Giữ sạch bãi biển Đà Nẵng bằng mọi giá Giữ sạch bãi biển Đà Nẵng bằng mọi giá hiều 25/7, đồng chí Nguyễn Văn Quảng, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Thành ủy, Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội đơn vị Đà Nẵng và đoàn công tác của lãnh đạo thành phố đã đi kiểm tra thực tế Dự án hệ thống thu gom nước thải ven biển Mỹ An-Mỹ Khê, thuộc hai quận Sơn Trà và Ngũ Hành Sơn. Đồng chí Nguyễn Văn Quảng, Bí thư Thành ủy Đà Nẵng kiểm tra thực tế về xử lý tình trạng nước thải chảy ra bãi biển. Gần đây, mỗi khi mưa lớn, nước thải bẩn, hôi thối lại tiếp tục tràn ra bãi biển Mỹ Khê-Mỹ An khiến dư luận bức xúc. Làm việc với đoàn công tác của lãnh đạo thành phố tại hiện trường, đại diện Sở Xây dựng thành phố Đà Nẵng cho biết, khu vực ven biển phía đông thành phố, dọc các tuyến đường Hoàng Sa, Võ Nguyên Giáp, Trường Sa có hàng chục cửa xả nước mưa, trong đó bao gồm các cửa xả tại 2 bãi tắm Mỹ Khê và Mỹ An. Cửa xả Mỹ Khê, nơi nước thải đen ngòm, hôi thối chảy ra biển chiều 15/7. Khu vực này đã được đầu tư hệ thống thu gom nước thải riêng, hệ thống thoát nước mưa riêng. Nước thải từ khu dân cư, các khách sạn, nhà hàng, các khu dịch vụ khác… được thu gom đưa về hai trạm xử lý ở Sơn Trà và Ngũ Hành Sơn. Tuy nhiên, khi có mưa lớn, hệ thống thu nước thải quá tải, tràn vào hệ thống thoát nước mưa tràn ra biển, gây ô nhiễm bãi tắm và môi trường biển. Do hệ thống thu gom nước thải sinh hoạt xây dựng đã lâu, gần đây tốc độ phát triển khách sạn, nhà hàng, thương mại dịch vụ khác tăng rất nhanh, nên từ năm 2017 đã xuất hiện tình trạng quá tải, nước thải thường xuyên tràn ra biển khi có mưa lớn, gây ô nhiễm môi trường và mất mỹ quan đô thị Về nguyên nhân nước thải tràn ra biển tại các cửa xả Mỹ Khê, Mỹ An do mưa lớn vào chiều 15/7 vừa qua, Sở Xây dựng thành phố Đà Nẵng cho biết, thời gian mưa từ 15 giờ đến 16 giờ 20 là 12mm, với diện tích lưu vực khoảng 363ha thì tổng lượng nước mưa khoảng 45 ngàn m3. Nhưng trạm bơm nước thải chỉ bảo đảm công suất tối đa 1300 m3/giờ, vì vậy nước mưa hòa lẫn nước thải chảy tràn ra biển qua các cửa xả. Cống thu gom nước thải trước dãy khách sạn lớn trên đường Võ Nguyên Giáp không có nước dù đang cao điểm mùa du lịch Trao đổi với các cơ quan chức năng, đồng chí Nguyễn Văn Quảng cho rằng, 2 hệ thống thu gom nước thải và thoát nước mưa đang tồn tại song song. Nhưng cả hai hệ thống đang thiếu đồng bộ và không đáp ứng yêu cầu tách hoàn toàn nước thải ra khỏi hệ thống thoát nước mưa. Kiểm tra thực tế cho thấy nhiều khu vực cống thu nước thải không có nước, mà hệ thống thoát nước mưa lại có nước, chứng tỏ nhiều cơ sở kinh doanh, hộ dân không có hệ thống thu nước thải riêng mà thải chung vào hệ thống thoát nước mưa. Vì vậy đồng chí Bí thư Thành ủy Đà Nẵng đề nghị Ủy ban nhân dân thành phố chỉ đạo cơ quan chức năng và hai quận Sơn Trà, Ngũ Hành Sơn tổ chức đánh giá toàn diện 2 hệ thống thoát nước mưa và thu gom nước thải. Phải chỉ rõ tồn tại, yếu kém, hạn chế của từng hệ thống trong điều kiện có mưa lớn, khiến nước thải tràn ra biển. Đồng chí Nguyễn Văn Quảng nhấn mạnh, thực tế là hệ thống nước thải sinh hoạt của người dân, thành phố chưa thể quản lý được, dẫn đến tình trạng người dân đổ thải nước sinh hoạt chung vào hệ thống cống thoát nước mưa, vệ sinh môi trường cũng chưa bảo đảm thu gom tuyệt đối. Vì vậy, trước mắt phải yêu cầu các cơ sở kinh doanh đấu nối hệ thống nước thải vào hệ thống thu gom nước thải đã được thành phố đầu tư, đưa về trạm xử lý, nhằm hạn chế nước thải xả ra biển. Công ty Môi trường đô thị phải bảo đảm việc nạo vét sạch sẽ khu vực lòng cống thu nước thải, hạn chế đến mức thấp nhất chất thải tồn đọng trong cống, đến khi mưa to, chất thải tràn vào hệ thống thoát nước mưa chảy ra biển. Sở Xây dựng và Công ty Thoát nước Đà Nẵng phải có giải pháp xử lý tình huống khi mưa lớn, nước thải tràn vào hệ thống thoát nước mưa. Đồng chí Nguyễn Văn Quảng nhấn mạnh, phải bảo vệ bãi biển Đà Nẵng bằng mọi giá, vì đây là hình ảnh, là thương hiệu thành phố môi trường. Về giải pháp, đồng chí Nguyễn Văn Quảng yêu cầu UBND thành phố và các cơ quan chức năng, các địa phương, trước mắt cần hạn chế đến mức thấp nhất việc đẩy chất thải vào đường ống, dẫn đến tràn ra biển. Về lâu dài cần xây dựng dự án ngăn hoàn toàn các cửa xả đổ ra biển, xây dựng hệ thống cống thoát nước mưa về hướng sông Hàn. Đồng thời rà soát lại tất cả các trạm bơm để tính toán lại công suất và các phương án để bảo đảm khi có mưa lớn, có đủ công suất để bơm nước mưa về hướng sông Hàn, song song với nghiên cứu, đề xuất địa điểm xây dựng các cửa xả nước mưa ở sông Hàn cho phù hợp với quy hoạch chung của thành phố. Dự án này cần phải triển khai ngay, trình HĐND quyết định vào Kỳ họp cuối năm nay. Mục tiêu đặt ra là bằng mọi giá phải giữ sạch bãi biển Đà Nẵng, đây không chỉ là vấn đề phục vụ du lịch, mà là vấn đề về bảo vệ môi trường, là xây dựng hình ảnh, bộ mặt, thương hiệu Đà Nẵng. Thanh Tùng Nguồn: Báo Nhân Dân hiều 25/7, đồng chí Nguyễn Văn Quảng, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Thành ủy, Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội đơn vị Đà Nẵng và đoàn công tác của lãnh đạo thành phố đã đi kiểm tra thực tế Dự án hệ thống thu gom nước thải ven biển Mỹ An-Mỹ Khê, thuộc hai quận Sơn Trà và Ngũ Hành Sơn. Đồng chí Nguyễn Văn Quảng, Bí thư Thành ủy Đà Nẵng kiểm tra thực tế về xử lý tình trạng nước thải chảy ra bãi biển. Gần đây, mỗi khi mưa lớn, nước thải bẩn, hôi thối lại tiếp tục tràn ra bãi biển Mỹ Khê-Mỹ An khiến dư luận bức xúc. Làm việc với đoàn công tác của lãnh đạo thành phố tại hiện trường, đại diện Sở Xây dựng thành phố Đà Nẵng cho biết, khu vực ven biển phía đông thành phố, dọc các tuyến đường Hoàng Sa, Võ Nguyên Giáp, Trường Sa có hàng chục cửa xả nước mưa, trong đó bao gồm các cửa xả tại 2 bãi tắm Mỹ Khê và Mỹ An. Cửa xả Mỹ Khê, nơi nước thải đen ngòm, hôi thối chảy ra biển chiều 15/7. Khu vực này đã được đầu tư hệ thống thu gom nước thải riêng, hệ thống thoát nước mưa riêng. Nước thải từ khu dân cư, các khách sạn, nhà hàng, các khu dịch vụ khác… được thu gom đưa về hai trạm xử lý ở Sơn Trà và Ngũ Hành Sơn. Tuy nhiên, khi có mưa lớn, hệ thống thu nước thải quá tải, tràn vào hệ thống thoát nước mưa tràn ra biển, gây ô nhiễm bãi tắm và môi trường biển. Do hệ thống thu gom nước thải sinh hoạt xây dựng đã lâu, gần đây tốc độ phát triển khách sạn, nhà hàng, thương mại dịch vụ khác tăng rất nhanh, nên từ năm 2017 đã xuất hiện tình trạng quá tải, nước thải thường xuyên tràn ra biển khi có mưa lớn, gây ô nhiễm môi trường và mất mỹ quan đô thị Về nguyên nhân nước thải tràn ra biển tại các cửa xả Mỹ Khê, Mỹ An do mưa lớn vào chiều 15/7 vừa qua, Sở Xây dựng thành phố Đà Nẵng cho biết, thời gian mưa từ 15 giờ đến 16 giờ 20 là 12mm, với diện tích lưu vực khoảng 363ha thì tổng lượng nước mưa khoảng 45 ngàn m3. Nhưng trạm bơm nước thải chỉ bảo đảm công suất tối đa 1300 m3/giờ, vì vậy nước mưa hòa lẫn nước thải chảy tràn ra biển qua các cửa xả. Cống thu gom nước thải trước dãy khách sạn lớn trên đường Võ Nguyên Giáp không có nước dù đang cao điểm mùa du lịch Trao đổi với các cơ quan chức năng, đồng chí Nguyễn Văn Quảng cho rằng, 2 hệ thống thu gom nước thải và thoát nước mưa đang tồn tại song song. Nhưng cả hai hệ thống đang thiếu đồng bộ và không đáp ứng yêu cầu tách hoàn toàn nước thải ra khỏi hệ thống thoát nước mưa. Kiểm tra thực tế cho thấy nhiều khu vực cống thu nước thải không có nước, mà hệ thống thoát nước mưa lại có nước, chứng tỏ nhiều cơ sở kinh doanh, hộ dân không có hệ thống thu nước thải riêng mà thải chung vào hệ thống thoát nước mưa. Vì vậy đồng chí Bí thư Thành ủy Đà Nẵng đề nghị Ủy ban nhân dân thành phố chỉ đạo cơ quan chức năng và hai quận Sơn Trà, Ngũ Hành Sơn tổ chức đánh giá toàn diện 2 hệ thống thoát nước mưa và thu gom nước thải. Phải chỉ rõ tồn tại, yếu kém, hạn chế của từng hệ thống trong điều kiện có mưa lớn, khiến nước thải tràn ra biển. Đồng chí Nguyễn Văn Quảng nhấn mạnh, thực tế là hệ thống nước thải sinh hoạt của người dân, thành phố chưa thể quản lý được, dẫn đến tình trạng người dân đổ thải nước sinh hoạt chung vào hệ thống cống thoát nước mưa, vệ sinh môi trường cũng chưa bảo đảm thu gom tuyệt đối. Vì vậy, trước mắt phải yêu cầu các cơ sở kinh doanh đấu nối hệ thống nước thải vào hệ thống thu gom nước thải đã được thành phố đầu tư, đưa về trạm xử lý, nhằm hạn chế nước thải xả ra biển. Công ty Môi trường đô thị phải bảo đảm việc nạo vét sạch sẽ khu vực lòng cống thu nước thải, hạn chế đến mức thấp nhất chất thải tồn đọng trong cống, đến khi mưa to, chất thải tràn vào hệ thống thoát nước mưa chảy ra biển. Sở Xây dựng và Công ty Thoát nước Đà Nẵng phải có giải pháp xử lý tình huống khi mưa lớn, nước thải tràn vào hệ thống thoát nước mưa. Đồng chí Nguyễn Văn Quảng nhấn mạnh, phải bảo vệ bãi biển Đà Nẵng bằng mọi giá, vì đây là hình ảnh, là thương hiệu thành phố môi trường. Về giải pháp, đồng chí Nguyễn Văn Quảng yêu cầu UBND thành phố và các cơ quan chức năng, các địa phương, trước mắt cần hạn chế đến mức thấp nhất việc đẩy chất thải vào đường ống, dẫn đến tràn ra biển. Về lâu dài cần xây dựng dự án ngăn hoàn toàn các cửa xả đổ ra biển, xây dựng hệ thống cống thoát nước mưa về hướng sông Hàn. Đồng thời rà soát lại tất cả các trạm bơm để tính toán lại công suất và các phương án để bảo đảm khi có mưa lớn, có đủ công suất để bơm nước mưa về hướng sông Hàn, song song với nghiên cứu, đề xuất địa điểm xây dựng các cửa xả nước mưa ở sông Hàn cho phù hợp với quy hoạch chung của thành phố. Dự án này cần phải triển khai ngay, trình HĐND quyết định vào Kỳ họp cuối năm nay. Mục tiêu đặt ra là bằng mọi giá phải giữ sạch bãi biển Đà Nẵng, đây không chỉ là vấn đề phục vụ du lịch, mà là vấn đề về bảo vệ môi trường, là xây dựng hình ảnh, bộ mặt, thương hiệu Đà Nẵng. Thanh TùngNguồn: Báo Nhân Dân Trở về đầu trang Đà Nẵng môi trường biển nước thải nguyễn văn quảng bãi tắm 0 Tổng số: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10