Laodong - Hình thành và tồn tại từ hơn một thế kỷ, với những nét độc đáo, khác biệt và văn minh của một lễ hội từ lâu là món ăn tinh thần trong đời sống người dân, hội chọi trâu Hớn Quản được xem như một di sản phi vật thể của tỉnh Bình Phước.
Từ
trò chơi giải trí dân gian đến lễ hội
Trong
trí nhớ của các bậc cao niên cùng tài liệu ghi nhận vào những năm cuối thế kỷ
XIX đầu thế kỷ XX, những người dân ở Tân Phước Khánh (Bình Dương ngày nay) đã
nhìn ra lợi thế mà thiên nhiên ban tặng cho Tân Khai, với những cánh đồng rộng
lớn, đất đai phì nhiêu đặc biệt thuận lợi cho canh tác và chăn thả gia súc. Rất
nhanh chóng, những cư dân đầu tiên bắt tay vào công cuộc mưu sinh ở vùng đất mới
bằng các hoạt động sản xuất trồng lúa và làm nương rãy.
Thực
tế sản xuất đòi hỏi phải có nguồn lực để thực hiện các công đoạn mà sức người
không thể và đó là lý do cho hoạt động chăn nuôi ra đời, nhất là nuôi trâu với
số lượng mỗi gia đình thường có từ 7-10 con. Việc chăn thả trên các cánh đồng lớn
đã dẫn tới xung đột tự nhiên giữa các đàn trâu. Từ tiền đề đó, các hộ có trâu
nuôi thách nhau để phân định thắng thua giữa các trâu xung đột để tìm ra trâu
thắng cuộc, đó cũng là cách để giải trí sau những ngày lao động cực nhọc vào thời
kỳ đầu sơ khai của vùng đất mới.
Hội
chọi trâu Hớn Quản năm 2016
Theo
lẽ tự nhiên, hình thức giải trí mới được người dân trong vùng tham gia đông đảo
hơn và phát triển thành một ngày hội cộng đồng. Sới chọi được chọn tại khu vực
đập Ông, đập Bà Úm, thời điểm tổ chức khoảng tháng 3 hàng năm khi nông vụ đã
xong với phần thưởng cho người thắng là một con gà của bên thua.
Song
song với phát triển kinh tế, người dân Tân Khai cũng quan tâm đến hoạt động tôn
giáo tín ngưỡng. Năm 1901, ngôi đình đầu tiên thờ Thành hoàng làng được dựng
lên, tại các buổi cúng đình, phần hội với trò chơi chọi trâu đã được đưa vào với
mong muốn tăng phần sinh động trong nghi lễ. Chọi trâu kết hợp với nghi lễ cúng
đình Tân Khai được duy trì đến năm 1967 trước khi tạm ngưng do hoàn cảnh chiến
tranh. Năm 1977, hòa bình lập lại và lễ hội này được phục hồi, duy trì cho đến
nay.
Nét
văn hóa độc đáo, khác biệt
Nói
đến chọi trâu, mọi người thường nghĩ tới Đồ Sơn (Hải Phòng), Hải Lựu (Vĩnh
Phúc), nhưng sự khác biệt, nét riêng độc đáo thì phải là Hớn Quản. Bởi trong cuộc
sống hàng ngày, con trâu đã gắn liền với cuộc sống và tinh thần của người dân từ
thủa sơ khai lập đất, là người bạn cũng là công cụ cho cuộc sống. Thế nên sau mỗi
mùa lễ hội, cả trâu thắng và thua đều được tiếp tục nuôi, chăm sóc để phục vụ
cho việc lao động chứ không giết như các lễ hội khác. Đây thực sự là điểm nhấn
rất văn minh của Hớn Quản.
Thêm
nữa, du khách không phải mua vé và chính quyền sở tại không dùng ngân sách để tổ
chức dù vẫn đảm bảo quy mô với đầy đủ phần lễ và hội, an ninh an toàn cho lễ hội
luôn đầy ắp người xem quanh sới chọi với những kháp đấu có chất lượng cao. Dễ
hiểu khi trâu tham gia được người dân lựa chọn chính từ đàn trâu chăn thả đông
đúc của gia đình.
Qua
năm tháng, các ông chủ trâu bằng tâm huyết, niềm đam mê và tình yêu với “người
bạn” của mình đã huấn luyện được các “đấu sĩ” thực thụ với những miếng đánh như
hổ lao, cáng hầu, đánh dập… Bên cạnh đó, phần thưởng của giải không đặt nặng
tính thương mại với mục đính cuối cùng là phục vụ nhu cầu giải trí, đời sống
tinh thần của người dân. Đó chính là yếu tố để các tổ chức, cá nhân dễ tìm được
tiếng nói chung với chính quyền địa phương trong nỗ lực xã hội hóa để bảo tồn,
phát huy giá trị của lễ hội.
Buổi
tọa đàm “Trò chơi trọi châu trong tâm thức dân gian, thực trạng và xu hướng biến
đổi trong đời sống hiện tại ở Hớn Quản” được tỉnh Bình Phước tổ chức mới đây.
Do
sự độc đáo, khác biệt của lễ hội chọi trâu Hớn Quản nên ở buổi tọa đàm mới được
tổ chức mới đây với chủ đề “Trò chơi trọi châu trong tâm thức dân gian, thực trạng
và xu hướng biến đổi trong đời sống hiện tại ở Hớn Quản”, có hơn 15 tham luận với
nhiều ý kiến sắc sảo, có luận cứ từ các nhà chuyên môn, nhà quản lý, nhân chứng
và nghệ nhân của Hớn Quản và Bình Phước.
Hội
chọi trâu Hớn Quản với tính nhân văn cùng ý nghĩa văn hóa, tinh thần giờ được
xác định như là một sản phẩm du lịch trong chuỗi giá trị của tỉnh Bình Phước, một
nét đẹp cần được gìn giữ, nhân rộng trong đời sống văn hóa của người dân...
Thu Ngân