Làng có 8 ngôi nhà cổ hơn 100 năm được công nhận di tích quốc gia Làng có 8 ngôi nhà cổ hơn 100 năm được công nhận di tích quốc gia (Dân Việt) Làng cổ Lộc Yên (Quảng Nam) hình thành từ thế kỷ XV-XVI, là một trong bốn làng cổ của cả nước được xếp hạng di tích cấp quốc gia. Tối 6/9, UBND huyện Tiên Phước, tỉnh Quảng Nam đã tổ chức lễ đón nhận Bằng di tích Quốc gia “Làng cổ Lộc Yên”. Đây là làng cổ đầu tiên ở Quảng Nam hình thành từ thế kỷ thế kỷ XV-XVI. Lộc Yên có 8 ngôi nhà cổ từ 100 đến 150 năm Ông Hường Văn Minh - Chủ tịch UBND huyện Tiên Phước cho biết: Vùng đất Lộc Yên, xã Tiên Cảnh, huyện Tiên Phước có quá trình hình thành gắn với công cuộc khai hoang lập làng vào thế kỷ XV-XVI. Đến thời Tây Sơn (1771-1802) làng Lộc Yên mới chính thức được khai sinh với tên gọi ban đầu là Lộc An thôn, do ông Nguyễn Công Tuyết người làng Tân Phước (Tam Kỳ) khai phá. Năm 1947, thực hiện chủ trương liên hiệp xã của chính phủ cách mạng, Lộc Yên thôn được đổi tên thành làng Tiên Lộc. Năm 1955, chính quyền Ngô Đình Diệm đổi tên “huyện” thành “quận” và các thôn được đổi tên theo thứ tự dãy số, làng Lộc Yên được đổi tên thành thôn 4, tên gọi này được giữ cho Làng cổ Lộc Yên đã được công nhận là Di tích Quốc giaLàng Lộc Yên có tổng diện tích tự nhiên 279ha, có 4 tổ đoàn kết, với 191 hộ, 896 khẩu, có 97,7% số hộ đạt gia đình văn hóa các cấp, tỷ lệ hộ nghèo chiếm 4,3% - thấp nhất so với tỷ lệ chung toàn xã. Ở Lộc Yên đa phần dân sống bằng nghề nông, 100% số hộ có điện thắp sáng và sử dụng nước sạch. Đường vào làng cổ Lộc Yên hai bên là đồng ruộng, ở giữa là ngõ đá - Ảnh: Khôi Nhật Lam“Tại Lộc Yên, nhân dân hiện còn lưu giữ 8 ngôi nhà cổ có niên đại từ 100 đến 150 năm. Bàn tay tài hoa của các nghệ nhân phường mộc Vân Hà đã thổi hồn vào từng thớ gỗ, biến những thanh gỗ thô cứng trên mỗi ngôi nhà cổ trở thành những tác phẩm nghệ thuật sống động, tinh anh. Với kiểu thức kết cấu là nhà lá mái và nhà rường cùng kiến trúc độc đáo, tinh xảo, các ngôi nhà cổ Lộc Yên luôn được đánh giá là quần thể có giá trị cao về mặt kỹ xảo và mỹ thuật.Vào những năm 50 của thế kỷ 20, Lộc Yên là nơi đặt công binh xưởng QB 150 chế tạo vũ khí, đạn dược cung cấp cho chiến trường khu V. Trong kháng chiến chống Mỹ, nhiều gia đình ở Lộc Yên là cơ sở của cách mạng. Làng Lộc Yên hiện có 12 gia đình là thân nhân liệt sỹ, nhiều người là thương binh và bệnh binh. Làng cổ Lộc Yên với vẻ đẹp thanh bình, yên ả - Ảnh: Khôi Nhật Lam.Trải qua những biến động, thăng trầm của lịch sử, làng Lộc Yên vẫn giữ được bản sắc văn hóa truyền thống của người Việt và ngày càng phát triển. Ở đây, ta tìm thấy được những hình ảnh rất giản dị, gần gũi, thân thiết, rất đặc trưng của làng quê xứ Quảng, đó là những ngôi nhà ẩn mình dưới tán lá rợp mát của những khu vườn cây ăn quả. Những ngôi nhà cùng hòa mình vào cảnh quan tự nhiên của đồi, gò, sông, suối, ruộng, vườn. Giá trị của những công trình kiến trúc này được nâng cao bởi chúng tồn tại trong không gian văn hóa mà chúng đã được hình thành. Những vườn cây lưu niên, được phân tầng bậc bằng các bờ đá thẳng tắp, những con ngõ dài dặc được xếp bằng đá khéo léo và kỹ xảo với hàng chè tàu xanh mướt, những giếng nước trong veo, những bờ mương róc rách tiếng con nước đổ vào ruộng thật quyến rũ” - ông Minh chia sẻ.Đưa làng cổ thành điểm du lịch của xứ QuảngÔng Hường Văn Minh nhấn mạnh thêm, nhận thấy được giá trị của làng cổ Lộc Yên, trong những năm qua, UBND huyện Tiên Phước đã có nhiều biện pháp tích cực cùng với nhân dân Lộc Yên bảo tồn, gìn giữ và phát huy giá trị của di tích, với nhiều chương trình, đề án vận động, hỗ trợ nhân dân Lộc Yên trùng tu nhà cổ, tái tạo không gian vườn, lối đi, nhà ở theo hướng phục cổ, phát huy văn hóa đá trong tạo dựng không gian sinh hoạt, sản xuất. Ngõ đá ở làng cổ Lộc Yên - Ảnh: Khôi Nhật LamBên cạnh những ngôi nhà rường cổ, những con ngõ, bờ vườn, mộ cổ, giếng cổ… được xây bằng đá có thời gian hàng trăm năm tuổi, người dân Lộc Yên đã biết kế thừa di sản quý báu, tận dụng những nguyên liệu sẵn có để thiết kế không gian sống, sinh hoạt, lao động của gia đình, cộng đồng, vừa hạn chế được sự khô cứng của bê tông, cốt thép, vừa giữ gìn và phát huy được không gian văn hóa truyền thống vốn có từ bao đời.Những bờ đá, đường đá mới xây dựng, cây xanh, cây ăn quả phủ bóng đã tạo nên một không gian văn hóa sinh thái. Đường làng, ngõ xóm khang trang sạch đẹp - một không gian kiến trúc xanh đúng nghĩa, một bộ mặt nông thôn mang đậm văn hóa Việt. Nhà cổ ở Lộc Yên - Ảnh: CTV“Mặc dù hiện nay chưa tổ chức các tour du lịch bài bản nhưng hằng năm lượng khách đến Lộc Yên tương đối lớn, khoảng 10.000 lượt khách/năm. Huyện đã tổ chức và phối hợp tổ chức nhiều tour famtrip, presstrip, giới thiệu du lịch Tiên Phước đến nhiều nhà doanh nghiệp, đơn vị lữ hành du lịch, các cơ quan thông tấn, báo chí, hợp đồng chuyên gia hỗ trợ phát triển du lịch tại Lộc Yên. Nhiều nhà khoa học, văn nghệ sĩ đã tìm đến Lộc Yên để nghiên cứu, sáng tác… Đây là tín hiệu đáng mừng cho sự phát triển của hoạt động du lịch trong tương lai” - ông Minh cho biết.Vị chủ tịch huyện này chia sẻ thêm, Tiên Phước có lợi thế rất quan trọng trong giao thương, vận chuyển hàng hóa, hành khách, phát triển KT-XH, văn hóa, du lịch, thương mại, dịch vụ. Bảo tồn, gìn giữ làng và văn hóa làng cổ Lộc Yên có ý nghĩa to lớn trong việc xây dựng và phát triển văn hóa, kinh tế xã hội của địa phương, theo định hướng chung của cả nước, của tỉnh Quảng Nam.“Hôm nay huyện Tiên Phước vinh dự đón nhận bằng xếp hạng di tích Quốc gia Làng cổ Lộc Yên, đồng thời cũng nhận trách nhiệm trọng đại nặng nề này, tôi kêu gọi toàn thể nhân dân Tiên Phước, đặc biệt là nhân dân Tiên Cảnh và làng Lộc Yên cùng chung tay với Đảng bộ và chính quyền huyện nhà nỗ lực trong việc gìn giữ di sản mà tiền nhân đã để lại; sáng tạo và năng động tìm mọi nguồn lực để phát huy giá trị di tích, coi đó là niềm vinh dự, tự hào và cũng là trách nhiệm lớn lao đối với sự nghiệp bảo tồn và phát huy di sản văn hóa của dân tộc Việt Nam” - ông Minh phấn khởi. (Dân Việt) Làng cổ Lộc Yên (Quảng Nam) hình thành từ thế kỷ XV-XVI, là một trong bốn làng cổ của cả nước được xếp hạng di tích cấp quốc gia. Tối 6/9, UBND huyện Tiên Phước, tỉnh Quảng Nam đã tổ chức lễ đón nhận Bằng di tích Quốc gia “Làng cổ Lộc Yên”. Đây là làng cổ đầu tiên ở Quảng Nam hình thành từ thế kỷ thế kỷ XV-XVI. Lộc Yên có 8 ngôi nhà cổ từ 100 đến 150 năm Ông Hường Văn Minh - Chủ tịch UBND huyện Tiên Phước cho biết: Vùng đất Lộc Yên, xã Tiên Cảnh, huyện Tiên Phước có quá trình hình thành gắn với công cuộc khai hoang lập làng vào thế kỷ XV-XVI. Đến thời Tây Sơn (1771-1802) làng Lộc Yên mới chính thức được khai sinh với tên gọi ban đầu là Lộc An thôn, do ông Nguyễn Công Tuyết người làng Tân Phước (Tam Kỳ) khai phá. Năm 1947, thực hiện chủ trương liên hiệp xã của chính phủ cách mạng, Lộc Yên thôn được đổi tên thành làng Tiên Lộc. Năm 1955, chính quyền Ngô Đình Diệm đổi tên “huyện” thành “quận” và các thôn được đổi tên theo thứ tự dãy số, làng Lộc Yên được đổi tên thành thôn 4, tên gọi này được giữ cho Làng cổ Lộc Yên đã được công nhận là Di tích Quốc giaLàng Lộc Yên có tổng diện tích tự nhiên 279ha, có 4 tổ đoàn kết, với 191 hộ, 896 khẩu, có 97,7% số hộ đạt gia đình văn hóa các cấp, tỷ lệ hộ nghèo chiếm 4,3% - thấp nhất so với tỷ lệ chung toàn xã. Ở Lộc Yên đa phần dân sống bằng nghề nông, 100% số hộ có điện thắp sáng và sử dụng nước sạch. Đường vào làng cổ Lộc Yên hai bên là đồng ruộng, ở giữa là ngõ đá - Ảnh: Khôi Nhật Lam“Tại Lộc Yên, nhân dân hiện còn lưu giữ 8 ngôi nhà cổ có niên đại từ 100 đến 150 năm. Bàn tay tài hoa của các nghệ nhân phường mộc Vân Hà đã thổi hồn vào từng thớ gỗ, biến những thanh gỗ thô cứng trên mỗi ngôi nhà cổ trở thành những tác phẩm nghệ thuật sống động, tinh anh. Với kiểu thức kết cấu là nhà lá mái và nhà rường cùng kiến trúc độc đáo, tinh xảo, các ngôi nhà cổ Lộc Yên luôn được đánh giá là quần thể có giá trị cao về mặt kỹ xảo và mỹ thuật.Vào những năm 50 của thế kỷ 20, Lộc Yên là nơi đặt công binh xưởng QB 150 chế tạo vũ khí, đạn dược cung cấp cho chiến trường khu V. Trong kháng chiến chống Mỹ, nhiều gia đình ở Lộc Yên là cơ sở của cách mạng. Làng Lộc Yên hiện có 12 gia đình là thân nhân liệt sỹ, nhiều người là thương binh và bệnh binh. Làng cổ Lộc Yên với vẻ đẹp thanh bình, yên ả - Ảnh: Khôi Nhật Lam.Trải qua những biến động, thăng trầm của lịch sử, làng Lộc Yên vẫn giữ được bản sắc văn hóa truyền thống của người Việt và ngày càng phát triển. Ở đây, ta tìm thấy được những hình ảnh rất giản dị, gần gũi, thân thiết, rất đặc trưng của làng quê xứ Quảng, đó là những ngôi nhà ẩn mình dưới tán lá rợp mát của những khu vườn cây ăn quả. Những ngôi nhà cùng hòa mình vào cảnh quan tự nhiên của đồi, gò, sông, suối, ruộng, vườn. Giá trị của những công trình kiến trúc này được nâng cao bởi chúng tồn tại trong không gian văn hóa mà chúng đã được hình thành. Những vườn cây lưu niên, được phân tầng bậc bằng các bờ đá thẳng tắp, những con ngõ dài dặc được xếp bằng đá khéo léo và kỹ xảo với hàng chè tàu xanh mướt, những giếng nước trong veo, những bờ mương róc rách tiếng con nước đổ vào ruộng thật quyến rũ” - ông Minh chia sẻ.Đưa làng cổ thành điểm du lịch của xứ QuảngÔng Hường Văn Minh nhấn mạnh thêm, nhận thấy được giá trị của làng cổ Lộc Yên, trong những năm qua, UBND huyện Tiên Phước đã có nhiều biện pháp tích cực cùng với nhân dân Lộc Yên bảo tồn, gìn giữ và phát huy giá trị của di tích, với nhiều chương trình, đề án vận động, hỗ trợ nhân dân Lộc Yên trùng tu nhà cổ, tái tạo không gian vườn, lối đi, nhà ở theo hướng phục cổ, phát huy văn hóa đá trong tạo dựng không gian sinh hoạt, sản xuất. Ngõ đá ở làng cổ Lộc Yên - Ảnh: Khôi Nhật LamBên cạnh những ngôi nhà rường cổ, những con ngõ, bờ vườn, mộ cổ, giếng cổ… được xây bằng đá có thời gian hàng trăm năm tuổi, người dân Lộc Yên đã biết kế thừa di sản quý báu, tận dụng những nguyên liệu sẵn có để thiết kế không gian sống, sinh hoạt, lao động của gia đình, cộng đồng, vừa hạn chế được sự khô cứng của bê tông, cốt thép, vừa giữ gìn và phát huy được không gian văn hóa truyền thống vốn có từ bao đời.Những bờ đá, đường đá mới xây dựng, cây xanh, cây ăn quả phủ bóng đã tạo nên một không gian văn hóa sinh thái. Đường làng, ngõ xóm khang trang sạch đẹp - một không gian kiến trúc xanh đúng nghĩa, một bộ mặt nông thôn mang đậm văn hóa Việt. Nhà cổ ở Lộc Yên - Ảnh: CTV“Mặc dù hiện nay chưa tổ chức các tour du lịch bài bản nhưng hằng năm lượng khách đến Lộc Yên tương đối lớn, khoảng 10.000 lượt khách/năm. Huyện đã tổ chức và phối hợp tổ chức nhiều tour famtrip, presstrip, giới thiệu du lịch Tiên Phước đến nhiều nhà doanh nghiệp, đơn vị lữ hành du lịch, các cơ quan thông tấn, báo chí, hợp đồng chuyên gia hỗ trợ phát triển du lịch tại Lộc Yên. Nhiều nhà khoa học, văn nghệ sĩ đã tìm đến Lộc Yên để nghiên cứu, sáng tác… Đây là tín hiệu đáng mừng cho sự phát triển của hoạt động du lịch trong tương lai” - ông Minh cho biết.Vị chủ tịch huyện này chia sẻ thêm, Tiên Phước có lợi thế rất quan trọng trong giao thương, vận chuyển hàng hóa, hành khách, phát triển KT-XH, văn hóa, du lịch, thương mại, dịch vụ. Bảo tồn, gìn giữ làng và văn hóa làng cổ Lộc Yên có ý nghĩa to lớn trong việc xây dựng và phát triển văn hóa, kinh tế xã hội của địa phương, theo định hướng chung của cả nước, của tỉnh Quảng Nam.“Hôm nay huyện Tiên Phước vinh dự đón nhận bằng xếp hạng di tích Quốc gia Làng cổ Lộc Yên, đồng thời cũng nhận trách nhiệm trọng đại nặng nề này, tôi kêu gọi toàn thể nhân dân Tiên Phước, đặc biệt là nhân dân Tiên Cảnh và làng Lộc Yên cùng chung tay với Đảng bộ và chính quyền huyện nhà nỗ lực trong việc gìn giữ di sản mà tiền nhân đã để lại; sáng tạo và năng động tìm mọi nguồn lực để phát huy giá trị di tích, coi đó là niềm vinh dự, tự hào và cũng là trách nhiệm lớn lao đối với sự nghiệp bảo tồn và phát huy di sản văn hóa của dân tộc Việt Nam” - ông Minh phấn khởi. Trở về đầu trang di tích quốc gia làng cổ Lộc Yên Quảng Nam 0 Tổng số: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10