• Home
  • Site Map
  • Contact
  • Login
    • Register
  • Subscribe
Side Logo

Travel News

Trang tin du lịch

  • Home
  • Tin tức - Sự kiện
    • Thống kê du lịch
    • Chuyện lạ
  • Dịch vụ du lịch
    • Khám phá
    • Ẩm thực
    • Người Du lịch
    • Dự án đầu tư Du lịch
  • Visa, hộ chiếu
  • Thông tin cần biết
    • Đến Việt Nam
    • Tại Việt Nam
    • Giao thông
    • Thông tin khác
  • Văn Hóa
    • Giá trị lịch sử
    • Ngôn ngữ văn học
    • Lễ hội, trò chơi dân gian
    • Nghệ thuật biểu diễn
    • Trang phục
    • Kiến trúc, mỹ thuật
    • Món ăn, hoa, trái
    • Chợ Việt Nam
    • Phong tục tập quán
    • Tín ngưỡng - Tâm linh
    • Tết Việt Nam
  • Kinh nghiệm du lịch
  • Nhìn ra thế giới
  • Doanh nghiệp du lịch
  • UKEnglish

Khám phá

Khám phá thác Hiêu

Vùng miền núi phía Tây Thanh Hóa là nơi có nhiều cảnh quan thiên nhiên còn lưu giữ được nét hoang sơ hấp dẫn du khách. Một trong số đó là thác Hiêu thuộc xã Cổ Lũng, huyện Bá Thước.
 Thác Hiêu nằm trong vùng lõi của khu bảo tồn thiên nhiên Pù Luông, nơi có hệ thống núi đá cao cùng những khu rừng già nguyên sơ. Khu vực này có khí hậu mát mẻ quanh năm, xen kẽ giữa núi rừng là các bản làng dân tộc với những ngôi nhà sàn và những thửa ruộng bậc thang điểm xuyết cho phong cảnh càng trở nên thơ mộng. Để đến được thác Hiêu, du khách đi qua thị trấn Cành Nàng, qua cầu La Hán bắc qua sông Mã về hướng xã Cổ Lũng chừng hơn 25km là tới. Cung đường từ thị trấn Cành Nàng đến bản Hiêu rất đẹp bởi hai bên là ruộng bậc thang nằm hai bên bờ suối. Thi thoảng hai bên đường đi, du khách sẽ bắt gặp những cọn nước khá độc đáo.
Hiêu trong tiếng Thái có nghĩa là mỏm đất chênh vênh, nhô ra giống như địa thế bản Hiêu và thác Hiêu hiện nay. Thác Hiêu và dòng suối Hiêu bắt nguồn từ hang đá thuộc dãy núi đá vôi của khu sinh cảnh đá vôi Pù Luông – Cúc Phương. Thác Hiêu không phải là một con thác cao từ trên cao đổ xuống mà được trải dài từ trên núi xuống chừng gần 1km. Nếu nhìn từ đỉnh, dòng suối Hiêu chảy đến lưng chừng núi thì tách ra thành 2 nhánh, đổ về 2 hướng khác nhau và hợp lại ở cuối dòng. Ở cuối nguồn suối Hiêu thì nước khá hiền hòa, nhưng càng đi ngược lên đầu nguồn thì độ dốc càng lớn, tạo thành dòng chảy mạnh. Nếu đi ngược dòng, phải mất khoảng 1 giờ vừa leo núi, vừa lội thác thì mới lên đến đỉnh thác.
 Dưới đáy dòng thác Hiêu không có bùn và không bị trơn do rêu rất khó mọc trên nền đá vôi nên du khách thỏa sức khám phá mà không sợ trơn trượt. Những vách đá ở đây tạo ra hàng chục tầng thác, khi nước đổ tung bọt trắng xóa. Nhưng cũng có những chỗ dòng suối Hiêu lại hiền hòa ngày đêm róc rách nhẹ nhàng. Theo người dân bản Hiêu, do bắt nguồn từ trong lòng núi đá nên dòng suối thác Hiêu không bao giờ cạn, luôn có màu trong xanh quanh năm, mát lạnh về mùa Hè và ấm áp về mùa Đông. Chỉ vào những hôm trời mưa to, nước suối Hiêu chuyển màu trắng đục do đá vôi non trong lòng núi bị xói mòn, tan ra hòa vào dòng nước. Phía cuối thác Hiêu là một hồ nước nhỏ, mực nước ở đây chỉ hơn 1m, dưới đáy là cát tạo thành một hồ bơi tự nhiêu cho du khách thỏa sức vẫy vùng sau khi khám phá lên đỉnh thác Hiêu.
 Thác Hiêu thuộc địa phận bản Hiêu, bản dân tộc Thái còn lưu giữ được nhiều nét văn hóa truyền thống. Từ bản Hiêu nhìn xuống là các thửa ruộng bậc thang, tùy mỗi mùa mà lại có cảnh sắc khác nhau. Hiện nay tại khu vực bản Hiêu đã hình thành hệ thống nhà sàn phục vụ du khách. Nằm trên nhà sàn với vài chiếc gối tựa, du khách có thể tận hưởng những giờ phút thư thái, ngắm nhìn cảnh núi rừng xanh ngút tầm mắt. Sau khi đã no nê với cảnh sắc núi rừng, du khách đến với thác Hiêu có thể thưởng thức các món ăn mang đậm bản sắc của người Thái nơi đây như cơm lam, măng rừng, thịt gà… và đặc biệt là món vịt Cổ Lũng nổi tiếng. Những món ăn được chế biến từ vịt Cổ Lũng rất được du khách ưa chuộng vì vịt được nuôi thả trên những cánh đồng, con suối ở bản nên rất thơm ngon và ngọt thịt. Ngoài ra, trong hành trình khám phá thác Hiêu, du khách có thể ghé thăm phiên chợ phố Đòn, phiên chợ vùng cao đặc biệt của người dân quanh vùng. Chợ chỉ họp vào sáng thứ 5 và sáng Chủ nhật hàng tuần. Khách có thể ăn bát canh đắng, rồi dạo chợ, mua sản vật người dân tự trồng hoặc thu lượm từ núi rừng như mật ong, măng rừng, cua, ốc đá…
Anh Thu
 
Trở về đầu trang
   thác Hiêu dân tộc Thái Thanh Hóa
0   Tổng số:

Các tin khác

  • Trải nghiệm công nghệ thực tế ảo tại “Đường Trường Sơn huyền thoại”
  • Lộ trình cấm xe xăng hoạt động trong khu vực các tuyến đường vành đai Hà Nội
  • Các nhiệm vụ trọng tâm của ngành du lịch trong 6 tháng cuối năm 2025
  • Tạo khởi sắc cho du lịch vùng cao
  • Điểm danh 5 điểm đến đông khách du lịch nhất Việt Nam
  • Sắp có tổ hợp nghỉ dưỡng khoáng nóng lớn nhất miền bắc
  • Tuyên Quang: Bắc Mê Vẻ đẹp bên dòng Gâm
  • Danh thắng Yên Tử- Vĩnh Nghiêm- Côn Sơn- Kiếp Bạc được UNESCO ghi danh vào Danh mục Di sản văn hóa thế giới
  • Phát huy giá trị khoa học và văn hóa của di sản bãi cọc Bạch Đằng (Quảng Ninh)
  • Đánh thức di sản lễ hội: cơ hội vàng cho du lịch Ninh Bình
  • 12345...>>

Tin đọc nhiều

  • Kể chuyện du lịch Lâm Đồng qua những khung hình

    Để kể câu chuyện về một Lâm Đồng trọn vẹn và đa diện hơn với công chúng qua những khoảnh...

    161
  • Gốm Bắc Ninh "du lịch" Nhật Bản

    Giữa dòng chảy hiện đại, làng gốm Phù Lãng (Bắc Ninh) vẫn âm thầm giữ lửa gần 700 năm....

    155
  • Lần đầu tiên du thuyền 5 sao khởi hành từ Việt...

    Bằng việc khởi hành du thuyền quốc tế cao cấp từ cảng nội địa, Việt Nam không chỉ khai...

    149
  • Phát huy tiềm năng du lịch sinh thái làng nghề...

    Những năm gần đây, làng nghề Bát Tràng (Bát Tràng, Gia Lâm, Hà Nội) đang nỗ lực kiến tạo...

    148
  • Tận dụng tiềm năng, thế mạnh để phát triển du...

    Nắm giữ nhiều tiềm năng và lợi thế để phát triển các loại hình du lịch nghỉ dưỡng, du...

    120

- Trang thông tin du lịch
- Email: didulich.net@gmail.com
 

© 2025 Trang thông tin du lịch