Để tạo động lực cho các nhà đầu tư lựa chọn đầu tư vào lĩnh vực du lịch ở Việt Nam, cần dựa trên nhiều yếu tố nội tại như tiềm năng du lịch và thương hiệu điểm đến địa phương.
Quần thể Khu du lịch Bà Nà - Suối Mơ (Sun World Ba Na Hills) là dự án được điều chỉnh tổng mức đầu tư lên 39.000 tỷ đồng.
Theo
thông tin từ Viện Chiến lược phát triển (Bộ Kế hoạch và Đầu tư), đối
với nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI), các dự án FDI về du
lịch chủ yếu ở hai lĩnh vực là: Dịch vụ lưu trú và ăn uống; Nghệ thuật,
vui chơi và giải trí. Tính đến hết năm 2019, cả nước có 839 dự án FDI
với tổng số vốn gần 12 tỷ USD trong lĩnh vực dịch vụ lưu trú và ăn uống;
135 dự án FDI với tổng số vốn gần 3,4 tỷ USD trong lĩnh vực nghệ thuật,
vui chơi và giải trí.
Ưu tiên nguồn vốn đầu tư cho ngành du lịch
Tổng
số vốn đầu tư vào hai lĩnh vực nêu trên là 15,4 tỷ USD, bằng 4,2% tổng
số 362,6 tỷ USD vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam.
Đối
với nguồn vốn đầu tư tư nhân trong nước, đến nay đã có trên 1.000 dự án
du lịch với nguồn vốn đầu tư hàng chục nghìn tỷ đồng được các nhà đầu tư
trong nước đầu tư với nhiều hình thức, quy mô khác nhau, trong đó chủ
yếu là đầu tư các khu du lịch nghỉ dưỡng và hạ tầng ở ven biển, vùng núi
với số vốn đầu tư lớn.
Phó Cục trưởng Cục Du lịch Quốc gia Việt
Nam Phạm Văn Thủy cho biết, những năm qua, Chính phủ đã dành nhiều sự
quan tâm cho ngành du lịch. Đầu tư trong lĩnh vực du lịch được ưu tiên,
huy động vốn đầu tư du lịch từ nhiều nguồn: ngân sách nhà nước, đầu tư
tư nhân trong nước, đầu tư trực tiếp nước ngoài, các tổ chức phi chính
phủ nước ngoài, các nguồn vốn xã hội hóa. Hình thức đối tác công tư
trong đầu tư phát triển du lịch cũng được triển khai áp dụng, mang lại
những hiệu quả tích cực thúc đẩy sự phát triển ngành du lịch.
Các
tập đoàn lớn trong nước đã xây dựng nhiều tổ hợp du lịch quy mô lớn tại
Sa Pa, Hạ Long, Sầm Sơn, Đà Nẵng, Bình Định, Khánh Hòa, Phú Quốc... góp
phần đáng kể nâng cao chất lượng hệ thống cơ sở vật chất du lịch.
Nhiều hạn chế cần được tháo gỡ
Tuy
nhiên, hoạt động thu hút đầu tư trong ngành du lịch cũng vẫn còn một số
tồn tại, hạn chế như thiếu chiến lược thu hút, hay chưa có chính sách
ưu tiên, ưu đãi cụ thể cho các nhà đầu tư tại các vùng khó khăn nhưng
giàu tiềm năng.
Nhiều địa phương có tiềm năng du lịch cũng chưa
thu hút được đầu tư, do đó các giá trị đặc trưng chưa thực sự được phát
huy. Bên cạnh đó, hạn chế về hạ tầng giao thông tiếp cận nhiều điểm du
lịch tiềm năng làm nản lòng nhà đầu tư; nhiều dự án đầu tư triển khai
chậm tiến độ hoặc thực hiện dở dang…
Đánh giá tổng quan về đầu tư
du lịch ở Việt Nam, Viện trưởng Viện Nghiên cứu phát triển du lịch
Nguyễn Anh Tuấn khẳng định, sự phát triển của thị trường khách nội địa
và sự quan tâm ngày càng tăng của nhiều thị trường khách quốc tế đến
Việt Nam cho thấy cơ hội trong đầu tư. Bằng cách nắm bắt kịp thời và
nhận diện rõ nhu cầu, xu hướng mới của thị trường, các nhà đầu tư có thể
tận dụng cơ hội để đầu tư, khai thác có hiệu quả các điểm đến mới nổi
của du lịch Việt Nam.
Ông Nguyễn Anh Tuấn khẳng định, vẫn còn
nhiều tồn tại cần khắc phục trong thu hút đầu tư. Theo đó, cần xóa bỏ
rào cản về thể chế, chính sách, khung pháp lý nhằm tháo gỡ các điểm
nghẽn, đặc biệt là những ưu đãi, tạo thuận lợi về vấn đề thuế, đất đai,
tín dụng, cải cách thủ tục hành chính, cấp phép đầu tư, quy hoạch… Đầu
tư phát triển hạ tầng, đặc biệt là ở những vùng còn khó khăn. Đẩy mạnh
đầu tư du lịch chuyên nghiệp, thực chất, tránh gây lãng phí nguồn lực.
Để
tạo động lực cho các nhà đầu tư trong việc lựa chọn đầu tư vào lĩnh vực
du lịch ở Việt Nam, cần dựa trên nhiều yếu tố nội tại như tiềm năng du
lịch và thương hiệu điểm đến địa phương để thúc đẩy thu hút đầu tư vào
du lịch, đặc biệt là đầu tư từ nước ngoài.
Ông Nguyễn Anh Tuấn
cũng cho rằng, cần có chính sách thu hút đầu tư nước ngoài cởi mở, môi
trường đầu tư hấp dẫn, đặc biệt là sự sẵn sàng và chủ động của địa
phương trong việc thúc đẩy thu hút đầu tư du lịch, tạo thuận lợi về thủ
tục hành chính trong việc cấp chứng nhận đầu tư du lịch.
Nguồn: Diễn đàn Du lịch