Đình Thượng Phú - Ngôi đình cổ 600 trăm năm tuổi xuống cấp nghiêm trọng Đình Thượng Phú - Ngôi đình cổ 600 trăm năm tuổi xuống cấp nghiêm trọng Hơn 600 năm tuổi, nổi tiếng là ngôi đình có nhiều kiến trúc Chăm độc đáo, nhưng đình Thượng Phú, thôn Kim Sơn, xã Hà Đông, huyện Hà Trung (Thanh Hóa) đang đứng trước nguy cơ xuống cấp nghiêm trọng. Tương truyền, đình Thượng Phú có lịch sử ra đời cách đây khoảng hơn 600 năm. Người dân địa phương tin rằng, chính những người thợ Chăm với tài năng về gốm, điêu khắc do tướng Trần Khát Chân thu nạp trong các cuộc chinh phạt dưới thời Hồ đã tận tâm thực hiện nhiệm vụ kiến thiết nên di tích đình Thượng Phú, một trong những công trình thuộc vùng đất Đại Lại (Ly Cung nhà Hồ) xưa kia, nay thuộc xã Hà Đông. Trải qua thời gian, đến thời Nguyễn, di tích được trùng tu song vẫn cơ bản giữ lại kiến trúc ban đầu (văn bia lưu lại đình năm 1882). Có thể nói, đình Thượng Phú được xem là một trong những di tích đình làng có lịch sử ra đời từ rất sớm. Đình Thượng Phú mang dáng dấp của kiến trúc đình, chùa Việt xưa, gồm có 5 gian, 2 chái, với những nét hoa văn chạm khắc tinh xảo. Đây được xem là một trong số ít di tích đình làng mang đậm dấu ấn văn hóa Chăm hiển hiện bên trong các điêu khắc, hoa văn chạm trổ. Theo đó, kết cấu trong đình mang nét kiến trúc văn hóa cung đình với điêu khắc tứ linh (long, ly, quy, phượng). Cùng với đó là hình ảnh phản ánh sinh hoạt văn hóa dân gian như: chọi gà, bắt cá dưới ao, muông thú quần thảo, bắt hổ, bắt lợn... chạm khắc vô cùng tinh xảo trên các xà, kèo. Tất cả giống như một bức tranh sống động. Đình Thượng Phú cũng nổi bật với hệ thống cột gỗ quý giá (lim, sến) vô cùng chắc chắn. Hình ảnh con chuột được nhân dân chạm khắc rất hồn nhiên, tròn trịa mang tính cầu phúc, điều đặc biệt là không nhiều di tích có hình ảnh này. Bia đá hàng trăm năm tuổi vẫn trường tồn cùng thời gian. Tuy nhiên, những năm gần đây, ngôi đình hàng trăm năm tuổi này đang có dấu hiệu xuống cấp trầm trọng. Hệ thống cột, kèo của đình đã bị mối mọt tấn công gây biến dạng, nhiều vị trí người dân phải đóng gỗ tạm thời để giữ các kèo, xà không bị sụt. Ông Lê Văn Thanh, Bí thư Chi bộ thôn Kim Sơn, cho biết: Bao đời nay, đình làng là nơi sinh hoạt cộng đồng, tổ chức các cuộc họp và lễ hội lớn của địa phương. Những năm kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ cứu nước, đình còn dùng làm bệnh viện, trường học, là kho chứa kho lương, kho vũ khí. Đặc biệt tại đình còn diễn ra nhiều sự kiện trọng đại khác như tổ chức đại hội Đảng bộ huyện, đại hội Đảng bộ xã và các đại hội, hội nghị lớn của chính quyền địa phương… Biết đình hư hỏng nhiều, người dân rất muốn tu sửa làm lại nhưng kinh phí trùng tu rất lớn, đời sống người dân lại eo hẹp.”, ông Thanh nói. Năm 2015, tỉnh Thanh Hóa quyết định hỗ trợ kinh phí 300 triệu đồng cho việc trùng tu, chống xuống cấp từ ngân sách tỉnh. Nhưng theo dự toán, việc trùng tu đình Thượng Phú cần nguồn kinh phí khoảng trên 3 tỷ. Vì vậy, nếu thực hiện trùng tu thì phải tốn hơn số tiền đó rất nhiều nên địa phương chưa thể thực hiện được. Nguồn: Báo Thanh Hóa Hơn 600 năm tuổi, nổi tiếng là ngôi đình có nhiều kiến trúc Chăm độc đáo, nhưng đình Thượng Phú, thôn Kim Sơn, xã Hà Đông, huyện Hà Trung (Thanh Hóa) đang đứng trước nguy cơ xuống cấp nghiêm trọng. Tương truyền, đình Thượng Phú có lịch sử ra đời cách đây khoảng hơn 600 năm. Người dân địa phương tin rằng, chính những người thợ Chăm với tài năng về gốm, điêu khắc do tướng Trần Khát Chân thu nạp trong các cuộc chinh phạt dưới thời Hồ đã tận tâm thực hiện nhiệm vụ kiến thiết nên di tích đình Thượng Phú, một trong những công trình thuộc vùng đất Đại Lại (Ly Cung nhà Hồ) xưa kia, nay thuộc xã Hà Đông. Trải qua thời gian, đến thời Nguyễn, di tích được trùng tu song vẫn cơ bản giữ lại kiến trúc ban đầu (văn bia lưu lại đình năm 1882). Có thể nói, đình Thượng Phú được xem là một trong những di tích đình làng có lịch sử ra đời từ rất sớm. Đình Thượng Phú mang dáng dấp của kiến trúc đình, chùa Việt xưa, gồm có 5 gian, 2 chái, với những nét hoa văn chạm khắc tinh xảo. Đây được xem là một trong số ít di tích đình làng mang đậm dấu ấn văn hóa Chăm hiển hiện bên trong các điêu khắc, hoa văn chạm trổ. Theo đó, kết cấu trong đình mang nét kiến trúc văn hóa cung đình với điêu khắc tứ linh (long, ly, quy, phượng). Cùng với đó là hình ảnh phản ánh sinh hoạt văn hóa dân gian như: chọi gà, bắt cá dưới ao, muông thú quần thảo, bắt hổ, bắt lợn... chạm khắc vô cùng tinh xảo trên các xà, kèo. Tất cả giống như một bức tranh sống động. Đình Thượng Phú cũng nổi bật với hệ thống cột gỗ quý giá (lim, sến) vô cùng chắc chắn. Hình ảnh con chuột được nhân dân chạm khắc rất hồn nhiên, tròn trịa mang tính cầu phúc, điều đặc biệt là không nhiều di tích có hình ảnh này. Bia đá hàng trăm năm tuổi vẫn trường tồn cùng thời gian. Tuy nhiên, những năm gần đây, ngôi đình hàng trăm năm tuổi này đang có dấu hiệu xuống cấp trầm trọng. Hệ thống cột, kèo của đình đã bị mối mọt tấn công gây biến dạng, nhiều vị trí người dân phải đóng gỗ tạm thời để giữ các kèo, xà không bị sụt. Ông Lê Văn Thanh, Bí thư Chi bộ thôn Kim Sơn, cho biết: Bao đời nay, đình làng là nơi sinh hoạt cộng đồng, tổ chức các cuộc họp và lễ hội lớn của địa phương. Những năm kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ cứu nước, đình còn dùng làm bệnh viện, trường học, là kho chứa kho lương, kho vũ khí. Đặc biệt tại đình còn diễn ra nhiều sự kiện trọng đại khác như tổ chức đại hội Đảng bộ huyện, đại hội Đảng bộ xã và các đại hội, hội nghị lớn của chính quyền địa phương… Biết đình hư hỏng nhiều, người dân rất muốn tu sửa làm lại nhưng kinh phí trùng tu rất lớn, đời sống người dân lại eo hẹp.”, ông Thanh nói. Năm 2015, tỉnh Thanh Hóa quyết định hỗ trợ kinh phí 300 triệu đồng cho việc trùng tu, chống xuống cấp từ ngân sách tỉnh. Nhưng theo dự toán, việc trùng tu đình Thượng Phú cần nguồn kinh phí khoảng trên 3 tỷ. Vì vậy, nếu thực hiện trùng tu thì phải tốn hơn số tiền đó rất nhiều nên địa phương chưa thể thực hiện được.Nguồn: Báo Thanh Hóa Trở về đầu trang Nguy cơ Bảo tồn mai một Đình Thượng Phú Hà Đông đình làng 0 Tổng số: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10