Hà Nội: Di tích kiến trúc, nghệ thuật quốc gia bị bỏ hoang, đe dọa sập nát Hà Nội: Di tích kiến trúc, nghệ thuật quốc gia bị bỏ hoang, đe dọa sập nát Ngay tại Thủ đô, ngôi đình cổ Đình Thần Quy đã được Bộ VHTTDL công nhận là Di tích lịch sử, kiến trúc nghệ thuật cấp quốc gia năm 1997 đang bị xuống cấp trầm trọng do thiếu sự quan tâm trong công tác đầu tư, bảo tồn và tôn tạo di tích. Cám cảnh ngôi đình cổ Đình làng Thần Quy, tọa lạc tại đội 11 – thôn Thần Quy – xã Minh Tân – huyện Phú Xuyên – Hà Nội. Đến Đình Thần Quy, chúng tôi “choáng ngợp” trước vẻ đẹp của không gian và địa thế của đình. Như bao ngôi đình cổ ở Việt Nam, phía trước Đình Thần Quy cũng là hình ảnh cây đa, bến nước. Nhưng cái đặc biệt của Đình Thần Quy là bến nước rất rộng, hai cây đa trước cổng đình cũng có tuổi đời trên trăm năm, tỏa bóng mát một vùng. Đình Thần Quy dù có thể sập bất cứ lúc nào và bị bỏ hoang, nhưng vẫn giữ được nét kiến trúc đẹp của một ngôi đình đã được Bộ VHTTDL xếp hạng Di tích lịch sử, kiến trúc nghệ thuật cấp quốc gia với cổng tam quan (ba cổng) độc đáo. Đình Thần Quy bị bỏ hoang, đầy sân cỏ mọc Theo lời của ông Vũ Văn Vương (65 tuổi)- thôn Thần Quy, xã Minh Tân- người được giao giữ chìa khóa Đình Thần Quy cho biết, theo lời cha ông truyền lại, đình được xây dựng từ thời nhà Lý và hiện đình còn giữ được Sắc phong từ thời nhà Lý. Tuy nhiên, hiện ngôi đình cổ này đã bị sập hai bên mái. Các cột đình bị mối mọt đục lở lói. Khuôn viên hơn 9000 m2 sân đình sụt lún, cỏ dại mọc đầy. Ông Vũ Văn Vương chia sẻ: “Chính quyền quán triệt chúng tôi không được mở cửa đình do sợ đình có thể sập bất cứ lúc nào, cám cảnh lắm, ngày rằm, mồng một bà con có nhu cầu lễ thánh vẫn đề nghị mở cửa cho vào, nhưng nếu trời mưa thì tôi không dám mở cửa. Dân chúng tôi không có tiền để sửa, không biết làm sao”. Theo ông Trịnh Văn Thang- Trưởng thôn Thần Quy cho biết, hàng chục năm nay, Đình Thần Quy đã xuống cấp và không được quan tâm, đầu tư tôn tạo. Do vậy, từ năm 2006 đến nay, người dân thôn Thần Quy đã không tổ chức lễ hội hàng năm do không còn nơi sinh hoạt tâm linh, lễ thánh. Cảnh đổ nát trong đình Thần Quy Chỉ chống sập, không trùng tu Ông Thang cũng cho biết, từ năm 2014, xã đã làm tờ trình, báo cáo Sở VHTT, báo cáo UBND TP về sự xuống cấp của đình. Lúc đó, UBND huyện Phú Xuyên đã có đưa công ty tư vấn thiết kế về lập dự án nhưng kinh phí trùng tu đưa ra dự toán tổng khuôn viên công trình là 17 tỷ. Tuy nhiên từ đó đến nay không thấy gì. “Chúng tôi thấy tủi hổ lắm vì khả năng vốn không đáp ứng được. Năm 2014 sập mái, UBND xã đã cho hỗ trợ kinh phí cho mái tôn chống dột. Nhưng giờ toàn bộ mái, dui, kèo đều đã bị mối mọt hết, bất cứ lúc nào cũng có thể bị sập”- ông Thang chia sẻ. Theo thông tin từ Phòng văn hóa huyện Phú Xuyên, cuối năm 2016, UBND huyện Phú Xuyên đã giải ngân số tiền hơn 4,1 tỉ đồng do UBND TP cấp cho việc duy tu, sửa chữa, chống xuống cấp di tích lịch sử trên địa bàn huyện năm 2016. Số tiền phân bổ cho UBND xã Minh Tân là 400 triệu để chống sập Đình Thần Quy. Tuy nhiên hiện nay, xã chưa triển khai thực hiện được việc chống sập này. Ngôi đình với kiến trúc độc đáo đang bị đe dọa đổ sập bất cứ lúc nào Lý giải với chúng tôi, ông Tô Văn Thanh, Chủ tịch UBND xã Minh Tân cho biết: Cuối năm 2016, Xã Minh Tân được UBND huyện cấp 400 triệu để tu bổ Đình Thần Quy, xã đã thuê đơn vị tư vấn lập hồ sơ thiết kế. Sau khi hồ sơ được các phòng chức năng phê duyệt sẽ xúc tiến thi công chống sập. Ông Thanh cũng cam kết trong quý III năm nay, sẽ hoàn thành việc chống sập cho Đình Thần Quy. “Chúng tôi có 400 triệu và 35 triệu do nhân dân đóng góp, sẽ thiết kế, chống sập bên trong, lợp mái tôn bên ngoài. Tuy nhiên, dự toán số tiền để chống sập cấp thiết cho di tích này phải hơn 500 triệu. Nguồn vốn của xã chưa đủ nhưng chúng tôi sẽ tiếp tục vận động nhân dân đóng góp để chống sập”- ông Thanh khẳng định. Với ngôi đình cổ mục nát, số tiền 400 triệu dường như chỉ là “muối bỏ bể” nếu muốn trùng tu, tôn tạo toàn bộ. Để cứu ngôi đình cổ Thần Quy, cần phải có sự vào cuộc quyết liệt của các cấp quản lý văn hóa của Hà Nội, đặc biệt là Sở VHTT Hà Nội. Tuy nhiên, trong tuần qua, chúng tôi liên hệ để chia sẻ thông tin về thực trạng đình Thần Quy và hỏi các đơn vị chức năng có nắm được vấn đề ngôi đình cổ này sắp sập hay không thì đều nhận được thông tin cho biết không có báo cáo. Phía Ban quản lý di tích và danh thắng Hà Nội, bà Trưởng ban Nguyễn Thị Hòa cũng cho biết, không có đình Thần Quy trong danh mục cấp vốn trùng tu của Hà Nội. Rõ ràng, không chỉ bài toán kinh phí là nguyên nhân chính dẫn đến sự xuống cấp của đình Thần Quy. Sự thiếu quan tâm của chính quyền các cấp địa phương và người dân cũng góp phần khiến một di sản có giá trị nằm ngay giữa Thủ đô đang có nguy cơ bị xóa sổ bất cứ lúc nào. Tiền vào nhà khó... Theo ông Nguyễn Tùng Lâm, Trưởng Phòng VHTT huyện Phú Xuyên, từ tháng 6.2016, UBND huyện Phú Xuyên đã tiến hành phân bổ kinh phí duy tu, sửa chữa, chống xuống cấp cho các di tích lịch sử trên địa bàn huyện. Tổng kinh phí hơn 4,1 tỉ đồng được phân bổ cho 12 di tích, trong đó số tiền phân về cho di tích Đình Thần Quy là 400 triệu đồng. “Với phương châm Nhà nước và nhân dân cùng làm, dự kiến tổng kinh phí cho các hạng mục chống xuống cấp, duy tu di tích khoảng 1,1 tỉ đồng. Ngoài 400 triệu được phân bổ thì xã, thôn cần huy động thêm 700 triệu. Tuy nhiên, nguồn kinh phí huy động nhân dân đóng góp không đủ nên huyện chỉ đạo rút các hạng mục tu sửa lại, kinh phí 400 triệu sẽ tập trung để chống sập, chống dột cấp thiết cho di tích...”, ông Lâm cho biết. Tuy nhiên cho đến thời điểm này, đình làng Thần Quy vẫn đang đối diện với nguy cơ đổ sập bất cứ khi nào. Ông Thanh cho biết, vào cuối năm 2016, số tiền 400 triệu đồng đã được chuyển về tài khoản của xã. Tiền huy động thêm trong dân chỉ được 35 triệu đồng. Hiện chính quyền xã, thôn đang chỉ đạo một đơn vị tư vấn chống sập thiết kế phương án cho đình Thần Quy, dự kiến đến đầu tháng 8 sẽ thi công. “Kinh phí 435 triệu đồng chỉ đủ để chống sập bên trong, chống dột bên ngoài bằng mái che. Thậm chí, xã cũng phải lo “co kéo” thêm vì dự kiến kinh phí cho các hạng mục này lên đến 500 triệu đồng. Năm 2012, khi bão đổ về khiến gian thờ giữa bị sụp mái, xã cũng đã phải hỗ trợ tiền lợp mái tôn để che tạm. Cứ vá víu thế này rồi cũng chẳng biết đình sẽ ra sao...”, Chủ tịch xã chia sẻ. Trả lời câu hỏi của phóng viên vì sao lại ứng xử với di tích quốc gia đang “kêu cứu” một cách chậm trễ đến vậy, chính quyền xã phân bua, theo quy trình buộc phải có phương án thiết kế được phê duyệt thì mới có thể rút tiền để triển khai thi công. Tuy nhiên, theo ghi nhận của chúng tôi, kể từ thời điểm phân bổ kinh phí đến nay cũng đã hơn một năm và kể từ khi tiền được chuyển về xã cũng đã gần 7 tháng, công việc triển khai để “cứu” một di tích quốc gia vẫn đang ì ạch, thậm chí có dấu hiệu “giậm chân tại chỗ”. Đây đồng thời cũng là một dấu hỏi lớn được đặt ra đối với công tác quản lý di tích trên địa bàn. Ông Vũ Văn Vương, đại diện người dân thôn Thần Quy kiến nghị, ngôi làng dù có địa giới hành chính rộng nhưng người dân đa số làm nghề nông, cuộc sống nghèo khó. Vì vậy, để quyên đủ kinh phí “cứu” đình là khó khăn, nan giải. Người dân thôn Thần Quy vì vậy chỉ có thể trông chờ sự hỗ trợ, giúp đỡ của chính quyền các cấp. Câu chuyện kinh phí để trùng tu đình Thần Quy quả thực như “tiền vào nhà khó...”. Trưởng thôn Trịnh Văn Thang cho biết, sau khi được công nhận là di tích lịch sử, văn hóa quốc gia, cấp trên đã cử một công ty chuyên tư vấn thiết kế về nghiên cứu, xây dựng dự án trùng tu tôn tạo. Dự kiến tổng kinh phí trùng tu toàn khuôn viên ngôi đình thời điểm đó là 17 tỉ đồng. Nhưng từ đó đến nay, dự án vẫn chưa có dấu hiệu được tiếp tục triển khai. Cũng theo cam kết của chính quyền xã Minh Tân, dự kiến trong quý III năm nay sẽ hoàn thành việc chống sập cho đình Thần Quy. Thế nhưng, với những gì đang diễn ra trước mắt thì nỗi lo lắng “khai tử” ngôi đình, một di tích quốc gia với nhiều dấu ấn kiến trúc độc đáo vẫn không thể nguôi ngoai. Rõ ràng, so với mức kinh phí dự kiến lên đến 17 tỉ đồng để trùng tu tổng thể ngôi đình thì số tiền thực tế địa phương có được chẳng khác nào “gió vào nhà trống”. Loay hoay, vá víu... âu cũng là điều không khó hiểu. Bài, ảnh: Hoàng Nguyên, Báo Tiền Phong Anh Thư, Báo Văn Hóa Ngay tại Thủ đô, ngôi đình cổ Đình Thần Quy đã được Bộ VHTTDL công nhận là Di tích lịch sử, kiến trúc nghệ thuật cấp quốc gia năm 1997 đang bị xuống cấp trầm trọng do thiếu sự quan tâm trong công tác đầu tư, bảo tồn và tôn tạo di tích. Cám cảnh ngôi đình cổ Đình làng Thần Quy, tọa lạc tại đội 11 – thôn Thần Quy – xã Minh Tân – huyện Phú Xuyên – Hà Nội. Đến Đình Thần Quy, chúng tôi “choáng ngợp” trước vẻ đẹp của không gian và địa thế của đình. Như bao ngôi đình cổ ở Việt Nam, phía trước Đình Thần Quy cũng là hình ảnh cây đa, bến nước. Nhưng cái đặc biệt của Đình Thần Quy là bến nước rất rộng, hai cây đa trước cổng đình cũng có tuổi đời trên trăm năm, tỏa bóng mát một vùng. Đình Thần Quy dù có thể sập bất cứ lúc nào và bị bỏ hoang, nhưng vẫn giữ được nét kiến trúc đẹp của một ngôi đình đã được Bộ VHTTDL xếp hạng Di tích lịch sử, kiến trúc nghệ thuật cấp quốc gia với cổng tam quan (ba cổng) độc đáo. Đình Thần Quy bị bỏ hoang, đầy sân cỏ mọcTheo lời của ông Vũ Văn Vương (65 tuổi)- thôn Thần Quy, xã Minh Tân- người được giao giữ chìa khóa Đình Thần Quy cho biết, theo lời cha ông truyền lại, đình được xây dựng từ thời nhà Lý và hiện đình còn giữ được Sắc phong từ thời nhà Lý. Tuy nhiên, hiện ngôi đình cổ này đã bị sập hai bên mái. Các cột đình bị mối mọt đục lở lói. Khuôn viên hơn 9000 m2 sân đình sụt lún, cỏ dại mọc đầy. Ông Vũ Văn Vương chia sẻ: “Chính quyền quán triệt chúng tôi không được mở cửa đình do sợ đình có thể sập bất cứ lúc nào, cám cảnh lắm, ngày rằm, mồng một bà con có nhu cầu lễ thánh vẫn đề nghị mở cửa cho vào, nhưng nếu trời mưa thì tôi không dám mở cửa. Dân chúng tôi không có tiền để sửa, không biết làm sao”. Theo ông Trịnh Văn Thang- Trưởng thôn Thần Quy cho biết, hàng chục năm nay, Đình Thần Quy đã xuống cấp và không được quan tâm, đầu tư tôn tạo. Do vậy, từ năm 2006 đến nay, người dân thôn Thần Quy đã không tổ chức lễ hội hàng năm do không còn nơi sinh hoạt tâm linh, lễ thánh. Cảnh đổ nát trong đình Thần QuyChỉ chống sập, không trùng tu Ông Thang cũng cho biết, từ năm 2014, xã đã làm tờ trình, báo cáo Sở VHTT, báo cáo UBND TP về sự xuống cấp của đình. Lúc đó, UBND huyện Phú Xuyên đã có đưa công ty tư vấn thiết kế về lập dự án nhưng kinh phí trùng tu đưa ra dự toán tổng khuôn viên công trình là 17 tỷ. Tuy nhiên từ đó đến nay không thấy gì. “Chúng tôi thấy tủi hổ lắm vì khả năng vốn không đáp ứng được. Năm 2014 sập mái, UBND xã đã cho hỗ trợ kinh phí cho mái tôn chống dột. Nhưng giờ toàn bộ mái, dui, kèo đều đã bị mối mọt hết, bất cứ lúc nào cũng có thể bị sập”- ông Thang chia sẻ. Theo thông tin từ Phòng văn hóa huyện Phú Xuyên, cuối năm 2016, UBND huyện Phú Xuyên đã giải ngân số tiền hơn 4,1 tỉ đồng do UBND TP cấp cho việc duy tu, sửa chữa, chống xuống cấp di tích lịch sử trên địa bàn huyện năm 2016. Số tiền phân bổ cho UBND xã Minh Tân là 400 triệu để chống sập Đình Thần Quy. Tuy nhiên hiện nay, xã chưa triển khai thực hiện được việc chống sập này. Ngôi đình với kiến trúc độc đáo đang bị đe dọa đổ sập bất cứ lúc nào Lý giải với chúng tôi, ông Tô Văn Thanh, Chủ tịch UBND xã Minh Tân cho biết: Cuối năm 2016, Xã Minh Tân được UBND huyện cấp 400 triệu để tu bổ Đình Thần Quy, xã đã thuê đơn vị tư vấn lập hồ sơ thiết kế. Sau khi hồ sơ được các phòng chức năng phê duyệt sẽ xúc tiến thi công chống sập. Ông Thanh cũng cam kết trong quý III năm nay, sẽ hoàn thành việc chống sập cho Đình Thần Quy. “Chúng tôi có 400 triệu và 35 triệu do nhân dân đóng góp, sẽ thiết kế, chống sập bên trong, lợp mái tôn bên ngoài. Tuy nhiên, dự toán số tiền để chống sập cấp thiết cho di tích này phải hơn 500 triệu. Nguồn vốn của xã chưa đủ nhưng chúng tôi sẽ tiếp tục vận động nhân dân đóng góp để chống sập”- ông Thanh khẳng định. Với ngôi đình cổ mục nát, số tiền 400 triệu dường như chỉ là “muối bỏ bể” nếu muốn trùng tu, tôn tạo toàn bộ. Để cứu ngôi đình cổ Thần Quy, cần phải có sự vào cuộc quyết liệt của các cấp quản lý văn hóa của Hà Nội, đặc biệt là Sở VHTT Hà Nội. Tuy nhiên, trong tuần qua, chúng tôi liên hệ để chia sẻ thông tin về thực trạng đình Thần Quy và hỏi các đơn vị chức năng có nắm được vấn đề ngôi đình cổ này sắp sập hay không thì đều nhận được thông tin cho biết không có báo cáo. Phía Ban quản lý di tích và danh thắng Hà Nội, bà Trưởng ban Nguyễn Thị Hòa cũng cho biết, không có đình Thần Quy trong danh mục cấp vốn trùng tu của Hà Nội. Rõ ràng, không chỉ bài toán kinh phí là nguyên nhân chính dẫn đến sự xuống cấp của đình Thần Quy. Sự thiếu quan tâm của chính quyền các cấp địa phương và người dân cũng góp phần khiến một di sản có giá trị nằm ngay giữa Thủ đô đang có nguy cơ bị xóa sổ bất cứ lúc nào. Tiền vào nhà khó... Theo ông Nguyễn Tùng Lâm, Trưởng Phòng VHTT huyện Phú Xuyên, từ tháng 6.2016, UBND huyện Phú Xuyên đã tiến hành phân bổ kinh phí duy tu, sửa chữa, chống xuống cấp cho các di tích lịch sử trên địa bàn huyện. Tổng kinh phí hơn 4,1 tỉ đồng được phân bổ cho 12 di tích, trong đó số tiền phân về cho di tích Đình Thần Quy là 400 triệu đồng. “Với phương châm Nhà nước và nhân dân cùng làm, dự kiến tổng kinh phí cho các hạng mục chống xuống cấp, duy tu di tích khoảng 1,1 tỉ đồng. Ngoài 400 triệu được phân bổ thì xã, thôn cần huy động thêm 700 triệu. Tuy nhiên, nguồn kinh phí huy động nhân dân đóng góp không đủ nên huyện chỉ đạo rút các hạng mục tu sửa lại, kinh phí 400 triệu sẽ tập trung để chống sập, chống dột cấp thiết cho di tích...”, ông Lâm cho biết. Tuy nhiên cho đến thời điểm này, đình làng Thần Quy vẫn đang đối diện với nguy cơ đổ sập bất cứ khi nào. Ông Thanh cho biết, vào cuối năm 2016, số tiền 400 triệu đồng đã được chuyển về tài khoản của xã. Tiền huy động thêm trong dân chỉ được 35 triệu đồng. Hiện chính quyền xã, thôn đang chỉ đạo một đơn vị tư vấn chống sập thiết kế phương án cho đình Thần Quy, dự kiến đến đầu tháng 8 sẽ thi công. “Kinh phí 435 triệu đồng chỉ đủ để chống sập bên trong, chống dột bên ngoài bằng mái che. Thậm chí, xã cũng phải lo “co kéo” thêm vì dự kiến kinh phí cho các hạng mục này lên đến 500 triệu đồng. Năm 2012, khi bão đổ về khiến gian thờ giữa bị sụp mái, xã cũng đã phải hỗ trợ tiền lợp mái tôn để che tạm. Cứ vá víu thế này rồi cũng chẳng biết đình sẽ ra sao...”, Chủ tịch xã chia sẻ. Trả lời câu hỏi của phóng viên vì sao lại ứng xử với di tích quốc gia đang “kêu cứu” một cách chậm trễ đến vậy, chính quyền xã phân bua, theo quy trình buộc phải có phương án thiết kế được phê duyệt thì mới có thể rút tiền để triển khai thi công. Tuy nhiên, theo ghi nhận của chúng tôi, kể từ thời điểm phân bổ kinh phí đến nay cũng đã hơn một năm và kể từ khi tiền được chuyển về xã cũng đã gần 7 tháng, công việc triển khai để “cứu” một di tích quốc gia vẫn đang ì ạch, thậm chí có dấu hiệu “giậm chân tại chỗ”. Đây đồng thời cũng là một dấu hỏi lớn được đặt ra đối với công tác quản lý di tích trên địa bàn. Ông Vũ Văn Vương, đại diện người dân thôn Thần Quy kiến nghị, ngôi làng dù có địa giới hành chính rộng nhưng người dân đa số làm nghề nông, cuộc sống nghèo khó. Vì vậy, để quyên đủ kinh phí “cứu” đình là khó khăn, nan giải. Người dân thôn Thần Quy vì vậy chỉ có thể trông chờ sự hỗ trợ, giúp đỡ của chính quyền các cấp. Câu chuyện kinh phí để trùng tu đình Thần Quy quả thực như “tiền vào nhà khó...”. Trưởng thôn Trịnh Văn Thang cho biết, sau khi được công nhận là di tích lịch sử, văn hóa quốc gia, cấp trên đã cử một công ty chuyên tư vấn thiết kế về nghiên cứu, xây dựng dự án trùng tu tôn tạo. Dự kiến tổng kinh phí trùng tu toàn khuôn viên ngôi đình thời điểm đó là 17 tỉ đồng. Nhưng từ đó đến nay, dự án vẫn chưa có dấu hiệu được tiếp tục triển khai. Cũng theo cam kết của chính quyền xã Minh Tân, dự kiến trong quý III năm nay sẽ hoàn thành việc chống sập cho đình Thần Quy. Thế nhưng, với những gì đang diễn ra trước mắt thì nỗi lo lắng “khai tử” ngôi đình, một di tích quốc gia với nhiều dấu ấn kiến trúc độc đáo vẫn không thể nguôi ngoai. Rõ ràng, so với mức kinh phí dự kiến lên đến 17 tỉ đồng để trùng tu tổng thể ngôi đình thì số tiền thực tế địa phương có được chẳng khác nào “gió vào nhà trống”. Loay hoay, vá víu... âu cũng là điều không khó hiểu. Bài, ảnh: Hoàng Nguyên, Báo Tiền PhongAnh Thư, Báo Văn Hóa Trở về đầu trang Đình Thần Quy đổ nát chờ sập 1.833333 Tổng số:6 lượt 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10