Du lịch Việt Nam, lột xác để hút khách hạng sang, khẳng định vị thế Du lịch Việt Nam, lột xác để hút khách hạng sang, khẳng định vị thế Tổ Quốc -Đã nhiều năm rồi, du khách quốc tế vẫn nghĩ về Việt Nam như một điểm đến giá rẻ bậc nhất châu lục. Tuy nhiên, giờ đây, mọi chuyện đã khác. “Giá rẻ” có phải lợi thế? Năm 2014, trang Elite Daily đã bình chọn Việt Nam cùng 9 quốc gia khác là điểm đến có giá "hạt dẻ" nhất. “Du khách có thể đi du lịch ở Việt Nam chỉ với giá “dưới 20 USD mỗi ngày và thậm chí còn chưa cần nhiều đến vậy”- Elite Daily nêu rõ. Trong suốt những năm sau đó, Việt Nam luôn nằm trong những danh sách bình chọn điểm đến giá rẻ bậc nhất thế giới và thực tế từng xem yếu tố “giá rẻ” như một lợi thế cạnh tranh, ngang hàng với những lợi thế về tài nguyên thiên nhiên khác để quảng bá và thu hút khách quốc tế đến Việt Nam. JW Marriott Phu Quoc Emerald Bay –khu nghỉ dưỡng mới đẳng cấp thế giới 2017. Theo thống kê, cả năm 2014, số lượng khách quốc tế đến Việt Nam ước đạt 7,8 triệu lượt người, tổng thu đạt 230 ngàn tỷ đồng, tăng 15% so với năm 2013… Năm 2015, Việt Nam đón 7,9 triệu lượt khách quốc tế, tổng thu từ khách du lịch tăng không đáng kể, đạt 338.000 tỷ đồng. Khách đến Việt Nam chủ yếu đến từ thị trường châu Á như: Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản, Campuchia, Lào… Khách châu Âu – vốn được xem là thị trường khách chi tiêu cao, chiếm tỷ lệ vô cùng khiêm tốn. Trong khi đó, Thái Lan – một quốc gia vốn có tiềm năng du lịch kém dồi dào hơn nhiều so với Việt Nam, đã đón hơn 24,7 triệu lượt vào năm 2014, cao hơn gấp 3 lần Việt Nam. Năm 2015, con số này đã tăng lên hơn 30 triệu lượt với doanh thu lên đến 50 tỉ USD – thành tích mà đối với Việt Nam, vẫn chỉ là giấc mơ. Theo các chuyên gia du lịch, sự khác biệt là ở chỗ du khách đến Thái Lan có vô vàn thứ để trải nghiệm để vui chơi, để giải trí, gần như không có thời gian trống, còn đến Việt Nam, du khách có muốn tiêu tiền cũng không biết đi đâu, làm gì? Sự thiếu thốn về cơ sở hạ tầng, cơ sở lưu trú, sự nghèo nàn về sản phẩm du lịch ở ngay những trung tâm du lịch lớn nhất cả nước từ Bắc chí Nam đã khiến du lịch Việt Nam chưa thể thu hút đông du khách đến với mình, càng chưa kích thích họ chi tiêu, lưu trú dài ngày. Theo điều tra của Tổng cục Du lịch năm 2014, tổng chi tiêu trung bình cho mỗi chuyến du lịch của khách quốc tế đến Việt Nam đạt 1.114,4 USD, thấp hơn chi tiêu của du khách đến Thái Lan 1.865 USD ở thời điểm 10 năm trước, năm 2004. Du lịch giá rẻ không còn là lợi thế trong cạnh tranh hiện nay. “Lột xác”, để hút khách hạng sang, khẳng định vị thế Ba năm trở lại đây, với những sự thay đổi vượt bậc về diện mạo và sự cởi mở hơn về chính sách visa, Việt Nam đang dần thoát khỏi hình ảnh “điểm đến giá rẻ” của thế giới. Nhờ có sự vào cuộc của các nhà đầu tư chiến lược như Sun Group, Vingroup…Việt Nam đã khiến phải thế giới phải nhắc đến tên mình theo cách đầy nể phục qua các giải thưởng danh giá dành cho InterContinental Danang Sun Peninsula Resort- khu nghỉ dưỡng sang trọng bậc nhất thế giới bốn năm liên tiếp; JW Marriott Phu Quoc Emerald Bay –khu nghỉ dưỡng mới đẳng cấp nhất thế giới 2017… hay gần đây nhất là hiện tượng Cầu Vàng – công trình kiến trúc độc đáo trên đỉnh Bà Nà đang làm khuynh đảo giới truyền thông quốc tế. Cầu Vàng đang là điểm đến rất nổi tiếng của Việt Nam. Đà Nẵng, từ một thành phố du lịch biển chỉ hấp dẫn dòng khách muốn kiếm chỗ đến nghỉ hè trong nước, giờ đã thành thủ phủ du lịch của miền Trung với những tổ hợp, tụ điểm vui chơi giải trí hấp dẫn như Sun World Ba Na Hills, Sun World Danang Wonders, Bar Sky36…; những resort sang trọng có thể phục vụ được những đối tượng chính khách, tài phiệt lớn và đối tượng khách cao cấp thế giới như InterContinental Danang Sun Peninsula Resort, Novotel Danang Premier Han River… hay lễ hội Pháo hoa quốc tế - DIFF hấp dẫn du khách đến vui chơi suốt 2 tháng hè. Sa Pa, từ một điểm đến chủ yếu thu hút dòng khách đam mê du lịch mạo hiểm đến để chinh phục Nóc nhà Đông dương, giờ đây đã trở thành trung tâm du lịch hấp dẫn bậc nhất Tây Bắc nhờ tuyến cáp treo đạt 3 kỷ lục thế giới và quần thể du lịch, vui chơi giải trí Sun World Fansipan Legend với vô số trải nghiệm độc đáo dành cho mọi lứa tuổi. Ngoài Vịnh Hạ Long, Quảng Ninh giờ đây cũng đã trở thành thiên đường du lịch hấp dẫn nhất miền Bắc nhờ hàng loạt sản phẩm du lịch hấp dẫn độc đáo như Sun World Halong Complex, Cáp treo Nữ hoàng, Vòng quay Mặt trời, bãi tắm Bãi Cháy được cải tạo… Còn với Phú Quốc, sự ra đời của cáp treo Hòn Thơm dài nhất thế giới, tổ hợp vui chơi giải trí Sun World Hon Thom Nature Park cùng sự xuất hiện của hàng loạt khu nghỉ dưỡng cao cấp như JW Marriott Phu Quoc Emerald Bay; Premier Village Phu Quoc Resort …đã đánh dấu một vận hội mới cho đảo Ngọc vươn ra thế giới. Việt Nam đã và đang dần trở thành điểm đến của khách “nhà giàu”. Điều đó không ngoa, khi hai năm 2016-2017, lượng khách từ các thị trường châu Âu tăng trưởng từ 6% đến 20%. “Việc tăng tỷ lệ lên đến 20% với những thị trường xa như Tây Âu là điều hiếm có và chưa từng có ở Việt Nam” - ông Nguyễn Văn Tuấn –Tổng cục trưởng Tổng cục Du lịch nhận định. Đó cũng là lý do năm 2017, Việt Nam đón gần 13 triệu lượt khách quốc tế, tăng gần 30%, doanh thu du lịch đạt gần 515.000 tỷ đồng, tăng 25,2% so với cùng kỳ năm 2016. Kỷ lục sẽ được phá vỡ, bởi chúng ta đang có thêm nhiều hơn nữa những sản phẩm du lịch cao cấp, hấp dẫn, từ những chủ đầu tư hàng đầu, làm du lịch theo cách sáng tạo, sang trọng và đẳng cấp./. Thái Tùng Tổ Quốc -Đã nhiều năm rồi, du khách quốc tế vẫn nghĩ về Việt Nam như một điểm đến giá rẻ bậc nhất châu lục. Tuy nhiên, giờ đây, mọi chuyện đã khác. “Giá rẻ” có phải lợi thế? Năm 2014, trang Elite Daily đã bình chọn Việt Nam cùng 9 quốc gia khác là điểm đến có giá "hạt dẻ" nhất. “Du khách có thể đi du lịch ở Việt Nam chỉ với giá “dưới 20 USD mỗi ngày và thậm chí còn chưa cần nhiều đến vậy”- Elite Daily nêu rõ. Trong suốt những năm sau đó, Việt Nam luôn nằm trong những danh sách bình chọn điểm đến giá rẻ bậc nhất thế giới và thực tế từng xem yếu tố “giá rẻ” như một lợi thế cạnh tranh, ngang hàng với những lợi thế về tài nguyên thiên nhiên khác để quảng bá và thu hút khách quốc tế đến Việt Nam. JW Marriott Phu Quoc Emerald Bay –khu nghỉ dưỡng mới đẳng cấp thế giới 2017. Theo thống kê, cả năm 2014, số lượng khách quốc tế đến Việt Nam ước đạt 7,8 triệu lượt người, tổng thu đạt 230 ngàn tỷ đồng, tăng 15% so với năm 2013… Năm 2015, Việt Nam đón 7,9 triệu lượt khách quốc tế, tổng thu từ khách du lịch tăng không đáng kể, đạt 338.000 tỷ đồng. Khách đến Việt Nam chủ yếu đến từ thị trường châu Á như: Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản, Campuchia, Lào… Khách châu Âu – vốn được xem là thị trường khách chi tiêu cao, chiếm tỷ lệ vô cùng khiêm tốn. Trong khi đó, Thái Lan – một quốc gia vốn có tiềm năng du lịch kém dồi dào hơn nhiều so với Việt Nam, đã đón hơn 24,7 triệu lượt vào năm 2014, cao hơn gấp 3 lần Việt Nam. Năm 2015, con số này đã tăng lên hơn 30 triệu lượt với doanh thu lên đến 50 tỉ USD – thành tích mà đối với Việt Nam, vẫn chỉ là giấc mơ. Theo các chuyên gia du lịch, sự khác biệt là ở chỗ du khách đến Thái Lan có vô vàn thứ để trải nghiệm để vui chơi, để giải trí, gần như không có thời gian trống, còn đến Việt Nam, du khách có muốn tiêu tiền cũng không biết đi đâu, làm gì? Sự thiếu thốn về cơ sở hạ tầng, cơ sở lưu trú, sự nghèo nàn về sản phẩm du lịch ở ngay những trung tâm du lịch lớn nhất cả nước từ Bắc chí Nam đã khiến du lịch Việt Nam chưa thể thu hút đông du khách đến với mình, càng chưa kích thích họ chi tiêu, lưu trú dài ngày. Theo điều tra của Tổng cục Du lịch năm 2014, tổng chi tiêu trung bình cho mỗi chuyến du lịch của khách quốc tế đến Việt Nam đạt 1.114,4 USD, thấp hơn chi tiêu của du khách đến Thái Lan 1.865 USD ở thời điểm 10 năm trước, năm 2004. Du lịch giá rẻ không còn là lợi thế trong cạnh tranh hiện nay. “Lột xác”, để hút khách hạng sang, khẳng định vị thế Ba năm trở lại đây, với những sự thay đổi vượt bậc về diện mạo và sự cởi mở hơn về chính sách visa, Việt Nam đang dần thoát khỏi hình ảnh “điểm đến giá rẻ” của thế giới. Nhờ có sự vào cuộc của các nhà đầu tư chiến lược như Sun Group, Vingroup…Việt Nam đã khiến phải thế giới phải nhắc đến tên mình theo cách đầy nể phục qua các giải thưởng danh giá dành cho InterContinental Danang Sun Peninsula Resort- khu nghỉ dưỡng sang trọng bậc nhất thế giới bốn năm liên tiếp; JW Marriott Phu Quoc Emerald Bay –khu nghỉ dưỡng mới đẳng cấp nhất thế giới 2017… hay gần đây nhất là hiện tượng Cầu Vàng – công trình kiến trúc độc đáo trên đỉnh Bà Nà đang làm khuynh đảo giới truyền thông quốc tế. Cầu Vàng đang là điểm đến rất nổi tiếng của Việt Nam.Đà Nẵng, từ một thành phố du lịch biển chỉ hấp dẫn dòng khách muốn kiếm chỗ đến nghỉ hè trong nước, giờ đã thành thủ phủ du lịch của miền Trung với những tổ hợp, tụ điểm vui chơi giải trí hấp dẫn như Sun World Ba Na Hills, Sun World Danang Wonders, Bar Sky36…; những resort sang trọng có thể phục vụ được những đối tượng chính khách, tài phiệt lớn và đối tượng khách cao cấp thế giới như InterContinental Danang Sun Peninsula Resort, Novotel Danang Premier Han River… hay lễ hội Pháo hoa quốc tế - DIFF hấp dẫn du khách đến vui chơi suốt 2 tháng hè. Sa Pa, từ một điểm đến chủ yếu thu hút dòng khách đam mê du lịch mạo hiểm đến để chinh phục Nóc nhà Đông dương, giờ đây đã trở thành trung tâm du lịch hấp dẫn bậc nhất Tây Bắc nhờ tuyến cáp treo đạt 3 kỷ lục thế giới và quần thể du lịch, vui chơi giải trí Sun World Fansipan Legend với vô số trải nghiệm độc đáo dành cho mọi lứa tuổi. Ngoài Vịnh Hạ Long, Quảng Ninh giờ đây cũng đã trở thành thiên đường du lịch hấp dẫn nhất miền Bắc nhờ hàng loạt sản phẩm du lịch hấp dẫn độc đáo như Sun World Halong Complex, Cáp treo Nữ hoàng, Vòng quay Mặt trời, bãi tắm Bãi Cháy được cải tạo… Còn với Phú Quốc, sự ra đời của cáp treo Hòn Thơm dài nhất thế giới, tổ hợp vui chơi giải trí Sun World Hon Thom Nature Park cùng sự xuất hiện của hàng loạt khu nghỉ dưỡng cao cấp như JW Marriott Phu Quoc Emerald Bay; Premier Village Phu Quoc Resort …đã đánh dấu một vận hội mới cho đảo Ngọc vươn ra thế giới. Việt Nam đã và đang dần trở thành điểm đến của khách “nhà giàu”. Điều đó không ngoa, khi hai năm 2016-2017, lượng khách từ các thị trường châu Âu tăng trưởng từ 6% đến 20%. “Việc tăng tỷ lệ lên đến 20% với những thị trường xa như Tây Âu là điều hiếm có và chưa từng có ở Việt Nam” - ông Nguyễn Văn Tuấn –Tổng cục trưởng Tổng cục Du lịch nhận định. Đó cũng là lý do năm 2017, Việt Nam đón gần 13 triệu lượt khách quốc tế, tăng gần 30%, doanh thu du lịch đạt gần 515.000 tỷ đồng, tăng 25,2% so với cùng kỳ năm 2016. Kỷ lục sẽ được phá vỡ, bởi chúng ta đang có thêm nhiều hơn nữa những sản phẩm du lịch cao cấp, hấp dẫn, từ những chủ đầu tư hàng đầu, làm du lịch theo cách sáng tạo, sang trọng và đẳng cấp./. Thái Tùng Trở về đầu trang Du Lịch Hạng sang 0 Tổng số: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10