Du lịch Việt Nam cần khoảng 5,5 triệu lao động trong năm tới Du lịch Việt Nam cần khoảng 5,5 triệu lao động trong năm tới Nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực du lịch chính là giải pháp quan trọng nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ cho du lịch Việt Nam đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế. Mới đây, Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch đã tổ chức Ngày hội tuyên truyền hướng nghiệp năm 2024 và Tọa đàm Đào tạo văn hóa nghệ thuật, thể dục thể thao và du lịch trong thời kỳ chuyển đổi số và cơ hội việc làm sau khi ra trường tại Trường Đại học Văn hoá Hà Nội. Ngành "hot" nhưng vẫn thiếu nhân lực? Theo PGS.TS Đinh Công Tuấn - Phó hiệu trưởng Trường đại học Văn hóa Hà Nội, du lịch là một trong những ngành đang rất hot của nhà trường, điểm đầu vào ở mức tương đối cao so với các ngành học khác. "Sinh viên học du lịch ra trường không sợ thất nghiệp vì nhu cầu của xã hội đang còn rất lớn", ông Tuấn khẳng định. "Đợt lễ 30-4, 1-5 năm nay người đi 'chữa lành' rất đông. Theo thống kê có khoảng 9 triệu lượt khách tham gia 'chữa lành' dịp lễ vừa qua, tăng 14,2% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó có hơn 3 triệu lượt khách lưu trú. Điều này cho thấy rằng ngành du lịch đang rất hot", ông Tuấn nói. Ông Bùi Tất Hiếu - Phó hiệu trưởng Trường cao đẳng Du lịch Hà Nội - thông tin hiện nay ở hầu hết các tỉnh/thành phố trên cả nước đều thiếu lượng lớn nhân lực ngành du lịch. Dự kiến năm 2025 Việt Nam sẽ đón khoảng 18 triệu khách quốc tế, nhân lực cần khoảng 5,5 triệu lao động. Theo báo cáo của Cục Du lịch quốc gia, dự kiến năm 2025 Việt Nam sẽ đón khoảng 18 triệu khách quốc tế, nhân lực cần khoảng 5,5 triệu lao động. Đây sẽ vừa là cơ hội, vừa là thách thức với những người đang theo đuổi lĩnh vực này. Theo ông Hiếu, để ra trường có thể "thực chiến" tốt, sinh viên du lịch cần phải nắm chắc kiến thức chuyên môn, kỹ năng nghiệp vụ. Các bạn phải học kiến thức về văn hóa, lịch sử, địa lý, marketing du lịch, tổng quan du lịch. Nếu học hướng dẫn viên du lịch, sinh viên phải trang bị những kiến thức về hướng dẫn viên du lịch, quản trị dịch vụ du lịch lữ hành… "Đặc biệt, trong thời kỳ chuyển đổi số, các bạn sinh viên phải chuẩn bị kỹ kiến thức về công nghệ và ngoại ngữ. Ngoài kiến thức chuyên môn, còn phải chuẩn bị kỹ năng nghề nghiệp về thuyết trình, quản lý đoàn, kỹ năng lãnh đạo, giải quyết tình huống phát sinh… Đối với lĩnh vực du lịch, chúng ta phải luôn luôn tìm tòi, phát triển khả năng của bản thân, quan tâm các vấn đề về văn hóa, môi trường, đặc biệt phải tôn trọng khách trong suốt hành trình", ông Hiếu nói. Đưa thực tiễn nghề nghiệp vào giảng đường Tại Toạ đàm, các chuyên gia cũng cho rằng, việc đưa thực tiễn nghề nghiệp vào ngay trong giảng đường để sinh viên cơ hội tiếp xúc với nghề sớm cần có sự giúp sức của các doanh nghiệp đồng hành cùng các cơ sở đào tạo. Theo đó, các cơ sở có giáo dục đại học, giáo dục nghề nghiệp du lịch phải gắn kết với hiệp hội nghề nghiệp, doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực du lịch để dự báo nhu cầu lao động, xây dựng chuẩn đầu ra và đào tạo học sinh, sinh viên, học viên có kỹ năng đáp ứng yêu cầu ngành nghề. Việc đưa thực tiễn nghề nghiệp vào ngay trong giảng đường để sinh viên cơ hội tiếp xúc với nghề sớm cần có sự giúp sức của các doanh nghiệp đồng hành cùng các cơ sở đào tạo. Thứ nhất, cần phối hợp, thỏa thuận doanh nghiệp là nơi thực hành, thực tập của cơ sở đào tạo; sử dụng cơ sở vật chất, trang thiết bị, phần mềm… của doanh nghiệp để đào tạo thực hành. Thời gian đào tạo tại các doanh nghiệp ít nhất bằng tổng thời gian thực hành, thực tập của chương trình đào tạo và không ít hơn 50% tổng thời gian thực hiện chương trình đào tạo. Thứ hai, doanh nghiệp cử chuyên gia tham gia giảng dạy, hướng dẫn thực hành, thực tập, đánh giá kết quả học tập của người học. Thứ ba, phối hợp dự báo nhu cầu nhân lực của các ngành Du lịch về số lượng, yêu cầu chất lượng; phối hợp đầu tư cơ sở vật chất theo hướng đẩy mạnh xã hội hóa, tăng cường hợp tác công tư, chú trọng xây dựng các cơ sở thực hành, thực tập chất lượng cao, theo chuẩn mực khu vực và quốc tế phục vụ đào tạo nhân lực du lịch. Có thể thấy, nguồn nhân lực du lịch có vai trò quyết định không chỉ cho riêng sự phát triển du lịch, mà còn góp phần không nhỏ vào việc thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Vì vậy, việc phát triển nhân lực ngành Du lịch để đáp ứng yêu cầu phát triển du lịch nhanh và bền vững, thực sự trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, đóng góp tích cực và hiệu quả hơn vào sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá và phát triển kinh tế tri thức của đất nước là một việc làm cần thiết, xuất phát từ yêu cầu của thực tiễn. Nguồn: Diễn đàn Doanh nghiệp Nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực du lịch chính là giải pháp quan trọng nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ cho du lịch Việt Nam đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế. Mới đây, Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch đã tổ chức Ngày hội tuyên truyền hướng nghiệp năm 2024 và Tọa đàm Đào tạo văn hóa nghệ thuật, thể dục thể thao và du lịch trong thời kỳ chuyển đổi số và cơ hội việc làm sau khi ra trường tại Trường Đại học Văn hoá Hà Nội. Ngành "hot" nhưng vẫn thiếu nhân lực? Theo PGS.TS Đinh Công Tuấn - Phó hiệu trưởng Trường đại học Văn hóa Hà Nội, du lịch là một trong những ngành đang rất hot của nhà trường, điểm đầu vào ở mức tương đối cao so với các ngành học khác. "Sinh viên học du lịch ra trường không sợ thất nghiệp vì nhu cầu của xã hội đang còn rất lớn", ông Tuấn khẳng định. "Đợt lễ 30-4, 1-5 năm nay người đi 'chữa lành' rất đông. Theo thống kê có khoảng 9 triệu lượt khách tham gia 'chữa lành' dịp lễ vừa qua, tăng 14,2% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó có hơn 3 triệu lượt khách lưu trú. Điều này cho thấy rằng ngành du lịch đang rất hot", ông Tuấn nói. Ông Bùi Tất Hiếu - Phó hiệu trưởng Trường cao đẳng Du lịch Hà Nội - thông tin hiện nay ở hầu hết các tỉnh/thành phố trên cả nước đều thiếu lượng lớn nhân lực ngành du lịch. Dự kiến năm 2025 Việt Nam sẽ đón khoảng 18 triệu khách quốc tế, nhân lực cần khoảng 5,5 triệu lao động. Theo báo cáo của Cục Du lịch quốc gia, dự kiến năm 2025 Việt Nam sẽ đón khoảng 18 triệu khách quốc tế, nhân lực cần khoảng 5,5 triệu lao động. Đây sẽ vừa là cơ hội, vừa là thách thức với những người đang theo đuổi lĩnh vực này. Theo ông Hiếu, để ra trường có thể "thực chiến" tốt, sinh viên du lịch cần phải nắm chắc kiến thức chuyên môn, kỹ năng nghiệp vụ. Các bạn phải học kiến thức về văn hóa, lịch sử, địa lý, marketing du lịch, tổng quan du lịch. Nếu học hướng dẫn viên du lịch, sinh viên phải trang bị những kiến thức về hướng dẫn viên du lịch, quản trị dịch vụ du lịch lữ hành… "Đặc biệt, trong thời kỳ chuyển đổi số, các bạn sinh viên phải chuẩn bị kỹ kiến thức về công nghệ và ngoại ngữ. Ngoài kiến thức chuyên môn, còn phải chuẩn bị kỹ năng nghề nghiệp về thuyết trình, quản lý đoàn, kỹ năng lãnh đạo, giải quyết tình huống phát sinh… Đối với lĩnh vực du lịch, chúng ta phải luôn luôn tìm tòi, phát triển khả năng của bản thân, quan tâm các vấn đề về văn hóa, môi trường, đặc biệt phải tôn trọng khách trong suốt hành trình", ông Hiếu nói. Đưa thực tiễn nghề nghiệp vào giảng đường Tại Toạ đàm, các chuyên gia cũng cho rằng, việc đưa thực tiễn nghề nghiệp vào ngay trong giảng đường để sinh viên cơ hội tiếp xúc với nghề sớm cần có sự giúp sức của các doanh nghiệp đồng hành cùng các cơ sở đào tạo. Theo đó, các cơ sở có giáo dục đại học, giáo dục nghề nghiệp du lịch phải gắn kết với hiệp hội nghề nghiệp, doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực du lịch để dự báo nhu cầu lao động, xây dựng chuẩn đầu ra và đào tạo học sinh, sinh viên, học viên có kỹ năng đáp ứng yêu cầu ngành nghề. Việc đưa thực tiễn nghề nghiệp vào ngay trong giảng đường để sinh viên cơ hội tiếp xúc với nghề sớm cần có sự giúp sức của các doanh nghiệp đồng hành cùng các cơ sở đào tạo. Thứ nhất, cần phối hợp, thỏa thuận doanh nghiệp là nơi thực hành, thực tập của cơ sở đào tạo; sử dụng cơ sở vật chất, trang thiết bị, phần mềm… của doanh nghiệp để đào tạo thực hành. Thời gian đào tạo tại các doanh nghiệp ít nhất bằng tổng thời gian thực hành, thực tập của chương trình đào tạo và không ít hơn 50% tổng thời gian thực hiện chương trình đào tạo. Thứ hai, doanh nghiệp cử chuyên gia tham gia giảng dạy, hướng dẫn thực hành, thực tập, đánh giá kết quả học tập của người học. Thứ ba, phối hợp dự báo nhu cầu nhân lực của các ngành Du lịch về số lượng, yêu cầu chất lượng; phối hợp đầu tư cơ sở vật chất theo hướng đẩy mạnh xã hội hóa, tăng cường hợp tác công tư, chú trọng xây dựng các cơ sở thực hành, thực tập chất lượng cao, theo chuẩn mực khu vực và quốc tế phục vụ đào tạo nhân lực du lịch. Có thể thấy, nguồn nhân lực du lịch có vai trò quyết định không chỉ cho riêng sự phát triển du lịch, mà còn góp phần không nhỏ vào việc thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Vì vậy, việc phát triển nhân lực ngành Du lịch để đáp ứng yêu cầu phát triển du lịch nhanh và bền vững, thực sự trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, đóng góp tích cực và hiệu quả hơn vào sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá và phát triển kinh tế tri thức của đất nước là một việc làm cần thiết, xuất phát từ yêu cầu của thực tiễn. Nguồn: Diễn đàn Doanh nghiệp Trở về đầu trang nhân lực du lich khách quốc tế 0 Tổng số: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10