Di tích lịch sử bị bỏ hoang, người dân làng Yên Nội xót xa, kêu cứu Di tích lịch sử bị bỏ hoang, người dân làng Yên Nội xót xa, kêu cứu Dù là di tích đã được xây dựng từ hàng trăm năm, là biểu tượng cho tinh thần hiếu học ở làng quê xưa, tuy nhiên Văn chỉ, Văn từ may mắn còn xót lại ở làng Yên Nội (Quốc Oai, Hà Nội) vẫn bị bỏ hoang và xuống cấp trầm trọng suốt nhiều năm qua. Đã nhiều lần phản ánh, gửi yêu cầu đề nghị xem xét lên các cấp chính quyền địa phương về hai kiến trúc Văn chỉ hàng huyện, Văn từ hàng thôn, song người dân làng Yên Nội, xã Đồng Quang, huyện Quốc Oai, Hà Nội vẫn chưa nhận được phương án giải quyết hợp lý. Bất lực trước tình trạng này, nhiều người dân quyết định “kêu cứu” truyền thông. Người dân kêu cứu bảo vệ di tích làng Yên Nội. Theo khảo sát được viết trong sách “Bách khoa thư vùng Hà Nội mở rộng, tập 6. Giáo dục” do Nhà xuất bản Chính Trị Quốc Gia Sự Thật ấn hành năm 2017, Văn chỉ hàng huyện tại làng Yên Nội còn được gọi là Văn chỉ hàng huyện huyện Yên Sơn. Hiện nay, văn chỉ này được tồn tại tại xóm 3, thôn Yên Nội, xã Đồng Quang, huyện Quốc Oai. Sở dĩ Văn chỉ hàng huyện được đặt tại làng Yên Nội vì làng chỉ cách huyện đường 1km và làng Yên Nội là làng có truyền thống hiếu học. Văn chỉ hiện tại nhìn hướng nam, gồm hai tòa song song với nhau. Tiền tế có 5 gian 2 dĩ, tường đầu hồi bít đốc. Hậu cung 3 gian, tường hồi bít đốc, bộ vì kèo có kết cấu kẻ chuyền chồng rường trốn cột, ngoài có hiên rộng theo kiểu “ngoại tự hậu ghếch”. Trên câu đầu trái có hàng chữ “Tự Đức Ất Sửu tạo”, cho biết Văn chỉ được dựng năm Ất Sửu đời Tự Đức (năm 1865). Phía bên ngoài hậu cung hiện còn 1 tấm bia được tạo từ khối đá hoa xanh khổ lớn (cao 126cm, rộng 85 cm, dày 16 cm), một mặt phẳng không diềm. Bia có 15 hàng chữ, đa số các hàng có 40 chữ. Bia bị đặt nằm nền không thể đọc được nội dung của mặt dưới. Mặt trên của bia có tiêu đề “Huyện từ tiên tú tài bi”, ghi tên, thôn, xã, năm đỗ của những người đỗ tú tài của huyện. Do bia nằm lộ thiên nên các chữ đã bị mờ hết và mất nhiều. Theo các bậc cao niên trong làng, trước đây Văn chỉ còn có hai tấm bia ghi danh những người đỗ tiến sĩ và hương cống, cử nhân; song hiện hai tấm bia này đã bị thất lạc. Hiện trạng văn chỉ, văn từ làng Yên Nội đã bị xuống cấp nghiêm trọng. Theo PGS. TS Bùi Xuân Đính (Viện Dân tộc học, Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam), đây là ngôi Văn chỉ hàng huyện còn giữ được mà ông khảo sát trực tiếp vào năm 2012. Về tầm quan trọng của di tích, ông cho biết: “Văn chỉ là nơi tôn vinh nho giáo và nho học, là nơi khuyến học, biểu dương nhân tài. Vì vậy có ý nghĩa giáo dục rất lớn. Tuy nhiên, theo tôi, các chính quyền xã, huyện không hiểu hết giá trị của di tích nên chưa thật sự quan tâm và để tình trạng hoang phế như vậy”. Được biết, năm 2012, sau khi khảo sát công trình và nhận thấy mức độ xuống cấp trầm trọng của di tích, PGS. TS Bùi Xuân Đính cũng đã gửi văn bản đến chính quyền huyện Quốc Oai để phản ánh nhưng không nhận được hồi âm. Ghi nhận của PV tại kiến trúc Văn từ hàng thôn, làng Yên Nội, xã Đồng Quang (huyện Quốc Oai, Hà Nội) hiện tại đang xuống cấp trầm trọng. Cột trụ chống bên ngoài đã bong gần hết lớp gạch. Các lớp tường bên ngoài hầu như đã bong tróc gần hết, lộ rõ gạch. Đại diện cho chính quyền thôn, phó thôn Phí Hữu Đãi cho biết, chúng tôi cũng đã đề nghị phòng văn hóa, Sở Văn hóa về kiểm tra, xem xét, hỗ trợ nhưng chỉ nhận được câu trả lời rằng “hai kiến trúc này không phải là văn chỉ, văn từ”. “Văn chỉ đã được phong thành khu di tích lịch sử, còn Văn từ này cũng nằm trong khuôn viên của khu di tích lịch sử nhưng cả hai đều không được tu sửa, chỉ mỗi đình được tu sửa từ mấy năm trước nhưng đến nay cũng đang bị xuống cấp” - ông Đãi nói. Phía bên trong kiến trúc Văn từ tường bao bong tróc, các bia đá được đưa vào để lẫn lộn. Ông Nguyễn Văn Minh (trưởng hội người cao tuổi làng Yên Nội, cũng là người quản lý 2 kiến trúc văn chỉ, văn từ) cho hay, ông bắt đầu nhận quản lý 2 kiến trúc này từ 4 năm trước, từ khi nhận quản lý kiến trúc ở đây đã xuống cấp, cũng nhiều lần làm đơn gửi lên lãnh đạo UBND xã sở tại, để được sửa chữa, nhưng từ đó đến nay vẫn chưa nhận được phản hồi về việc sửa chữa kiến trúc này. Nhiều thanh ngang trên mái đã gãy, ông Minh lo sợ thời gian không xa nếu không tu sửa, kiến trúc Văn từ này sẽ đổ sập do xuống cấp. Quang cảnh khuôn viên bên ngoài kiến trúc Văn từ khá bừa bộn bởi rác thải. Bên cạnh đó còn xuất hiện đống đồ thải nát trong khuôn viên Văn từ do người dân báo để nhờ nhưng đến nay vẫn chưa có dấu hiệu muốn chuyển đi. Trước hiện trạng báo động này, người dân ngày càng nóng lòng lên tiếng và cần hướng giải quyết từ chính quyền. Ông Nguyễn Văn Minh (trưởng hội người cao tuổi làng Yên Nội, cũng là người quản lý 2 kiến trúc Văn chỉ, Văn từ) cho biết: “Dạo gần đây khi người dân phản ánh nhiều về quang cảnh bên ngoài của Văn chỉ, Văn từ, thì các thanh niên trong làng mới tập hợp đưa bia vào bên trong. Tuy nhiên, cũng không thể rõ được bia nào là của Văn chỉ, bia nào là của người dân". "Mà vận động xã hội hóa rất khó, hội người cao tuổi mỗi tuần một lần có đến đây nhổ cỏ, dọn dẹp; cả người trực ở đây đều là tự nguyện và không được cung cấp một khoản nào. Thế nên kinh phí không có, từ đó để quản lý được thì cũng rất là khó”, ông Minh nói. Phía hiện trạng kiến trúc Văn chỉ cũng không mấy khả quan, nơi này cũng bị xuống cấp nghiêm trọng và có hiện tượng bị lấn chiếm. Các trụ chống bằng đá đã nghiêng hẳn sang 1 bên. Hai kiến trúc Văn chỉ và Văn từ đang xuống cấp trầm trọng này chỉ cách UBND xã Đồng Quang (huyện Quốc Oai, Hà Nội) chỉ khoảng 50m. Thông tin từ đại diện chính quyền xã, cán bộ Nguyễn Thị Kim Oanh (công chức Văn hóa Xã hội) cho biết: “Vì đây là công trình chưa được xếp hạng nên tôi cũng đưa văn bản đề nghị lên ủy ban nhân dân huyện, trực tiếp qua phòng văn hóa huyện. Trưởng thôn, trưởng tiểu ban di tích của thôn Yên Nội cũng đã gửi đơn đề nghị lên ban văn hóa xem xét, đề nghị xếp hạng hai công trình. Kết quả, không nhận được văn bản trả lời, chỉ nhận được phản hồi bằng miệng là hai công trình đấy không đủ điều kiện: từ ngày xưa đã không có bàn thờ của những người được thờ, nên không được xếp hạng”. "Trước phản hồi không có văn bản và biện pháp xã hội hóa là ý kiến duy nhất được đưa ra, theo tôi, điều kiện kinh tế của làng, xã còn eo hẹp và khó khăn nên muốn phục dựng, bảo tồn thì cần số tiền rất lớn" - bà Nguyễn Thị Kim Oanh cho hay. Cán bộ văn hóa xã cũng cho biết, chính quyền cũng đã đưa ra biện pháp tuyên truyền ở các hội nghị, kêu gọi những người có điều kiện về kinh tế đứng lên quyên góp chi phí để tu bổ di tích. Nhưng kết quả chỉ dừng lại ở việc dọn dẹp và trông coi, vì không liên quan đến kinh phí. Sau khi nhận được phản ánh từ phía người dân, phòng văn hóa và sở văn hóa đã về, làm việc với địa phương và đến trực tiếp công trình để khảo sát. Tuy nhiên, kết quả đến nay vẫn đang đợi ý kiến chỉ đạo từ cấp trên để tiến hành bước tiếp theo. Ghi nhân tại Đình làng Yên Nội nằm giáp ngay cạnh kiến trúc văn từ, cũng đang xuống cấp trầm trọng. Phía bên trong chính quyền xã cho gắn rất nhiều biển "Khu vực đình hiện đang xuống cấp rất nguy hiểm đề nghị không đến gần" để cảnh báo người dân. Nguyên do là 1 phần của căn nhà phía bên cạnh Đình chính đã bị sập đổ từ năm 2021 đến nay vẫn chưa được sửa chữa. Các gian nhà còn lại cũng đang trong tình trạng chờ sập bất cứ lúc nào. Ông Phí Hữu Long (người trông coi di tích đình) cho biết: “Về tạ mạt của đình đã bị xuống cấp, sập từ mùa mưa năm ngoái, không thể đến lại gần. Mối ăn từ lâu; gỗ, lạt thì hỏng hết. Sợ nhất là mùa mưa năm nay, nếu không được tu sửa hay làm mới thì sợ cũng sập nốt.” Ông Phí Hữu Long (người trông coi di tích Đình làng Yên Nội) đưa quyết định công nhận di tích lịch sử - văn hóa của Đình và Chùa Yên Nội được Bộ Văn hóa cấp từ năm 1990 cho PV xem. Phía trong Đình làng đã xuống cấp được người dân tận dụng đất để trồng rau. Nhắc đến nguyện vọng được phục hồi và bảo tàng di tích, ông Vương Xuân Quang (78 tuổi, người dân xóm 3, làng Yên Nội) chia sẻ: “Di sản các tiền nhân để lại làng Yên Nội thì nhiều quá, 3 quán, 1 đình, một Văn chỉ, một Tư chỉ (Văn từ), bây giờ tan tác hết tất cả các thứ. 3 quán thì dỡ rồi, Tư chỉ thì bỏ, Văn chỉ thì người ta chiếm, đình thì xuống cấp, nhưng mà chẳng có ai nhìn ngó nữa". "Con cháu có tội với các cụ quá. Người dân kêu nhiều quá, nhưng không nhận được hướng giải quyết nên trước người dân họ cũng bàng quan lắm rồi. Dạo gần đây mới lại vực dậy. Cũng mong chính quyền các cấp vào cuộc”, ông Quang phàn nàn. Ông Quang còn đặc biệt nhấn mạnh: “Không có văn hóa thì không có dân tộc, giữ lại nền văn hóa cho dân tộc từ xóm, thôn, xã; từ cái nhỏ mới thành cái lớn được”. Cô Nguyễn Thị Thu (xóm 6, làng Yên Nội) cũng bày tỏ tâm nguyện: “Là một người dân của làng Yên Nội, tôi mong muốn các di tích từ văn chỉ, tư chỉ; đều là những di tích quan trọng nên được hồi phục lại. Để thể hiện tinh thần hiếu học của xóm làng và để người dân có cơ hội làm những việc có ích, ý nghĩa”. Trang Trần - Quang Hùng Nguồn: Báo Công Luận Dù là di tích đã được xây dựng từ hàng trăm năm, là biểu tượng cho tinh thần hiếu học ở làng quê xưa, tuy nhiên Văn chỉ, Văn từ may mắn còn xót lại ở làng Yên Nội (Quốc Oai, Hà Nội) vẫn bị bỏ hoang và xuống cấp trầm trọng suốt nhiều năm qua. Đã nhiều lần phản ánh, gửi yêu cầu đề nghị xem xét lên các cấp chính quyền địa phương về hai kiến trúc Văn chỉ hàng huyện, Văn từ hàng thôn, song người dân làng Yên Nội, xã Đồng Quang, huyện Quốc Oai, Hà Nội vẫn chưa nhận được phương án giải quyết hợp lý. Bất lực trước tình trạng này, nhiều người dân quyết định “kêu cứu” truyền thông. Người dân kêu cứu bảo vệ di tích làng Yên Nội.Theo khảo sát được viết trong sách “Bách khoa thư vùng Hà Nội mở rộng, tập 6. Giáo dục” do Nhà xuất bản Chính Trị Quốc Gia Sự Thật ấn hành năm 2017, Văn chỉ hàng huyện tại làng Yên Nội còn được gọi là Văn chỉ hàng huyện huyện Yên Sơn.Hiện nay, văn chỉ này được tồn tại tại xóm 3, thôn Yên Nội, xã Đồng Quang, huyện Quốc Oai. Sở dĩ Văn chỉ hàng huyện được đặt tại làng Yên Nội vì làng chỉ cách huyện đường 1km và làng Yên Nội là làng có truyền thống hiếu học.Văn chỉ hiện tại nhìn hướng nam, gồm hai tòa song song với nhau. Tiền tế có 5 gian 2 dĩ, tường đầu hồi bít đốc. Hậu cung 3 gian, tường hồi bít đốc, bộ vì kèo có kết cấu kẻ chuyền chồng rường trốn cột, ngoài có hiên rộng theo kiểu “ngoại tự hậu ghếch”. Trên câu đầu trái có hàng chữ “Tự Đức Ất Sửu tạo”, cho biết Văn chỉ được dựng năm Ất Sửu đời Tự Đức (năm 1865).Phía bên ngoài hậu cung hiện còn 1 tấm bia được tạo từ khối đá hoa xanh khổ lớn (cao 126cm, rộng 85 cm, dày 16 cm), một mặt phẳng không diềm. Bia có 15 hàng chữ, đa số các hàng có 40 chữ. Bia bị đặt nằm nền không thể đọc được nội dung của mặt dưới. Mặt trên của bia có tiêu đề “Huyện từ tiên tú tài bi”, ghi tên, thôn, xã, năm đỗ của những người đỗ tú tài của huyện.Do bia nằm lộ thiên nên các chữ đã bị mờ hết và mất nhiều. Theo các bậc cao niên trong làng, trước đây Văn chỉ còn có hai tấm bia ghi danh những người đỗ tiến sĩ và hương cống, cử nhân; song hiện hai tấm bia này đã bị thất lạc. Hiện trạng văn chỉ, văn từ làng Yên Nội đã bị xuống cấp nghiêm trọng.Theo PGS. TS Bùi Xuân Đính (Viện Dân tộc học, Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam), đây là ngôi Văn chỉ hàng huyện còn giữ được mà ông khảo sát trực tiếp vào năm 2012.Về tầm quan trọng của di tích, ông cho biết: “Văn chỉ là nơi tôn vinh nho giáo và nho học, là nơi khuyến học, biểu dương nhân tài. Vì vậy có ý nghĩa giáo dục rất lớn. Tuy nhiên, theo tôi, các chính quyền xã, huyện không hiểu hết giá trị của di tích nên chưa thật sự quan tâm và để tình trạng hoang phế như vậy”.Được biết, năm 2012, sau khi khảo sát công trình và nhận thấy mức độ xuống cấp trầm trọng của di tích, PGS. TS Bùi Xuân Đính cũng đã gửi văn bản đến chính quyền huyện Quốc Oai để phản ánh nhưng không nhận được hồi âm. Ghi nhận của PV tại kiến trúc Văn từ hàng thôn, làng Yên Nội, xã Đồng Quang (huyện Quốc Oai, Hà Nội) hiện tại đang xuống cấp trầm trọng. Cột trụ chống bên ngoài đã bong gần hết lớp gạch. Các lớp tường bên ngoài hầu như đã bong tróc gần hết, lộ rõ gạch.Đại diện cho chính quyền thôn, phó thôn Phí Hữu Đãi cho biết, chúng tôi cũng đã đề nghị phòng văn hóa, Sở Văn hóa về kiểm tra, xem xét, hỗ trợ nhưng chỉ nhận được câu trả lời rằng “hai kiến trúc này không phải là văn chỉ, văn từ”.“Văn chỉ đã được phong thành khu di tích lịch sử, còn Văn từ này cũng nằm trong khuôn viên của khu di tích lịch sử nhưng cả hai đều không được tu sửa, chỉ mỗi đình được tu sửa từ mấy năm trước nhưng đến nay cũng đang bị xuống cấp” - ông Đãi nói. Phía bên trong kiến trúc Văn từ tường bao bong tróc, các bia đá được đưa vào để lẫn lộn. Ông Nguyễn Văn Minh (trưởng hội người cao tuổi làng Yên Nội, cũng là người quản lý 2 kiến trúc văn chỉ, văn từ) cho hay, ông bắt đầu nhận quản lý 2 kiến trúc này từ 4 năm trước, từ khi nhận quản lý kiến trúc ở đây đã xuống cấp, cũng nhiều lần làm đơn gửi lên lãnh đạo UBND xã sở tại, để được sửa chữa, nhưng từ đó đến nay vẫn chưa nhận được phản hồi về việc sửa chữa kiến trúc này. Nhiều thanh ngang trên mái đã gãy, ông Minh lo sợ thời gian không xa nếu không tu sửa, kiến trúc Văn từ này sẽ đổ sập do xuống cấp. Quang cảnh khuôn viên bên ngoài kiến trúc Văn từ khá bừa bộn bởi rác thải. Bên cạnh đó còn xuất hiện đống đồ thải nát trong khuôn viên Văn từ do người dân báo để nhờ nhưng đến nay vẫn chưa có dấu hiệu muốn chuyển đi. Trước hiện trạng báo động này, người dân ngày càng nóng lòng lên tiếng và cần hướng giải quyết từ chính quyền.Ông Nguyễn Văn Minh (trưởng hội người cao tuổi làng Yên Nội, cũng là người quản lý 2 kiến trúc Văn chỉ, Văn từ) cho biết: “Dạo gần đây khi người dân phản ánh nhiều về quang cảnh bên ngoài của Văn chỉ, Văn từ, thì các thanh niên trong làng mới tập hợp đưa bia vào bên trong. Tuy nhiên, cũng không thể rõ được bia nào là của Văn chỉ, bia nào là của người dân"."Mà vận động xã hội hóa rất khó, hội người cao tuổi mỗi tuần một lần có đến đây nhổ cỏ, dọn dẹp; cả người trực ở đây đều là tự nguyện và không được cung cấp một khoản nào. Thế nên kinh phí không có, từ đó để quản lý được thì cũng rất là khó”, ông Minh nói. Phía hiện trạng kiến trúc Văn chỉ cũng không mấy khả quan, nơi này cũng bị xuống cấp nghiêm trọng và có hiện tượng bị lấn chiếm. Các trụ chống bằng đá đã nghiêng hẳn sang 1 bên. Hai kiến trúc Văn chỉ và Văn từ đang xuống cấp trầm trọng này chỉ cách UBND xã Đồng Quang (huyện Quốc Oai, Hà Nội) chỉ khoảng 50m.Thông tin từ đại diện chính quyền xã, cán bộ Nguyễn Thị Kim Oanh (công chức Văn hóa Xã hội) cho biết: “Vì đây là công trình chưa được xếp hạng nên tôi cũng đưa văn bản đề nghị lên ủy ban nhân dân huyện, trực tiếp qua phòng văn hóa huyện. Trưởng thôn, trưởng tiểu ban di tích của thôn Yên Nội cũng đã gửi đơn đề nghị lên ban văn hóa xem xét, đề nghị xếp hạng hai công trình. Kết quả, không nhận được văn bản trả lời, chỉ nhận được phản hồi bằng miệng là hai công trình đấy không đủ điều kiện: từ ngày xưa đã không có bàn thờ của những người được thờ, nên không được xếp hạng”."Trước phản hồi không có văn bản và biện pháp xã hội hóa là ý kiến duy nhất được đưa ra, theo tôi, điều kiện kinh tế của làng, xã còn eo hẹp và khó khăn nên muốn phục dựng, bảo tồn thì cần số tiền rất lớn" - bà Nguyễn Thị Kim Oanh cho hay.Cán bộ văn hóa xã cũng cho biết, chính quyền cũng đã đưa ra biện pháp tuyên truyền ở các hội nghị, kêu gọi những người có điều kiện về kinh tế đứng lên quyên góp chi phí để tu bổ di tích. Nhưng kết quả chỉ dừng lại ở việc dọn dẹp và trông coi, vì không liên quan đến kinh phí.Sau khi nhận được phản ánh từ phía người dân, phòng văn hóa và sở văn hóa đã về, làm việc với địa phương và đến trực tiếp công trình để khảo sát. Tuy nhiên, kết quả đến nay vẫn đang đợi ý kiến chỉ đạo từ cấp trên để tiến hành bước tiếp theo. Ghi nhân tại Đình làng Yên Nội nằm giáp ngay cạnh kiến trúc văn từ, cũng đang xuống cấp trầm trọng. Phía bên trong chính quyền xã cho gắn rất nhiều biển "Khu vực đình hiện đang xuống cấp rất nguy hiểm đề nghị không đến gần" để cảnh báo người dân. Nguyên do là 1 phần của căn nhà phía bên cạnh Đình chính đã bị sập đổ từ năm 2021 đến nay vẫn chưa được sửa chữa. Các gian nhà còn lại cũng đang trong tình trạng chờ sập bất cứ lúc nào. Ông Phí Hữu Long (người trông coi di tích đình) cho biết: “Về tạ mạt của đình đã bị xuống cấp, sập từ mùa mưa năm ngoái, không thể đến lại gần. Mối ăn từ lâu; gỗ, lạt thì hỏng hết. Sợ nhất là mùa mưa năm nay, nếu không được tu sửa hay làm mới thì sợ cũng sập nốt.” Ông Phí Hữu Long (người trông coi di tích Đình làng Yên Nội) đưa quyết định công nhận di tích lịch sử - văn hóa của Đình và Chùa Yên Nội được Bộ Văn hóa cấp từ năm 1990 cho PV xem. Phía trong Đình làng đã xuống cấp được người dân tận dụng đất để trồng rau.Nhắc đến nguyện vọng được phục hồi và bảo tàng di tích, ông Vương Xuân Quang (78 tuổi, người dân xóm 3, làng Yên Nội) chia sẻ: “Di sản các tiền nhân để lại làng Yên Nội thì nhiều quá, 3 quán, 1 đình, một Văn chỉ, một Tư chỉ (Văn từ), bây giờ tan tác hết tất cả các thứ. 3 quán thì dỡ rồi, Tư chỉ thì bỏ, Văn chỉ thì người ta chiếm, đình thì xuống cấp, nhưng mà chẳng có ai nhìn ngó nữa"."Con cháu có tội với các cụ quá. Người dân kêu nhiều quá, nhưng không nhận được hướng giải quyết nên trước người dân họ cũng bàng quan lắm rồi. Dạo gần đây mới lại vực dậy. Cũng mong chính quyền các cấp vào cuộc”, ông Quang phàn nàn.Ông Quang còn đặc biệt nhấn mạnh: “Không có văn hóa thì không có dân tộc, giữ lại nền văn hóa cho dân tộc từ xóm, thôn, xã; từ cái nhỏ mới thành cái lớn được”.Cô Nguyễn Thị Thu (xóm 6, làng Yên Nội) cũng bày tỏ tâm nguyện: “Là một người dân của làng Yên Nội, tôi mong muốn các di tích từ văn chỉ, tư chỉ; đều là những di tích quan trọng nên được hồi phục lại. Để thể hiện tinh thần hiếu học của xóm làng và để người dân có cơ hội làm những việc có ích, ý nghĩa”.Trang Trần - Quang Hùng Nguồn: Báo Công Luận Trở về đầu trang Di tích lịch sử bỏ hoang người dân Yên Nội kêu cứu 0 Tổng số: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10