Di tích quốc gia chùa Quan Thánh ở Thanh Hóa bị xâm hại Di tích quốc gia chùa Quan Thánh ở Thanh Hóa bị xâm hại Các bài thơ, văn, hình tượng người, con vật hàng trăm năm tuổi được khắc trên vách đá ở chùa Quan Thánh (thuộc Di tích lịch sử quốc gia về nghệ thuật điêu khắc đá núi Nhồi) đã bị quét sơn lòe loẹt, làm biến đổi di tích . Di tích lịch sử quốc gia về nghệ thuật điêu khắc đá núi Nhồi (P.An Hưng, TP.Thanh Hóa, Thanh Hóa) đã và đang bị xâm hại, khi các tấm bia đá khắc thơ, văn, hình tượng người và con vật bị tô nhiều màu sơn khác nhau, làm biến đổi nguyên trạng ban đầu của di tích.' Ngỡ ngàng di tích điêu khắc trên đá ở Thanh Hóa bị sơn lòe loẹt Bút tích khắc trên đá có tuổi đời hàng trăm năm, là di tích cấp quốc gia nhưng mới bị tô sơn. Minh Hải Theo ghi nhận của PV, hơn 10 bài văn bia, hình khắc thần thánh, voi, ngựa trên vách đá trong khuôn viên chùa Quan Thánh đã bị tô màu bằng sơn. Nền các văn bia khắc trên vách núi được sơn màu vàng, chữ tô màu đỏ, không còn nguyên vẹn như ban đầu. Đáng chú ý, trên một tấm bia mới đây còn bị khoan, đục lỗ làm hư hỏng 2 chữ trong văn bia. Việc khoan, đục vào đá khắc bài thơ là để vít thanh sắt vào tảng đá làm mái che lợp bằng tôn. Tuy nhiên, bằng mắt thường có thể nhận ra thanh sắt vít vào tảng đá mới được cắt bỏ đi, nhằm lấp liếm hành động xâm hại di tích. Các bài thơ, văn và hình tượng con người, con vật khắc trên đá bị tô màu không còn nhận ra là tác phẩm khắc đá. Minh Hải Chùa Quan Thánh và cụ thể là các bia văn, hình thường người, con vật khắc trên các vách đá ở đây đều nằm trong quần thể di tích lịch sử quốc gia về nghệ thuật điêu khắc đá núi Nhồi. Cụm di tích ngoài chùa Quan Thánh còn có núi Vọng phu, lăng Quận Mãn, chùa Tiên Sơn, Đình Thượng. Dòng chữ lớn tại đền Quan Thánh bị tô màu đỏ. Minh Hải Một người dân sống gần chùa Quan Thánh cho biết việc quét sơn lên di tích, làm biến đổi nguyên trạng như nêu trên được thực hiện vào khoảng 3 - 4 năm trước. Sự việc di tích quốc gia, nhất là di tích nghệ thuật điêu khắc đá, giá trị được thể hiện trên nền đá lại bị làm biến đổi nguyên trạng, tô nhiều màu sơn khác nhau không được cơ quan chức năng cho phép đá khiến nhiều người am hiểu về nghệ thuật, di tích lên tiếng, phản ứng. Nhiều người cho rằng đó là hành vi xâm hại di tích, làm hư hỏng những giá trị của di tích. Hình người đục bằng đá bị tô nhiều màu sắc không còn nhận ra tác phẩm được đục từ đá. Minh Hải Khi trao đổi với PV, ông Nguyễn Đình Lợi, Phó chủ tịch UBND P.An Hưng, Trưởng Ban quản lý di tích của phường này xác nhận việc tô màu sơn lên nền các bài thơ, chữ, và lên các hình tượng người, con vật là do người được giao trông coi đền làm. Tuy nhiên, ông Lợi không biết chính xác việc quét sơn như vậy được thực hiện từ khi nào. “Trách nhiệm quản lý nhà nước, di tích quốc gia thì trách nhiệm là của địa phương. Công tác quản lý thì có những lúc chậm. Tất cả cái màu đó trước đây đã có, trước đây nó có phần mờ. Những người trông coi người ta có tô lại, nhưng không phải bây giờ. Màu tô lên chữ và tượng thì tô lâu rồi” ông Lợi nói. Chùa Quan Thánh nằm trên vách núi, thuộc di tích quốc gia về nghệ thuật điêu khắc đá núi Nhồi. Minh Hải Bà Phạm Thị Việt Nga, Phó chủ tịch thường trực UBND TP.Thanh Hóa cho biết sau khi nhận được thông tin di tích lịch sử quốc gia chùa Quan Thánh bị xâm hại, sáng ngày 7.11, bà Nga đã trực tiếp đến hiện trường kiểm tra. “Về cơ bản phường đang báo cáo là thủ từ đền tô lại cho rõ chữ. Chữ thì mới, còn tượng thì cũ hơn. Thành phố đang yêu cầu phường báo cáo ai làm, thời gian làm, và xem xét xem ban quản lý di tích ở đấy họ vận hành, quản lý di tích như thế nào. Họ đã làm mới cái cũ, làm như thế là sai, không đúng thẩm quyền. Việc tô chữ trên bia là có và là trái thẩm quyền”, bà Nga cho hay. Nguồn: Báo Thanh Niên Các bài thơ, văn, hình tượng người, con vật hàng trăm năm tuổi được khắc trên vách đá ở chùa Quan Thánh (thuộc Di tích lịch sử quốc gia về nghệ thuật điêu khắc đá núi Nhồi) đã bị quét sơn lòe loẹt, làm biến đổi di tích . Di tích lịch sử quốc gia về nghệ thuật điêu khắc đá núi Nhồi (P.An Hưng, TP.Thanh Hóa, Thanh Hóa) đã và đang bị xâm hại, khi các tấm bia đá khắc thơ, văn, hình tượng người và con vật bị tô nhiều màu sơn khác nhau, làm biến đổi nguyên trạng ban đầu của di tích.' Ngỡ ngàng di tích điêu khắc trên đá ở Thanh Hóa bị sơn lòe loẹt Bút tích khắc trên đá có tuổi đời hàng trăm năm, là di tích cấp quốc gia nhưng mới bị tô sơn. Minh HảiTheo ghi nhận của PV, hơn 10 bài văn bia, hình khắc thần thánh, voi, ngựa trên vách đá trong khuôn viên chùa Quan Thánh đã bị tô màu bằng sơn. Nền các văn bia khắc trên vách núi được sơn màu vàng, chữ tô màu đỏ, không còn nguyên vẹn như ban đầu.Đáng chú ý, trên một tấm bia mới đây còn bị khoan, đục lỗ làm hư hỏng 2 chữ trong văn bia. Việc khoan, đục vào đá khắc bài thơ là để vít thanh sắt vào tảng đá làm mái che lợp bằng tôn. Tuy nhiên, bằng mắt thường có thể nhận ra thanh sắt vít vào tảng đá mới được cắt bỏ đi, nhằm lấp liếm hành động xâm hại di tích. Các bài thơ, văn và hình tượng con người, con vật khắc trên đá bị tô màu không còn nhận ra là tác phẩm khắc đá. Minh HảiChùa Quan Thánh và cụ thể là các bia văn, hình thường người, con vật khắc trên các vách đá ở đây đều nằm trong quần thể di tích lịch sử quốc gia về nghệ thuật điêu khắc đá núi Nhồi. Cụm di tích ngoài chùa Quan Thánh còn có núi Vọng phu, lăng Quận Mãn, chùa Tiên Sơn, Đình Thượng. Dòng chữ lớn tại đền Quan Thánh bị tô màu đỏ. Minh HảiMột người dân sống gần chùa Quan Thánh cho biết việc quét sơn lên di tích, làm biến đổi nguyên trạng như nêu trên được thực hiện vào khoảng 3 - 4 năm trước.Sự việc di tích quốc gia, nhất là di tích nghệ thuật điêu khắc đá, giá trị được thể hiện trên nền đá lại bị làm biến đổi nguyên trạng, tô nhiều màu sơn khác nhau không được cơ quan chức năng cho phép đá khiến nhiều người am hiểu về nghệ thuật, di tích lên tiếng, phản ứng.Nhiều người cho rằng đó là hành vi xâm hại di tích, làm hư hỏng những giá trị của di tích. Hình người đục bằng đá bị tô nhiều màu sắc không còn nhận ra tác phẩm được đục từ đá. Minh HảiKhi trao đổi với PV, ông Nguyễn Đình Lợi, Phó chủ tịch UBND P.An Hưng, Trưởng Ban quản lý di tích của phường này xác nhận việc tô màu sơn lên nền các bài thơ, chữ, và lên các hình tượng người, con vật là do người được giao trông coi đền làm. Tuy nhiên, ông Lợi không biết chính xác việc quét sơn như vậy được thực hiện từ khi nào.“Trách nhiệm quản lý nhà nước, di tích quốc gia thì trách nhiệm là của địa phương. Công tác quản lý thì có những lúc chậm. Tất cả cái màu đó trước đây đã có, trước đây nó có phần mờ. Những người trông coi người ta có tô lại, nhưng không phải bây giờ. Màu tô lên chữ và tượng thì tô lâu rồi” ông Lợi nói. Chùa Quan Thánh nằm trên vách núi, thuộc di tích quốc gia về nghệ thuật điêu khắc đá núi Nhồi. Minh HảiBà Phạm Thị Việt Nga, Phó chủ tịch thường trực UBND TP.Thanh Hóa cho biết sau khi nhận được thông tin di tích lịch sử quốc gia chùa Quan Thánh bị xâm hại, sáng ngày 7.11, bà Nga đã trực tiếp đến hiện trường kiểm tra.“Về cơ bản phường đang báo cáo là thủ từ đền tô lại cho rõ chữ. Chữ thì mới, còn tượng thì cũ hơn. Thành phố đang yêu cầu phường báo cáo ai làm, thời gian làm, và xem xét xem ban quản lý di tích ở đấy họ vận hành, quản lý di tích như thế nào. Họ đã làm mới cái cũ, làm như thế là sai, không đúng thẩm quyền. Việc tô chữ trên bia là có và là trái thẩm quyền”, bà Nga cho hay. Nguồn: Báo Thanh Niên Trở về đầu trang Di tích bị xâm hại di tích bị tô sơn phá hủy điêu khắc đá 0 Tổng số: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10