“Hâm nóng” sử thi: Được tổ chức vào các tối 28 và 30/4 tại điện Cần Chánh (Đại Nội Huế), “Văn hiên Kinh kỳ” là một trong những chương trình nghệ thuật “đinh” tại Festival Huế 2018 lần này. Chương trình do Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế chủ trì tổ chức.
Tinh hoa văn hóa của vùng đất, con người xứ
Thuận Hóa xưa được tái hiện lại qua chương trình "Văn hiến Kinh kỳ".
Ảnh: TT Festival HuếĐược đầu tư khá kỹ lưỡng khi có sự tham gia biểu diễn của gần 400 diễn viên, nghệ sĩ bằng chất liệu 9 bài thơ trên di tích Cố đô Huế,
12 bài bản âm nhạc và 12 điệu múa bao gồm nguyên bản, phát triển và
sáng tác mới trên nền tảng truyền thống, với hơn 100 loại đạo cụ, hơn 60
loại phục trang... Trong lần đầu tiên xuất hiện tại Festival Huế, “Văn
hiến Kinh kỳ” đã để lại nhiều ấn tượng sâu sắc cho người dân và du
khách.
Bằng sự mới lạ, hấp dẫn khi “hâm nóng” lại
sử thi và làm nổi bật lên những tinh hoa văn hóa của vùng đất, con người
xứ Thuận Hóa xưa, đây được đánh giá là một trong những chương trình
nghệ thuật có chất lượng cao nhất tại kỳ Festival Huế lần này.
“Cháy vé” trong các đêm diễn
Theo Ban tổ chức, các đêm diễn của chương trình “Văn hiến Kinh kỳ” tại Festival Huế
lần này đều nhận được sự quan tâm của đông đảo khán giả. Trước các buổi
diễn luôn có rất đông người tập trung tại Đaị Nội để chờ được vào xem.
Dù lượng vé được Ban tổ chức phát hành ra
cho hai đêm diễn là khoảng 1.200 nhưng số lượng khán giả thực tế đến xem
chương trình là hơn 1.500 khách. Để đáp ứng nhu cầu của người dân và du
khách, bộ phận hậu cần của Ban tổ chức phải liên tục tiếp ghế, bố trí
thêm chỗ ngồi ở cả những khu vực không nằm trong dự kiến ban đầu. Sức
hút quá lớn của chương trình là nằm ngoài sự mong đợi.
Tinh hoa văn hóa của vùng đất, con người xứ
Thuận Hóa xưa được tái hiện lại qua chương trình "Văn hiến Kinh kỳ".
Ảnh: TT Festival Huế
Được đầu tư khá kỹ lưỡng khi có sự tham gia biểu diễn của gần 400 diễn viên, nghệ sĩ bằng chất liệu 9 bài thơ trên di tích Cố đô Huế,
12 bài bản âm nhạc và 12 điệu múa bao gồm nguyên bản, phát triển và
sáng tác mới trên nền tảng truyền thống, với hơn 100 loại đạo cụ, hơn 60
loại phục trang... Trong lần đầu tiên xuất hiện tại Festival Huế, “Văn
hiến Kinh kỳ” đã để lại nhiều ấn tượng sâu sắc cho người dân và du
khách.
Bằng sự mới lạ, hấp dẫn khi “hâm nóng” lại
sử thi và làm nổi bật lên những tinh hoa văn hóa của vùng đất, con người
xứ Thuận Hóa xưa, đây được đánh giá là một trong những chương trình
nghệ thuật có chất lượng cao nhất tại kỳ Festival Huế lần này.
“Cháy vé” trong các đêm diễn
Theo Ban tổ chức, các đêm diễn của chương trình “Văn hiến Kinh kỳ” tại Festival Huế
lần này đều nhận được sự quan tâm của đông đảo khán giả. Trước các buổi
diễn luôn có rất đông người tập trung tại Đaị Nội để chờ được vào xem.
Dù lượng vé được Ban tổ chức phát hành ra
cho hai đêm diễn là khoảng 1.200 nhưng số lượng khán giả thực tế đến xem
chương trình là hơn 1.500 khách. Để đáp ứng nhu cầu của người dân và du
khách, bộ phận hậu cần của Ban tổ chức phải liên tục tiếp ghế, bố trí
thêm chỗ ngồi ở cả những khu vực không nằm trong dự kiến ban đầu. Sức
hút quá lớn của chương trình là nằm ngoài sự mong đợi.
Đông đảo người dân và du khách đã quan tâm, theo dõi chương trình "Văn hiến Kinh kỳ" tại Festival Huế 2018.
Sau khi xem chương trình, anh Nguyễn Nam
(người dân TP. Huế) chia sẻ: “Chương trình được dàn dựng quá hoành tráng
và công phu. Từ ánh sáng, âm nhạc đến các phân cảnh… tất cả được kết
hợp rất nhuần nhuyễn, cuốn hút người xem liên tục. Tôi nghĩ chúng ta nên
mừng vì Huế đã có thể dựng được một chương trình quy mô và ý nghĩa thế
này”.
Theo đánh giá của nhiều người một trong
những yếu tố làm nên thành công của “Văn hiến Kinh kỳ”, làm cho chương
trình này trở nên gần gũi và dễ hiểu với mọi lứa tuổi đó là cách dẫn dắt
câu chuyện. Cùng với thủ pháp đồng hiện, từ âm nhạc, ánh sáng, những
điệu múa, màn hình led chạy chữ song ngữ,... Người xem “Văn hiến Kinh
kỳ” còn được dẫn theo mạch của câu chuyện bằng chất giọng “rất Huế”.
Điều đó khiến cho cả những khán giả khó tính cũng cảm thấy hài lòng.
Theo ông Nguyễn Phước Hải Trung - Phó giám
đốc Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế, là đồng tác giả kịch bản và
đồng đạo diễn, sau Festival Huế 2018, “Văn hiến Kinh kỳ” sẽ được tinh
gọn, lựa chọn cách dựng phù hợp để tạo thành một sản phẩm phục vụ du
khách lâu dài.
Hiện Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế
đã hoàn thiện đề án xây dựng nhà hát Văn hiến Kinh kỳ để biểu diễn
chương trình nghệ thuật này. Đây hứa hẹn sẽ là một sản phẩm du lịch mới,
hấp dẫn du khách khi đến tham quan Đại Nội Huế trong thời gian tới.
Lê Chung