầu du khách. Bên cạnh đó, địa phương cần đẩy mạnh xúc tiến, quảng bá du lịch lễ hội một cách thường xuyên và có hiệu quả. Ngoài ra, công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ hướng dẫn viên nhằm truyền tải nội dung và ý nghĩa của các lễ hội đến du khách, đặc biệt là du khách quốc tế phải được quan tâm. Đồng thời các địa phương cần đẩy mạnh liên kết xây dựng tour, tuyến du lịch tâm linh. “Vừa qua, du lịch Hà Nội đã phối hợp với tỉnh Hà Nam - Ninh Bình phát triển trục du lịch tâm linh 3 tỉnh thành phố, qua đó giúp doanh nghiệp tạo được sản phẩm thế mạnh trong mùa lễ hội hàng năm” - bà Đặng Hương Giang nêu ví dụ.Nguồn: Kinh tế Đô thị Trở về đầu trang Du lịch tâm linh du lịch Lễ hội 0 Tổng số: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10