Hải Phòng tập trung giải quyết tồn tại đất đai để phát triển du lịch Đồ Sơn Hải Phòng tập trung giải quyết tồn tại đất đai để phát triển du lịch Đồ Sơn Trước nhiều vi phạm trong quản lý, sử dụng đất đai khiến khu du lịch Đồ Sơn nhếch nhác và mất dần vị thế trên bản đồ du lịch trong nước và quốc tế, thành phố Hải Phòng đang có những động thái tích cực trong xử lý, chỉnh trang, tạo sức hút đầu tư phát triển hạ tầng nhằm “đánh thức” tiềm năng, lợi thế trong phát triển ngành “công nghiệp không khói”. Chủ tịch thành phố Hải Phòng cùng các ngành chức năng và quận Đồ Sơn đi thị sát để giải quyết những tồn tại về quản lý, sử dụng đất đai phục vụ phát triển du lịch Đồ Sơn. Theo Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố Hải Phòng Nguyễn Văn Tùng, Nghị quyết 45 của Bộ Chính trị về xây dựng và phát triển thành phố Hải Phòng đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045, Nghị quyết Đại hội 16 Đảng bộ thành phố và Quy hoạch chung thành phố Hải Phòng đến năm 2040, tầm nhìn đến 2050 đều xác định mục tiêu xây dựng Đồ Sơn cùng với Cát Bà phát triển thành trung tâm du lịch quốc tế. Hiện tại, ngoại trừ “điểm sáng” là Khu du lịch quốc tế Đồi Rồng được Tập đoàn Geleximco đầu tư xây dựng mới, thì hạ tầng Khu du lịch cũ của Đồ Sơn đang “xuống cấp” một cách thê thảm, nhếch nhác và không còn là điểm đến ưa thích của du khách trong và ngoài nước. Hiện tại, ngoại trừ “điểm sáng” là Khu du lịch quốc tế Đồi Rồng được Tập đoàn Geleximco đầu tư xây dựng mới, thì hạ tầng Khu du lịch cũ của Đồ Sơn đang “xuống cấp” một cách thê thảm, nhếch nhác và không còn là điểm đến ưa thích của du khách trong và ngoài nước. Nhiều diện tích đất trong khu du lịch bị bỏ hoang. Với quyết tâm “đánh thức” tình trạng “ngủ đông” của hoạt động du lịch, để Đồ Sơn phát triển, khẳng định vị trí của mình trên bản đồ du lịch quốc tế, thành phố Hải Phòng đã chỉ đạo quận Đồ Sơn và các ngành chức năng thực hiện rà soát toàn bộ công tác quản lý đất đai, xây dựng, cơ sở hạ tầng và hoạt động của các cơ sở kinh doanh du lịch tại đây để có phương án xử lý. Trong đó, thành phố Hải Phòng tập trung giải quyết những tồn tại, sai phạm trong quản lý, sử dụng đất đai, kiên quyết xử lý các vi phạm, giải tỏa các điểm nhếch nhác, không phù hợp để chỉnh trang hạ tầng du lịch; với các diện tích phù hợp phát triển du lịch, thành phố sẽ thực hiện giải phóng mặt bằng và lập hồ sơ để đấu giá quyền sử dụng đất phát triển du lịch theo quy định. Nhiều công trình tài sản công để xập xệ, hư hỏng, không sử dụng. Theo Chủ tịch Ủy ban nhân dân quận Đồ Sơn Trần Khắc Kiên, tại khu đất thuộc Khu 1 Đồ Sơn từ khách sạn Hoa Phượng đến giáp khu đất Trung tâm Hội nghị và đào tạo cán bộ công đoàn có 6 vị trí với tổng diện tích hơn 23 nghìn m2 hiện do quận Đồ Sơn, phường Hải Sơn, Công ty cổ phần ACS Việt Nam và Công ty cổ phần công trình công cộng và dịch vụ du lịch Hải Phòng quản lý. Trong đó, các diện tích được địa phương (trước đây) giao cho Trung tâm Dịch vụ du lịch và Quản lý di tích lịch sử của quận quản lý đã cho 8 hộ thuê là điểm kinh doanh dịch vụ và để hoang; khu đất 9.380m2 do phường Hải Sơn quản lý đã có 33 công trình vi phạm và có 24 hộ đang sử dụng làm nhà ở, cho thuê trọ; riêng hơn 800m2 đất do Công ty cổ phần ACS Việt Nam đã đề nghị xin trả lại do không còn nhu cầu sử dụng… Các khu đất được chia lẻ cho thuê dựng lều quán nhếch nhác trong khu du lịch Đồ Sơn. Cùng với đó, tại Khu 2 Đồ Sơn có 60 điểm kinh doanh đều là đất được các cơ quan của Đồ Sơn trước đây ký hợp đồng cho thuê có thời hạn, hiện đều đã hết hạn hợp đồng thuê từ lâu. Trong đó, tại khu Cây Dừa có 14 hộ thuê hơn 2.400m2 mặt bằng tạm thời theo từng năm một để kinh doanh dịch vụ, nhưng các hộ đã lấn chiếm thêm hơn 1.700m2; khu 203 có 27 hộ thuê mặt bằng tạm thời từng năm một và 7 hộ sử dụng đất nhưng không có hợp đồng thuê… Và thực tế trên các diện tích trên, các hộ thuê đều xây dựng các nhà hàng, nhà nghỉ kiên cố 3-4 tầng, nhiều hộ đã chuyển nhượng và tự chia tách điểm kinh doanh… Nhiều hộ đã tự ý lấn chiếm mặt biển để xây dựng công trình trái phép trong khu du lịch. Ông Đinh Xuân Nhật, chủ nhà hàng Anh Đức cho hay, ông và gia đình đã thuê đất và kinh doanh tại khu Cây Dừa đã 30 năm nay. Nay thành phố có chủ trương cải tạo, chỉnh trang để du lịch Đồ Sơn phát triển là đúng đắn. Ông sẵn sàng ủng hộ chương trình này, chỉ mong thành phố, các ngành chức năng và chủ đầu tư mới của khu đất tính toán bồi thường, hỗ trợ công sức của các hộ kinh doanh bỏ ra đầu tư, tôn tạo để bảo đảm đời sống và an sinh cho gia đình. Bà Nguyễn Thị Châm, chủ nhà nghỉ Lan Anh tại khu 203 chia sẻ, bà cũng như nhiều hộ kinh doanh khác đều ủng hộ chủ trương chỉnh trang, phát triển du lịch của thành phố và quận Đồ Sơn. Tuy nhiên, bà đề nghị chính quyền và các cơ quan chức năng cũng cần tính toán đền bù, hỗ trợ để các hộ đỡ thiệt thòi, nhất là những người có hoàn cảnh khó khăn, tiền bạc và nhà ở đều đã đưa vào ngân hàng cầm cố để vay vốn đầu tư kinh doanh… Chủ tịch thành phố Hải Phòng đối thoại với đại diện các hộ kinh doanh. Ngày 24/11, Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố Hải Phòng cùng các ngành chức năng thành phố, quận Đồ Sơn đã đi thị sát thực địa toàn bộ các khu vực trên và đối thoại với đông đảo đại diện các hộ kinh doanh tại khu vực này để có phương án giải quyết dứt điểm. Chủ tịch thành phố Hải Phòng Nguyễn Văn Tùng đã lắng nghe ý kiến của các hộ kinh doanh, ý kiến của chính quyền địa phương, các ngành chức năng và thống nhất chủ trương xử lý mặt bằng, lập hồ sơ để đấu giá quyền sử dụng đất đối với 3 khu đất trên địa bàn Đồ Sơn vào mục đích phát triển du lịch theo Điều chỉnh Quy hoạch chung thành phố Hải Phòng đến năm 2040, tầm nhìn đến năm 2050 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 323/QĐ-TTg ngày 30/3/2023. Các hộ kinh doanh bày tỏ tâm tư nguyện vọng tại đối thoại. Ba khu đất cần xử lý mặt bằng để đấu giá phát triển du lịch gồm: khu Vụng Xéc và khu 203 (đường kết nối vào khu Vụng Xéc) tại phường Vạn Hương có diện tích khoảng 20ha; khu đất của Trung tâm Phục hồi chức năng - Điều trị bệnh nghề nghiệp Đồ Sơn (được Thủ tướng Chính phủ chuyển giao về thành phố Hải Phòng tại Quyết định số 996/QĐ-TTg ngày 25/8/2023) và khu Cây Dừa, khu Phường Cũ tại phường Vạn Hương có diện tích khoảng hơn 3ha; khu đất từ Khách sạn Hoa Phượng đến giáp khu đất của Trung tâm Hội nghị và đào tạo cán bộ Công đoàn (Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam) tại Khu 1 Đồ Sơn có diện tích khoảng 3ha. Chủ tịch thành phố Hải Phòng khẳng định, theo hồ sơ, tài liệu cho thấy 14 hộ tại khu Cây Dừa, 11 hộ tại khu Phường Cũ, 34 hộ tại khu 203, 33 hộ tại khu Vạn Tác… đều đã vi phạm Luật Đất đai năm 1993, 2003 và năm 2013, vi phạm Luật Xây dựng năm 2003 và năm 2014; 7 hộ khu Khách sạn Hoa Phượng và khu đất quốc phòng tại Bến Nghiêng hiện một số hộ đang sử dụng kinh doanh đều vi phạm Luật Đất đai năm 2003 và 2013; Khu đất Nhà hàng Lan Hương (trước đây là Nhà nghỉ Đồ Sơn) hiện 1 hộ dân đang sử dụng là thuộc quyền quản lý, sử dụng của Ủy ban nhân dân quận Đồ Sơn. Lãnh đạo thành phố Hải Phòng và các ngành đi thị sát các khu đất hoang hóa trong khu du lịch. Ông Nguyễn Văn Tùng cũng cho rằng, Quận ủy, Ủy ban nhân dân quận Đồ Sơn đã buông lỏng công tác chỉ đạo quản lý đất đai, xây dựng và quản lý tài sản công dẫn đến nhiều cơ quan, đơn vị trực thuộc còn nhiều thiếu sót, không xử lý dứt điểm các trường hợp vi phạm pháp luật đất đai và pháp luật xây dựng. Đặc biệt, việc Ủy ban nhân dân thị xã Đồ Sơn (nay là quận Đồ Sơn), Phòng Địa chính thị xã Đồ Sơn (nay là Phòng Tài nguyên và Môi trường), Phòng Quản lý đô thị thị xã Đồ Sơn, Ủy ban nhân dân phường Vạn Hương và Trung tâm Dịch vụ và Phát triển du lịch Đồ Sơn tự ý ký hợp đồng cho thuê điểm kinh doanh, mặt bằng, Giấy phép sử dụng mặt bằng, Hợp đồng thuê điểm xây dựng, Hợp đồng hợp tác đầu tư... là vi phạm các nghị định của Chính phủ quy định về quản lý, sử dụng tài sản nhà nước. Lãnh đạo thành phố Hải Phòng, quận Đồ Sơn gặp gỡ các hộ kinh doanh tại các địa điểm thuê. Cùng với đó, Ủy ban nhân dân các phường: Vạn Hương, Hải Sơn (trước đây là Ủy ban nhân dân phường Vạn Sơn) đã thiếu trách nhiệm trong công tác quản lý đất đai, xây dựng để nhiều hộ dân vi phạm trong thời gian dài mà không xử lý kịp thời. Về kiến nghị của các hộ dân đề nghị xem xét hỗ trợ công trình, vật kiến trúc do người dân đã đầu tư xây dựng, Chủ tịch thành phố Hải Phòng cho rằng, các hộ dân sử dụng đất và tài sản trên đất đã hết thời hạn hợp đồng nhưng không trả lại đất; một số hộ đã lấn, chiếm đất công để sử dụng, xây dựng công trình không đúng quy định; không thực hiện đầy đủ nghĩa vụ tài chính đối với Nhà nước là đang vi phạm pháp luật về đất đai, xây dựng. Theo quy định của pháp luật, các trường hợp trên phải bị xử lý vi phạm hành chính, không được hỗ trợ về đất đai, công trình, tài sản. Do đó nội dung kiến nghị của các hộ dân không có cơ sở để xem xét, giải quyết. Lãnh đạo thành phố Hải Phòng đi kiểm tra các cơ sở, đơn vị trong khu du lịch Đồ Sơn. Chủ tịch thành phố Hải Phòng Nguyễn Văn Tùng yêu cầu Quận ủy Đồ Sơn cần kiểm tra, xem xét trách nhiệm của tập thể, cá nhân có liên quan đến việc quản lý, sử dụng tài sản công, ký kết các hợp đồng, giấy phép, hợp tác đầu tư... cho thuê đất, thuê mặt bằng, liên doanh liên kết không đúng quy định; để các hộ dân lấn chiếm đất đai, không xử lý dứt điểm, để các hộ dân vi phạm nhiều năm…; chỉ đạo xử lý tài sản công theo quy định. Đồng thời, lãnh đạo thành phố cũng giao Ủy ban nhân dân quận Đồ Sơn chỉ đạo rà soát, chấm dứt, hủy bỏ các văn bản của những cơ quan đã ký kết không đúng quy định; xử lý tài sản công, tài sản vật kiến trúc của các hộ dân vi phạm tại các khu vực trên, tạo mặt bằng sạch trước khi tổ chức đấu giá đối với các khu đất trên. Chủ tịch thành phố Hải Phòng chỉ đạo xử lý kiên quyết các trường hợp vi phạm trong quản lý, sử dụng đất tại khu du lịch Đồ Sơn. Cùng với đó, chính quyền quận cần rà soát, lập hồ sơ xử phạt vi phạm hành chính, lập hồ sơ cưỡng chế thực hiện quyết định xử phạt vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật đối với các hộ dân cố tình không thực hiện việc bàn giao mặt bằng; truy thu nghĩa vụ tài chính về đất đai và số lợi bất hợp pháp khác của các hộ dân theo quy định… Đối với khu đất quốc phòng tại Bến Nghiêng, thành phố sẽ hỗ trợ kinh phí cho Bộ Chỉ huy Quân sự thành phố để cải tạo, trồng cây bóng mát tạo cảnh quan khu vực Di tích lịch sử cấp Quốc gia Bến Nghiêng. Xây dựng, phát triển khu du lịch Cát Bà, Đồ Sơn, Vũ Yên trở thành trung tâm du lịch quốc tế, phát huy các giá trị di sản văn hóa lịch sử đặc biệt của Hải Phòng, đưa Hải Phòng trở thành trung tâm du lịch lớn của cả nước. Trích Nghị quyết Đại hội Đảng bộ thành phố Hải Phòng lần thứ 16 NGÔ QUANG DŨNG Nguồn: Báo Nhân Dân Trước nhiều vi phạm trong quản lý, sử dụng đất đai khiến khu du lịch Đồ Sơn nhếch nhác và mất dần vị thế trên bản đồ du lịch trong nước và quốc tế, thành phố Hải Phòng đang có những động thái tích cực trong xử lý, chỉnh trang, tạo sức hút đầu tư phát triển hạ tầng nhằm “đánh thức” tiềm năng, lợi thế trong phát triển ngành “công nghiệp không khói”. Chủ tịch thành phố Hải Phòng cùng các ngành chức năng và quận Đồ Sơn đi thị sát để giải quyết những tồn tại về quản lý, sử dụng đất đai phục vụ phát triển du lịch Đồ Sơn. Theo Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố Hải Phòng Nguyễn Văn Tùng, Nghị quyết 45 của Bộ Chính trị về xây dựng và phát triển thành phố Hải Phòng đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045, Nghị quyết Đại hội 16 Đảng bộ thành phố và Quy hoạch chung thành phố Hải Phòng đến năm 2040, tầm nhìn đến 2050 đều xác định mục tiêu xây dựng Đồ Sơn cùng với Cát Bà phát triển thành trung tâm du lịch quốc tế. Hiện tại, ngoại trừ “điểm sáng” là Khu du lịch quốc tế Đồi Rồng được Tập đoàn Geleximco đầu tư xây dựng mới, thì hạ tầng Khu du lịch cũ của Đồ Sơn đang “xuống cấp” một cách thê thảm, nhếch nhác và không còn là điểm đến ưa thích của du khách trong và ngoài nước. Hiện tại, ngoại trừ “điểm sáng” là Khu du lịch quốc tế Đồi Rồng được Tập đoàn Geleximco đầu tư xây dựng mới, thì hạ tầng Khu du lịch cũ của Đồ Sơn đang “xuống cấp” một cách thê thảm, nhếch nhác và không còn là điểm đến ưa thích của du khách trong và ngoài nước. Nhiều diện tích đất trong khu du lịch bị bỏ hoang. Với quyết tâm “đánh thức” tình trạng “ngủ đông” của hoạt động du lịch, để Đồ Sơn phát triển, khẳng định vị trí của mình trên bản đồ du lịch quốc tế, thành phố Hải Phòng đã chỉ đạo quận Đồ Sơn và các ngành chức năng thực hiện rà soát toàn bộ công tác quản lý đất đai, xây dựng, cơ sở hạ tầng và hoạt động của các cơ sở kinh doanh du lịch tại đây để có phương án xử lý. Trong đó, thành phố Hải Phòng tập trung giải quyết những tồn tại, sai phạm trong quản lý, sử dụng đất đai, kiên quyết xử lý các vi phạm, giải tỏa các điểm nhếch nhác, không phù hợp để chỉnh trang hạ tầng du lịch; với các diện tích phù hợp phát triển du lịch, thành phố sẽ thực hiện giải phóng mặt bằng và lập hồ sơ để đấu giá quyền sử dụng đất phát triển du lịch theo quy định. Nhiều công trình tài sản công để xập xệ, hư hỏng, không sử dụng. Theo Chủ tịch Ủy ban nhân dân quận Đồ Sơn Trần Khắc Kiên, tại khu đất thuộc Khu 1 Đồ Sơn từ khách sạn Hoa Phượng đến giáp khu đất Trung tâm Hội nghị và đào tạo cán bộ công đoàn có 6 vị trí với tổng diện tích hơn 23 nghìn m2 hiện do quận Đồ Sơn, phường Hải Sơn, Công ty cổ phần ACS Việt Nam và Công ty cổ phần công trình công cộng và dịch vụ du lịch Hải Phòng quản lý. Trong đó, các diện tích được địa phương (trước đây) giao cho Trung tâm Dịch vụ du lịch và Quản lý di tích lịch sử của quận quản lý đã cho 8 hộ thuê là điểm kinh doanh dịch vụ và để hoang; khu đất 9.380m2 do phường Hải Sơn quản lý đã có 33 công trình vi phạm và có 24 hộ đang sử dụng làm nhà ở, cho thuê trọ; riêng hơn 800m2 đất do Công ty cổ phần ACS Việt Nam đã đề nghị xin trả lại do không còn nhu cầu sử dụng… Các khu đất được chia lẻ cho thuê dựng lều quán nhếch nhác trong khu du lịch Đồ Sơn. Cùng với đó, tại Khu 2 Đồ Sơn có 60 điểm kinh doanh đều là đất được các cơ quan của Đồ Sơn trước đây ký hợp đồng cho thuê có thời hạn, hiện đều đã hết hạn hợp đồng thuê từ lâu. Trong đó, tại khu Cây Dừa có 14 hộ thuê hơn 2.400m2 mặt bằng tạm thời theo từng năm một để kinh doanh dịch vụ, nhưng các hộ đã lấn chiếm thêm hơn 1.700m2; khu 203 có 27 hộ thuê mặt bằng tạm thời từng năm một và 7 hộ sử dụng đất nhưng không có hợp đồng thuê… Và thực tế trên các diện tích trên, các hộ thuê đều xây dựng các nhà hàng, nhà nghỉ kiên cố 3-4 tầng, nhiều hộ đã chuyển nhượng và tự chia tách điểm kinh doanh… Nhiều hộ đã tự ý lấn chiếm mặt biển để xây dựng công trình trái phép trong khu du lịch. Ông Đinh Xuân Nhật, chủ nhà hàng Anh Đức cho hay, ông và gia đình đã thuê đất và kinh doanh tại khu Cây Dừa đã 30 năm nay. Nay thành phố có chủ trương cải tạo, chỉnh trang để du lịch Đồ Sơn phát triển là đúng đắn. Ông sẵn sàng ủng hộ chương trình này, chỉ mong thành phố, các ngành chức năng và chủ đầu tư mới của khu đất tính toán bồi thường, hỗ trợ công sức của các hộ kinh doanh bỏ ra đầu tư, tôn tạo để bảo đảm đời sống và an sinh cho gia đình. Bà Nguyễn Thị Châm, chủ nhà nghỉ Lan Anh tại khu 203 chia sẻ, bà cũng như nhiều hộ kinh doanh khác đều ủng hộ chủ trương chỉnh trang, phát triển du lịch của thành phố và quận Đồ Sơn. Tuy nhiên, bà đề nghị chính quyền và các cơ quan chức năng cũng cần tính toán đền bù, hỗ trợ để các hộ đỡ thiệt thòi, nhất là những người có hoàn cảnh khó khăn, tiền bạc và nhà ở đều đã đưa vào ngân hàng cầm cố để vay vốn đầu tư kinh doanh… Chủ tịch thành phố Hải Phòng đối thoại với đại diện các hộ kinh doanh. Ngày 24/11, Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố Hải Phòng cùng các ngành chức năng thành phố, quận Đồ Sơn đã đi thị sát thực địa toàn bộ các khu vực trên và đối thoại với đông đảo đại diện các hộ kinh doanh tại khu vực này để có phương án giải quyết dứt điểm. Chủ tịch thành phố Hải Phòng Nguyễn Văn Tùng đã lắng nghe ý kiến của các hộ kinh doanh, ý kiến của chính quyền địa phương, các ngành chức năng và thống nhất chủ trương xử lý mặt bằng, lập hồ sơ để đấu giá quyền sử dụng đất đối với 3 khu đất trên địa bàn Đồ Sơn vào mục đích phát triển du lịch theo Điều chỉnh Quy hoạch chung thành phố Hải Phòng đến năm 2040, tầm nhìn đến năm 2050 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 323/QĐ-TTg ngày 30/3/2023. Các hộ kinh doanh bày tỏ tâm tư nguyện vọng tại đối thoại. Ba khu đất cần xử lý mặt bằng để đấu giá phát triển du lịch gồm: khu Vụng Xéc và khu 203 (đường kết nối vào khu Vụng Xéc) tại phường Vạn Hương có diện tích khoảng 20ha; khu đất của Trung tâm Phục hồi chức năng - Điều trị bệnh nghề nghiệp Đồ Sơn (được Thủ tướng Chính phủ chuyển giao về thành phố Hải Phòng tại Quyết định số 996/QĐ-TTg ngày 25/8/2023) và khu Cây Dừa, khu Phường Cũ tại phường Vạn Hương có diện tích khoảng hơn 3ha; khu đất từ Khách sạn Hoa Phượng đến giáp khu đất của Trung tâm Hội nghị và đào tạo cán bộ Công đoàn (Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam) tại Khu 1 Đồ Sơn có diện tích khoảng 3ha. Chủ tịch thành phố Hải Phòng khẳng định, theo hồ sơ, tài liệu cho thấy 14 hộ tại khu Cây Dừa, 11 hộ tại khu Phường Cũ, 34 hộ tại khu 203, 33 hộ tại khu Vạn Tác… đều đã vi phạm Luật Đất đai năm 1993, 2003 và năm 2013, vi phạm Luật Xây dựng năm 2003 và năm 2014; 7 hộ khu Khách sạn Hoa Phượng và khu đất quốc phòng tại Bến Nghiêng hiện một số hộ đang sử dụng kinh doanh đều vi phạm Luật Đất đai năm 2003 và 2013; Khu đất Nhà hàng Lan Hương (trước đây là Nhà nghỉ Đồ Sơn) hiện 1 hộ dân đang sử dụng là thuộc quyền quản lý, sử dụng của Ủy ban nhân dân quận Đồ Sơn. Lãnh đạo thành phố Hải Phòng và các ngành đi thị sát các khu đất hoang hóa trong khu du lịch. Ông Nguyễn Văn Tùng cũng cho rằng, Quận ủy, Ủy ban nhân dân quận Đồ Sơn đã buông lỏng công tác chỉ đạo quản lý đất đai, xây dựng và quản lý tài sản công dẫn đến nhiều cơ quan, đơn vị trực thuộc còn nhiều thiếu sót, không xử lý dứt điểm các trường hợp vi phạm pháp luật đất đai và pháp luật xây dựng. Đặc biệt, việc Ủy ban nhân dân thị xã Đồ Sơn (nay là quận Đồ Sơn), Phòng Địa chính thị xã Đồ Sơn (nay là Phòng Tài nguyên và Môi trường), Phòng Quản lý đô thị thị xã Đồ Sơn, Ủy ban nhân dân phường Vạn Hương và Trung tâm Dịch vụ và Phát triển du lịch Đồ Sơn tự ý ký hợp đồng cho thuê điểm kinh doanh, mặt bằng, Giấy phép sử dụng mặt bằng, Hợp đồng thuê điểm xây dựng, Hợp đồng hợp tác đầu tư... là vi phạm các nghị định của Chính phủ quy định về quản lý, sử dụng tài sản nhà nước. Lãnh đạo thành phố Hải Phòng, quận Đồ Sơn gặp gỡ các hộ kinh doanh tại các địa điểm thuê. Cùng với đó, Ủy ban nhân dân các phường: Vạn Hương, Hải Sơn (trước đây là Ủy ban nhân dân phường Vạn Sơn) đã thiếu trách nhiệm trong công tác quản lý đất đai, xây dựng để nhiều hộ dân vi phạm trong thời gian dài mà không xử lý kịp thời. Về kiến nghị của các hộ dân đề nghị xem xét hỗ trợ công trình, vật kiến trúc do người dân đã đầu tư xây dựng, Chủ tịch thành phố Hải Phòng cho rằng, các hộ dân sử dụng đất và tài sản trên đất đã hết thời hạn hợp đồng nhưng không trả lại đất; một số hộ đã lấn, chiếm đất công để sử dụng, xây dựng công trình không đúng quy định; không thực hiện đầy đủ nghĩa vụ tài chính đối với Nhà nước là đang vi phạm pháp luật về đất đai, xây dựng. Theo quy định của pháp luật, các trường hợp trên phải bị xử lý vi phạm hành chính, không được hỗ trợ về đất đai, công trình, tài sản. Do đó nội dung kiến nghị của các hộ dân không có cơ sở để xem xét, giải quyết. Lãnh đạo thành phố Hải Phòng đi kiểm tra các cơ sở, đơn vị trong khu du lịch Đồ Sơn. Chủ tịch thành phố Hải Phòng Nguyễn Văn Tùng yêu cầu Quận ủy Đồ Sơn cần kiểm tra, xem xét trách nhiệm của tập thể, cá nhân có liên quan đến việc quản lý, sử dụng tài sản công, ký kết các hợp đồng, giấy phép, hợp tác đầu tư... cho thuê đất, thuê mặt bằng, liên doanh liên kết không đúng quy định; để các hộ dân lấn chiếm đất đai, không xử lý dứt điểm, để các hộ dân vi phạm nhiều năm…; chỉ đạo xử lý tài sản công theo quy định. Đồng thời, lãnh đạo thành phố cũng giao Ủy ban nhân dân quận Đồ Sơn chỉ đạo rà soát, chấm dứt, hủy bỏ các văn bản của những cơ quan đã ký kết không đúng quy định; xử lý tài sản công, tài sản vật kiến trúc của các hộ dân vi phạm tại các khu vực trên, tạo mặt bằng sạch trước khi tổ chức đấu giá đối với các khu đất trên. Chủ tịch thành phố Hải Phòng chỉ đạo xử lý kiên quyết các trường hợp vi phạm trong quản lý, sử dụng đất tại khu du lịch Đồ Sơn. Cùng với đó, chính quyền quận cần rà soát, lập hồ sơ xử phạt vi phạm hành chính, lập hồ sơ cưỡng chế thực hiện quyết định xử phạt vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật đối với các hộ dân cố tình không thực hiện việc bàn giao mặt bằng; truy thu nghĩa vụ tài chính về đất đai và số lợi bất hợp pháp khác của các hộ dân theo quy định… Đối với khu đất quốc phòng tại Bến Nghiêng, thành phố sẽ hỗ trợ kinh phí cho Bộ Chỉ huy Quân sự thành phố để cải tạo, trồng cây bóng mát tạo cảnh quan khu vực Di tích lịch sử cấp Quốc gia Bến Nghiêng. Xây dựng, phát triển khu du lịch Cát Bà, Đồ Sơn, Vũ Yên trở thành trung tâm du lịch quốc tế, phát huy các giá trị di sản văn hóa lịch sử đặc biệt của Hải Phòng, đưa Hải Phòng trở thành trung tâm du lịch lớn của cả nước. Trích Nghị quyết Đại hội Đảng bộ thành phố Hải Phòng lần thứ 16NGÔ QUANG DŨNGNguồn: Báo Nhân Dân Trở về đầu trang Hải Phòng du lịch Đồ Sơn vi phạm quản lý sử dụng đất đai Khách sạn Hoa Phượng Vạn Hương vụng Xép bến Nghiêng 0 Tổng số: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10