Hà Nội là thành phố thủ đô, từ khu vực trung tâm có thể di chuyển theo các trục đường chính đi ra ngoại thành hoặc sang các tỉnh lân cận
Hà Nội là thành phố trung tâm của miền Bắc Việt Nam, nổi tiếng khắp thế giới là
một thành phố có vẻ đẹp cổ kính, người dân thân thiện, dễ mến và đặc biệt đây
là một thành phố có bề dày văn hóa hàng nghìn năm. Đến với Hà Nội, ngoài việc
tham quan khu vực trung tâm thành phố với phố cổ, những công trình kiến trúc nổi
tiếng, hay tham gia vào những hoạt động văn hóa… thì việc di chuyển từ Hà Nội
sang những khu vực lân cận trong vòng 1 ngày cũng rất thú vị. Ngoài ra, trong
thời gian gần đây, nhu cầu du lịch, dã ngoại của người dân Hà Nội vào các dịp
cuối tuần, lễ Tết ngày càng nhiều hơn. Và những điểm
du
lịch gần Hà Nội có thể di chuyển
trong vòng 1 ngày là sự lựa chọn của phần lớn người dân.
Chính vì vậy, với
bài viết này Toidi.net hy vọng có thể cung cấp cho tất cả các bạn thông tin về
địa điểm du lịch gần Hà Nội để các bạn có thể lên kế hoạch cho chuyến đi dã
ngoại của mình.
Du lịch Gần Hà Nội
Hà Nội là thành phố thủ đô, từ khu vực trung tâm có thể di chuyển theo các trục
đường chính đi ra ngoại thành hoặc sang các tỉnh lân cận:
– Đi về hướng Hưng Yên
– Đi về hướng Bắc Ninh
– Đi về hướng Sóc Sơn – Vĩnh Yên
– Đi về hướng Sơn Tây – Hà Tây cũ
– Đi về hướng Vân Đình – Hòa Bình
DU LỊCH GẦN HÀ NỘI: ĐI VỀ HƯỚNG SƠN TÂY – HÀ TÂY CŨ
1. Thiên đường Bảo Sơn
Thiên đường Bảo Sơn là khu vui chơi
Du
lịch gần Hà Nội, rất phù hợp với những gia đình có con nhỏ, là một tổ
hợp vui chơi giải trí bao gồm các trò chơi , thủy cung, xem biểu diễn các loại
hình nghệ thuật, công viên nước… Ngay kể cả vào mùa đông, không phù hợp để chơi
các trò chơi dưới nước thì đây vẫn là lựa chọn tuyệt vời. Trong khuôn viên Thiên
đường Bảo Sơn có cả khu vực nhà hàng để các gia đình có thể ăn trưa và
chơi cả ngày tại đây.
Vào dịp Tết Nguyên Đán 2016 này, thiên đường Bảo Sơn nghỉ Tết từ ngày 26/1 đến
hết ngày 7/2. Từ 12h trưa ngày 8/2 mở cửa đón khách trở lại.
Giá vé vào cửa các bạn xem ở đường dẫn này.
Hướng dẫn đi lại:
– Xe bus: có các xe số 50, 57, 58 đi qua khu vực này
– Xe máy, ô tô: đi theo đường Láng – Hòa Lạc, nhưng đừng đi đường cao tốc mà đi
đường nhỏ bên cạnh thôi (gọi là đường gom). Đi khoảng 7-8km, qua 1 cây xăng
(nhỏ), có biển chỉ dẫn, chui qua hầm là sang đến cổng luôn. Còn nếu đi trên
đường cao tốc thì khoảng 2km là thấy lối Exit thì các bạn phải ra ngay (nếu
không sẽ phải đi thẳng lên Thạch thất mới có EXIT để quay đầu đấy). Khi ra đường
gom rồi đừng chui ngay qua hầm nhé, cứ đi thẳng theo đường gom khoảng 5km nữa
mới tới lối rẽ sang TĐBS.
Loại hình du lịch: du lịch
giải trí, dã ngoại.
2. Các ngôi chùa cổ ở khu vực Hà Tây cũ
– Chùa Tây Phương: còn có
tên khác là Sùng Phúc Tự, nằm trên ngọn núi Câu Lậu, thuộc xã Thạch Xá, huyện
Thạch Thất, Hà Nội. Chùa Tây Phương được ví như một bảo tàng tượng Phật với
nhiều pho tượng cổ độc đáo, sống động, có sức, có hồn. Nơi đây rất nổi tiếng
trong bài thơ Các vị La Hán chùa Tây Phương của nhà thơ Huy Cận.
– Chùa Trăm Gian: hay còn
gọi là chùa Quảng Nghiêm, chùa Tiên Lữ, tọa lạc ở thôn Tiên Lữ, xã Tiên Phương,
huyện Chương Mỹ, Hà Nội. Ngôi chùa có tới 104 gian, được lập từ thời vua Lý Cao
Tông năm 1185, là ngôi cổ tự nổi tiếng ở Việt Nam.
–
Chùa
Thầy: tọa lạc ở núi Sài Sơn,
thuộc làng Hoàng Xá, xã Phượng Cách, huyện Quốc Oai, Hà Nội. Chùa Thầy nổi tiếng
với truyền thuyết kỳ ảo, linh thiêng quanh cuộc đời pháp sư Từ Đạo Hạnh và cũng
là nơi nổi tiếng bởi vẻ đẹp của non nước hữu tình, cảnh vật như ở chốn bồng lai.
Chùa Thầy rất đẹp vào mùa hoa gạo nở nên lúc này rất nhiều khách du lịch muốn
tới đây một lần.
Ba ngôi chùa này nằm khá gần nhau và gần đường Láng – Hòa Lạc nên các bạn có thể
sắp xếp để đi các chùa này trong vòng 1 buổi hoặc 1 ngày nếu kết hợp thêm các
điểm gần đó.
Hướng dẫn đi lại: Các bạn đi
theo đường Láng – Hòa Lạc khoảng 25km sẽ thấy biển chỉ vào chùa Thầy. Rẽ vào
khoảng 2km là tới. Từ chùa Thầy thì có thể đi ngược ra đường Láng – Hòa Lạc, đi
tiếp đến lối rẽ Thạch Thất – Quốc Oai thì rẽ phải, đi thêm hơn 5km là tới chùa
Tây Phương. Nếu không đi đường ngoài các bạn cũng có thể đi đường bên trong theo
bản đồ bên trên, vừa đi vừa hỏi đường nhưng nếu có người bảo dẫn đi thì đừng đi
theo vì họ là cò, sau khi dẫn đến sẽ ép mua đồ lễ của họ. Từ chùa Tây Phương các
bạn đi ngược ra phía đường Láng – Hòa Lạc nhưng đừng lên đường cao tốc mà đi
thẳng sang phía bên kia theo đường 80 là tới chùa Trăm Gian.
Loại hình du lịch: du lịch
văn hóa, tâm linh, dã ngoại
3. Làng văn hóa các dân tộc Đồng Mô – Sơn Tinh Camp
Làng văn hóa – Du du lịch các dân tộc Việt Nam là một địa điểm du
lịch gần Hà Nội, chỉ cách Hà Nội khoảng gần 50km, được xây dựng với tổng
diện tích 1544 ha (trong đó có 605 ha mặt đất và 939 ha mặt nước). Đây là một
khu văn hóa quốc gia, nơi lưu giữ bảo tồn và giới thiệu những di sản văn hóa
truyền thống đặc sắc của 54 dân tộc Việt Nam. Khu vực tham quan chính là khu nhà
ở các dân tộc Ba Na, M’ Nông, Xu Đăng, Giẻ Triêng, Gia Rai và Ê đê.
Ngoài ra các bạn còn có thể đi thuyền ra đảo Vua, tham quan sân golf Đồng Mô…
Khu vực này thường xuyên tổ chức tái hiện các hoạt động văn hóa của các vùng
miền khác nhau như: lễ dựng cây nêu, hát đờn ca tài tử, hội đua bò Bảy Núi…
Đi qua khu vực này vào sâu bên trong, sát hồ là khu cắm trại Sơn Tinh Camp. Rất
phù hợp với các nhóm gia đình đi dã ngoại hay nhóm các bạn trẻ thích thiên
nhiên, chơi các trò chơi vận động.
Các bạn hoàn toàn có thể tham quan và chơi 1 ngày ở khu vực này. Bảng giá vé các
loại dịch vụ.
Hướng dẫn đi lại:
Các bạn đi theo đường Láng – Hòa Lạc, hết đại lộ Thăng Long vẫn đi thẳng tiếp
cho đến khi nhìn thấy biển chỉ dẫn vào Làng Văn hóa – Du lịch các dân tộc Việt
Nam. Cứ đi hết làng Văn hóa là thấy đường mòn dẫn vào khu Sơn Tinh Camp.
Loại hình du lịch: du lịch
văn hóa, sinh thái, dã ngoại
4. Hồ Tiên Sa – Vườn quốc gia Ba Vì
Vườn Quốc gia Ba Vì: xa nhất về phía Tây thành phố Hà Nội, cách thành phố hơn
60km và Ba Vì là ngọn núi cao nhất của Hà Nội. Khu vực này được quy hoạch giống
như một khu nghỉ dưỡng, ở độ cao hơn 1000m so với mực nước biển, nơi đây có
không khí mát lạnh khác hẳn so với khu vực trung tâm thành phố. Các điểm tham
quan trong Vườn quốc gia các bạn có thể tham khảo sơ đồ tại đây:
Nhưng du khách thường tham quan nhất là đền thờ Bác Hồ trên đỉnh Vua, Đền Thượng
trên đỉnh Tản Viên, Phế tích Nhà thờ cổ… Dưới chân núi, ngay cổng vào Vườn Quốc
gia còn có Hồ Tiên Sa rất đẹp, rất phù hợp để ăn trưa và nghỉ ngơi cho chuyến dã
ngoại một ngày của bạn.
Hướng dẫn đi lại:
– Cách 1: Các bạn đi theo đường Láng – Hòa Lạc, đến ngã ba Hòa Lạc thì rẽ phải
đi về hướng Sơn Tây. Đến ngã tư Sơn Tây thì đi theo đường bên trái tới biển chỉ
vào Vườn Quốc gia Ba Vì.
-Cách 2: Các bạn đi theo đường 32 thì đi qua Sơn Tây tới ngã tư rẽ về Xuân Mai
thì đi thẳng vào.
Loại hình du lịch: du lịch
sinh thái, dã ngoại
5. Làng cổ Đường Lâm
Đường Lâm là một ngôi làng Việt Cổ vẫn còn giữ nguyên được các giá trị vật thể
và phi vật thể về cung cách sinh sống của người xưa. Các gian nhà cổ trong khu
vực Làng được cấp kinh phí để duy tu, bào tồn hàng nằm nhằm giữ được những nét
truyền thống nhất phục vụ khách tham quan. Du khách đến đây còn có thể thưởng
thức bữa trưa dân dã truyền thống tại sân một ngôi nhà cổ xưa, uống chén nước
trà, ăn miếng chè lam ở điếm canh đầu làng, đạp xe đạp dạo chơi qua những con
đường lát gạch sạch sẽ.
Đi Đường Lâm các bạn nên đi trong 1 ngày vì có nhiều điểm trong làng để tham
quan như:
– Đình làng Mông Phụ
– Lăng Phùng Hưng
– Lăng Ngô Quyền
– Chùa Mía
– Đền Và
Hướng dẫn đi lại: Đường Lâm
đi đường cũng giống như đường đi rừng quốc gia Ba Vì
– Cách 1: theo đường Láng Hòa Lạc đến ngã tư Sơn Tây thay vì rẽ trái vào rừng
quốc gia thì các bạn đi thẳng thêm 11km nữa là tới cổng làng.
– Cách 2: theo đường 32 thì cứ đi thẳng là tới cổng làng.
Loại hình du lịch: du lịch
văn hóa, tâm linh, làng nghề, sinh thái, dã ngoại
DU LỊCH GẦN HÀ NỘI: THEO ĐƯỜNG 6 VỀ HƯỚNG VÂN ĐÌNH – HÒA BÌNH
1. Hồ Quan Sơn
Quan Sơn là một khu hồ rộng khoảng 850ha thuộc địa phận của 5 xã, huyện Mỹ Đức,
cách Hà Nội khoảng 50km, là một địa điểm
du
lịch gần Hà Nội nhưng có
phong cảnh khá hoang sơ và yên tĩnh. Phong cảnh Hồ Quan Sơn đẹp bởi sự pha quyện
giữa những ngọn núi đá vôi lừng lững bên mặt Hồ, trên mặt nước là những thảm
thực vật phong phú như Trang Trang, Sen v.v.v. Nếu bạn đến Quan Sơn vào mùa Sen
Nở, bạn sẽ cảm nhận một vườn Sen nở tràn ngập trên mặt hồ. Vì vậy thời điểm đẹp
nhất để tới đây là cuối tháng 5 đầu tháng 6. Các bạn có thể mang theo đồ ăn để
đi picnic ở đây. Quanh khu hồ không có nhà hàng, các bạn chỉ có thể ra Vân Đình
ăn vịt hoặc các món khác.
Hướng dẫn đi lại:
Đường đi Quan Sơn khá dễ, bạn có thể đi xe máy hoặc xe bus. Đường đi giống với
đường đi
Chùa
Hương, từ Hà Nội bạn đi xuống Hà Đông, đến Ba La rẽ trái đi Vân Đình, Tế
Tiêu. Với các bạn đi xe máy, khi qua thị trấn Vân Đình bạn sẽ đi men theo đê 1
đoạn, đến ngã 4 thị trấn Đại Nghĩa bạn đi thẳng qua 1 cánh đồng là đến Hồ Quan
Sơn. Nếu bạn đi xe buýt thì khi đến ngã tư thị trấn Đại Nghĩa bạn xuống xe và đi
xe ôm 1 đoạn khoảng 4km là tới khu du lịch Quan Sơn. Khi đi xe buýt bạn nhớ hỏi
giờ xe về chuyến cuối để căn thời gian đi trở ra.
Loại hình du lịch: du lịch
sinh thái, dã ngoại
2. Chùa Hương
Là một quần thể đền chùa lớn nhất ở gần khu vực
Hà
Nội với hàng chục ngôi đền
chùa, đình thờ Phật, thờ thần, thờ các tín ngưỡng nông nghiệp nằm ở bên bờ sông
Đáy. Đây không chỉ là trung tâm Phật giáo, được coi là đất Phật mà còn là một
khu vực có phong cảnh non nước hùng vĩ, trảy hội chùa Hương không chỉ để cầu
khẩn cho một năm an vui mà còn để vãn cảnh non nước hữu tình. Nhiều người đi
Chùa Hương vào mùa lễ hội từ tháng 1 cho tới tháng 3 Âm lịch hàng năm. Nhưng
cũng có nhiều khách đi chùa Hương quanh năm nếu không thích không khí lễ hội.
Mùa thu cũng là mùa Chùa Hương đẹp một cách lãng mạn vì có nhiều hoa súng nở
trên mặt suối Yến.
Hướng dẫn đi lại:
Nếu đi xe bus thì có 3 lựa chọn:
– Xe 211, lịch trình chạy: Bến Xe Mỹ Đình – Phạm Hùng – Khuất Duy Tiến – Nguyễn
Trãi – Trần Phú – Quang Trung – Quốc lộ 6 – Ngã ba Ba La – Quốc lộ 21 B – Tế
Tiêu ( Thị trấn Đại Nghĩa).
– Xe 78 đi Tế Tiêu từ bến xe Mỹ Đình (đi đường Nam Thăng Long qua Nguyễn Trãi
tới Ba La rồi đi Tế Tiêu).
– Xe 75 đi từ bến xe Yên Nghĩa tới Tế Tiêu
Nếu đi xe máy hoặc ô tô thì cũng có 2 đường:
– Cách 1: đi từ đường Nguyễn Trãi theo hướng đi Hà Đông, đến ngã Ba La bạn rẽ
trái hướng đi Vân Đình. Bạn đi đến Tế Tiêu hỏi đường đi Chùa Hương.
– Cách 2: các bạn đi theo hướng quốc lộ 1A (Pháp Vân Cầu Giẽ), đường này dành
cho ô tô, xe máy không được đi. Đi xe máy bạn đi theo quốc lộ 1A cũ hướng đi
Thanh Trì sẽ có biển chỉ đường vào chùa Hương ở bên tay phải.