• Home
  • Site Map
  • Contact
  • Login
    • Register
  • Subscribe
Side Logo

Travel News

Trang tin du lịch

  • Home
  • Tin tức - Sự kiện
    • Thống kê du lịch
    • Chuyện lạ
  • Dịch vụ du lịch
    • Khám phá
    • Ẩm thực
    • Người Du lịch
    • Dự án đầu tư Du lịch
  • Visa, hộ chiếu
  • Thông tin cần biết
    • Đến Việt Nam
    • Tại Việt Nam
    • Giao thông
    • Thông tin khác
  • Văn Hóa
    • Giá trị lịch sử
    • Ngôn ngữ văn học
    • Lễ hội, trò chơi dân gian
    • Nghệ thuật biểu diễn
    • Trang phục
    • Kiến trúc, mỹ thuật
    • Món ăn, hoa, trái
    • Chợ Việt Nam
    • Phong tục tập quán
    • Tín ngưỡng - Tâm linh
    • Tết Việt Nam
  • Kinh nghiệm du lịch
  • Nhìn ra thế giới
  • Doanh nghiệp du lịch
  • UKEnglish

Giá trị lịch sử

Đình làng Triệu Phú thờ phụng Đột ngột Cao Sơn Đại vương, Ất Sơn Đại vương, Viễn Sơn Đại vương, Tiên Dung công chúa, Ngọc Hoa công chúa

Đình Triệu Phú hay còn gọi là Đình làng Trẹo, thị trấn Hùng Sơn thờ phụng các vị thần Đột ngột Cao Sơn, Ất Sơn, Viễn Sơn và 2 công chúa là Tiên Dung công chúa, Ngọc Hoa công chúa.

Đình Triệu Phú hay còn gọi là Đình làng Trẹo tọa lạc trên ngọn đồi trung tâm ở khu 7, thị trấn Hùng Sơn. Di tích đình làng gắn liền với truyền thuyết triều đại Hùng Vương và Hùng Duệ Vương, thờ các vị thần Đột ngột Cao Sơn, Ất Sơn, Viễn Sơn và 2 công chúa là Tiên Dung công chúa, Ngọc Hoa công chúa.

 
 
 

Thời gian qua, được sự quan tâm của các cấp, ngành và nhân dân thị trấn Hùng Sơn, ngôi đình đã được bảo vệ và tôn tạo đáp ứng nhu cầu thờ cúng tín ngưỡng tâm linh của nhân dân địa phương.

Ngày 14 tháng 3 năm 2021, đình làng Triệu Phú chính thức được đón nhận bằng xếp hạng Di tích lịch sử văn hóa cấp tỉnh.

Theo các nhà nghiên cứu sử học, làng Triệu Phú có từ thời Vua Hùng, thuộc xã Hy Cương, huyện Chu Diên, bộ Văn Lang ( nay là địa chỉ khu 7, thị trấn Hùng Sơn, huyện Lâm Thao, tỉnh Phú Thọ).

Đình Triệu Phú tọa lạc trên một ngọn đồi trung tâm làng Triệu Phú. Cùng với quần thể đình Vi, đình Hy sơn và chùa Quang Hưng, đình Triệu Phú tạo nên một điểm nhấn văn hóa trong quần thể các các di tích lịch sử Đền Hùng.

Theo dòng lịch sử, đình Triệu Phú được linh ứng thờ thần núi và thờ các Vua Hùng đã có công dựng nước. Phần hậu cung đình Triệu Phú còn phối thờ công chúa Tiên Dung và công chúa Ngọc Hoa. Đây cũng là điểm đặc biệt của đình Triệu Phú. Cũng chính vì vậy, đình Triệu Phú bảo tồn được những nét văn hóa dân gian trong việc duy trì các kỳ tiệc lệ:

Từ 25 tháng Chạp đến 8 tháng Giêng, lễ rước Vua về làng ăn tết và lễ rước chúa gái.

Mùng 5 tháng 5 và mùng 10 tháng 10 làm lễ cơm mới

Ngày 1,2 tháng 8 âm lịch; ngày cầu, theo tích Vua Hùng mở hội khao quân, thưởng tướng.

Ngày mùng 2 tháng Chạp; lễ kỳ yên

Trong dân gian, lễ hội rước chúa gái còn có tên là lễ hội làng He. Từ thời xưa, lễ hội làng He đã nức tiếng với khách thập phương với câu thơ:

 “ Vui nhất là hội chủa Thầy

Vui thì vui vậy không tầy hội He “

Lễ rước chúa gái ( hội He ) đã được phục dựng lại từ năm 1995 và được người dân địa phương duy trì hàng năm cho tới ngày hôm nay.

Ngoài những giá trị tâm linh, những giá trị phi vật thể kể trên, đình Triệu Phú còn sở hữu một danh sách những cổ vật quý mang tầm quốc gia. Đình Triệu Phú nay được tôn tạo nghiêm cẩn theo kiến trúc Đền Thượng – Kiến trúc chữ Tam.

 Bố Trí Thờ Trong Đình Triệu Phú

Án Gian Tòa Trung Tế - Đình Triệu Phú

  Bộ Cửa Tòa Hậu Cung - Đình Triệu Phú

  Ban Thờ thần Đột Ngột Cao Sơn - Đình Triệu Phú

  Ban Thờ thần Viễn Sơn - Đình Triệu Phú

  Ban Thờ thần Ất Sơn - Đình Triệu Phú

  Ban Thờ Công Chúa - Đình Triệu Phú

  Bài Trí Thờ Tự Trên Án Gian Tòa - Đình Triệu Phú

  Lễ Vật Trong Lễ Hội Đình Triệu Phú

Kiệu  Rước Chúa Gái

Đoàn Rước Kiệu Trong Hội Đình Triệu Phú

Nghiên cứu về đình Triệu Phú, giới học thuật lịch sử đánh giá cao sự hội tụ tại đây hầu hết các thành tố văn hóa dân gian. Những hoạt động văn hóa của đình Triệu Phú bảo tồn nguyên bản những lễ nghi, phong tục tập quán cho tới trò chơi, diễn xướng …. Tất cả những điều đó mang đến những giá trị đặc biệt tôn vinh cho vùng đất tổ Hùng Vương – Nơi cội nguồn dân tộc.

Với truyền thống “ Uống nước nhớ nguồn “, cùng với sự kiện nhận bằng xếp hạng di tích lịch sử văn hóa cấp tình, mỗi con dân đất Việt chúng ta sẽ cùng chung tay góp sức bảo tồn và phát triển những di sản văn hóa quý báu của dân tộc Việt Nam.

Nguồn: Người Việt

Trở về đầu trang
   Đình Triều Phú thờ phụng Đột ngột Cao Sơn Ất Sơn Viễn Sơn nhị công chúa Tiên Dung công chúa Ngọc Hoa công chúa
0   Tổng số:

Các tin khác

  • Tỉnh Ninh Bình và Thủ đô Vientiane mở hướng hợp tác về du lịch
  • Ngôi chùa gần 700 tuổi chờ sập ở Hà Nội
  • Trên 5 tỷ đồng tôn tạo cảnh quan di tích Điểm lưu niệm Tàu C235
  • Khám phá hè bùng nổ với phố bia Tây tại Phú Quốc
  • Expat Insider: Việt Nam tăng 3 bậc trong top nơi đáng sống nhất cho người nước ngoài
  • Hết hè, nhiều dịch vụ du lịch đồng loạt giảm giá
  • Đến lượt ĐSQ Tây Ban Nha thông báo không tiếp nhận đơn thị thực Schengen với hộ chiếu mới Việt Nam
  • Ninh Bình lọt top 12 điểm quay phim thú vị nhất châu Á
  • Ra mắt tài liệu Thông tin du lịch tháng 7/2022: Tình hình kinh doanh du lịch đang ấm lên, nhiều hoạt động xúc tiến quảng bá sẽ được triển khai
  • Xu hướng du lịch kết hợp khám phá văn hóa điểm đến
  • 12345...>>

Tin đọc nhiều

  • Món ăn đường phố nên thử tại Thái Lan

    Đến với Thái Lan thì ẩm thực là một điểm không thể xem nhẹ bởi nhiều đặc sắc mà không...

    237
  • Chuyện lạ về đội thần binh của tướng Lữ Gia

    Trong trận chiến với quân Nguyên năm 1284, gặp thế bất lợi Trần Nhật Duật phải dẫn quyân...

    215
  • 30 công trình kỳ lạ nhất thế giới

    Chúng ta thường muốn căn nhà của mình trở nên độc đáo và nổi bật giữa vô vàn căn nhà...

    214
  • Đình Đông Đạo, Vĩnh Yên di tích lịch sử và kiến...

    Đình Đông Đạo, thuộc phường Đồng Tâm, TP Vĩnh Yên (Vĩnh Phúc) được xây dựng thời Hậu Lê...

    205
  • Cuộc đấu tranh bảo vệ cảnh quan xung quanh Đền...

    Đã thành thông lệ, từ ngày mồng 3 đến mùng 6 tháng 2 Âm lịch hàng năm, nhân dân phường...

    195

- Trang thông tin du lịch
- Email: contact@didulich.net
 

© 2022 Trang thông tin du lịch