Kỳ vọng “bùng nổ” ngành du lịch-hàng không năm 2023 Kỳ vọng “bùng nổ” ngành du lịch-hàng không năm 2023 Khoảng 9 triệu lượt khách nội địa đi du lịch, thăm thân trong dịp Tết Nguyên đán vừa qua, cộng với lượng khách quốc tế tăng mạnh so dịp Tết Dương lịch, tỷ lệ bay đúng giờ toàn ngành cao,… là những “điểm sáng” đầu năm của ngành hàng không, đặt ra kỳ vọng khả quan đối với ngành hàng không-du lịch trong năm nay. Hành khách làm thủ tục tại sân bay Nội Bài. Khách du lịch tăng gần 50% Theo thống kê của Tổng cục Du lịch, trong 6 ngày nghỉ Tết Nguyên đán Quý Mão (từ 21/1 đến 26/1, tức từ 29 tháng chạp đến mùng 5 Tết), cả nước đón khoảng 9 triệu lượt khách nội địa, tăng 47,5% so cùng kỳ Tết Nguyên đán năm trước. Số lượng khách quốc tế đến Việt Nam cũng tăng mạnh so với dịp Tết Dương lịch 2023, sau khi thị trường Trung Quốc mở cửa. Tổng cục trưởng Tổng cục Du lịch Nguyễn Trùng Khánh đánh giá, đây là những tín hiệu tích cực cho thấy hoạt động du lịch tiếp tục duy trì đà phục hồi và hoàn toàn vượt qua khó khăn sau hai năm dịch bệnh. Tín hiệu bắt đầu quay trở lại Việt Nam của khách quốc tế cũng chứng tỏ hướng đi đúng đắn, kịp thời của ngành du lịch Việt Nam trong cơ cấu lại thị trường khách và chủ động làm mới sản phẩm của mình. Trong năm 2023, khi các điều kiện trao đổi khách thuận lợi hơn, không chỉ Hàn Quốc mà các thị trường trọng điểm khác của Việt Nam như Trung Quốc, Nhật Bản cũng được dự báo sẽ tăng trưởng mạnh trở lại. Hiện tại, hầu hết các doanh nghiệp hàng không-du lịch-lữ hành đều đang nghiên cứu, xây dựng và tung ra những sản phẩm mới, độc đáo, cùng dịch vụ, tiện ích chất lượng đi kèm chi phí hấp dẫn, để sẵn sàng kịch bản đón số lượng lớn khách quốc tế tới Việt Nam. Lãnh đạo công ty lữ hành Vietfoot Travel nhận định, bước sang năm 2023, ngành du lịch Việt Nam nói chung và các doanh nghiệp lữ hành, tổ chức sự kiện, lưu trú ăn uống nói riêng sẽ có cơ hội bùng nổ, phát triển trở lại. Ngành du lịch có thể sớm quay lại đà tăng trưởng như năm 2019, thời điểm trước khi đại dịch xảy ra. Thêm vào đó, Tết cổ truyền năm nay, du khách có xu hướng chọn các cơ sở lưu trú cao cấp để du xuân, đón Tết với hình thức du lịch theo nhóm bạn bè hay gia đình. Tính riêng trong dịp Tết Nguyên đán, công suất phòng tại nhiều tỉnh thành đạt từ 75 đến 85% như Thành phố Hồ Chí Minh, Bình Thuận, Bà Rịa-Vũng Tàu, Khánh Hòa, Cần Thơ,… trong đó, nhiều cơ sở lưu trú từ 3 đến 5 sao có công suất phòng đạt hơn 95% vào thời điểm trước, trong và sau Tết. Hành khách làm thủ tục tại sân bay Nội Bài. Đại diện Pandanus Resort (Mũi Né - thành phố Phan Thiết) cho biết, trong 3 ngày cao điểm từ 24 đến 26/1 (mùng 3 đến 5 Tết), lượng khách đặt kín phòng từ rất sớm, các ngày còn lại của dịp Tết đạt công suất sử dụng phòng từ 50 đến 60%. Ngành hàng không tăng tốc Đảm nhiệm vai trò là đòn bẩy thúc đẩy các ngành kinh tế-du lịch nhanh chóng hồi phục, thời gian qua, ngành hàng không cũng đã và đang nhanh chóng tăng tốc để đi trước đón đầu xu hướng mới. Trong dịp Tết Nguyên đán vừa qua, thống kê của Bộ Giao thông vận tải cho thấy, các sân bay nội địa đón hơn 1,9 triệu lượt hành khách, tăng 58% so cùng kỳ Tết 2022. Trong đó, các hãng hàng không Việt Nam vận chuyển hơn 967 nghìn lượt khách, tăng 60,7% so cùng kỳ. Số chuyến bay cất/hạ cánh tại các sân bay Việt Nam khoảng 13 nghìn chuyến, tăng 39% so năm ngoái. Tại sân bay Nội Bài và Tân Sơn Nhất, lượng khách nội địa tăng hơn cùng kỳ năm ngoái khoảng vài chục phần trăm, trong khi lượng khách quốc tế bứt phá lớn. Theo thống kê của Cảng hàng không quốc tế Nội Bài, tính từ ngày 19/1 (28 Tết) đến ngày 29/1 (mùng 8 Tết), sản lượng hành khách qua sân bay Nội Bài đạt gần 900 nghìn lượt (tăng 71% so cùng kỳ Tết năm trước), trong đó có 654 nghìn lượt khách quốc nội (tăng 26,5% so cùng kỳ) và 246 nghìn lượt khách quốc tế. Sản lượng hành khách cao nhất vào ngày 29/1 (mùng 8 Tết), đạt 95 nghìn lượt. Ông Tô Tử Hà, Giám đốc Cảng Hàng không quốc tế Nội Bài đánh giá, sản lượng vận chuyển trong dịp Tết Nguyên đán tuy chưa vượt qua các đợt cao điểm trước đó nhưng dấu hiệu hồi phục đã rõ nét. Sản lượng khách quốc tế đã đạt khoảng 70-75% so đợt cao điểm trước khi dịch Covid-19 bùng phát. Cảng Hàng không quốc tế Nội Bài đã ứng dụng công nghệ thông tin vào điều hành hoạt động bay nhằm tính toán và xây dựng biểu đồ dự báo hành khách, chuyến bay theo các khung giờ cao điểm trong ngày để tính toán số lượng máy soi chiếu an ninh, bố trí nhân lực phù hợp; sắp xếp quầy thủ tục, cửa ra máy bay, băng tải hành lý hiệu quả; chuẩn bị số lượng xe đẩy, bố trí nhân sự và trang thiết bị phù hợp, bảo đảm giải thoát nhanh các điểm “nút thắt cổ chai”. “Với nỗ lực của các hệ thống, thời điểm hiện tại, kết thúc đợt cao điểm 11 ngày phục vụ Tết Nguyên đán, hơn 5.600 lượt chuyến bay và 900 nghìn lượt hành khách khách qua Cảng hàng không quốc tế Nội Bài đã được phục vụ bảo đảm tuyệt đối an toàn”, lãnh đạo Cảng Hàng không quốc tế Nội Bài khẳng định. Tuy lượng khách bay tăng trưởng vượt bậc, các hãng bay vẫn duy trì thành công tỷ lệ bay đúng giờ ở mức cao. Theo số liệu của Cục Hàng không Việt Nam, trong giai đoạn từ 19/12/2022 đến 18/1/2023, tỷ lệ cất cánh đúng giờ (OTP) trung bình toàn ngành đạt 95,3%. Hãng hàng không Bamboo Airways tiếp tục dẫn đầu toàn ngành hàng không nội địa về số chuyến bay đúng giờ với tỷ lệ 96,4%. Tỷ lệ này ở Vietnam Airlines và Vietjet Air lần lượt là 95,9% và 95%. Sân bay Nội Bài. Trong dịp cao điểm Tết từ 6/1 đến hết 29/1 (tức từ ngày 15 tháng Chạp đến hết mùng 8 tháng Giêng), Vietnam Airlines Group (gồm 3 hãng Vietnam Airlines, Pacific Airlines và VASCO) đã phục vụ 2,4 triệu lượt khách, tương ứng thực hiện hơn 14.500 chuyến bay trên toàn mạng nội địa và quốc tế. “Kết quả này cho thấy tín hiệu phục hồi và tăng trưởng ấn tượng của hàng không Việt Nam sau đại dịch Covid-19”, đại diện hãng Vietnam Airlines nhận định. Mặc dù số lượng chuyến bay tăng mạnh, chỉ số đúng giờ của Vietnam Airlines vẫn được duy trì ở mức cao trong dịp này nhờ những nỗ lực tối ưu khai thác của hãng. Để phục vụ tốt dịp Tết Nguyên đán năm nay, Vietnam Airlines Group đã thực hiện đồng loạt các giải pháp, từ khai thác tối đa tàu thân rộng, đẩy mạnh bay đêm đến tăng cường nhân sự mặt đất và thúc đẩy check-in trực tuyến. Dự báo lưu lượng hành khách vẫn sẽ duy trì ở mức cao từ nay đến hết ngày 5/2 (15 tháng Giêng), do đó các hãng khuyến nghị hành khách tiếp tục làm thủ tục trực tuyến, chủ động lên sân bay sớm trước giờ khởi hành 2 tiếng với chuyến bay nội địa, 3 tiếng với chuyến bay quốc tế để làm các thủ tục. Với nhiều giải pháp chủ động được triển khai nhằm giảm tỷ lệ chậm, hủy chuyến của ngành hàng không, lịch trình di chuyển của hành khách trong giai đoạn cao điểm lễ Tết được duy trì và bảo đảm tối đa. Trong vòng 6 ngày (từ ngày 30 đến mùng 5 Tết Nguyên đán), Bamboo Airways đã khai thác gần 1.000 chuyến bay, vận chuyển khoảng 150 nghìn lượt khách, tăng mạnh so cùng kỳ năm trước. Đại diện lãnh đạo hãng hàng không Bamboo Airways cho biết: “Năm 2022 đã cho hãng thời gian quý báu để chuẩn bị sẵn sàng cho năm 2023 đột phá. Trong thời gian tới, Bamboo Airways xác định tiếp tục duy trì và nâng tầm dịch vụ theo mô hình hàng không truyền thống (full service). Trong đó, hãng đẩy mạnh các hoạt động mang đến những giá trị tốt đẹp, những trải nghiệm sản phẩm, dịch vụ vượt trên cả mong đợi tới khách hàng thông qua ba giá trị cốt lõi bao gồm: Dịch vụ chất lượng cao, tự tâm; tỷ lệ đúng giờ phấn đấu ở mức cao nhất ngành hàng không Việt Nam; và mạng bay liên vùng, liên châu lục tăng trưởng mạnh mẽ”. Công ty tài chính-chứng khoán VNDirect nhận định, ngành hàng không-du lịch sẽ có sự tăng trưởng vượt bậc từ năm 2023 nhờ sự phục hồi mạnh mẽ của thị trường quốc tế. Theo dự báo, lượng khách quốc tế của Việt Nam có thể phục hồi hoàn toàn về mức trước đại dịch trong năm 2024 (bằng 105,2% mức của năm 2019) và có thể bằng 118,9% mức năm 2019 trong năm 2025. Đà tăng trưởng của du lịch nội địa trong năm qua, cộng hưởng cùng triển vọng du lịch quốc tế năm 2023 khởi sắc, đang mở ra một bức tranh sáng cho ngành du lịch Việt Nam. Quang Hưng Nguồn: Báo Nhân Dân Khoảng 9 triệu lượt khách nội địa đi du lịch, thăm thân trong dịp Tết Nguyên đán vừa qua, cộng với lượng khách quốc tế tăng mạnh so dịp Tết Dương lịch, tỷ lệ bay đúng giờ toàn ngành cao,… là những “điểm sáng” đầu năm của ngành hàng không, đặt ra kỳ vọng khả quan đối với ngành hàng không-du lịch trong năm nay. Hành khách làm thủ tục tại sân bay Nội Bài. Khách du lịch tăng gần 50% Theo thống kê của Tổng cục Du lịch, trong 6 ngày nghỉ Tết Nguyên đán Quý Mão (từ 21/1 đến 26/1, tức từ 29 tháng chạp đến mùng 5 Tết), cả nước đón khoảng 9 triệu lượt khách nội địa, tăng 47,5% so cùng kỳ Tết Nguyên đán năm trước. Số lượng khách quốc tế đến Việt Nam cũng tăng mạnh so với dịp Tết Dương lịch 2023, sau khi thị trường Trung Quốc mở cửa. Tổng cục trưởng Tổng cục Du lịch Nguyễn Trùng Khánh đánh giá, đây là những tín hiệu tích cực cho thấy hoạt động du lịch tiếp tục duy trì đà phục hồi và hoàn toàn vượt qua khó khăn sau hai năm dịch bệnh. Tín hiệu bắt đầu quay trở lại Việt Nam của khách quốc tế cũng chứng tỏ hướng đi đúng đắn, kịp thời của ngành du lịch Việt Nam trong cơ cấu lại thị trường khách và chủ động làm mới sản phẩm của mình. Trong năm 2023, khi các điều kiện trao đổi khách thuận lợi hơn, không chỉ Hàn Quốc mà các thị trường trọng điểm khác của Việt Nam như Trung Quốc, Nhật Bản cũng được dự báo sẽ tăng trưởng mạnh trở lại. Hiện tại, hầu hết các doanh nghiệp hàng không-du lịch-lữ hành đều đang nghiên cứu, xây dựng và tung ra những sản phẩm mới, độc đáo, cùng dịch vụ, tiện ích chất lượng đi kèm chi phí hấp dẫn, để sẵn sàng kịch bản đón số lượng lớn khách quốc tế tới Việt Nam. Lãnh đạo công ty lữ hành Vietfoot Travel nhận định, bước sang năm 2023, ngành du lịch Việt Nam nói chung và các doanh nghiệp lữ hành, tổ chức sự kiện, lưu trú ăn uống nói riêng sẽ có cơ hội bùng nổ, phát triển trở lại. Ngành du lịch có thể sớm quay lại đà tăng trưởng như năm 2019, thời điểm trước khi đại dịch xảy ra. Thêm vào đó, Tết cổ truyền năm nay, du khách có xu hướng chọn các cơ sở lưu trú cao cấp để du xuân, đón Tết với hình thức du lịch theo nhóm bạn bè hay gia đình. Tính riêng trong dịp Tết Nguyên đán, công suất phòng tại nhiều tỉnh thành đạt từ 75 đến 85% như Thành phố Hồ Chí Minh, Bình Thuận, Bà Rịa-Vũng Tàu, Khánh Hòa, Cần Thơ,… trong đó, nhiều cơ sở lưu trú từ 3 đến 5 sao có công suất phòng đạt hơn 95% vào thời điểm trước, trong và sau Tết. Hành khách làm thủ tục tại sân bay Nội Bài. Đại diện Pandanus Resort (Mũi Né - thành phố Phan Thiết) cho biết, trong 3 ngày cao điểm từ 24 đến 26/1 (mùng 3 đến 5 Tết), lượng khách đặt kín phòng từ rất sớm, các ngày còn lại của dịp Tết đạt công suất sử dụng phòng từ 50 đến 60%. Ngành hàng không tăng tốc Đảm nhiệm vai trò là đòn bẩy thúc đẩy các ngành kinh tế-du lịch nhanh chóng hồi phục, thời gian qua, ngành hàng không cũng đã và đang nhanh chóng tăng tốc để đi trước đón đầu xu hướng mới. Trong dịp Tết Nguyên đán vừa qua, thống kê của Bộ Giao thông vận tải cho thấy, các sân bay nội địa đón hơn 1,9 triệu lượt hành khách, tăng 58% so cùng kỳ Tết 2022. Trong đó, các hãng hàng không Việt Nam vận chuyển hơn 967 nghìn lượt khách, tăng 60,7% so cùng kỳ. Số chuyến bay cất/hạ cánh tại các sân bay Việt Nam khoảng 13 nghìn chuyến, tăng 39% so năm ngoái. Tại sân bay Nội Bài và Tân Sơn Nhất, lượng khách nội địa tăng hơn cùng kỳ năm ngoái khoảng vài chục phần trăm, trong khi lượng khách quốc tế bứt phá lớn. Theo thống kê của Cảng hàng không quốc tế Nội Bài, tính từ ngày 19/1 (28 Tết) đến ngày 29/1 (mùng 8 Tết), sản lượng hành khách qua sân bay Nội Bài đạt gần 900 nghìn lượt (tăng 71% so cùng kỳ Tết năm trước), trong đó có 654 nghìn lượt khách quốc nội (tăng 26,5% so cùng kỳ) và 246 nghìn lượt khách quốc tế. Sản lượng hành khách cao nhất vào ngày 29/1 (mùng 8 Tết), đạt 95 nghìn lượt. Ông Tô Tử Hà, Giám đốc Cảng Hàng không quốc tế Nội Bài đánh giá, sản lượng vận chuyển trong dịp Tết Nguyên đán tuy chưa vượt qua các đợt cao điểm trước đó nhưng dấu hiệu hồi phục đã rõ nét. Sản lượng khách quốc tế đã đạt khoảng 70-75% so đợt cao điểm trước khi dịch Covid-19 bùng phát. Cảng Hàng không quốc tế Nội Bài đã ứng dụng công nghệ thông tin vào điều hành hoạt động bay nhằm tính toán và xây dựng biểu đồ dự báo hành khách, chuyến bay theo các khung giờ cao điểm trong ngày để tính toán số lượng máy soi chiếu an ninh, bố trí nhân lực phù hợp; sắp xếp quầy thủ tục, cửa ra máy bay, băng tải hành lý hiệu quả; chuẩn bị số lượng xe đẩy, bố trí nhân sự và trang thiết bị phù hợp, bảo đảm giải thoát nhanh các điểm “nút thắt cổ chai”. “Với nỗ lực của các hệ thống, thời điểm hiện tại, kết thúc đợt cao điểm 11 ngày phục vụ Tết Nguyên đán, hơn 5.600 lượt chuyến bay và 900 nghìn lượt hành khách khách qua Cảng hàng không quốc tế Nội Bài đã được phục vụ bảo đảm tuyệt đối an toàn”, lãnh đạo Cảng Hàng không quốc tế Nội Bài khẳng định. Tuy lượng khách bay tăng trưởng vượt bậc, các hãng bay vẫn duy trì thành công tỷ lệ bay đúng giờ ở mức cao. Theo số liệu của Cục Hàng không Việt Nam, trong giai đoạn từ 19/12/2022 đến 18/1/2023, tỷ lệ cất cánh đúng giờ (OTP) trung bình toàn ngành đạt 95,3%. Hãng hàng không Bamboo Airways tiếp tục dẫn đầu toàn ngành hàng không nội địa về số chuyến bay đúng giờ với tỷ lệ 96,4%. Tỷ lệ này ở Vietnam Airlines và Vietjet Air lần lượt là 95,9% và 95%. Sân bay Nội Bài. Trong dịp cao điểm Tết từ 6/1 đến hết 29/1 (tức từ ngày 15 tháng Chạp đến hết mùng 8 tháng Giêng), Vietnam Airlines Group (gồm 3 hãng Vietnam Airlines, Pacific Airlines và VASCO) đã phục vụ 2,4 triệu lượt khách, tương ứng thực hiện hơn 14.500 chuyến bay trên toàn mạng nội địa và quốc tế. “Kết quả này cho thấy tín hiệu phục hồi và tăng trưởng ấn tượng của hàng không Việt Nam sau đại dịch Covid-19”, đại diện hãng Vietnam Airlines nhận định. Mặc dù số lượng chuyến bay tăng mạnh, chỉ số đúng giờ của Vietnam Airlines vẫn được duy trì ở mức cao trong dịp này nhờ những nỗ lực tối ưu khai thác của hãng. Để phục vụ tốt dịp Tết Nguyên đán năm nay, Vietnam Airlines Group đã thực hiện đồng loạt các giải pháp, từ khai thác tối đa tàu thân rộng, đẩy mạnh bay đêm đến tăng cường nhân sự mặt đất và thúc đẩy check-in trực tuyến. Dự báo lưu lượng hành khách vẫn sẽ duy trì ở mức cao từ nay đến hết ngày 5/2 (15 tháng Giêng), do đó các hãng khuyến nghị hành khách tiếp tục làm thủ tục trực tuyến, chủ động lên sân bay sớm trước giờ khởi hành 2 tiếng với chuyến bay nội địa, 3 tiếng với chuyến bay quốc tế để làm các thủ tục. Với nhiều giải pháp chủ động được triển khai nhằm giảm tỷ lệ chậm, hủy chuyến của ngành hàng không, lịch trình di chuyển của hành khách trong giai đoạn cao điểm lễ Tết được duy trì và bảo đảm tối đa. Trong vòng 6 ngày (từ ngày 30 đến mùng 5 Tết Nguyên đán), Bamboo Airways đã khai thác gần 1.000 chuyến bay, vận chuyển khoảng 150 nghìn lượt khách, tăng mạnh so cùng kỳ năm trước. Đại diện lãnh đạo hãng hàng không Bamboo Airways cho biết: “Năm 2022 đã cho hãng thời gian quý báu để chuẩn bị sẵn sàng cho năm 2023 đột phá. Trong thời gian tới, Bamboo Airways xác định tiếp tục duy trì và nâng tầm dịch vụ theo mô hình hàng không truyền thống (full service). Trong đó, hãng đẩy mạnh các hoạt động mang đến những giá trị tốt đẹp, những trải nghiệm sản phẩm, dịch vụ vượt trên cả mong đợi tới khách hàng thông qua ba giá trị cốt lõi bao gồm: Dịch vụ chất lượng cao, tự tâm; tỷ lệ đúng giờ phấn đấu ở mức cao nhất ngành hàng không Việt Nam; và mạng bay liên vùng, liên châu lục tăng trưởng mạnh mẽ”. Công ty tài chính-chứng khoán VNDirect nhận định, ngành hàng không-du lịch sẽ có sự tăng trưởng vượt bậc từ năm 2023 nhờ sự phục hồi mạnh mẽ của thị trường quốc tế. Theo dự báo, lượng khách quốc tế của Việt Nam có thể phục hồi hoàn toàn về mức trước đại dịch trong năm 2024 (bằng 105,2% mức của năm 2019) và có thể bằng 118,9% mức năm 2019 trong năm 2025. Đà tăng trưởng của du lịch nội địa trong năm qua, cộng hưởng cùng triển vọng du lịch quốc tế năm 2023 khởi sắc, đang mở ra một bức tranh sáng cho ngành du lịch Việt Nam. Quang Hưng Nguồn: Báo Nhân Dân Trở về đầu trang bùng nổ du lịch hàng không 0 Tổng số: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10