Trước
đây, khách du lịch Trung Quốc chiếm 1/3 tổng lượng khách du lịch nước
ngoài đến Việt Nam và mới chỉ lấy lại vị trí dẫn đầu lượng khách đến
Việt Nam vào tháng trước (cũng là lần đầu tiên kể từ khi COVID-19-19 xảy
ra). Sự trở lại của lượng khách du lịch từ Trung Quốc, cùng với nhu cầu
du lịch tăng cao hiện nay của người Mỹ (được thảo luận bên dưới), được
dự báo sẽ giúp tổng số lượng khách du lịch nước ngoài đến Việt Nam vượt
mức trước COVID-19 hơn 5% trong năm nay.
Du
lịch quốc tế chiếm khoảng 8% GDP của Việt Nam, do đó ngành du lịch Việt
Nam tiếp tục phục hồi trong năm 2024 sẽ có thể đóng góp thêm 1 điểm
phần trăm vào tăng trưởng GDP của cả nước trong năm nay, sau khi đã đóng
góp 4 điểm phần trăm vào tăng trưởng GDP trong năm ngoái.
Du
lịch nội địa chiếm thêm khoảng 4% GDP Việt Nam nhưng đã phục hồi hoàn
toàn vào năm ngoái, do đó chi tiêu của khách du lịch trong nước dù có
tăng thêm cũng sẽ không đóng góp đáng kể vào tăng trưởng GDP của Việt
Nam trong năm nay. Như vậy, du lịch quốc tế và nội địa chiếm khoảng 12%
GDP của Việt Nam trước đại dịch COVID-19.
Sự
phục hồi của lượng khách du lịch quốc tế khi Việt Nam mở cửa trở lại
sau dịch được thúc đẩy bởi lượng du khách từ Hàn Quốc và Mỹ, tiếp đó là
Trung Quốc sau khi nước này từ bỏ chính sách "Zero COVID" vào năm 2023.
Việt
Nam cũng nới lỏng các yêu cầu về thị thực du lịch vào năm ngoái, giúp
tăng doanh thu của các công ty liên quan đến du lịch trong năm nay.
Doanh thu của các công ty dịch vụ lữ hành trong nước tăng gần 50% so với
cùng kỳ trong 5 tháng đầu năm 2024 và giá cổ phiếu của Vietnam Airlines
(HVN) và Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam (ACV) - nhà điều hành
sân bay hàng đầu cả nước - lần lượt tăng gần 200% và hơn 100% so với đầu
năm. Trong khi đó, giá cổ phiếu của hãng hàng không giá rẻ VietJet
(VJC) không thay đổi nhiều trong năm nay, một phần do giá cổ phiếu của
hãng này tăng trước thời điểm Việt Nam mở cửa trở lại sau dịch COVID-19.
Cuối
cùng, tỉ lệ lấp đầy phòng khách sạn ở Việt Nam vẫn thấp hơn khoảng 20%
so với mức trước COVID-19, chủ yếu do lượng khách du lịch Trung Quốc vẫn
thấp hơn 25% so với mức trước dịch. Theo thông tin của VinaCapital,
khách du lịch từ Trung Quốc và Nga chiếm một tỉ lệ đáng kể trong nhóm
khách du lịch "phân khúc tầm trung", một phân khúc thị trường vẫn chưa
phục hồi hoàn toàn. Tuy nhiên, các tổ hợp nghỉ dưỡng cao cấp hơn như
Metropole Hà Nội, Fusion Resorts và các tổ hợp cao cấp do Lodgis sở hữu
và vận hành đều đạt tỉ lệ lấp đầy bằng hoặc cao hơn mức trước dịch.
Yếu tố trực tiếp và gián tiếp thúc đẩy nền kinh tế Việt Nam
Số
lượng khách du lịch quốc tế đến Việt Nam đã tăng hơn 200% vào năm ngoái
lên gần 13 triệu người (tương đương mức tăng từ 20% so với trước
COVID-19 vào năm 2022 lên 70% so với trước COVID-19 vào năm 2023). Sự
gia tăng đột biến đó trực tiếp thúc đẩy tăng trưởng GDP, nhưng
VinaCapital ước tính chi tiêu của khách du lịch quốc tế chỉ chiếm khoảng
10% doanh số bán lẻ tại Việt Nam.
Bên
cạnh đó, chúng tôi nghi nhận rằng du lịch quốc tế còn mang lại nguồn
thu cho nhiều đơn vị kinh doanh trong nước, qua đó gián tiếp thúc đẩy
nền kinh tế. Chúng tôi ước tính tổng đóng góp của ngành du lịch cho nền
kinh tế Việt Nam - bao gồm cả trực tiếp và gián tiếp - chiếm hơn 15%
GDP.
Tại
Việt Nam, lượng du khách Mỹ đã cao hơn nhiều so với mức trước COVID-19
và chi tiêu của nhóm du khách này đã đóng góp vào tỉ lệ lấp đầy phòng
tăng cao tại các khách sạn cao cấp - Ảnh: VGP
Sự phục hồi của lượng khách du lịch Trung Quốc và Mỹ
Tỉ
lệ người tiêu dùng Trung Quốc có ý định đi du lịch nước ngoài tăng gần
gấp đôi so với năm ngoái - tới gần 2/3 số người được khảo sát (theo
bloomberg) và tỉ lệ người tiêu dùng Mỹ có kế hoạch đi du lịch nước ngoài
trong sáu tháng tới cũng tăng gấp đôi so với mức trước COVID-19 - đạt
mức cao kỷ lục.
Trong 5 tháng đầu năm
2024, lượng du khách Trung Quốc đến Việt Nam tăng hơn 300% so với cùng
kỳ, đạt mức 75% trước dịch COVID-19. Học viện Du lịch Trung Quốc dự kiến
khách Trung Quốc du lịch nước ngoài sẽ vượt mức 80% so với trước
COVID-19 trong năm nay, vì vậy VinaCapital kỳ vọng rằng lượng khách du
lịch Trung Quốc đến Việt Nam sẽ phục hồi từ mức 30% trước COVID-19 trong
năm ngoái lên đến 85% trong năm nay.
Sự
phục hồi một phần này là cơ sở cho dự báo của chúng tôi rằng tổng lượng
khách du lịch đến Việt Nam sẽ tăng từ mức 70% trước COVID-19 vào năm
ngoái lên khoảng 105% trước COVID-19 vào năm nay (tương đương 19 triệu
lượt khách).
Trung Quốc và Nhật Bản
là hai quốc gia lớn trên thế giới mà du lịch ra nước ngoài vẫn chưa phục
hồi về mức trước COVID-19 (Trung Quốc dẫn đầu thế giới về chi tiêu của
người dân khi du lịch ra nước ngoài trước COVID-19). Sự phục hồi chậm
chạp của Trung Quốc xuất phát từ việc nước này mới dỡ bỏ các hạn chế từ
chính sách "Zero COVID" vào năm ngoái cộng với tình trạng kinh tế tương
đối yếu của nước này, mặc dù chi tiêu du lịch nội địa của Trung Quốc dự
kiến sẽ vượt mức trước COVID-19 trong năm nay. Trong khi đó ở Nhật Bản,
giá trị đồng Yên sụt giảm mạnh đang cản trở hoạt động du lịch nước ngoài
của người dân.
Nền kinh tế Mỹ tăng trưởng mạnh mẽ hỗ trợ ngành du lịch
Một
bài báo gần đây trên Wall Street Journal với tiêu đề "Người Mỹ đang có
thu nhập từ đầu tư nhiều hơn bao giờ hết" đã nhấn mạnh rằng thu nhập từ
đầu tư và tài sản của các hộ gia đình tăng lên đang mang lại một lượng
tiền mặt chưa từng có cho hàng triệu người Mỹ (đặc biệt là thế hệ "Baby
Boomers", nhóm đang chi tiêu mạnh tay cho các dịch vụ đắt tiền như du
lịch nước ngoài).
Thu nhập từ lãi
suất và cổ tức mà người tiết kiệm ở Mỹ kiếm được đang tăng vọt, dự kiến
sẽ tăng gần 5 lần, từ 770 tỷ USD vào năm 2020 lên 3,7 nghìn tỷ USD trong
năm nay và có nhiều dẫn chứng chỉ ra rằng một phần của lượng tiền đó sẽ
được đổ vào du lịch.
Tại Việt Nam,
lượng du khách Mỹ đã cao hơn nhiều so với mức trước COVID-19 và chi tiêu
của nhóm du khách này đã đóng góp vào tỉ lệ lấp đầy phòng tăng cao tại
các khách sạn cao cấp.
VinaCapital kỳ
vọng số lượng khách du lịch quốc tế đến Việt Nam sẽ tăng 40% trong năm
nay sau khi tăng gần 250% vào năm ngoái nhờ sự phục hồi liên tục của
khách du lịch đến từ Trung Quốc. Du lịch quốc tế chiếm khoảng 8% GDP của
Việt Nam trước COVID-19. Vì vậy sự phục hồi ban đầu của ngành du lịch
Việt Nam sau khi mở cửa trở lại sau COVID-19 vào tháng 3/2022 đã đóng
góp thêm hơn 4 điểm phần trăm vào tăng trưởng GDP của năm ngoái. Năm
nay, chúng tôi kỳ vọng lượng khách du lịch quốc tế tiếp tục phục hồi và
sẽ đóng góp thêm hơn 1 điểm phần trăm vào tăng trưởng GDP của Việt Nam.
Cuối
cùng, doanh thu của các công ty liên quan đến du lịch như công ty quản
lý, điều hành sân bay và các hãng hàng không đã tăng vọt trong năm nay,
tương tự như tỉ lệ lấp đầy của các tổ hợp nghỉ dưỡng cao cấp, bao gồm cả
những tổ hợp do Lodgis sở hữu và vận hành.
Michael Kokalari, Chuyên gia của CFA, VinaCapital
Nguồn: Báo Điện tử Chính phủ