• Home
  • Site Map
  • Contact
  • Login
    • Register
  • Subscribe
Side Logo

Travel News

Trang tin du lịch

  • Home
  • Tin tức - Sự kiện
    • Thống kê du lịch
    • Chuyện lạ
  • Dịch vụ du lịch
    • Khám phá
    • Ẩm thực
    • Người Du lịch
    • Dự án đầu tư Du lịch
  • Visa, hộ chiếu
  • Thông tin cần biết
    • Đến Việt Nam
    • Tại Việt Nam
    • Giao thông
    • Thông tin khác
  • Văn Hóa
    • Giá trị lịch sử
    • Ngôn ngữ văn học
    • Lễ hội, trò chơi dân gian
    • Nghệ thuật biểu diễn
    • Trang phục
    • Kiến trúc, mỹ thuật
    • Món ăn, hoa, trái
    • Chợ Việt Nam
    • Phong tục tập quán
    • Tín ngưỡng - Tâm linh
    • Tết Việt Nam
  • Kinh nghiệm du lịch
  • Nhìn ra thế giới
  • Doanh nghiệp du lịch
  • UKEnglish

Khám phá

Lạ lùng ngôi làng "ma" bị chôn vùi trong cát, bỏ hoang đầy bí ẩn

Dân trí Ngay gần Dubai (UAE) tồn tại một ngôi làng nhỏ bỏ hoang đang bị cát "xâm lấn" từng ngày, kéo theo nhiều lời đồn đại rùng rợn, bí ẩn, thách thức những vị khách du lịch ưa thích cảm giác mạnh.
 Cách Dubia khoảng 37km, thuộc tiểu vương quốc Sharjah (UAE), du khách có thể ghé thăm Al Madam - một ngôi làng "ma" đang dần bị cát sa mạc "nuốt chửng".
 Làng được quy hoạch gọn gàng với hai dãy nhà và một nhà thờ trang nhã. Điều khiến Al Madam thu hút du khách, đặc biệt là những người ưa thích cảm giác mạnh, chính là việc làng bị bỏ hoang một cách bí ẩn.
 "Cảm giác thật bình yên và thanh thản khi chúng tôi tận mắt chứng kiến toàn bộ ngôi làng. Nhưng khi mặt trời lặn và gió nổi lên, tôi bắt đầu cảm thấy hơi rùng mình", nhiếp ảnh gia Jade Brimfield chia sẻ về những trải nghiệm của mình khi tới Al Madam chụp ảnh.
 Các ngôi nhà trong làng bị bỏ hoang với cửa sổ và cửa ra vào đều mở rộng. Một số ngôi nhà thậm chí không có cửa. Nhiều người tin rằng đây là dấu hiệu cho thấy người dân đã rời đi một cách vội vã và dường như có điều gì đó khiến họ sợ hãi. Nhiều câu chuyện được thêu dệt kể rằng một thực thể siêu nhiên tên Jinn đã khiến dân làng phải trốn chạy. Người dân của những ngôi làng gần đó lại tin rằng, ngôi làng bị ám bởi Umm Duwais, một linh hồn nữ có đôi mắt mèo và tay cầm dao rựa.
 Năm 2018, Quỹ nghệ thuật Sharjah (SAF) đã tiến hành một cuộc tham vấn cộng đồng để hiểu rõ về lịch sử ngôi làng. Một người đàn ông khẳng định đã lấy vợ là người làng Al Madam cho biết, ngôi làng được xây từ những năm 1970. Việc dân làng bỏ đi là vì nơi này bị ảnh hưởng nặng nề bởi những trận bão cát lớn nên không thể ở được.
 Một lời giải thích khác đến từ Yasser Elsheshtawy, giáo sư kiến trúc tại Đại học Columbia, người bắt đầu nghiên cứu việc xây nhà ở UAE từ cuối những năm 1960. Ông cho biết Al Madam là ví dụ điển hình của loại hình nhà ở Sha'bi - một dự án của chính phủ nhằm cung cấp nhà ở cho cộng đồng du mục Bedouin nhằm hình thành nên các thành phố và khu định cư.
 Minh chứng cho điều đó là những ngôi nhà ở Al Madam có hàng rào xung quanh khoảng sân rộng và các phòng tiêu chuẩn để người dân có thể sinh sống. Nhưng một số khu định cư mới được xây dựng quá nhanh, trong khi cơ sở hạ tầng lại chưa có sẵn. Tại Al Madam, vị giáo sư chỉ ra có thể là vì thiếu điện nên người dân buộc phải rời đi.
 Cho đến nay, bí ẩn về ngôi làng vẫn là thách thức lớn với nhiều nhà khoa học và nhà thám hiểm.
 Ngôi làng không được xem là một điểm du lịch chính thức khi tới Dubai. Tuy nhiên, nhiều người vẫn tìm đến đây mỗi ngày để trải nghiệm cảm giác rùng rợn, ma quái. Chính quyền địa phương chưa có kế hoạch khai thác Al Madam như một điểm đến cho du khách. Do đó, một số người địa phương lo ngại nhiều khách ghé thăm sẽ gây hại đến địa điểm này nếu không được kiểm soát.
 Để tới Al Madam, du khách phải đi qua một con đường nhỏ đầy cát để vào sa mạc. Do không được khai thác làm điểm du lịch, bạn sẽ cần tự đi tới đây thay vì sử dụng phương tiện công cộng. Để an toàn, du khách có thể chọn thuê taxi với giá khoảng 80 USD nếu đi từ trung tâm Dubai.
Thảo Lê
Theo Daily Mail
Trở về đầu trang
   ngôi làng ma vương quốc Sharjah Al Madam
0   Tổng số:

Các tin khác

  • Bảo quản, tu bổ Di tích lịch sử quốc gia đặc biệt Quần thể An Phụ - Kính Chủ - Nhẫm Dương
  • Đa dạng hóa sản phẩm du lịch đường thủy
  • Hãng hàng không quốc gia Philippine Airlines mở đường bay trực tiếp đến Đà Nẵng
  • Lắng nghe những người làm du lịch kể chuyện nghề
  • Quảng Ninh: Đa dạng tiềm năng du lịch ven núi Bài Thơ
  • Đến năm 2030, hoàn thành tu bổ, tôn tạo 95% di tích quốc gia đặc biệt tại TP Huế
  • Du lịch nha khoa - Hướng đi mới trong phát triển sản phẩm du lịch Đồng Tháp
  • Việt Nam và Trung Quốc vào chung kết Lễ hội pháo hoa Quốc tế Đà Nẵng 2025
  • Bình Định: Đa dạng tour hè
  • Thuyền buồm rực rỡ trên sông Hàn - Màn trình diễn độc đáo giữa lòng thành phố Đà Nẵng
  • 12345...>>

Tin đọc nhiều

  • Long An phát triển du lịch qua di tích lịch sử -...

    Hiện toàn tỉnh Long An có 127 di tích lịch sử - văn hóa (DTLSVH), trong đó, 22 DTLSVH cấp...

    205
  • Hội Lim (Bắc Ninh) là di sản văn hóa phi vật thể...

    Bộ trưởng Bộ VHTTDL Nguyễn Văn Hùng ký Quyết định số 1744 ngày 10/6/2025 về việc công bố...

    134
  • Những điều thú vị của du lịch Đà Lạt (Lâm Đồng)...

    Đà Lạt (Lâm Đồng) được biết đến như một thành phố ngàn hoa, thành phố ba thiên đường. Đà...

    130
  • Quảng Ninh: Hạ Long quan tâm tôn tạo các di tích...

    Nhằm phát huy giá trị các di tích, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội địa phương, thời...

    107
  • Đưa du lịch Ninh Thuận trở thành ngành kinh tế...

    Với mục tiêu đón 3,6 triệu lượt khách và doanh thu 4.500 tỷ đồng, Ninh Thuận đang tập...

    101

- Trang thông tin du lịch
- Email: didulich.net@gmail.com
 

© 2025 Trang thông tin du lịch