• Home
  • Site Map
  • Contact
  • Login
    • Register
  • Subscribe
Side Logo

Travel News

Trang tin du lịch

  • Home
  • Tin tức - Sự kiện
    • Thống kê du lịch
    • Chuyện lạ
  • Dịch vụ du lịch
    • Khám phá
    • Ẩm thực
    • Người Du lịch
    • Dự án đầu tư Du lịch
  • Visa, hộ chiếu
  • Thông tin cần biết
    • Đến Việt Nam
    • Tại Việt Nam
    • Giao thông
    • Thông tin khác
  • Văn Hóa
    • Giá trị lịch sử
    • Ngôn ngữ văn học
    • Lễ hội, trò chơi dân gian
    • Nghệ thuật biểu diễn
    • Trang phục
    • Kiến trúc, mỹ thuật
    • Món ăn, hoa, trái
    • Chợ Việt Nam
    • Phong tục tập quán
    • Tín ngưỡng - Tâm linh
    • Tết Việt Nam
  • Kinh nghiệm du lịch
  • Nhìn ra thế giới
  • Doanh nghiệp du lịch
  • UKEnglish

Giá trị lịch sử

Đền Ngọc Liên – Nơi thờ phụng Sơn Thánh Tản Viên và nhị Thánh Mẫu của đức ngài

Đền Ngọc Liên – nơi thờ phụng Sơn thánh Tản Viên cùng Nhị Thánh Mẫu của đức ngài và các vị thần cùng thời và Phật bà Quan Âm.

Đền Ngọc Liên lập vào khoảng thế kỷ 19. Thờ phụng thần núi Tản Viên và hai bà mẹ của ngài. Đền được xếp hạng di tích thành phố năm 2007. Địa chỉ tại số 23 Trần Bình Trọng, phường Nguyễn Du, quận Hai Bà Trưng, TP Hà Nội.

Tam quan đền Ngọc Liên. Panorama ©NCCong 2016

Đền Thượng thờ đức Tản Viên sơn thánh, tức vị thần núi Ba Vì, một trong các vị thánh "Tứ Bất Tử" của Việt Nam. Sơn Thánh Tản Viên là con rể của Hùng Vương thứ 18, về sau khuyên vua Hùng nhường ngôi cho Thục Phán. Ngài còn được xem như vị Tổ đầu tiên trong các Tổ Bách nghệ, có công dạy dân ta các nghề nông như nuôi trồng thủy sản, vật nuôi, trồng lúa và hoa màu, dệt lụa, luyện võ.

Kiến trúc

Đền Ngọc Liên đã trải qua một lần dựng lại vào năm 1948 và hai lần trùng tu lớn vào các năm 1994, 2000. Nhìn chung đến nay, khu di tích này vẫn giữ được khá nguyên vẹn phong cách kiến trúc thời Nguyễn. Cổng đền nhìn về dãy núi Ba Vì ở hướng tây, xây kiểu tam quan đơn giản với các câu đối chữ Hán đắp nổi trên 4 trụ biểu. Bên trái sân đền Hạ có lối dẫn vào sân đền Thượng ở phía sau. Tất cả đều có cổ thụ che bóng.

Hiên nhà tiền tế đền Ngọc Liên Hạ, ảnh (c)NCCong 2016

 Trước Ban công đồng quan lớn ở đền Ngọc Liên Hạ, ảnh (c)NCCong 2016

Đền Hạ gồm tòa tiền tế 3 gian kết nối với hậu đường cũng 3 gian thành hình “chữ Nhị”. Gian bên tả của hiên nhà tiền tế có bài trí ban thờ một pho tượng của Địa Tạng Vương Bồ Tát. Tại chính điện có ban thờ hai bà mẹ của đức Thánh Tản và các vị thần liên quan đến tín ngưỡng của dân gian Việt Nam.

 

Thềm rồng đền Ngọc Liên Thượng, ảnh (c)NCCong 2016

Điện thờ Tản Viên sơn thánh ở đền Ngọc Liên Thượng, ảnh (c)NCCong 2016

Thềm rồng dẫn lên đền Thượng rất cao, hai bên chiếu nghỉ có lầu nhỏ thờ Mẫu. Tòa tiền tế gồm 3 gian cửa gỗ bức bàn và quay hướng đông, kết nối với hậu đường 3 gian thành hình “chữ Nhị”, bên trong thờ Tản Viên sơn thánh.

Các lầu thờ Quan Âm và Mẫu Cửu ở đền Ngọc Liên Thượng, ảnh (c)NCCong 2016

Tại đầu hồi bên hữu còn có một lầu nhỏ nữa với pho tượng Quán Thế Âm Bồ Tát nhỏ đứng giữa 3 tấm bia đá gắn vào tường.

Di sản

Đền Ngọc Liên hiện nay lưu giữ được 5 tấm bia đá chép các sự việc như trùng tu, công đức, gửi hậu dưới các triều vua thời Nguyễn. Bia sớm nhất dựng năm Tự Đức (1869), bia muộn nhất mang niên hiệu Bảo Đại thứ 9 (1934). Lại có một tượng chó thờ bằng đá, một chuông đồng đề "Mạnh Liên tự chung" đúc năm Thành Thái thứ 12 (1900) và một quả chuông khác đề "Thánh Mẫu từ chung" ghi niên hiệu Khải Định thứ 4 (1919).

Ngoài ra, trong khu di tích còn có một hệ thống tượng tròn đặc sắc bao gồm 11 pho và các di vật bằng gỗ chạm như: hương án, cửa võng, hoành phi, cuốn thư, khám thờ... được trang trí với những đề tài rồng chầu mặt trời, hoa chanh, cánh sen, hoa dây, vân mây đan xen, điển hình cho phong cách nghệ thuật của các thế kỷ 19-20.

Ngày 14 tháng 8 năm 2007 tại đền Ngọc Liên đã long trọng diễn ra lễ đón nhận và gắn biển Di tích lịch sử kiến trúc nghệ thuật do UBND thành phố Hà Nội công nhận.

Nguồn: Hà Nội 360o

Ths Nguyễn Thy Ngà

Trở về đầu trang
   Đền Ngọc Liên Sơn Thánh Tản Viên Nhị Thánh Mẫu Trần Bình Trọng phường Nguyễn Du quận Hai Bà Trưng Hà Nội
0   Tổng số:

Các tin khác

  • Đánh thức di sản lễ hội: cơ hội vàng cho du lịch Ninh Bình
  • Du lịch Tây Ninh - Hình thành cực phát triển mới từ sáp nhập
  • Việt - Nga tăng cường hợp tác du lịch, tạo thuận lợi cho du khách qua lại hai nước
  • Hành trình chuyển đổi số du lịch - từ xây dựng thể chế, nâng cao nhận thức cho đến thống nhất hành động
  • Phú Thọ: Đánh thức “trái tim” xứ Mường
  • Hưng Yên: Lễ hội đền Hưng Long được công nhận di sản văn hóa phi vật thể quốc gia
  • Cơ hội mới cho du lịch Khánh Hòa
  • Scoot Air sẽ mở đường thẳng từ Singapore đến Cam Ranh (Khánh Hòa) vào cuối tháng 11/2025
  • Thị trường du lịch, giải trí sẽ tăng gấp 3 lần, đạt 15.000 tỷ USD vào năm 2040
  • Chợ đêm Luang Prabang: Nét sống động giữa lòng phố cổ
  • 12345...>>

Tin đọc nhiều

  • Kể chuyện du lịch Lâm Đồng qua những khung hình

    Để kể câu chuyện về một Lâm Đồng trọn vẹn và đa diện hơn với công chúng qua những khoảnh...

    149
  • Gốm Bắc Ninh "du lịch" Nhật Bản

    Giữa dòng chảy hiện đại, làng gốm Phù Lãng (Bắc Ninh) vẫn âm thầm giữ lửa gần 700 năm....

    144
  • Phát huy tiềm năng du lịch sinh thái làng nghề...

    Những năm gần đây, làng nghề Bát Tràng (Bát Tràng, Gia Lâm, Hà Nội) đang nỗ lực kiến tạo...

    136
  • Lần đầu tiên du thuyền 5 sao khởi hành từ Việt...

    Bằng việc khởi hành du thuyền quốc tế cao cấp từ cảng nội địa, Việt Nam không chỉ khai...

    130
  • Tận dụng tiềm năng, thế mạnh để phát triển du...

    Nắm giữ nhiều tiềm năng và lợi thế để phát triển các loại hình du lịch nghỉ dưỡng, du...

    110

- Trang thông tin du lịch
- Email: didulich.net@gmail.com
 

© 2025 Trang thông tin du lịch