• Home
  • Site Map
  • Contact
  • Login
    • Register
  • Subscribe
Side Logo

Travel News

Trang tin du lịch

  • Home
  • Tin tức - Sự kiện
    • Thống kê du lịch
    • Chuyện lạ
  • Dịch vụ du lịch
    • Khám phá
    • Ẩm thực
    • Người Du lịch
    • Dự án đầu tư Du lịch
  • Visa, hộ chiếu
  • Thông tin cần biết
    • Đến Việt Nam
    • Tại Việt Nam
    • Giao thông
    • Thông tin khác
  • Văn Hóa
    • Giá trị lịch sử
    • Ngôn ngữ văn học
    • Lễ hội, trò chơi dân gian
    • Nghệ thuật biểu diễn
    • Trang phục
    • Kiến trúc, mỹ thuật
    • Món ăn, hoa, trái
    • Chợ Việt Nam
    • Phong tục tập quán
    • Tín ngưỡng - Tâm linh
    • Tết Việt Nam
  • Kinh nghiệm du lịch
  • Nhìn ra thế giới
  • Doanh nghiệp du lịch
  • UKEnglish

Chuyện lạ

Kỹ thuật bay xuyên nước của chim và côn trùng

Các nhà khoa học đã rất bất ngờ khi phát hiện một số loài côn trùng và chim nhỏ có thể vượt qua được rào cản tự nhiên này. Chúng đã tập luyện các kỹ năng đặc biệt để có thể bay xuyên qua thác nước đang đổ xuống.
Những thước phim slow motion đầu tiên tiết lộ kỹ thuật bay xuyên nước của chim và côn trùng

Trước đó, không nhà khoa học nào đoán được chúng sẽ bay như thế này.

Một cơn mưa có thể chỉ khiến bạn ướt áo, nhưng hãy tưởng tượng điều gì sẽ xảy ra nếu bạn chỉ nhỏ bằng một con chim sẻ hay một con xiến tóc? Đối với chúng mà nói, bay trong cơn mưa chẳng khác nào đi giữa một làn đạn oanh tạc xiên chéo xuống không trung.

Khi một con chim hoặc côn trùng bị nước làm dính cánh, chúng sẽ rớt xuống vì không thể bay được nữa. Và nếu một cơn mưa đã đáng sợ như vậy thì những thác nước hẳn phải là bức tường bất khả xâm phạm đối với các loài sinh vật nhỏ bé.

Thế nhưng, các nhà khoa học đã rất bất ngờ khi phát hiện một số loài côn trùng và chim nhỏ có thể vượt qua được rào cản tự nhiên này. Chúng đã tập luyện các kỹ năng đặc biệt để có thể bay xuyên qua thác nước đang đổ xuống.

Sở dĩ những sinh vật này làm điều đó vì chúng có tập quán xây tổ sau những thác nước. Đối với các loài chim nhỏ, đó là một chốn trú ẩn an toàn tách biệt với thế giới và những kẻ thù săn mồi bên ngoài.

Hành vi bay cắt qua thác nước của một số loài côn trùng và chim nhỏ bây giờ trở thành đối tượng nghiên cứu đặc biệt của các nhà khoa học. Họ đã đặt những chiếc bẫy camera để ghi lại những thước phim slow motion ấn tượng, cho thấy sự khéo léo và chiến lược thông minh của các loài sinh vật nhỏ khi bay xuyên qua một dòng nước.

Những thước phim slow motion đầu tiên tiết lộ kỹ thuật bay xuyên nước của chim và côn trùng - Ảnh 1.

Video phía trên thể hiện hình ảnh một con chim ruồi Anna (Calypte anna) bay xuyên qua thác nước. Hai góc máy cho thấy nó đã sử dụng một chiến lược hết sức khéo léo và thông minh. Đầu tiên, con chim ruồi sẽ xuyên một cánh qua thác nước trước, giữ cánh còn lại khô ở bên ngoài.

Sau khi cánh thứ nhất đã xuyên qua và giũ nước dính vào, nó mới rút cánh thứ hai qua dòng thác. Con chim chỉ bị liệng một chút trong cú bay xuyên nước này. Về cơ bản, nó không bao giờ để cả hai cánh bị ướt cùng một lúc.

Nếu chỉ dùng hiểu biết của mình mà không có các thước phim, chúng ta sẽ không thể đoán được những con chim ruồi sẽ làm gì trong tình huống này, Victor Ortega-Jimenez, tác giả nghiên cứu là một nhà sinh vật học đến từ Đại học Bang Kennesaw cho biết.

Ban đầu, các nhà khoa học nghĩ những con chim sẽ khép cả hai cánh và xuyên mình qua dòng nước, bằng đầu trước rồi cả thân người. Nó có thể là một cú lao nhanh qua thác để giảm diện tích và thời gian tiếp xúc. Nhưng với các thước phim mới quay được này, rõ ràng họ đã nhầm.

Con chim đã xuyên từng cánh của mình qua trước giống với một người nghiêng mình trong động tác bơi trườn sấp. Cả quá trình bay xuyên chỉ mất có 100 mili giây.

 Những thước phim slow motion đầu tiên tiết lộ kỹ thuật bay xuyên nước của chim và côn trùng - Ảnh 2.

 Video phía trên thể hiện hình ảnh một con chim ruồi Anna (Calypte anna) bay xuyên qua thác nước. Hai góc máy cho thấy nó đã sử dụng một chiến lược hết sức khéo léo và thông minh. Đầu tiên, con chim ruồi sẽ xuyên một cánh qua thác nước trước, giữ cánh còn lại khô ở bên ngoài.

Sau khi cánh thứ nhất đã xuyên qua và giũ nước dính vào, nó mới rút cánh thứ hai qua dòng thác. Con chim chỉ bị liệng một chút trong cú bay xuyên nước này. Về cơ bản, nó không bao giờ để cả hai cánh bị ướt cùng một lúc.

Nếu chỉ dùng hiểu biết của mình mà không có các thước phim, chúng ta sẽ không thể đoán được những con chim ruồi sẽ làm gì trong tình huống này, Victor Ortega-Jimenez, tác giả nghiên cứu là một nhà sinh vật học đến từ Đại học Bang Kennesaw cho biết.

Ban đầu, các nhà khoa học nghĩ những con chim sẽ khép cả hai cánh và xuyên mình qua dòng nước, bằng đầu trước rồi cả thân người. Nó có thể là một cú lao nhanh qua thác để giảm diện tích và thời gian tiếp xúc. Nhưng với các thước phim mới quay được này, rõ ràng họ đã nhầm.

Con chim đã xuyên từng cánh của mình qua trước giống với một người nghiêng mình trong động tác bơi trườn sấp. Cả quá trình bay xuyên chỉ mất có 100 mili giây.

Theo Genk

Trở về đầu trang
   chim ruối bay xuyên màn nước
0   Tổng số:

Các tin khác

  • Trải nghiệm công nghệ thực tế ảo tại “Đường Trường Sơn huyền thoại”
  • Lộ trình cấm xe xăng hoạt động trong khu vực các tuyến đường vành đai Hà Nội
  • Các nhiệm vụ trọng tâm của ngành du lịch trong 6 tháng cuối năm 2025
  • Tạo khởi sắc cho du lịch vùng cao
  • Điểm danh 5 điểm đến đông khách du lịch nhất Việt Nam
  • Sắp có tổ hợp nghỉ dưỡng khoáng nóng lớn nhất miền bắc
  • Tuyên Quang: Bắc Mê Vẻ đẹp bên dòng Gâm
  • Danh thắng Yên Tử- Vĩnh Nghiêm- Côn Sơn- Kiếp Bạc được UNESCO ghi danh vào Danh mục Di sản văn hóa thế giới
  • Phát huy giá trị khoa học và văn hóa của di sản bãi cọc Bạch Đằng (Quảng Ninh)
  • Đánh thức di sản lễ hội: cơ hội vàng cho du lịch Ninh Bình
  • 12345...>>

Tin đọc nhiều

  • Kể chuyện du lịch Lâm Đồng qua những khung hình

    Để kể câu chuyện về một Lâm Đồng trọn vẹn và đa diện hơn với công chúng qua những khoảnh...

    160
  • Gốm Bắc Ninh "du lịch" Nhật Bản

    Giữa dòng chảy hiện đại, làng gốm Phù Lãng (Bắc Ninh) vẫn âm thầm giữ lửa gần 700 năm....

    152
  • Phát huy tiềm năng du lịch sinh thái làng nghề...

    Những năm gần đây, làng nghề Bát Tràng (Bát Tràng, Gia Lâm, Hà Nội) đang nỗ lực kiến tạo...

    141
  • Lần đầu tiên du thuyền 5 sao khởi hành từ Việt...

    Bằng việc khởi hành du thuyền quốc tế cao cấp từ cảng nội địa, Việt Nam không chỉ khai...

    139
  • Tận dụng tiềm năng, thế mạnh để phát triển du...

    Nắm giữ nhiều tiềm năng và lợi thế để phát triển các loại hình du lịch nghỉ dưỡng, du...

    120

- Trang thông tin du lịch
- Email: didulich.net@gmail.com
 

© 2025 Trang thông tin du lịch