• Home
  • Site Map
  • Contact
  • Login
    • Register
  • Subscribe
Side Logo

Travel News

Trang tin du lịch

  • Home
  • Tin tức - Sự kiện
    • Thống kê du lịch
    • Chuyện lạ
  • Dịch vụ du lịch
    • Khám phá
    • Ẩm thực
    • Người Du lịch
    • Dự án đầu tư Du lịch
  • Visa, hộ chiếu
  • Thông tin cần biết
    • Đến Việt Nam
    • Tại Việt Nam
    • Giao thông
    • Thông tin khác
  • Văn Hóa
    • Giá trị lịch sử
    • Ngôn ngữ văn học
    • Lễ hội, trò chơi dân gian
    • Nghệ thuật biểu diễn
    • Trang phục
    • Kiến trúc, mỹ thuật
    • Món ăn, hoa, trái
    • Chợ Việt Nam
    • Phong tục tập quán
    • Tín ngưỡng - Tâm linh
    • Tết Việt Nam
  • Kinh nghiệm du lịch
  • Nhìn ra thế giới
  • Doanh nghiệp du lịch
  • UKEnglish

Tin tức - Sự kiện

Khánh thành tu bổ di tích đình Trường Lâm

Đình Trường Lâm thờ Linh Lang đại vương vừa được đầu tư tu bổ với tổng kinh phí khoảng 5,7 tỷ đồng. Lễ khánh thành được tổ chức đúng dịp khai hội đình Trường Lâm - Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.

 Các đại biểu cắt băng khánh thành dự án tu bổ di tích đình Trường Lâm.

Ngày 28/2 (tức mùng 9/2 âm lịch), tại di tích đình Trường Lâm (phường Việt Hưng, quận Long Biên, Hà Nội), Ủy ban nhân dân quận Long Biên tổ chức Lễ khánh thành dự án tu bổ di tích đình Trường Lâm, khai mạc lễ hội đình Trường Lâm xuân Quý Mão 2023.

Đình Trường Lâm là nơi thờ ba vị Linh Lang đại vương, Công chúa Đào Hoa và Công chúa Phù Nương. Trong đó, Linh Lang đại vương là đức thánh đệ nhất.

Tương truyền, Linh Lang đại vương là con trai Long Vương, đầu thai làm con vua Lý Thánh Tông, tên gọi Hoàng Lang. Khi giặc Tống xâm lược nước ta, Hoàng Lang xin vua đi đánh giặc. Khi giặc tan, Hoàng Lang hóa thành con bạch xà trăm trượng bò xuống hồ Tây rồi biến mất.

Toàn quốc hiện có 269 nơi thờ Linh Lang đại vương làm Thành hoàng. Linh Lang đại vương cũng là một trong các vị thần của Thăng Long tứ trấn.

 Múa trống hội trong khai mạc Lễ hội đình Trường Lâm.

Cụm Di tích đình-chùa Trường Lâm đã được công nhận là Di tích quốc gia năm 1992. Trong đó, ngôi đình là một kiến trúc cổ, tòa đại đình có cấu trúc 5 gian 2 dĩ. Các phần nội thất, đồ thờ tự của ngôi đình được chạm trổ hết sức tinh tế. Năm 2022, Ủy ban nhân dân quận Long Biên quyết định đầu tư tu bổ Đình Trường Lâm với kinh phí 5,7 tỷ đồng. Các hạng mục chính được tu bổ, tôn tạo gồm: Bóc lớp vữa cũ để trát lại tường đại đình, tả vu, hữu vu, tả môn, hữu môn, tường rào, thủy đình và khu phụ trợ; tôn tạo cổng rước kiệu, sân, đường dạo…

Sau một thời gian thi công, các hạng mục chính thức hoàn thành và đưa vào sử dụng. Tại lễ khánh thành, Chủ tịch Ủy ban nhân dân quận Long Biên Nguyễn Mạnh Hà nhấn mạnh, quận Long Biên luôn chú trọng công tác bảo tồn, phát huy các giá trị di tích, di sản trên địa bàn, trong đó có Đình Trường Lâm và lễ hội Trường Lâm. Chủ tịch Ủy ban nhân dân quận Long Biên bày tỏ mong muốn nhân dân Trường Lâm sẽ tiếp tục phát huy giá trị di tích Đình Trường Lâm sau khi tiếp nhận bàn giao.

Sau lễ khánh thành là màn khai hội Đình Trường Lâm. Lễ hội đình Trường Lâm được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia tại Quyết định số 266/QĐ-BVHTTDL ngày 30/1/2018.

Lễ hội có nhiều hoạt động phong phú, hấp dẫn, trong đó độc đáo nhất là màn múa lột rắn. 15 thanh niên chưa vợ được tuyển chọn kỹ lưỡng bám vào nhau di chuyển thành hình con rắn uốn lượn. Con rắn sẽ trải qua ba lần lột xác thì màn múa kết thúc.

 Màn múa lột rắn tái hiện truyền thuyết về Linh Lang đại vương.

Trong 269 nơi thờ Linh Lang đại vương, chỉ duy nhất Đình Trường Lâm có điệu múa lột rắn. Điệu múa vừa thể hiện sự tích Linh Lang đại vương, vừa thể hiện mong muốn tiêu thoát nước, trị thủy của người dân. Hình ảnh uốn lượn của rắn tượng trưng cho dòng nước chảy lên xuống.

Kết thúc màn trống hội, múa rồng, lột rắn, nhân dân địa phương được tham gia nhiều hoạt động lễ hội khác như: rước nước, rước văn, tế thánh, đá cầu, bóng chuyền hơi…

Lễ hội kết thúc vào ngày 2/3/2023.

Chí Dũng

Nguồn: Báo Nhân Dân

Trở về đầu trang
   đình Trường Lâm Linh Lang Đại vương
0   Tổng số:

Các tin khác

  • Đánh thức di sản lễ hội: cơ hội vàng cho du lịch Ninh Bình
  • Du lịch Tây Ninh - Hình thành cực phát triển mới từ sáp nhập
  • Việt - Nga tăng cường hợp tác du lịch, tạo thuận lợi cho du khách qua lại hai nước
  • Hành trình chuyển đổi số du lịch - từ xây dựng thể chế, nâng cao nhận thức cho đến thống nhất hành động
  • Phú Thọ: Đánh thức “trái tim” xứ Mường
  • Hưng Yên: Lễ hội đền Hưng Long được công nhận di sản văn hóa phi vật thể quốc gia
  • Cơ hội mới cho du lịch Khánh Hòa
  • Scoot Air sẽ mở đường thẳng từ Singapore đến Cam Ranh (Khánh Hòa) vào cuối tháng 11/2025
  • Thị trường du lịch, giải trí sẽ tăng gấp 3 lần, đạt 15.000 tỷ USD vào năm 2040
  • Chợ đêm Luang Prabang: Nét sống động giữa lòng phố cổ
  • 12345...>>

Tin đọc nhiều

  • Kể chuyện du lịch Lâm Đồng qua những khung hình

    Để kể câu chuyện về một Lâm Đồng trọn vẹn và đa diện hơn với công chúng qua những khoảnh...

    149
  • Gốm Bắc Ninh "du lịch" Nhật Bản

    Giữa dòng chảy hiện đại, làng gốm Phù Lãng (Bắc Ninh) vẫn âm thầm giữ lửa gần 700 năm....

    144
  • Phát huy tiềm năng du lịch sinh thái làng nghề...

    Những năm gần đây, làng nghề Bát Tràng (Bát Tràng, Gia Lâm, Hà Nội) đang nỗ lực kiến tạo...

    136
  • Lần đầu tiên du thuyền 5 sao khởi hành từ Việt...

    Bằng việc khởi hành du thuyền quốc tế cao cấp từ cảng nội địa, Việt Nam không chỉ khai...

    130
  • Tận dụng tiềm năng, thế mạnh để phát triển du...

    Nắm giữ nhiều tiềm năng và lợi thế để phát triển các loại hình du lịch nghỉ dưỡng, du...

    110

- Trang thông tin du lịch
- Email: didulich.net@gmail.com
 

© 2025 Trang thông tin du lịch