Hải Phòng: Khai thác du lịch lễ hội, nâng sức cạnh tranh cho điểm đến Hải Phòng: Khai thác du lịch lễ hội, nâng sức cạnh tranh cho điểm đến Trong những năm gần đây, các lễ hội, di tích ở TP Hải Phòng được đánh giá là một tiềm năng, thế mạnh lớn về văn hóa tâm linh cho ngành du lịch địa phương và của cả vùng Đông Bắc. Quảng bá du lịch qua lễ hội truyền thống Trong sự phát triển của du lịch Hải Phòng, tiềm năng du lịch văn hóa tâm linh là rất lớn và được chú trọng khai thác. Theo thống kê của Sở Văn hoá và Thể thao Hải Phòng, hiện trên địa bàn TP Hải Phòng hiện có 116 di tích cấp quốc gia, 2 di tích quốc gia đặc biệt, bao gồm di tích lịch sử, văn hoá và kiến trúc nghệ thuật, có tuổi đời từ 500 đến 700 năm và 10 di sản văn hóa phi vật thể quốc gia. Các lễ hội và di tích ở Hải Phòng là một tiềm năng, thế mạnh lớn về văn hóa tâm linh cho ngành du lịch địa phương và của cả vùng Đông Bắc. Du khách đến dự lễ hội Đảo Dấu, Đồ Sơn Gắn với 10 di sản này có tới 9 lễ hội được công nhận là Di sản Văn hóa phi vật thể Quốc gia. Ngoài ra, trên địa bàn thành phố có khoảng 500 lễ hội quy mô khác nhau. Cùng với các lễ hội được công nhận là Di sản Văn hóa phi vật thể Quốc gia, các lễ hội khác được tổ chức trên địa bàn TP Hải Phòng luôn là những hoạt động ý nghĩa bồi đắp giá trị văn hóa, lịch sử đối với người dân TP Hải Phòng. Đồng thời, góp phần khẳng định hình ảnh một thành phố năng động, thích ứng linh hoạt, phát triển trong giai đoạn hiện nay đến với bạn bè trong nước, quốc tế. Mới đây, tại huyện Vĩnh Bảo đã tổ chức lễ hội kỷ niệm 438 năm ngày mất Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm tại Khu di tích quốc gia đặc biệt Đền thờ Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm. Lễ hội đã thu hút đông đảo du khách thập phương đến dự hội. Lễ hội được tổ chức nhằm tuyên truyền, giới thiệu về thân thế, sự nghiệp, công lao của Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm, khơi dậy niềm tự hào dân tộc, phát huy các giá trị văn hóa truyền thống, giá trị của di tích. Qua đó, góp phần giáo dục tình yêu quê hương đất nước, giáo dục truyền thống văn hóa, tinh thần hiếu học cho các thế hệ học sinh, sinh viên và nhân dân; thúc đẩy du lịch địa phương phát triển. Du khách đến dự lễ hội Đền Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm Ông Phạm Ngọc Điệp - Trưởng phòng Văn hoá và Thông tin huyện Vĩnh Bảo, TP Hải Phòng cho biết: “Năm 2015, tại khu di tích đền thờ Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm được nhà nước công nhận là di tích quốc gia đặc biệt. Từ đó, lượng du khách biết và về với khu di tích ngày một đông hơn. Đến thời điểm này, khu di tích đã đón 1,5 triệu lượt khách, con số này tăng gấp 5 lần so với năm 2015”. Còn theo ông Phạm Văn Toàn - Du khách đến từ Thái Bình chia sẻ: “Hàng năm, cứ vào dịp lễ hội đền Trạng Trình, kỷ niệm ngày mất của Danh nhân văn hóa Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm, tôi lại cho các con đến đây để dâng hương, tìm hiểu về cuộc đời, sự nghiệp một vị danh nhân văn hoá, nhà giáo lỗi lạc của dân tộc”. Đảm bảo “lượng” đi liền với “chất” Theo ông Hà Văn Siêu - Phó Cục trưởng Cục Du lịch Quốc gia Việt Nam nhận định, một trong những xu hướng nổi bật của du lịch toàn cầu sau đại dịch là du lịch bền vững và có trách nhiệm. Phát triển du lịch không chỉ đóng góp cho sự tăng trưởng kinh tế -xã hội, mang lại lợi ích cho doanh nghiệp và tạo sinh kế cho cộng đồng, mà còn góp phần bảo tồn các giá trị văn hóa, tài nguyên thiên nhiên của điểm đến. Với nền văn hóa đa dạng, vừa mang nét tương đồng, vừa có sự độc đáo giữa các quốc gia thành viên, nhất là hệ thống lễ hội truyền thống và đương đại phong phú, giàu màu sắc, khu vực ASEAN đang sở hữu nguồn tài nguyên du lịch dồi dào, quý giá để có thể khai thác thành sản phẩm thế mạnh, tạo sự khác biệt cho hình ảnh điểm đến. Trên địa bàn TP Hải Phòng hiện có 116 di tích cấp quốc gia, 2 di tích quốc gia đặc biệt Còn tại TP Hải Phòng, theo UBND TP Hải Phòng, các hoạt động trong lễ hội sẽ khắc họa, quảng bá với du khách trong và ngoài nước hình ảnh một thành phố ven biển, nằm ở trung tâm vùng Đồng bằng Duyên hải phía Bắc, đầu mối giao thông quan trọng, cửa chính ra biển, đóng vai trò đặc biệt quan trọng trong sự phát triển của vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ. Việc phát triển du lịch lễ hội trên cơ sở khai thác các giá trị văn hoá, lịch sử của địa phương sẽ là đòn bẩy để TP Hải Phòng hướng tới phát triển du lịch bền vững. Theo ông Nguyễn Nam Phương - Phó Giám đốc Vietravel Hải Phòng cho biết: “Chúng tôi cũng đang phát triển sản phẩm du lịch điểm đến với khám phá văn hoá, huy động được nguồn lực để xây dựng du lịch Hải Phòng gắn với việc đăng cai tổ chức các sự kiện văn hoá, lễ hội trong nước và quốc tế. Chúng tôi thấy được vai trò của mình như một sợi dây gắn kết khách hàng, các điểm đến tại địa phương. TP Hải Phòng hội tụ đầu đủ các điều kiện, yếu tố thuận lợi cho việc phát triển du lịch nói chung và phát triển du lịch bền vững nói riêng”. Mặc dù, thời gian qua, loại hình du lịch gắn với lễ hội đã từng bước phát triển tại TP Hải Phòng. Địa phương này cũng đã xây dựng nhiều sản phẩm du lịch mới gắn với các lễ hội, di tích lịch sử; một số lễ hội đã trở thành thương hiệu của địa phương song việc phát triển du lịch lễ hội vẫn chưa tương xứng với tiềm năng vốn có. Và nếu so với những sản phẩm du lịch khác trong khu vực thì còn hạn chế về tính cạnh tranh. “Lượng” là số lượt du khách thăm quan các điểm du lịch tâm linh qua các dịp lễ hội tăng cao, nhưng “chất” là số tiền chi tiêu trung bình mỗi lượt du khách lại không được như kỳ vọng. Đơn cử như tại huyện Vĩnh Bảo, hơn 90% khách du lịch khi đến huyện Vĩnh Bảo chỉ tìm đến Khu di tích Đền thờ Trạng Trình, nhưng doanh thu từ dịch vụ du lịch này còn hạn chế. Theo ông Hoàng Tuấn Anh - Phó Chủ tịch Thường trực Hiệp hội Du lịch Hải Phòng, lượng khách thăm quan Khu di tích Đền thờ Trạng Trình chủ yếu là học sinh, sinh viên và người dân địa phương đến vãn cảnh, thắp hương tri ân, tưởng nhớ Trạng Trình với mức chi tiêu khá thấp. Du khách chủ yếu đến theo kiểu “chớp nhoáng” trong 2 - 3 tiếng nên mức chi tiêu cũng hạn chế. Đối với du khách muốn lưu trú, cơ sở hạ tầng phục vụ du lịch, như cơ sở lưu trú, ăn uống, giải trí, của địa phương chưa đáp ứng được, nhất là đối với khách có mức chi tiêu cao như khách du lịch nước ngoài. Cũng theo ông Hoàng Tuấn Anh, TP Hải Phòng cần quan tâm, đầu tư xây dựng hệ thống cơ sở hạ tầng du lịch phụ trợ một cách đồng bộ để thu hút khách du lịch lưu trú. Tăng cường tuyên truyền, quảng bá thu hút bộ phận du khách có mức chi tiêu cao. Bên cạnh đó, các địa phương lân cận các điểm đến du lịch tâm linh cần xây dựng những tour, tuyến du lịch theo chuyên đề thu hút hơn nữa khách du lịch cũng như tăng thời gian lưu trú. Hải Ngân Tạp chí Diễn đàn Doanh nghiệp - diendandoanhnghiep.vn - Đăng ngày 11/01/2024 Trong những năm gần đây, các lễ hội, di tích ở TP Hải Phòng được đánh giá là một tiềm năng, thế mạnh lớn về văn hóa tâm linh cho ngành du lịch địa phương và của cả vùng Đông Bắc. Quảng bá du lịch qua lễ hội truyền thống Trong sự phát triển của du lịch Hải Phòng, tiềm năng du lịch văn hóa tâm linh là rất lớn và được chú trọng khai thác. Theo thống kê của Sở Văn hoá và Thể thao Hải Phòng, hiện trên địa bàn TP Hải Phòng hiện có 116 di tích cấp quốc gia, 2 di tích quốc gia đặc biệt, bao gồm di tích lịch sử, văn hoá và kiến trúc nghệ thuật, có tuổi đời từ 500 đến 700 năm và 10 di sản văn hóa phi vật thể quốc gia. Các lễ hội và di tích ở Hải Phòng là một tiềm năng, thế mạnh lớn về văn hóa tâm linh cho ngành du lịch địa phương và của cả vùng Đông Bắc. Du khách đến dự lễ hội Đảo Dấu, Đồ Sơn Gắn với 10 di sản này có tới 9 lễ hội được công nhận là Di sản Văn hóa phi vật thể Quốc gia. Ngoài ra, trên địa bàn thành phố có khoảng 500 lễ hội quy mô khác nhau. Cùng với các lễ hội được công nhận là Di sản Văn hóa phi vật thể Quốc gia, các lễ hội khác được tổ chức trên địa bàn TP Hải Phòng luôn là những hoạt động ý nghĩa bồi đắp giá trị văn hóa, lịch sử đối với người dân TP Hải Phòng. Đồng thời, góp phần khẳng định hình ảnh một thành phố năng động, thích ứng linh hoạt, phát triển trong giai đoạn hiện nay đến với bạn bè trong nước, quốc tế. Mới đây, tại huyện Vĩnh Bảo đã tổ chức lễ hội kỷ niệm 438 năm ngày mất Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm tại Khu di tích quốc gia đặc biệt Đền thờ Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm. Lễ hội đã thu hút đông đảo du khách thập phương đến dự hội. Lễ hội được tổ chức nhằm tuyên truyền, giới thiệu về thân thế, sự nghiệp, công lao của Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm, khơi dậy niềm tự hào dân tộc, phát huy các giá trị văn hóa truyền thống, giá trị của di tích. Qua đó, góp phần giáo dục tình yêu quê hương đất nước, giáo dục truyền thống văn hóa, tinh thần hiếu học cho các thế hệ học sinh, sinh viên và nhân dân; thúc đẩy du lịch địa phương phát triển. Du khách đến dự lễ hội Đền Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm Ông Phạm Ngọc Điệp - Trưởng phòng Văn hoá và Thông tin huyện Vĩnh Bảo, TP Hải Phòng cho biết: “Năm 2015, tại khu di tích đền thờ Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm được nhà nước công nhận là di tích quốc gia đặc biệt. Từ đó, lượng du khách biết và về với khu di tích ngày một đông hơn. Đến thời điểm này, khu di tích đã đón 1,5 triệu lượt khách, con số này tăng gấp 5 lần so với năm 2015”. Còn theo ông Phạm Văn Toàn - Du khách đến từ Thái Bình chia sẻ: “Hàng năm, cứ vào dịp lễ hội đền Trạng Trình, kỷ niệm ngày mất của Danh nhân văn hóa Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm, tôi lại cho các con đến đây để dâng hương, tìm hiểu về cuộc đời, sự nghiệp một vị danh nhân văn hoá, nhà giáo lỗi lạc của dân tộc”. Đảm bảo “lượng” đi liền với “chất” Theo ông Hà Văn Siêu - Phó Cục trưởng Cục Du lịch Quốc gia Việt Nam nhận định, một trong những xu hướng nổi bật của du lịch toàn cầu sau đại dịch là du lịch bền vững và có trách nhiệm. Phát triển du lịch không chỉ đóng góp cho sự tăng trưởng kinh tế -xã hội, mang lại lợi ích cho doanh nghiệp và tạo sinh kế cho cộng đồng, mà còn góp phần bảo tồn các giá trị văn hóa, tài nguyên thiên nhiên của điểm đến. Với nền văn hóa đa dạng, vừa mang nét tương đồng, vừa có sự độc đáo giữa các quốc gia thành viên, nhất là hệ thống lễ hội truyền thống và đương đại phong phú, giàu màu sắc, khu vực ASEAN đang sở hữu nguồn tài nguyên du lịch dồi dào, quý giá để có thể khai thác thành sản phẩm thế mạnh, tạo sự khác biệt cho hình ảnh điểm đến.Trên địa bàn TP Hải Phòng hiện có 116 di tích cấp quốc gia, 2 di tích quốc gia đặc biệt Còn tại TP Hải Phòng, theo UBND TP Hải Phòng, các hoạt động trong lễ hội sẽ khắc họa, quảng bá với du khách trong và ngoài nước hình ảnh một thành phố ven biển, nằm ở trung tâm vùng Đồng bằng Duyên hải phía Bắc, đầu mối giao thông quan trọng, cửa chính ra biển, đóng vai trò đặc biệt quan trọng trong sự phát triển của vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ. Việc phát triển du lịch lễ hội trên cơ sở khai thác các giá trị văn hoá, lịch sử của địa phương sẽ là đòn bẩy để TP Hải Phòng hướng tới phát triển du lịch bền vững. Theo ông Nguyễn Nam Phương - Phó Giám đốc Vietravel Hải Phòng cho biết: “Chúng tôi cũng đang phát triển sản phẩm du lịch điểm đến với khám phá văn hoá, huy động được nguồn lực để xây dựng du lịch Hải Phòng gắn với việc đăng cai tổ chức các sự kiện văn hoá, lễ hội trong nước và quốc tế. Chúng tôi thấy được vai trò của mình như một sợi dây gắn kết khách hàng, các điểm đến tại địa phương. TP Hải Phòng hội tụ đầu đủ các điều kiện, yếu tố thuận lợi cho việc phát triển du lịch nói chung và phát triển du lịch bền vững nói riêng”. Mặc dù, thời gian qua, loại hình du lịch gắn với lễ hội đã từng bước phát triển tại TP Hải Phòng. Địa phương này cũng đã xây dựng nhiều sản phẩm du lịch mới gắn với các lễ hội, di tích lịch sử; một số lễ hội đã trở thành thương hiệu của địa phương song việc phát triển du lịch lễ hội vẫn chưa tương xứng với tiềm năng vốn có. Và nếu so với những sản phẩm du lịch khác trong khu vực thì còn hạn chế về tính cạnh tranh. “Lượng” là số lượt du khách thăm quan các điểm du lịch tâm linh qua các dịp lễ hội tăng cao, nhưng “chất” là số tiền chi tiêu trung bình mỗi lượt du khách lại không được như kỳ vọng. Đơn cử như tại huyện Vĩnh Bảo, hơn 90% khách du lịch khi đến huyện Vĩnh Bảo chỉ tìm đến Khu di tích Đền thờ Trạng Trình, nhưng doanh thu từ dịch vụ du lịch này còn hạn chế. Theo ông Hoàng Tuấn Anh - Phó Chủ tịch Thường trực Hiệp hội Du lịch Hải Phòng, lượng khách thăm quan Khu di tích Đền thờ Trạng Trình chủ yếu là học sinh, sinh viên và người dân địa phương đến vãn cảnh, thắp hương tri ân, tưởng nhớ Trạng Trình với mức chi tiêu khá thấp. Du khách chủ yếu đến theo kiểu “chớp nhoáng” trong 2 - 3 tiếng nên mức chi tiêu cũng hạn chế. Đối với du khách muốn lưu trú, cơ sở hạ tầng phục vụ du lịch, như cơ sở lưu trú, ăn uống, giải trí, của địa phương chưa đáp ứng được, nhất là đối với khách có mức chi tiêu cao như khách du lịch nước ngoài. Cũng theo ông Hoàng Tuấn Anh, TP Hải Phòng cần quan tâm, đầu tư xây dựng hệ thống cơ sở hạ tầng du lịch phụ trợ một cách đồng bộ để thu hút khách du lịch lưu trú. Tăng cường tuyên truyền, quảng bá thu hút bộ phận du khách có mức chi tiêu cao. Bên cạnh đó, các địa phương lân cận các điểm đến du lịch tâm linh cần xây dựng những tour, tuyến du lịch theo chuyên đề thu hút hơn nữa khách du lịch cũng như tăng thời gian lưu trú. Hải Ngân Tạp chí Diễn đàn Doanh nghiệp - diendandoanhnghiep.vn - Đăng ngày 11/01/2024 Trở về đầu trang Hải Phòng du lịch lễ hội 0 Tổng số: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10