Lạng Sơn: Ngôi đình gần 100 năm tuổi chờ sập Lạng Sơn: Ngôi đình gần 100 năm tuổi chờ sập Đình Pác Yếng, thôn Pác Yếng, xã Đồng Ý, huyện Bắc Sơn, tỉnh Lạng Sơn, thờ phụng Thành hoàng Cao Sơn Quý Minh - người đã có công dẹp giặc ngoại xâm bảo vệ quê hương. Đây là ngôi đình có kiến trúc độc đáo và có giá trị cao về lịch sử và nghệ thuật. Thế nhưng, ngôi đình này đang có nguy cơ đổ sập bất cứ lúc nào. Đình Pác Yếng được xây dựng đầu thế kỷ XX thời Vua Bảo Đại năm 1932. Đình Pác Yếng nằm cách Quốc lộ 1B khoảng 50 m, cách UBND xã Đồng Ý khoảng 1,5 km về phía Tây và cách trung tâm huyện Bắc Sơn khoảng 8 km về phía Tây Nam. Ngôi đình được xây dựng trên một đồi nhỏ cạnh núi đá của thôn Pác Yếng. Theo tìm hiểu của phóng viên, ngôi đình được xây dựng đầu thế kỷ XX, thời Vua Bảo Đại năm 1932. Kiến trúc đình theo kiểu chữ Nhất, gồm 3 gian 2 chái, diện tích 273 m2, kết cấu kiến trúc gỗ theo kiểu giá chiêng chồng rường, mái lợp ngói âm dương. Tất cả các chân cột lớn nhỏ đều được kê trên đá tảng, đá chân cột mặt hình tròn được gọt đẽo công phu. Kiến trúc nghé bẩy (hay nghé bảy) tiếp giáp với các đầu của cột cái, cột quân được chạm khắc rồng hóa. Phần tiếp với bẩy hiên chạm khắc nghê chầu và cúc mai. Còn các phần khác như câu đầu nối cột cái, cột quân được chạm khắc đao lửa và mây ôm cuốn cột. Đình Pác Yếng là một trong những di tích còn giữ được những nét độc đáo về kiến trúc đình làng Bắc Sơn, mang đậm phong cách văn hóa dân gian. Các kết cấu gỗ của đình như: Xà nóc, câu đầu, mái đình, đầu bẩy… đều được chạm khắc công phu và tinh xảo. Đồng thời, đình là nơi sinh hoạt văn hóa, tín ngưỡng tâm linh của bà con thôn Pác Yếng và Nhân dân trong vùng. Hiện nay, đình Pác Yếng đang bị xuống cấp nghiêm trọng. Toàn bộ phần ván bưng xung quanh đình đã bị mất, mái đình bị hư hỏng nặng, dột nát. Các cột cái, cột quân bị mối mọt nhiều. Theo quan sát của phóng viên, thì ngôi đình có thể sập bất cứ lúc nào. Ngôi đình xuống cấp nghiêm trọng và có thể đổ sập bất cứ lúc nào Ông Nguyễn Bá San - nguyên Trưởng Ban Quản lý di tích tỉnh Lạng Sơn cho biết: Cần sớm có biện pháp bảo vệ, trùng tu, tôn tạo ngôi đình càng sớm càng tốt. Những phần việc cần làm sớm như: Lắp biển tóm tắt nội dung giá trị lịch sử, biển báo vị trí di tích; Thực hiện các biện pháp tuyên truyền nhằm nâng cao nhận thức cho Nhân dân trong vùng về công tác bảo vệ và phát huy giá trị di tích, Thành lập Ban Quản lý đình; Tiến hành phục dựng lễ hội truyền thống của thôn, bản diễn ra tại đình... Được biết, ngày 13/3 vừa qua, Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Lạng Sơn đã có Công văn số 2128-CV/BTGTU đề nghị các cơ quan liên quan kịp thời tham mưu, đề xuất cách thức tiến hành triển khai thực hiện việc tu bổ, tôn tạo trong thời gian sớm nhất đối với đình Pác Yếng. Mong rằng với sự vào cuộc của các sở, ban, ngành chức năng của tỉnh Lạng Sơn, ngôi đình Pác Yếng sẽ sớm được trùng tu, tôn tạo. Bởi việc quản lý và bảo tồn di sản văn hóa (ngôi đình gần 100 tuổi này là điều rất cần thiết đối với bà con thôn Pác Yếng nói riêng và người dân huyện Bắc Sơn, tỉnh Lạng Sơn nói chung. Nguồn: Báo Dân Tộc Đình Pác Yếng, thôn Pác Yếng, xã Đồng Ý, huyện Bắc Sơn, tỉnh Lạng Sơn, thờ phụng Thành hoàng Cao Sơn Quý Minh - người đã có công dẹp giặc ngoại xâm bảo vệ quê hương. Đây là ngôi đình có kiến trúc độc đáo và có giá trị cao về lịch sử và nghệ thuật. Thế nhưng, ngôi đình này đang có nguy cơ đổ sập bất cứ lúc nào. Đình Pác Yếng được xây dựng đầu thế kỷ XX thời Vua Bảo Đại năm 1932.Đình Pác Yếng nằm cách Quốc lộ 1B khoảng 50 m, cách UBND xã Đồng Ý khoảng 1,5 km về phía Tây và cách trung tâm huyện Bắc Sơn khoảng 8 km về phía Tây Nam. Ngôi đình được xây dựng trên một đồi nhỏ cạnh núi đá của thôn Pác Yếng. Theo tìm hiểu của phóng viên, ngôi đình được xây dựng đầu thế kỷ XX, thời Vua Bảo Đại năm 1932.Kiến trúc đình theo kiểu chữ Nhất, gồm 3 gian 2 chái, diện tích 273 m2, kết cấu kiến trúc gỗ theo kiểu giá chiêng chồng rường, mái lợp ngói âm dương. Tất cả các chân cột lớn nhỏ đều được kê trên đá tảng, đá chân cột mặt hình tròn được gọt đẽo công phu.Kiến trúc nghé bẩy (hay nghé bảy) tiếp giáp với các đầu của cột cái, cột quân được chạm khắc rồng hóa. Phần tiếp với bẩy hiên chạm khắc nghê chầu và cúc mai. Còn các phần khác như câu đầu nối cột cái, cột quân được chạm khắc đao lửa và mây ôm cuốn cột.Đình Pác Yếng là một trong những di tích còn giữ được những nét độc đáo về kiến trúc đình làng Bắc Sơn, mang đậm phong cách văn hóa dân gian. Các kết cấu gỗ của đình như: Xà nóc, câu đầu, mái đình, đầu bẩy… đều được chạm khắc công phu và tinh xảo. Đồng thời, đình là nơi sinh hoạt văn hóa, tín ngưỡng tâm linh của bà con thôn Pác Yếng và Nhân dân trong vùng.Hiện nay, đình Pác Yếng đang bị xuống cấp nghiêm trọng. Toàn bộ phần ván bưng xung quanh đình đã bị mất, mái đình bị hư hỏng nặng, dột nát. Các cột cái, cột quân bị mối mọt nhiều. Theo quan sát của phóng viên, thì ngôi đình có thể sập bất cứ lúc nào. Ngôi đình xuống cấp nghiêm trọng và có thể đổ sập bất cứ lúc nàoÔng Nguyễn Bá San - nguyên Trưởng Ban Quản lý di tích tỉnh Lạng Sơn cho biết: Cần sớm có biện pháp bảo vệ, trùng tu, tôn tạo ngôi đình càng sớm càng tốt. Những phần việc cần làm sớm như: Lắp biển tóm tắt nội dung giá trị lịch sử, biển báo vị trí di tích; Thực hiện các biện pháp tuyên truyền nhằm nâng cao nhận thức cho Nhân dân trong vùng về công tác bảo vệ và phát huy giá trị di tích, Thành lập Ban Quản lý đình; Tiến hành phục dựng lễ hội truyền thống của thôn, bản diễn ra tại đình...Được biết, ngày 13/3 vừa qua, Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Lạng Sơn đã có Công văn số 2128-CV/BTGTU đề nghị các cơ quan liên quan kịp thời tham mưu, đề xuất cách thức tiến hành triển khai thực hiện việc tu bổ, tôn tạo trong thời gian sớm nhất đối với đình Pác Yếng.Mong rằng với sự vào cuộc của các sở, ban, ngành chức năng của tỉnh Lạng Sơn, ngôi đình Pác Yếng sẽ sớm được trùng tu, tôn tạo. Bởi việc quản lý và bảo tồn di sản văn hóa (ngôi đình gần 100 tuổi này là điều rất cần thiết đối với bà con thôn Pác Yếng nói riêng và người dân huyện Bắc Sơn, tỉnh Lạng Sơn nói chung. Nguồn: Báo Dân Tộc Trở về đầu trang Đình Pác Yếng thôn Pác Yếng xã Đồng Ý huyện Bắc Sơn tỉnh Lạng Sơn thờ phụngThành hoàng làng Cao Sơn Quý Minh triều đại Hùng Vương 0 Tổng số: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10